TRONG MẮT CỦA HỌ, NHÂN DÂN MUÔN ĐỜI VÔ LÝ
Ngay cả bò, cũng cần nghỉ lấy sức chứ!
Nguyễn Tiến Tường - Vụ BOT Cai Lậy, vỡ ra một sự thật tồn tại từ lâu nhưng giờ mới “nóng”: Tất cả các dự án BOT đều chỉ định thầu. Thống kê của chính Bộ GTVT, 69 dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 186 nghìn tỷ triển khai giai đoạn 2011 - 2015 đều chỉ định thầu. Các dự án trước 2010 cũng vậy.
Thằng lưu manh chính trị
Lãnh đạo bộ nói công khai nhưng DN ít quan tâm. Chỉ 1 DN quan tâm nên chỉ định thầu (!). “Ông trùm BOT” Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Tasco lại ví “BOT như máy in tiền”. Làm BOT, chỉ cần bỏ vài trăm tỷ, khoảng 15% vốn. Còn lại ngân hàng nào cũng sốt sắng cho vay. Một vốn bốn mươi lời như vậy mà nói DN không quan tâm thì… quái lạ. Nếu không nghi vấn về sân sau, về quân xanh quân đỏ trong các dự án BOT, thì khó có lời giải nào khác.Một con số khác thời sự hơn: 90% các trạm thu phí không tuân thủ khoảng cách 70km. Thậm chí ở Kiến Xương (Thái Bình) có 2 trạm cách nhau chỉ 200m, một là BOT, một là BT. Giữa lúc dư luận nóng bỏng, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa thắc mắc: Tôi không hiểu dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy định ấy?".
Bộ trưởng Nghĩa đương nhiên muốn kéo khoảng cách ấy gần hơn rồi. Đương nhiên muốn trạm thu phí mọc lên nhiều hơn rồi. Cước phí vận tải Việt Nam đang cao hơn Mỹ. Riêng phí vận tải đường bộ cao hơn cả Trung Quốc và khối ASEAN, sao Bộ GT không thấy vô lý? Có lẽ trạm thu phí như mạng nhện, đẩy chi phí hàng hóa cao lên ngất ngưỡng, vượt quá khả năng chịu đựng của cả DN lẫn người tiêu dùng. Lúc đó bộ trưởng sẽ thấy hợp lý chăng?
Một điều vô lý khác vừa được Bộ Tài chính công bố: Thuế VAT 10% của nước ta không phù hợp với thông lệ thế giới. Bộ đề xuất tăng lên 12% từ 2019 và 14% từ 2021.
10% là cao hay thấp? Đối với VN là quá cao. Vì từ nghĩa vụ thuế đến phúc lợi được thụ hưởng là một nghịch lý vô cùng lớn. Thế giới đánh thuế tiêu dùng cao hơn. Nhưng người dân có thể hài lòng. Vì họ có một nền hành chính minh bạch và không phải lo sợ tiền thuế của mình nuôi kẻ đục khoét nào đó. Người thất nghiệp được trợ cấp, có bệnh không phải chung giường với người khác hoặc nằm hành lang, không phải sử dụng một hạ tầng dân sinh ở mức bết nhất thế giới. Đến mức phải trả tiền tiểu đại tiện ở nơi công cộng.
Nếu nhìn tổng thể như thế, bộ sẽ thấy con số 10% hiện tại đã là vô lý cho dân. Bộ đưa khái niệm “thông lệ thế giới” là rất mơ hồ khi biết rằng những nước xung quanh còn có mức thuế GTGT thấp hơn cả VN mà phúc lợi của họ thì không cần bàn đến. Đơn cử Nhật Bản (5%), Singapore (7%), Thái Lan (7%).
"Một cổ đa tròng", "trăm dâu đổ đầu nhân dân". Không phải nói thì ai cũng hiểu người dân đang khổ sở như thế nào với thuế, phí đè nặng cuộc sống. Vậy mà lãnh đạo nhiều bộ ngành vẫn chưa thấy hài lòng. Có lẽ, trong tầm nhìn vụ lợi của họ, nhân dân như những con bò. Một khi chưa vắt kiệt sữa thì nhân dân chưa có lý.
Ngay cả bò, cũng cần nghỉ lấy sức chứ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét