Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

CNXH đã phá nát đất nước tôi ra sao?

CNXH đã phá nát đất nước tôi ra sao?
Xét về mặt kinh tế và đạo đức, gần 15 năm của chính sách CNXH đã làm tổn hại Brazil vô cùng nặng nề. Chúng tôi vẫn nằm trong danh sách những nước có mức giết người và trộm cắp cao nhất thế giới, và chúng tôi xếp gần hạng bét trong các quốc gia công nghiệp về mặt giáo dục và y tế.
Liệu Bernie Sanders có nói đúng không? Có phải những người sống dưới CNXH có khá giả hơn không? Brazil là một trường hợp lý tưởng để nghiên cứu. Felipe Moura Brasil, một phóng viên và nhà bình luận cho tạp chí Veja, giải thích đất nước của anh ta đã bị tàn phá ra sao dưới CNXH.

Nhiều thanh niên Mỹ trông như bị lôi cuốn vào CNXH. Họ đã ủng hộ Bernie Sanders với số lượng lớn trong những cuộc bầu cử sơ bộ trong cuộc đua tổng thống 2016. Họ đã lên tiếng chống lại Chủ Nghĩa Tư Bản trên các khuôn viên trường đại học của họ. Họ mặc áo thun có hình Che Guevara để cho người ta thấy lý tưởng CNXH của họ. Tôi biết rất nhiều về CNXH. Tôi sống ở Rio de Janeiro và tôi làm việc khắp nơi ở Brazil với tư cách là một phóng viên cho một tạp chí được ưa chuộng.

Trong đầu thập niên 2000, nền kinh tế Brazil đang phát triển nhanh chóng. Chính phủ đã ban hành những cải cách kinh tế và tiền tệ và đa dạng những cổ phần trong những công ty nhà nước, đưa cho giới tư nhân nhiều chỗ để kinh doanh hơn. Lạm phát – vốn là một vấn đề kinh niên ở Brazil – đã được giảm đáng kể. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót tiền vào đất nước, nóng lòng để nắm bắt một phần của nền kinh tế đang tăng trưởng của chúng tôi. Tương lai trông như đầy hứa hẹn.

Nhưng ngày nay, nền kinh tế của chúng tôi đang trong sự hỗn loạn, nạn thất nghiệp và khoản nợ đang ở mức khổng lồ và những chính trị gia quyền lực đang bị điều tra vì sự tham gia vào những vụ tai tiếng về gian lận và tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Vào năm 2002, một chính trị gia CNXH tên Lula da Silva đã tranh cử cho chức tổng thống. Ông ta là một nhà CNXH nhưng tự vẽ mình là một nhà CNXH hiện đại và thông thái. Ông ta sẽ là một chính trị gia mà sẽ hàn gắn những sự chia rẽ của đất nước và đại đoàn kết mọi người lại. Ông ta thậm chí có một biệt danh, “Lulinha paz e amor,” vốn nghĩa là “Tiểu Lula hòa bình và tình thương” trong tiếng Bồ Đào Nha. Nhưng thông điệp cũ về nhu cầu cho sự tái phân phối thu nhập để suy giảm sự bất công vẫn còn đó.

Giới truyền thông, những giáo sư cao cáp và những người nổi tiếng đã đảm bảo với người dân Brazil rằng bằng cách chuyển tiền từ người giàu đến người nghèo, người nghèo cuối cùng có thể trở nên giàu hơn. Nhưng những người duy nhất mà thực sự trở nên giàu có hơn là Lula và những người bạn cấu kết trong giới doanh nghiệp và chính trị của ông ta. Mọi việc chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới người kế nhiệm của ông ta, Dilma Rousseff.

Các nhà CNXH đã gia tăng chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách và nợ công. Họ gọi đó là gói kích thích kinh tế. Họ đã tăng mức lương tối thiểu và phúc lợi của các chương trình trợ cấp xã hội. Họ đã gọi đó là công lý xã hội. Họ đã gia tăng lương và mức phúc lợi về hưu của giới công chức nhà nước. Họ gọi đó là đầu tư vào tương lai. Họ đã tạo hàng ngàn việc làm trong chính phủ và những công ty nhà nước như những ân huệ cho những người bạn chính trị của họ. Và họ đã gọi đó là sự quản lý chính phủ tốt. Điều đó đã hoạt động hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. CNXH luôn hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Nhưng chi tiêu chính phủ tiếp tục tăng và thiên đường CNXH của Lula đã tan rã, và nền kinh tế cũng sụp đổ theo nó. Kết quả: từ năm 2008 đến 2015, chi tiêu chính phủ đã tăng gần 4 lần nhanh hơn so với doanh thu thuế. Nền kinh tế đã thu hẹp 3.8 phần trăm vào năm 2015, kết quả tồi tệ nhất trong 25 năm. Cùng năm đó, một khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy rằng nền kinh tế của Brazil là một trong những nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới. Trong 189 nước, chúng tôi xếp hạng 16 trong những nơi khó nhất để mở một doanh nghiệp, hạng 60 trong những nơi khó nhất để đăng ký tài sản, và hạng 12 trong những nơi khó nhất để đóng thuế.

Xét về mặt kinh tế và đạo đức, gần 15 năm của chính sách CNXH đã làm tổn hại Brazil vô cùng nặng nề. Chúng tôi vẫn nằm trong danh sách những nước có mức giết người và trộm cắp cao nhất thế giới, và chúng tôi xếp gần hạng bét trong các quốc gia công nghiệp về mặt giáo dục và y tế. Người Mỹ đã coi điều đó là hiển nhiên rằng họ có thể sinh ra trong một gia đình hạ lưu và đi lên trung lưu hoặc thậm chó là thượng lưu. Nhiều người Brazil đã coi việc họ không thể làm vạy là điều hiển nhiên. Nhưng cuối cùng thì vài thứ đã bắt đầu thay đổi. Có thể có lý do để hy vọng.

Ngày nay, ngày càng nhiều người Brazil thấy rằng Chủ Nghĩa Tư Bản và một chính phủ giới hạn là cách duy nhất để phát triển. Rất may mắn cho Brazil, Lula đã bị buộc tội trong vài vụ kiện cho tham nhũng, sự tham gia vào một tổ chức tội phạm, sự ảnh hưởng chính trị, rửa tiền và cản trở công lý. Rousseff đã bị buộc tội vào năm 2016 vì đã làm giảm tài chính chính phủ và sử dụng tiền bất hợp pháp từ các ngân hàng nhà nước để điều hành chính phủ.

Khủng hoảng này đã thúc đẩy chính phủ mới tạm ngưng chi tiêu liên bang, giảm vai trò của chính phủ trong các công ty nhà nước, và khuyến khích vài lực lượng lao động liên bang khổng lồ tự tan rã. Không ai biết rằng liệu những biện pháp cơ bản đó có đủ để giải cứu nền kinh tế Brazil hay không. Nói thật là, thiệt hại đã to lớn đến mức, nó có thể cần vài thập niên để đất nước có thể khôi phục lại.

Nhưng nếu chúng ta làm được vậy, thì sẽ không phải là vì CNXH đã giải cứu chúng tôi. Những thanh niên Mỹ hãy chú ý. Tôi là Felipe Moura Brasi cho Đại Học Prager.

Ku Búa theo Prager U, How Socialism Ruined My Country
(Cafe Ku Búa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét