Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

Quân tướng rủ nhau vào lò

Quân tướng rủ nhau vào lò
Ba quân đang sưởi trong lò
Còn sếp đại tướng khi nào thì vô ?

FB Lê Việt Đức

Chuẩn bị chém thôi

Chuẩn bị chém thôi
FB Lê Việt Đức - Chắc chắn công dân các cường quốc G7 Canada, Mỹ và nhiều nước tư bản hàng đầu khác đang khẩn trương thu xếp cho con cái sang VN du học.
Các ngành ngoại giao (cấp visa), công an (kiểm tra hộ chiếu xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú...), tài chính (hải quan, thuế...), giáo dục (thu học phí gần tỷ đồng mỗi năm)... đang sung sướng chuẩn bị dao thớt đây.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

VĂN TẾ SỔ HỘ KHẨU

VĂN TẾ SỔ HỘ KHẨU
Than ôi !
Là thời thế; thế thời phải thế !
Thì đã nói cuộc đời dâu bể; chuyện đổi thay là lẽ thường tình
Ông vì dân, vì đại cuộc hy sinh; thời số hóa biết mần răng tránh được.
Nhớ ông xưa.
Oai phong lẫm liệt
Gọi gió hô mưa, không có ông là không xong mọi nhẽ
Muốn khai sinh cho đứa con vừa đẻ, ông thò ra là bé mới có tên
Các cụ già mà trở gót quy tiên; cần chứng tử không có ông không được.

Trời đang rét, cần sưởi ấm

Trời đang rét, cần sưởi ấm
Ba quân đang sưởi trong lò
Còn sếp đại tướng khi nào thì vô ?

Chuyện BOT: Cái thiện nhất định sẽ thắng cái ác

Chuyện BOT: Cái thiện nhất định sẽ thắng cái ác
Rất buồn là sau giai đoạn nhân dân khắp nơi tích cực tham gia đấu tranh hoặc công khai ủng hộ phong trào phản đối các BOT BẨN trên toàn quốc 2017 - 2019, những năm gần đây phong trào này đã tạm phải lắng xuống.

Nhưng cũng rất mừng là cuộc đấu tranh ở BOT BỜ ĐẬU vẫn tiếp diễn không ngừng, không nghỉ; tính đến nay đã được 6 năm. Số tiền chủ BOT BẨN không cướp được của người dân không hề nhỏ, ước tính cũng phải vài nghìn tỷ đồng. Tôi tin tưởng chắc chắn 100% BOT BỜ ĐẬU sẽ bị dỡ bỏ, trả lại tự do lưu thông cho người dân Thái Nguyên - Bắc Kạn trên Quốc lộ 3 lịch sử.

Chuyện cờ bạc ở Mỹ và tác hại khôn lường

Ngày xuân đọc chuyện cờ bạc để tránh vết xe đổ của người khác. Bài này cho biết "ở Mỹ tiền lời thu về từ các xổ số, trên nguyên tắc là để giúp các trương học, đã bị lạm dụng để xây nhà tù, văn phòng và cơ sở của chính phủ, và người nghèo bị cờ bịch và xổ số của chính phủ móc túi nhiều nhất". Ở Mỹ văn minh và dân chủ đã như thế thì ở VN sẽ ra sao nhỉ ? Chắc ai cũng đoán được. Nghĩ mà thương đồng bào những vùng hay mua xổ số.
Chuyện cờ bạc ở Mỹ và tác hại khôn lường
Cờ bạc và lễ hội là một trong những đặc thù của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam. Xã hội cổ Việt Nam xây dựng trên căn bản nông nghiệp. Người dân Việt, qua lịch sử, làm lụng rất chăm chỉ, vất vả và lam lũ. Công việc đồng áng mỗi ngày bắt đầu từ sáng sớm trước khi mặt trời mọc và chỉ ngừng lúc tối mịt không còn thấy gì cả; chứ không phài như thời buổi bây giờ chỉ làm 8 tiếng một ngày và 40 tiếng một tuần. Tết nhất, lễ hội là lúc duy nhất để nghỉ ngơi, xem hội, giải trí và… đánh bạc.

Tại Việt Nam, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới thời kỳ Pháp đô hộ, tổ chức cờ bạc quy mô do tư nhân đề xướng, như xòng bài chẳng hạn, vẫn còn được xem là bất hợp pháp và bị cấm. Tuy nhiên, trong những ngày tết, ngày hội, dân chúng, và ngay cả trẻ con, được phép tha hồ vui chơi, đỏ đen. Người lớn thì đua thuyền, đấu vật, tổ tôm, tam cúc, tứ sắc, xóc đĩa, tài bàn, xì phé, xì dzách (bài 21)… Trẻ con thì đánh đáo, lắc bầu-cua-cá-cọp … Nhưng ngay sau ngày tết, ngày lễ hội, người thắng, người thua, nam phụ lão ấu đều trở về lại với công việc hàng ngày; và chờ mong ngày lễ hội kế đến. Cờ bạc không hề là một vấn đề kinh tế hay xã hội gì mà dân Việt phải quan tâm. Mọi người đều hoan hỉ, vui thú!

Chúng ta cảm ơn mọi sự chỉ trích

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu trước khi nghỉ hưu đã làm việc tại Viện Toán Việt Nam. Ông và phóng viên Phan Văn Thắng của báo Văn hóa Nghệ An có một bài trao đổi. Cảm phục TS Chu đã có một bài trả lời phỏng vấn thẳng thắn như bài này ngay từ năm 2018. Tôi cũng đồng ý với TS là những nhà trí thức chân chính thường chỉ nghĩ đến phục vụ cho khoa học kỹ thuật, qua đó phục vụ cho sự phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân. Họ không màng tiền tài, danh vọng và quyền lực, chỉ cần có tương đối để đảm bảo cuộc sống là đủ. Đôi khi họ cũng cần một chút danh và quyền vì nếu không có chúng thì không thể đưa được vào cuộc sống những quan điểm, phát minh, sáng chế của mình. Do đó, đối với họ, tiền tài, danh vọng và quyền lực chỉ là những công cụ. Cái họ mong muốn và cần là có cơ hội và môi trường tốt để phục vụ, để nghiên cứu, để trao đổi học hỏi lẫn nhau qua đó nâng cao trình độ và đóng góp tối đa năng lực của mình cho đất nước. Các nhà hoạt động chính trị chân chính cũng thế. Họ xả thân vì dân vì nước, để làm sao cho dân giầu nước mạnh chứ họ không nuôi mộng đoạt quyền cao chức trọng để chăm lo cho cuộc sống riêng. Ảnh Tổ truyền thông nói KHÔNG với BOT BẨN BỜ ĐẬU.
Chúng ta cảm ơn mọi sự chỉ trích
TS Nguyễn Ngọc Chu trả lời PV Tạp chí Văn Hóa Nghệ An: Trí thức đích thực không màng đến danh lợi, quyền lực. Càng không chịu bị nô lệ bởi quyền lực và danh lợi. Đối với họ, tri thức là bá chủ. Bởi thế, họ không thể chịu sự nô lệ của bất kỳ ai, càng không thể là nước ngoài. Chỉ chịu sự nô lệ duy nhất trước tri thức.
NẾU NHÂN VĂN BỊ TRÓI BUỘC SẼ KÌM HÃM CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN VĂN MINH CỦA DÂN TỘC

Tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn của VN

Nhà nước luôn luôn tự hào khoe tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 tăng trưởng 8,02%, đây là tốc độ nhanh nhất trong 25 năm qua. Nếu tăng trưởng cao vọt như thế thì đời sống người dân phải được cải thiện rõ rệt. Nhưng không; khắp nơi tôi nghe người dân và bạn bè, đồng nghiệp kêu than thu nhập giảm sút và bản thân tôi cũng vậy. Thông tin trong bài dưới đây cho biết "58 phần trăm trong số 5.672 người tham gia khảo sát (tính đến ngày 3 tháng 1) cho biết thu nhập của họ giảm, 21% cho biết thu nhập không đổi, và chỉ 21% cho biết thu nhập của họ tăng trong năm 2022". Xấp xỉ 80% người dân không tin thu nhập tăng thì chắc chắn là thu nhập thực tế không tăng rồi; người dân không thể nói sai. Do đó những số liệu trong bài này như tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng... phần lớn là số liệu ảo, được dựng lên, vẽ ra cho khớp nhau, cho đẹp để tự sướng, nhưng hoàn toàn không đúng với thực tế của nền kinh tế Việt Nam. Bao giờ Nhà nước còn không dám nhìn thẳng vào thực tế, không dám nói đúng thực tế, thì nền kinh tế sẽ tiếp tục không khỏi bệnh, và do đó còn không chịu phát triển như lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã từng nói.
Tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam
Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế vững chắc trong năm 2022, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 8,0%, tốc độ nhanh nhất trong 25 năm qua. Mặc dù đây là một thành tựu đáng ghi nhận và đáng khích lệ của đất nước sau hai năm tăng trưởng chậm chạp vì đại dịch Covid-19, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi các khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng GDP cao có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân. Mức nền thấp trong năm 2021 — khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 — là một lý do rõ ràng. Các chuyên gia cũng đã đề cập tới các lý do khác, chẳng hạn như tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu khả quan, và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cải thiện.

Ngành xây dựng Việt Nam, mạng người rẻ rúng

Liệu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị có thay đổi được cách làm việc coi thường tính mạng của người lao động trong ngành xây dựng của Bộ trưởng được không ? Nếu ông nghĩ không thể thay đổi được tình hình thì ông nên tự nguyện từ chức để dành ghế đó cho người được nhân dân tin cậy; như thế nhân dân sẽ cám ơn ông rất nhiều.
Ngành xây dựng Việt Nam, mạng người rẻ rúng
Có hàng ngàn bé Hạo Nam trên xứ sở chúng ta!
FB Đỗ Ngà 3-1-2023 - Trước đây tôi từng làm việc trong ngành xây dựng, và tôi đã quyết định bỏ nghề vì vấn đề bên trong của ngành này. Các nhà thầu vì tiết kiệm chi phí đã rất coi nhẹ trách nhiệm về an toàn lao động, không tuân thủ các quy định cần thiết khi thi công. Cứ mỗi lần chứng kiến những tai nạn liên quan đến tính mạng, con người, mình cảm thấy bất lực và nản thực sự.
Năm 2014 khi đang thi công cụm biệt thự cao cấp thuộc dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng ngay tại chân cầu Sài Gòn. Trong lúc thi công ép cọc, vì không tuân thủ những nguyên tắc an toàn lao động, dàn đối trọng hàng chục khối bê tông (mỗi khối nặng đến 5 tấn) ngã nhào đè 2 công nhân. Khi đó phía Chủ đầu tư (tức Vinhomes) cho phong tỏa toàn bộ hiện trường, nội bất xuất ngoại bất nhập.

“VN cần chuẩn bị cho kịch bản tệ hơn trong năm tới”

Đọc bài này thấy giai cấp công nhân VN bây giờ khổ thật. "gần 70% lao động ngành may có mức tiền lương không đủ để trang trải chi phí cuộc sống. Khoảng 30% số người lao động không có tích lũy; 37% người lao động phải thường xuyên vay mượn để trang trải cuộc sống; 65% người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập; 53% người lao động không thể chi trả cho các chi phí y tế". Không chỉ công nhân, nhiều giáo viên mà tôi quen biết cũng đang kêu trời vì tiền lương quá thấp, đôi khi còn không đủ sống, nhất là với những thầy cô giáo trẻ mới tốt nghiệp đại học về trường giảng dạy. Đặc biệt lạm phát liên tục tăng cao và trong nhiều năm nay nhà trường thu học phí tăng vọt, nhưng không lại hề quan tâm tới điều chỉnh tiền lương cho giáo viên theo biến động của lạm phát. Đa số các trường ở VN có dạy kinh tế học; trong kinh tế học có lý thuyết tiền lương hiệu quả. Lí thuyết tiền lương hiệu quả (Efficiency Wage Theory) cho rằng doanh nghiệp, trường đại học... sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu trả tiền lương cho giáo viên và người lao động cao hơn mức tiền lương cân bằng của thị trường. Thế nhưng do tầm nhìn thiển cận, lãnh đạo quốc gia tìm mọi cách cắt giảm tiền lương cho người lao động; lãnh đạo các trường học cũng cùng một dạng. Kết quả người giỏi bỏ việc ra đi. Trường đại học đào tạo được một tiến sĩ hay một phó giáo sư rất vất vả và tốn kém, nhưng lại sẵn sàng để hàng chục người như thế bỏ trường ra đi chỉ trong vài tháng; thật tôi cũng không hiểu tư duy của những người lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo các doanh nghiệp và trường đại học nó kém đến mức nào.
Hơn 40 ngàn lao động mất việc trước Tết - “Việt Nam cần chuẩn bị cho kịch bản tệ hơn trong năm tới”
2023.01.04 - 
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Trước sự việc hàng trăm ngàn lao động VN bị biến động về việc làm, mất việc cuối năm mà đến nay vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách khả thi, nhanh chóng từ phía các cơ quan có thẩm quyền khiến tôi thực sự lo lắng về một làn sóng mới của những người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Châu Âu trong thời gian tới.
Công nhân tại một nhà máy sản xuất giày ở Hà Nội. Reuters
Trước tình trạng hơn 40 ngàn lao động mất việc làm ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2023, lãnh đạo Công đoàn Việt Nam, hôm 26/12, cho biết dự tính sẽ hỗ trợ cho người mất việc làm mỗi người ba triệu đồng, còn người bị tạm chấm dứt hợp đồng được hưởng một lần hai triệu đồng/người.

Tái sáng tạo vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Tái sáng tạo vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ngày 4 tháng 1 năm 2023 - Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một siêu khu vực mới đang hình thành—chủ yếu để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc

Cho đến vài năm trước, thuật ngữ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” hầu như không được nhắc đến trong các vấn đề quốc tế. Giờ đây, nhiều quốc gia đã áp dụng cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và thậm chí cả Mông Cổ. Hàn Quốc đã tham gia gói vào tháng 12. Người nắm giữ chính ở châu Á là Trung Quốc, họ coi thường cụm từ này. Đó là chìa khóa để hiểu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là gì.

Về địa chính trị bên ngoài, thuật ngữ ám chỉ một viễn cảnh liên kết về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương rộng lớn hơn, không phải là mới. Công dụng đầu tiên được ghi nhận của nó là bởi một luật sư và nhà dân tộc học thuộc địa người Anh vào giữa thế kỷ 19. Các mô hình trao đổi và buôn bán của con người đã trải dài qua hai đại dương trong nhiều thiên niên kỷ, với Hồi giáo lan rộng về phía đông từ Trung Đông và Ấn Độ giáo và Phật giáo lan rộng ra từ Ấn Độ. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã nắm được cách thức lưu thông và địa sinh học của hai đại dương có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Câu chuyện vĩ đại của châu Á có thể được định hình một cách hữu ích bởi khái niệm hai đại dương về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

VN bị giằng xé giữa đất liền và biển trong quốc phòng?

Việt Nam bị giằng xé giữa đất liền và biển trong quốc phòng?
Alexander L. Vuving, ngày 06 tháng 1 năm 2023 - Việt Nam nên ưu tiên đất liền hay biển trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh? Đây không phải là một câu hỏi đơn giản như lần đầu tiên nó xuất hiện. Với đặc điểm địa lý của Việt Nam, một chiến lược quân sự thành công phải coi đất liền và biển là hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, không loại trừ lẫn nhau.

Việt Nam là một quốc gia hoàn hảo cho thuyết nhị nguyên đất-biển. Lãnh thổ VN trải dài mỏng dọc theo bờ biển phía tây của Biển Đông, khiến hầu hết các hoạt động của con người ở vùng tiếp giáp giữa đất liền và biển. Thần thoại nguồn gốc của nhóm dân tộc chính của nó tuyên bố cộng đồng này là hậu duệ của một người cha đến từ biển và một người mẹ đến từ những ngọn núi. Thuật ngữ “đất nước” trong tiếng Việt, đất nước, kết hợp từ “đất” (dat) và “nước” (nuoc). (Tuy nhiên, điều này không chỉ có ở tiếng Việt. Thuật ngữ tiếng Mã Lai cho “đất nước,” tanah air, cũng bao gồm các từ cho “land,” tanah, và “water,” air.)

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Trái phiếu: Thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam

Trái phiếu: so sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam
Vũ Quang Việt 27/12/2022 (KTSG) – Bài này sẽ tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp vì tính rủi ro của nó. 
Khi tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao sẽ dễ dẫn kinh tế đi vào khủng hoảng. Thời khủng hoảng tài chính 2007-2012 ở Mỹ tỷ số này là 60% (0,6), nhưng hiện nay chỉ còn 27%.

Có ba hình thức luật cho phép huy động tiền trong dân để tài trợ đầu tư trong nền kinh tế. Hình thức thứ nhất là bỏ tiền hay tài sản cá nhân làm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có (equity) để kinh doanh, và bán cổ phần để gây vốn vì lợi thế là cổ phần có thể dễ bán lại cho người thứ ba.

Để làm tăng nguồn vốn hoạt động, doanh nghiệp có thể dựa vào vay mượn hệ thống ngân hàng hoặc tự phát hành trái phiếu. Hệ thống ngân hàng là mạch máu quan trọng nhất cho nền kinh tế vì có thể hoạt động khắp nơi để thu hút tiền nhàn rỗi và cho người cần vốn vay, với cấp số nhân so với tiền ký gửi.

Giải ngân vốn đầu tư công chỉ bằng 67,27% kế hoạch

Đọc bài này thấy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chỉ tương đương 67,27% kế hoạch, mình thấy đất nước may mắn quá. Nhớ hôm 18/11 vừa qua TS Lê Xuân Nghĩa và TS. Nguyễn Quốc Hùng đồng loạt than thở "Hiện có gần 1 triệu tỷ đồng tiền vốn đầu tư công đang gửi tại ngân hàng mà không tiêu được, trong khi ngân hàng phải huy động vốn lãi suất cao" và kêu gọi "Cần giải phóng 1 triệu tỷ đầu tư công đang bị "nhốt" trong hệ thống ngân hàng". Lúc đó mình cũng thốt nên đất nước may quá. Chúng ta đều biết trong 9 tháng đầu năm 2022 tỷ lệ lạm phát thật của nền kinh tế nước ta rất cao, trong khi lãi suất huy động quá thấp và rủi ro của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp quá cao, làm cho người dân vừa không muốn gửi tiền ngân hàng, vừa không muốn mua trái phiếu doanh nghiệp, dẫn tới nhiều ngân hàng mất thanh khoản và nền kinh tế thiếu vốn. Lạm phát và rủi ro cao như thế, nếu tung thêm hàng triệu tỷ đồng ra thị trường thì không khác gì tiêu tiền như nước lũ và khủng hoảng thời Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ sớm quay trở lại. Cho nên không tiêu được tiền là quá may cho đất nước. Đọc bài dưới đây càng thấy không khí quyết liệt đầu tư và hừng hực khí thế tăng trưởng của Chính phủ, nhất là của các Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính. Đọc những đoạn thế này cảm thấy rùng mình: "Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát động "Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công", với tinh thần làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ". Làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ thì có còn là con người nữa không hay thành cái máy, thành kẻ nô lệ ? Những ngày qua lãnh đạo Chính phủ đi khắp nơi để khởi công các dự án khủng mới, mình càng thấy khiếp. Càng chi tiêu ồ ạt trong khi tính toán không hề cẩn thận, hiệu quả kinh tế và đầu tư quá thấp, thì khủng hoảng càng nhanh tới. Từ lâu tôi vẫn nói cái gì càng nhiều thì giá của nó càng rẻ và người ta càng tiêu xài phung phí. Vốn đầu tư cũng thế; vốn càng đổ ra nhiều, tiêu càng lãng phí, thất thoát càng lớn, số vụ án tham nhũng càng nhiều...
Giải ngân vốn đầu tư công 2022 tại 17 bộ và 7 địa phương chưa được 50%
Ánh Tuyết - Chỉ còn gần 1 tháng nữa để tăng tốc hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022. Trong khi nhiều bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt đến 100% thì còn 17 bộ và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân ì ạch khi chưa hoàn thành nửa chặng đường, với tỷ lệ dưới 50%...
Một số đơn vị giải ngân chậm như Bộ Công thương, TP. Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Gia Lai...

Xe điện không thể vận hành dưới thời tiết lạnh ?

Độ này trên báo nước ngoài có nhiều bài phê phán xe điện. Đọc những bài này tôi thấy thương anh Vượng và lo cho 4-5-6 tỷ USD của anh Vượng sẽ bị mất toi quá. 4-5-6 tỷ USD này có nguồn gốc từ tiền của dân mất đi do Nhà nước thu hồi đất đai giá rẻ rồi chuyển cho anh Vượng xây biệt thự và chung cư bán giá khủng. Dưới đây là một bài như thế.
Xe điện không thể vận hành dưới thời tiết lạnh ?
J. A. Tucker - Cho dù người ta có chìm trong cơn sốt xe điện tới đâu đi nữa, thì vẫn có những thực tế đáng lo ngại không thể bị chối bỏ đối với xe điện, khiến chúng không thể trở thành một loại xe thông dụng. Không những thế, những lợi ích về môi trường của loại xe này cũng là không rõ ràng.
Xe điện Tesla Model 3 được ra mắt trong sự kiện ra mắt chính thức của Tesla tại Bangkok, Thái Lan, vào ngày 07/12/2022. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/AFP qua Getty Images)

Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023

Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023
Hôm qua 4/01/2023, Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã công bố Biên bản cuộc họp Uỷ ban Thị trường mở liên bang (FMOC) trong cuộc họp diễn ra vào tháng 12/2022. Kết quả của Biên bản cho thấy Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất và thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell quyết định tăng lãi suất điều hành của Fed (Ảnh: Jim Watson / AFP qua Getty Images)

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

Công dân Singapore bị vòi tiền ở Nội Bài nói gì?

Công dân Singapore than phiền bị vòi tiền ở sân bay Nội Bài nói gì?
4 tháng 1 2023 - Bài viết của một công dân Singapore tố bị cán bộ an ninh xuất nhập cảnh đòi tiền khi làm thủ tục hải quan ngày 2/1 được chia sẻ chóng mặt trên Facebook với hơn 20.000 tương tác. "Có rất nhiều người Việt Nam đã nhắn tin cho tôi nói rằng họ rất biết ơn vì bài viết vì chính họ cũng gặp phải chuyện như vậy, họ đã phàn nàn về nó nhưng không có hành động nào được thực thi cả. Nếu điều này giúp ích cho những người ở Việt Nam, tôi rất vui vì mình đã lên tiếng. Tôi cũng dự trù được rằng sẽ có những người ghét và tấn công tôi trên Facebook nhưng thực sự có rất nhiều người đứng về phía tôi và bảo vệ tôi," Pillai bộc bạch.

Bị xin tiền tip?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 3/1, chủ nhân của bài viết, anh Kugan Pillai, thông tin rằng anh là công dân Singapore, đã du lịch nhiều nơi và đến Việt Nam nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải chuyện vòi tiền ở sân bay Việt Nam cũng như là lần đầu trong đời.

Chuyện ăn mày ở Trung Quốc

Chuyện ăn mày ở Trung Quốc
1. Trung Quốc gom ăn mày vào cũi sắt
Để tránh nạn ăn mày quấy rầy và lừa gạt du khách, nhiều địa phương ở Trung Quốc đã gom họ vào trong cũi sắt.




Ngày 15-9-2012, nhân ngày lễ hội ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, nhà nước đã dựng một cái lồng sắt dài 50 mét phía trước cổng miếu, nhốt tất cả ăn mày vào trong đó. Trẻ nhỏ, con cái ăn mày cũng bị nhốt luôn. Biện pháp nhất thời nầy chỉ ngăn chặn trong ngày lễ nhưng không phải là giải pháp chấm dứt được nạn ăn mày.

VÀI ĐỘC CHIÊU CỦA NHỮNG CÁI BANG NGƯỜI VIỆT

CHUYỆN CÁI BANG NGƯỜI VIỆT
Giữa trời nắng gắt hay đêm khuya mưa lạnh, nhiều người già yếu, tàn tật phải dãi dầu trên đường phố để xin cho đủ số tiền quy định đem về nộp cho những kẻ chăn dắt.
Ăn mày tưọng trưng cho sự nghèo đói. Những mánh khoé gian manh, xảo trá, tàn bạo, độc ác phía sau hiện tượng ăn mày ở Việt Nam ngày nay cho thấy cái truyền thống đạo đức tốt đẹp ngàn năm của dân tộc đã xuống cấp và suy đồi trầm trọng.
Đạo quân cái bang đã làm hoen ố bộ mặt của nước Việt Nam ngày nay.

Người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM
Ăn mày là ai? Ăn mày là ta, đói cơm rách áo mới ra ăn mày.

NGƯỜI VIỆT TA KIẾM TIỀN MỌI LÚC, MỌI NƠI

Bài dưới đây được đăng trên FB Trd Xuan. Tôi đã viết bình luận ở đó: "Đất nước đã bao giờ được như bây giờ. Tuyệt vời quá anh ơi". Bác Tri Van Nguyen đính tên tôi vào và bình luận: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử", Con người từ xưa đến giờ có ai không chết... Nguyễn Công Trứ". Tôi viết trả lời: "Chuyện này em biết lâu rồi, thế nên từ 15 năm nay em chủ trương không cho tiền người ăn xin nữa. Chỉ trường hợp đặc biệt mới cho. Nhưng em vẫn ủng hộ người nghèo thông qua Quỹ của nhà nước và các nhóm cá nhân quen biết". Trên trang Trd Xuan tôi có đưa 1 ảnh minh họa lấy từ FB Hoa Nguyễn. Tôi đưa ảnh không phải để khoe mà chỉ để chứng minh tôi nói thật.
NGƯỜI VIỆT NAM TA KIẾM TIỀN MỌI LÚC, MỌI NƠI
Nhiều người coi "nghề" vô gia cư là một nghề hái ra tiền bởi thu nhập trung bình của mỗi người từ những món quà từ thiện hàng đêm có thể lên đến một vài triệu đồng. Rất nhiều đối tượng có nhà cửa giữa Thủ đô đàng hoàng, nhưng đã tự biến mình thành người "vô gia cư" để xin tiền từ thiện.

Qua rà soát, lực lượng chức năng phát hiện trường hợp hai mẹ con bà N.T.L (quận Nam Từ Liêm) thường xuyên “hành nghề” tại ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng. Mẹ ngồi bên phải, con ngồi bên trái đường, không để sót bất cứ đoàn từ thiện nào đi qua.

Nỗi nhục quốc thể !

Đọc bài dưới đây thấy chính xác là "Nỗi nhục quốc thể". Đáng nói thêm là hiện nay Việt Kiều về nước thường vẫn rỉ tai nhau cần TIP cho nhân viên xuất nhập cảnh 10$ bằng cách đặt trong hộ chiếu. Nếu không có sẽ bị gây khó dễ. Dĩ nhiên những Việt kiều ngang bướng không chịu làm theo "chuyện thường ngày ở sân bay VN" thế này thì sau một hồi cãi nhau cuối cùng vẫn được qua nhưng sẽ bị tổn thọ. Nhà nước và người dân cứ thắc mắc tại sao du khách quốc tế đến VN rất ít và khi rời đi thì không bao giờ muốn trở lại, dù thiên nhiên VN vô cùng xinh đẹp. Thì đây là câu trả lời: Visa để nuôi nhân viên ngoại giao và Tip để nuôi nhân viên xuất nhập cảnh.
Trước đây thì thấy dân Việt Kiều kêu nhiều lắm; giờ không biết thế nào vì lâu tôi không bay chuyến đi - về từ Âu - Mỹ. Quan chức chính quyền đều biết vòi tiền là sai, nhưng họ cũng cần sống (tiền lương quá thấp) nên vòi được thì vòi, nhất là với những người họ có thể hoạch họe, ví như giấy tờ nhập cảnh, hành lý, tiêm vx... có vấn đề. Mặt khác, họ luôn cẩn thận quan sát người; nếu thấy ai có vẻ dễ bị bắt nạt thì họ mới ra tay. Dĩ nhiên, nếu mở hộ chiếu mà thấy tờ 10$ thì họ vui vẻ ngay, ra tay làm gì nữa...

Nỗi nhục quốc thể !
03.01.2022 Hồng Ly SG - Ngày hôm qua, tài khoản FB Kugan Pillai của một công dân Singapore đã đăng status tố cáo bị nhân viên xuất nhập cảnh tại sân bay Nội Bài vòi tiền "tip" trước khi anh này rời Việt Nam.
Tài khoản này viết : “Tôi đến cổng hải quan của sân bay Hanoi để đi Singapore rồi nhân viên hải quan viết chữ “TIP” trên vé máy bay của tôi. Anh ta cứ giữ hộ chiếu của tôi và yêu cầu tiền tip.

CA Nội Bài bị tố vòi tiền ‘tip’ du khách ngoại quốc

Công an cửa khẩu phi trường Nội Bài bị tố vòi tiền ‘tip’ du khách ngoại quốc
January 3, 2023 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Tôi đang ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, khởi hành đi Singapore hôm nay thì nhân viên xuất nhập cảnh này đã viết chữ ‘tip’ lên vé máy bay của tôi. Ông ta đang cầm sổ thông hành (passport) của tôi và vòi tiền. Tôi hỏi ông ta để làm gì nhưng ông ta cứ chỉ vào chữ đó.” Ông Kugan Pillai, hiện sống ở Singapore, cho biết như vậy trên trang cá nhân hôm 2 Tháng Giêng.Nhân viên quầy Xuất Nhập Cảnh ở phi trường Nội Bài bị tố cáo và chữ “tip” trên mặt sau của vé máy bay của du khách. (Hình: Facebook Kugan Pillai)

Google dịch và tương lai dịch thuật

Tôi rất khâm phục ứng dụng Google dịch. Phần lớn các bài viết bằng tiếng nước ngoài được dịch sang tiếng Việt và được lưu, đăng trong Blog và FB cá nhân của tôi là bản dịch qua Google dịch. Trình độ ngoại ngữ của tôi không cao, tôi cũng không có thời gian vừa dịch vừa đánh máy, nên dùng Google dịch vô cùng tiện. Chất lượng các bản dịch của Google dịch có thể nói là rất cao, dù rằng có thể không dùng đúng thuật ngữ chuyên môn. Tuy nhiên khó khăn này cũng không thành vấn đề vì sau khi dungf Google dịch, chúng ta sẽ đọc lại và chỉnh sửa. Nhờ Google dịch, năng suất dịch và đọc tài liệu tiếng nước ngoài sẽ thanh hơn rất nhiều.
Google dịch và tương lai dịch thuật
Vanvn- “Ngày hôm nay, lần đầu tiên tiếng Nga được dịch sang tiếng Anh bởi một “bộ óc” điện tử”, phần dẫn nhập của một bài trên tờ New York Times ngày 7 tháng 1 năm 1954 viết. Chiếc máy tính mang tên 701 chỉ trong vài giây đã dịch 60 câu trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến toán học, từ hóa học đến luật pháp, chẳng hạn như “Độ lớn của góc được xác định bởi mối quan hệ giữa độ dài của cung và bán kính”, hay “Sự hiểu biết quốc tế tạo thành một yếu tố quan trọng trong việc quyết định các vấn đề chính trị”.Dịch thuật là chuyển đổi những ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Giám đốc trung tâm đăng kiểm không biết chữ

Khôi hài thật; Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-17B ở Nhà Bè không viết được vì không biết chữ. Đúng là chỉ có ở VN. Quá tự hào. Đọc đoạn này thấy hơi vô lý: "Công an xác định các trung tâm đăng kiểm trên và tại một số tỉnh đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm cho hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thu lợi bất chính với số tiền ước tính gần 10 tỷ đồng". Như vậy họ chỉ thu được trung bình 142.800 VNĐ cho 1 phương tiện giao thông có lỗi, tức là con số này quá thấp.
Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM không biết chữ
3/1/2023 "Khi cơ quan điều tra yêu cầu khai báo, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-17B ở Nhà Bè không viết được vì không biết chữ. Người này mới chỉ học hết lớp 3", ông Tô Ân Xô nói.

Xe xếp hàng dài chờ đăng kiểm tại TP Thủ Đức (TP.HCM) cuối tháng 12/2022. Ảnh: Duy Hiệu.

Sắp có đợt tăng lãi suất ngân hàng mới?

Sắp có đợt tăng lãi suất ngân hàng mới?
03/01/2023 TPO - Ngân hàng UOB - Singapore dự báo, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023 và có thể tạm ngừng từ đó. Tỷ giá USD/VND với dự đoán đạt mức 25.200 trong quý I/2023, 25.400 trong quý II/2023, 25.600 trong quý III/2023 và 25.800 trong quý IV/2023.

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là 6,62%.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

Việt-Mỹ chưa thành ‘đối tác chiến lược toàn diện'?

Tôi đồng ý với nhận xét này: "Việt Nam được hưởng lợi từ quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh nhiều hơn là đối tác chiến lược với Mỹ do chưa chắc Mỹ sẽ sẵn lòng giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng Trung Quốc thì sẽ sẵn sàng trừng phạt Việt Nam nếu Hà Nội có bất kỳ hành động nào làm tổn hại an ninh của Trung Quốc". Tôi tin là kể cả Mỹ sẵn lòng giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo, thì VN cũng tan nát như Ukraine hiện nay. Điều này có thể thấy rõ vào năm 1979 khi Trung Quốc đã 'dạy cho Việt Nam một bài học' sau khi Hà Nội ngã về phe Liên Xô và giúp Moscow bao vây Trung Quốc từ phía Nam. Chỉ khi Trung Quốc đã thành công làm suy yếu liên minh Xô-Việt bằng các áp lực về quân sự và kinh tế trong suốt những năm 1980 và Việt Nam cũng không còn khả năng đối đầu với Trung Quốc ở Campuchia do kinh tế suy sụp thì họ mới sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1991". Trong bài này, tác giả viết "hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam đang cản trở khả năng nâng cấp quan hệ song phương giữa Washington và Hà Nội". Thực ra Mỹ hoàn toàn không quan tâm tới nhân quyền ở VN. Các thế hệ chính phủ Mỹ đều muốn bằng mọi giá phải nâng cấp hợp tác với Hà Nội lên 'đối tác chiến lược toàn diện' bất chấp tất cả, chẳng có mục đích gì khác ngoài việc thách thức và bao vây Trung Quốc. VN mà vội vã chấp nhận đề nghị của Mỹ trong khi chưa xử lý tốt mối quan hệ với TQ thì là quá ngu. Trong khi chờ đợi có sự thỏa thuận thỏa đáng,,hợp lý và chấp nhận được với Trung Quốc để tránh xảy ra khiêu khích Trung Quốc khi bất ngờ nâng cấp quan hệ với Mỹ, VN vẫn có thể âm thầm phát triển các quan hệ mạnh mẽ với Mỹ như một đối tác chiến lược mà không cần tuyên bố chính thức.
Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản trở nâng cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện'?
Nhân tố 'Trung Quốc' và hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam đang cản trở khả năng nâng cấp quan hệ song phương giữa Washington và Hà Nội lên 'đối tác chiến lược toàn diện', theo hai chuyên gia khoa học chính trị nói với BBC. 'Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện' được xem là mức cao nhất, mức tiếp theo là 'đối tác chiến lược' và 'đối tác toàn diện'.

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nói với BBC, 'đối tác chiến lược' có thể được xem là bước đệm quan trọng để đưa quan hệ song phương tiệm cận mối quan hệ đồng minh, dù có thể chưa chính thức như một đồng minh hiệp ước.

TCTK: TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2022

Đưa lên đây cho các bạn tham khảo. Chúc các bạn có một chuyến tàu 2023 vui vẻ, hạnh phúc và thành công.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2022
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019[1]. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. 
Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.

Đất đai phải mở ra không gian mới cho phát triển

Có vài người quen của mình khen bài trả lời phỏng vấn dưới đây của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Mình lưu ở đây để mai đọc. Theo wiki, bác Trần Hồng Hà sinh năm 1963, là con trai Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Trần Văn Huỳnh. Ông Huỳnh sinh năm 1934, quê ở xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Huỳnh từng học khoa Mỏ - Luyện kim ở Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó chuyển tiếp học Đại học mỏ Matxcova, Liên Xô. Về nước, sau một số năm công tác, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Từ năm 1990 – 1995, ông Huỳnh bỏ nghề sang làm Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Nối gót cha, năm 1989 ông Trần Hồng Hà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về khoa học Mỏ tại Trường Đại học Mỏ Matxcơva, Liên Xô. Đề tài luận án:"Dự đoán các thông số sơ đồ công nghệ khai thác mỏ than Việt Nam". Về nước ông liên tục công tác ở Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Hà thăng chức rất nhanh, được làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 4/2016 đến nay.
Wiki không cho biết sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông Hà như thế nào, chỉ nêu một tác phẩm duy nhất do ông chủ biên là: "An toàn sinh học: Đánh giá và quản lý rủi ro các sinh vật biến đổi gen".
Trần Hồng Hà có em trai là Trần Hồng Thái sinh năm 1974, tốt nghiệp đại học tại Nga, bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học trái đất và Toán học tại Đại học Tổng hợp Heidelberg (Liên bang Đức), Phó Giáo sư chuyên ngành Thủy văn (2011). Trần Hồng Thái từ tháng 3 năm 2019 giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường. Việc ông Thái là em trai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà lại được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường đã làm dư luận dậy sóng. Ở các nước phương Tây và ngay cả ở Trung Quốc, dù luật pháp rất nghiêm, họ vẫn không bổ nhiệm thế này.
Mình không có ấn tượng tốt về bác Hà, nhưng bạn mình (cấp lãnh đạo Bộ) thì khen bác, và nghe nói bác Hà sẽ sớm thành Phó Thủ tướng. Nếu vậy thì chắc cũng phải hy vọng vào tâm và tài của bác vậy vì mình đang làm một số việc có liên quan đến lĩnh vực do Phó Thủ tướng Hà phụ trách và phải được sự đồng ý của bác thì chúng mới được áp dụng vào thực tế.
Quan điểm đất đai của mình rất rõ ràng, từ năm 1993 mình đã cho rằng phải có quy hoạch sử dụng đất đai theo từng ô và từng trục phát triển như ở Âu Mỹ hoặc ít nhất cũng phải như Trung Quốc. Sau đó mỗi lần thu hồi đất là thu hồi nguyên cả ô hoặc cả trục; khi đó chi phí thu hồi đất rất rẻ, rồi đấu giá đất cả ô, cả trục để xây dựng thành các khu phố tuyến đường, trung tâm thương mại, khu kinh tế hoàn chỉnh. Mình rất thích nhà ở Mỹ. Mỗi tòa là một ô đất rất to, bốn phía là đường phố lớn; trong mỗi tòa có đủ các dịch vụ cho người dân, kể cả công viên vườn hoa... Mỗi trạm metro tầu điện ngầm là một tổ hợp chung cư, trung tâm thương mại và dịch vụ... Dịch vụ sinh hoạt đầy đủ như thế nên dân không phải đi xa, không phải dùng ô tô mà toàn đi bộ cũng mua được mọi thứ mình cần, rất tiện ích mà giảm hẳn ách tắc giao thông. VN không làm như thế mà chỉ giải tỏa từng ô đất nhỏ rồi xây nhà cao tầng, chẳng có tiện ích đi kèm nên dân không thích ở vì không có các tiện ích xung quanh. Bạn mình mới mua căn hộ của Ciputra gần cầu Thăng Long; giá rất rẻ dù tòa nhà xây đẹp như bên Âu Mỹ. Giá rẻ vì ở đó thiếu các tiện ích xung quanh nên dân không muốn mua.
Đất đai phải mở ra không gian mới cho phát triển
Năm 2022, Trung ương Đảng ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, trong số đó có Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Từ định hướng của Nghị quyết 18, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp cuối năm. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật, bắt đầu từ ngày 3/1/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

Khủng hoảng TQ năm 2022 và dự báo cho năm 2023

Khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2022 và dự báo cho năm 2023
1) Bối cảnh
Trong hơn 3 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn hưởng lợi từ việc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) để đạt lợi thế về xuất khẩu, đồng thời thực hiện chính sách lãi suất cao để thu hút những dòng đầu tư quốc tế khổng lồ. Tuy nhiên, không phải điều kiện vĩ mô - tài chính lúc nào cũng thuận lợi cho Trung Quốc khi thực hiện 2 chính sách này. Tình hình hiện nay đang rất nan giải với TQ. Với việc USD tăng giá và dòng vốn ngoại liên tục đổ về Mỹ,... 
Trung Quốc đang bế tắc chưa biết xoay xở thế nào. 
Việt Nam hiện nay cũng đang bế tắc không khác gì Trung Quốc. Nếu hai nước thực hiện phá giá mạnh nội tệ và chạy đua nâng lãi suất với Mỹ thì rủi ro cũng rất cao, nhất là nguy cơ lạm phát cao và suy thoái kinh tế trầm trọng.