Không thể hồn nhiên loan "tin vịt"
23/03/2017 - Tuần vừa rồi dư luận bỗng xôn xao xoay quanh thông tin Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) ra công văn "cấm lưu hành" 5 ca khúc bolero mà nổi bật trong đó là ca khúc "Con đường xưa em đi". Rất nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ thông tin "cấm lưu hành" đó với đủ mọi sắc thái khác nhau. Nhân bản bản ghi hình ca múa nhạc cấm lưu hành bị phạt đến 25 triệu đồng
Và chuyện bỗng trở nên lớn hơn khi một nhà báo lên trả lời phỏng vấn và "xé ra to" cái quyết định kia của Cục NTBD. Nó làm dấy lên những tranh cãi, thậm chí là cả những quan điểm đầy giận dữ, kinh ngạc khi cho rằng ở vào giai đoạn các chính sách, quy định về văn hoá đã ngày một thông thoáng hơn, tại sao lại có lệnh cấm ngặt nghèo như thể thời thập niên 90 thế kỷ trước?
Lục lại thật kỹ những thông tin xoay quanh câu chuyện ồn ào kể trên, chúng ta phát hiện ra rằng, thực tế không có cái gọi là lệnh "cấm" nào cả. Công văn của Cục NTBD chỉ thể hiện là "tạm ngừng lưu hành" và lý do mà phía Cục NTBD đưa ra cơ bản dựa trên sự chưa thống nhất về ca từ giữa các bản đang lưu hành và bản nộp xin phép Cục NTBD.
Đến đây thì những ai có kinh nghiệm nhiều năm trong giới tổ chức biểu diễn, sản xuất băng đĩa sẽ hiểu. Việc bị tạm dừng lưu hành này là hậu quả của một giai đoạn người ta dối trá, đánh lừa cơ quan quản lý của những cá nhân, đơn vị xin phép sử dụng, sản xuất và phát hành tác phẩm. Họ e sợ những phần ca từ nhạy cảm có thể khiến cho ca khúc không được duyệt và từ đó có những chỉnh sửa (thậm chí không cần xin phép tác giả) để lách cửa kiểm duyệt.
Và hôm nay, khi cơ quan quản lý nhận thấy có biên độ lệch nhau giữa bản nộp xin phép với những bản ghi âm lưu hành trên thị trường, họ buộc phải tạm dừng để thẩm định chứ không phải là cấm đoán chỉ vì có vấn đề về tư tưởng. Chính ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD cũng khẳng định "Các ca khúc này không có vấn đề gì về tư tưởng" mà đơn thuần chỉ là một việc Cục cần phải làm để thống nhất lại giữa bản được cấp phép và bản được phát hành mà thôi.
Câu chuyện của "Con đường xưa em đi" ấy thực sự chỉ là chuyện rất nhỏ nhưng đằng sau nó lại là một vấn đề lớn và mang tính thời đại. Đó chính là vấn đề ứng phó, xử lý thế nào với tin vịt, một loại "virus" thông tin nguy hiểm của ngày hôm nay.
Giữa tuần trước, Bộ Thông tin Truyền thông đã có một buổi làm việc tại Hà Nội với các tập đoàn truyền thông, các đại lý quảng cáo để thống nhất cam kết không quảng cáo trên các nội dung độc hại trên youtube. Đây là một nước cờ đầu tiên của ngành truyền thông Việt Nam để đối phó với tin vịt.
Thực tế, có nhiều nội dung trên youtube là tin vịt, nhằm mục đích chống phá sự ổn định của xã hội Việt Nam. Những tin vịt ấy gây hoang mang và tò mò trong công chúng với mục đích cố gắng kích lượt xem nhằm kiếm tiền từ quảng cáo.
Giá quảng cáo trên youtube hiện nay (ở lãnh thổ Việt Nam) vào khoảng 0.3 USD/CPM (ngàn lượt xem). Vì vậy, một video khoảng 3-5 phút được cắt ghép tạo thành tin vịt giật gân có thể kiếm được 300 USD trong vòng một tháng nếu trong tháng đó nó đạt mức 1 triệu lượt xem.
Cái khó trong việc đối phó với những video tin vịt dạng này nằm ở chỗ youtube không mở văn phòng, chi nhánh ở Việt Nam nên chúng ta rất khó yêu cầu họ kiểm duyệt, kiểm soát theo luật pháp Việt Nam.
Nhưng youtube lại có liên hệ mật thiết với Google và muốn lấy được tiền quảng cáo trên youtube thì cũng phải thông qua Google AdNetwork. Đại khái, Google AdNetwork chính là đại lý quảng cáo trên không gian mạng hôm nay. Vì thế, Bộ Thông tin - Truyền thông đã làm việc với Google và đưa ra những yêu cầu cụ thể, đặc biệt là đối với các nội dung phản động, chống phá chính quyền, tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại.
Động thái cam kết cắt quảng cáo mà Bộ Thông tin - Truyền thông đưa ra không khác gì cách cắt nguồn sữa nuôi dưỡng trực tiếp và khiến Google sẽ phải có trách nhiệm hơn với các nội dung mà "đồng đội" của họ là youtube cho phép đăng tải.
Chính phủ Việt Nam đã không muộn trong việc chống lại tin vịt. Tuy nhiên, để chống lại nó, nỗ lực, chế tài mà chính phủ đưa ra là không đủ. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải có trách nhiệm. Nên nhớ, khi tin vịt đã phát tác hậu quả của nó, nó sẽ không chừa bất kỳ ai, kể cả là kẻ tích cực đưa tin vịt.
Và chuyện bỗng trở nên lớn hơn khi một nhà báo lên trả lời phỏng vấn và "xé ra to" cái quyết định kia của Cục NTBD. Nó làm dấy lên những tranh cãi, thậm chí là cả những quan điểm đầy giận dữ, kinh ngạc khi cho rằng ở vào giai đoạn các chính sách, quy định về văn hoá đã ngày một thông thoáng hơn, tại sao lại có lệnh cấm ngặt nghèo như thể thời thập niên 90 thế kỷ trước?
Lục lại thật kỹ những thông tin xoay quanh câu chuyện ồn ào kể trên, chúng ta phát hiện ra rằng, thực tế không có cái gọi là lệnh "cấm" nào cả. Công văn của Cục NTBD chỉ thể hiện là "tạm ngừng lưu hành" và lý do mà phía Cục NTBD đưa ra cơ bản dựa trên sự chưa thống nhất về ca từ giữa các bản đang lưu hành và bản nộp xin phép Cục NTBD.
Đến đây thì những ai có kinh nghiệm nhiều năm trong giới tổ chức biểu diễn, sản xuất băng đĩa sẽ hiểu. Việc bị tạm dừng lưu hành này là hậu quả của một giai đoạn người ta dối trá, đánh lừa cơ quan quản lý của những cá nhân, đơn vị xin phép sử dụng, sản xuất và phát hành tác phẩm. Họ e sợ những phần ca từ nhạy cảm có thể khiến cho ca khúc không được duyệt và từ đó có những chỉnh sửa (thậm chí không cần xin phép tác giả) để lách cửa kiểm duyệt.
Và hôm nay, khi cơ quan quản lý nhận thấy có biên độ lệch nhau giữa bản nộp xin phép với những bản ghi âm lưu hành trên thị trường, họ buộc phải tạm dừng để thẩm định chứ không phải là cấm đoán chỉ vì có vấn đề về tư tưởng. Chính ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD cũng khẳng định "Các ca khúc này không có vấn đề gì về tư tưởng" mà đơn thuần chỉ là một việc Cục cần phải làm để thống nhất lại giữa bản được cấp phép và bản được phát hành mà thôi.
Câu chuyện của "Con đường xưa em đi" ấy thực sự chỉ là chuyện rất nhỏ nhưng đằng sau nó lại là một vấn đề lớn và mang tính thời đại. Đó chính là vấn đề ứng phó, xử lý thế nào với tin vịt, một loại "virus" thông tin nguy hiểm của ngày hôm nay.
Giữa tuần trước, Bộ Thông tin Truyền thông đã có một buổi làm việc tại Hà Nội với các tập đoàn truyền thông, các đại lý quảng cáo để thống nhất cam kết không quảng cáo trên các nội dung độc hại trên youtube. Đây là một nước cờ đầu tiên của ngành truyền thông Việt Nam để đối phó với tin vịt.
Thực tế, có nhiều nội dung trên youtube là tin vịt, nhằm mục đích chống phá sự ổn định của xã hội Việt Nam. Những tin vịt ấy gây hoang mang và tò mò trong công chúng với mục đích cố gắng kích lượt xem nhằm kiếm tiền từ quảng cáo.
Giá quảng cáo trên youtube hiện nay (ở lãnh thổ Việt Nam) vào khoảng 0.3 USD/CPM (ngàn lượt xem). Vì vậy, một video khoảng 3-5 phút được cắt ghép tạo thành tin vịt giật gân có thể kiếm được 300 USD trong vòng một tháng nếu trong tháng đó nó đạt mức 1 triệu lượt xem.
Cái khó trong việc đối phó với những video tin vịt dạng này nằm ở chỗ youtube không mở văn phòng, chi nhánh ở Việt Nam nên chúng ta rất khó yêu cầu họ kiểm duyệt, kiểm soát theo luật pháp Việt Nam.
Nhưng youtube lại có liên hệ mật thiết với Google và muốn lấy được tiền quảng cáo trên youtube thì cũng phải thông qua Google AdNetwork. Đại khái, Google AdNetwork chính là đại lý quảng cáo trên không gian mạng hôm nay. Vì thế, Bộ Thông tin - Truyền thông đã làm việc với Google và đưa ra những yêu cầu cụ thể, đặc biệt là đối với các nội dung phản động, chống phá chính quyền, tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại.
Động thái cam kết cắt quảng cáo mà Bộ Thông tin - Truyền thông đưa ra không khác gì cách cắt nguồn sữa nuôi dưỡng trực tiếp và khiến Google sẽ phải có trách nhiệm hơn với các nội dung mà "đồng đội" của họ là youtube cho phép đăng tải.
Chính phủ Việt Nam đã không muộn trong việc chống lại tin vịt. Tuy nhiên, để chống lại nó, nỗ lực, chế tài mà chính phủ đưa ra là không đủ. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải có trách nhiệm. Nên nhớ, khi tin vịt đã phát tác hậu quả của nó, nó sẽ không chừa bất kỳ ai, kể cả là kẻ tích cực đưa tin vịt.
Hà Quang Minh
http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Khong-the-hon-nhien-loan-tin-vit-433652/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét