Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Các thành phố VN đối diện với ô nhiễm môi trường

Các thành phố của Việt Nam đối diện với ô nhiễm môi trường
Tại khu vực huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, từ năm 2015 đến nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang xây dựng một trung tâm nhiệt điện rất lớn gồm bốn nhà máy, mang tên từ Vĩnh Tân 1 đến Vĩnh Tân 4. Các nhà máy này sử dụng than đá làm nguồn nhiên liệu để phát điện. Khi nhà máy Vĩnh Tân 2 vận hành, khói bụi và xỉ than thải ra khiến dân chúng địa phương phản đối dẫn đến cuộc biểu tình lớn có bạo động vào năm 2015 tại Tuy Phong.

Một công nhân môi trường thu gom rác ở 
sông Tô Lịch, Hà Nội hôm 18/2/2013. AFP
Đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua, nhưng không đồng đều và gặp nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Đó là tóm tắt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, chuyên đề đô thị, được ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình bày trong buổi họp báo ngày 20 tháng 7 năm 2017, của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

Theo báo cáo này chỉ có 42 trên tổng số 787 thành phố, thị trấn của cả nước có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra còn có các vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm sông rạch trong các thành phố, mực nước ngầm bị sụt, nước mặn xâm nhập vào các thành phố ven biển, nạn ngập lụt gia tăng.

Ông Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tài còn đề cập đến các hành vi cố tình xả chất thải của các doanh nghiệp ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động du lịch của dân chúng.

Sau khi công bố báo cáo, các viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ dành 10 phút để thảo luận về các vấn đề môi trường, nhưng lại từ chối các câu hỏi liên quan đến vấn đề nhận chìm một triệu mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận gần khu vực bảo tồn biển Hòn Cau.

Xin được nhắc lại là tại khu vực huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, từ năm 2015 đến nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang xây dựng một trung tâm nhiệt điện rất lớn gồm bốn nhà máy, mang tên từ Vĩnh Tân 1 đến Vĩnh Tân 4. Các nhà máy này sử dụng than đá làm nguồn nhiên liệu để phát điện.

Khi nhà máy Vĩnh Tân 2 vận hành, khói bụi và xỉ than thải ra khiến dân chúng địa phương phản đối dẫn đến cuộc biểu tình lớn có bạo động vào năm 2015 tại Tuy Phong.

Vừa qua, để dọn cảng Tuy Phong cho tàu bè cập bến chở nhiên liệu than đá và vật liệu xây dựng, Bộ tài nguyên và Môi trường cho phép công ty điện lực Việt Nam được dìm 1 triệu mét khối bùn nạo vét xuống biển Hòn Cau gần đó. Việc này gây ra những ý kiến phản đối mạnh mẽ từ công luận, được mạng xã hội và cả báo chí chính thống của nhà nước loan tải.

Cũng liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, mới đây Tiến sĩ Nguyễn Tác An, phó Chủ tịch Hội Khoa học- Kỹ thuật Biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha trang khẳng định với báo Pháp Luật trong nước rằng ông không tham gia việc lập hồ sơ dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ở vùng biển Bình Thuận.

Trả lời báo Pháp Luật ngày 19 tháng 7, ông cho biết rất ngạc nhiên khi thấy tên của ông có trong danh sách 14 người thực hiện dự án có tên “nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét hàng hải, vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1”.

TS Nguyễn Tác An cho biết không có đơn vị nào mời ông tham gia lập dự án nhận chìm bùn cát thải, và nếu có mời, ông cũng không tham gia. Ông nói thêm việc tự tiện lấy tên các nhà khoa học đưa vào dự án là rất nguy hiểm và ông sẽ làm sáng tỏ vụ việc.

RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét