Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Facebook sẽ chết vì lưỡi dao của mình?

Lưu ý đoạn này, ai có cổ phiếu của FB thì bán gấp đi. Giám đốc đầu tư của Munro Partners, ông Nick Griffin, cho biết trong vòng hai qua công ty của ông đã bán tháo bán đổ cổ phiếu của Facebook và riêng trong tháng qua đã bán nốt số cổ phiếu còn lại là $130 triệu. Theo ông Griffin thì xung đột của Facebook với chính phủ liên bang Úc chỉ là một trong “hàng ngàn cuộc xung đột” mà công ty này đang đối mặt trên toàn thế giới. Ông nói: “Tại Mỹ, cả hai đảng đều đống ý rằng mạng xã hội là một trở ngai. Và họ muốn áp chế nó.” Sự thật là Facebook đang trở thành kẻ thù của mọi chính quyền trên thế giới vì vấn đề tin giả. Chính điều này khiến ông Griffin lơ sợ cho tương lai của cổ phiếu Facebook, đợi khi bán sạch cổ phiếu của công ty này, ông mới dám nói ra lý do!
Facebook sẽ chết vì lưỡi dao của mình?
Phạm Đức Đồng Hùng - Ngày 17.2.2021 Facebook thông báo hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Úc và chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cung cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Úc. Đây là một hành động thị uy để đáp trả dự luật truyền thông mới, theo đó hãng kỹ thuật khổng lồ (big tech) như Google hay Facebook phải thanh toán chi phí bản quyền cho cho các cơ sở đã sản xuất nội dung tin tức một khi đã liên kết nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm hay News Feed mạng xã hội. Ngày 23.2.2020, một tuần sau khi chặn quyền truy cập tin tức của người sử dụng tại Úc, Facebook ra thông báo sẽ dỡ bỏ việc chặn tin tức của các tổ chức báo chí nền tảng của mình.
Có thể nói, cả thế giới đang theo dõi và đứng về phía Úc sau những hành động bắt nạt của Facebook. Điều này dễ hiểu thôi vì hiện Facebook đang bị xem như một thế lực siêu quốc gia, có thể bóp méo cả một nền dân chủ vững chãi như nước Mỹ qua cuộc bầu cử 2016: nếu hôm nay Facebook bắt nạt được Úc, nay mai Facebook cũng bắt nạt được mình.

Nguyên nhân

Google và Facebook chiếm hơn 66% số tiền chi cho quảng cáo trực tuyến và đã gây tác động lớn tới kỹ nghệ truyền thông Úc khi doanh thu giảm sút và liên tục sa thải nhân viên, tính từ năm 2014 đến năm 2020 thì chỉ trong 6 năm các hãng tin tức Úc đã cắt giảm 20% số lượng việc làm.

Nhiều năm qua, các hãng tin và các tờ báo đã tranh cãi với Facebook và Google về cách họ hiển thị nội dung của mình. Mất hàng tỷ Úc kim thu quảng cáo cho các nền tảng trực tuyến, các công ty truyền thông cho rằng Facebook và Google nên trả tiền để hiển thị nội dung của họ. Các công ty truyền thông cũng không ngớt vận động hành lang và do đó Chính phủ Úc tổ chức đàm phán nhằm đạt đến một bộ quy tắc, hướng đến một thỏa thuận tự nguyện giữa Google, Facebook và một số hãng khác với truyền thông Úc

Tháng Tư năm 2020 , Ủy ban Tiêu thụ và Cạnh tranh Úc (ACCC) đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc Google và Facebook này chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm của những hãng này.

Tuy nhiên cả Google và Facebook đều phản đối. Ông Campbell Brown – giám đốc giao tế của Facebook với các đối tác tin tức – cho rằng chính phủ Úc không nhận thức được bản chất của mối quan hệ giữa nền tảng của Facebook và các nhà phát hành tin tức. Theo ông Brown thì Facebook không ăn cắp các nội dung tin tức, mà chính các nhà phát hành đã lựa chọn chia sẻ thông tin trên Facebook. Từ việc tìm kiếm độc giả và người theo dõi đến tạo ra doanh thu, các cơ quan báo chí sẽ không dùng Facebook nếu nền tảng này không giúp gì được cho lợi nhuận của họ.

Ngày 14.5.2020 công ty truyền thông Nine Entertainment kêu gọi Google và các đại công ty kỹ thuật khác trả khoảng $US 400 triệu một năm cho các công ty truyền thông của Úc.

Trả lời phỏng vấn tạp chí The Australian Financial Review, cựu Tổng trưởng kinh tê Peter Costello, hiện là Chủ tịch Nine Entertainment, cho rằng “về bản chất” thì các công ty như Facebook hay Google “đang sử dụng sản phẩm do các công ty truyền thông tức tạo ra mà không trả phí tổn.”

Theo ông Costello, ACCC đã xác định rằng 10% trong tổng thu nhập của các công ty có được từ quảng cáo trong nội dung tin tức.

Tổng thu nhập này ước tính khoảng $6 tỷ một năm, tức khoảng US$3.9 tỷ. Do đó ông Costello cho rằng các công ty trên phải trả cho các tổ chức truyền thông của Úc 10% này.

Khi Google và Facebook vẫn không nhượng bộ, chính phủ Úc sẽ khẳng định sẽ làm tới và thông qua đạo luật này,

Ngày 18.1.2021 Tổng trưởng Kinh tế Josh Frydenberg khẳng định Chính phủ sẽ dụng một quy tắc bắt buộc nhằm “giải quyết tình trạng mất cân bằng trong quyền thương lượng” giữa các nền tảng kỹ thuật số và các công ty truyền thông.

Theo luật này thì Google và Facebook phải đàm phán với các công ty truyền thông Úc về lệ phí phải trả. Nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng 3 tháng thì vấn đề sẽ được một cơ quan trọng tài độc lập giải quyết trong vòng 45 ngày. Theo dự luật, hai công ty này sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới $10 triệu nếu không đối xử bình đẳng với các công ty truyền thông địa phương.

Bộ quy tắc “đầu tiên trên thế giới” này, dự kiến có hiệu lực trong năm nay, đã vấp phải sự phản đối mạnh của hai công ty này.

Chỉ hai tuần sau đó thì Google bắt đầu áp dụng biện pháp hạn chế thông tin với người sử dụng, đặc biệt là với các trang tin tức của Úc. Chặn số người tìm kiếm vào 
những trang tin thương mại lớn của Úc, trong đó có News Corp.

Tuy nhiên trong thông báo của mình Google cho biết những thay đổi trên chỉ là một trong số hàng chục ngàn thử nghiệm mà công ty này đang tiến hành. Phát ngôn viên của Google nêu rõ: “Hiện chúng tôi đang chạy một vài thử nghiệm, trong đó mỗi thử nghiệm sẽ hướng đến 1% người dùng ứng dụng tìm kiếm trên Google tại Úc để đánh giá những tác động lẫn nhau giữa các hãng truyền thông và ứng dụng tìm kiếm trên Google”.

Theo phát ngôn viên này thì Google năm 2018 công ty này đã đem lại giá trị ước tính $218 triệu cho các tờ báo Úc qua việc giới thiệu nội dung giúp tăng lưu lượng truy cập vào các trang tin.

Trước diễn biến này, Sydney Morning Herald (SMH) nhận định rằng Google đang biểu diễn quyền lực phi thường vô đối của mình như một công ty độc quyền, chứng tỏ với chính quyền Úc thấy rằng họ có thể tác động đến những gì mà người Úc có thể truy cập. Đồng thời, Google cũng đang chứng minh rằng công ty này có thể dễ dàng khiến các công ty truyền thông của Úc chống đối mình có biến mất khỏi Internet.

Tuy nhiên, sau đó Google đã thay đổi chiến lược, tuyên bố sẽ tìm kiếm sự hợp tác với những nhà xuất bản địa phương. Có tin cho hay là Google đồng ý trả cho Nine Entertainment $30 triệu mỗi năm và $30 triệu cho các công ty truyền thông khác.

Bây giờ thì đến lượt Facebook, hung dữ hơn, để tránh mất $60 triệu như Google!

Facebook bắt nạt Úc

Ngày 17.2.2021 Facebook thông báo hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Úc và chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cung cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Úc. Đây là một hành động thị uy để đáp trả dự luật truyền thông mới, theo đó hãng kỹ thuật khổng lồ (big tech) như Google hay Facebook phải thanh toán chi phí bản quyền cho cho các cơ sở đã sản xuất nội dung tin tức một khi đã liên kết nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm hay News Feed mạng xã hội.

Tin cho hay là quyết định này được đưa ra chớp nhoáng, theo lệnh của ông chủ Mark Zuckerberg, với lý do dự luật không định nghĩa rõ ràng “nội dung tin tức” là gì. Đồng thời Facebook khẳng định không thay đổi cam kết chống tin giả và sẽ khôi phục các trang bị xóa nhầm.

Trong khi chặn các trang tin tức, Facebook cũng gỡ bỏ nhiều trang của các tổ chức khẩn cấp, tổ chức y tế, tổ chức từ thiện, tiểu thượng và cơ quan thời tiết, khí hậu, điều mà sau đó đại diện Facebook tại Úc phải xin lỗi,

Đây là màn đáp trả của Facebook trước luật mới của Úc liên quan đến nội dung số đang được đề xuất thông qua. Luật này yêu cầu các công ty đa quốc gia phải trả tiền cho 
các công ty truyền thông Úc.

Nếu như Google đang dần đạt các thoả thuận thương mại với các hãng tin lớn, Facebook lại lựa chọn một cách phản ứng táo bạo hơn và điều này đang gây ra nhiều quan điểm trái chiều ở Úc.

Theo nhiều người thì quyết định của Facebook có thể sẽ gây phản tác dụng vì nó sẽ mất nhiều khách hàng ở Úc. Nó gây bất tiện cho một số lượng lớn người dùng vốn có thói quen xem tin tức từ Facebook.

Về mặt dài hạn, những người này trực tiếp tìm kiếm tin tức chủ động hơn khiến các hãng tin nổi tiếng được hưởng lợi. Nó sẽ khiến người “nghiện Facebook” sống quen với thực tế rằng họ có thể sẽ không được cập nhật tin tức hàng ngày trên mạng xã hội này.

Nhiều nhiều người Úc tỏ ra giận dữ, kêu gọi tẩy chay Facebook trên Twitter.

Thủ tướng Scott Morrison mô tả hành hành động của Facebook là một mối đe dọa.

Phát biểu với báo giới hôm 19.2, Thủ tướng Morrison mô tả hành động của Facebook ngăn người dùng tại Australia truy cập và chia sẻ tin tức là một mối đe dọa và làm “leo thang cuộc chiến”. Ông Morrison lưu ý rằng những hành động của Facebook sẽ chỉ xác nhận sự lo ngại của ngày càng nhiều nước về việc các công ty công nghệ lớn cho rằng mình có quyền hạn cao hơn Chính phủ và các quy định không áp dụng với họ.

Ông cho hay đã thảo luận tình hình hiện nay với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Phản ứng toàn cầu

Dân biểu Julian Knight, thuộc Đảng Bảo thủ Anh và là Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao nhận xét rằng đó là một trong những quyết định “ngu xuẩn nhất nhưng cũng đáng lo ngại nhất” của Facebook. Ông tuyên bố trên Skynews: “Việc Facebook chặn chia sẻ tin tức tại Úc là một hành động vô trách nhiệm. Nền tảng này cần nhanh chóng có hành động thay đổi nếu không muốn đối mặt với sự giận giữ của các nhà lập pháp toàn cầu”.

Dân biểu David Cicilline, Chủ tịch Ủy ban Chống độc quyền Hạ viện Mỹ, đăng trên Twitter rằng hành vi “đe dọa khiến cả một quốc gia phải quỳ gối đồng ý với các điều khoản của Facebook là sự thừa nhận cuối cùng của quyền lực độc quyền”.

Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault cũng cho rằng “hành động của Facebook là vô trách nhiệm và đã gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân Úc”.

Các hãng truyền thông đã nắm bắt cơ hội này để chỉ trích Facebook, nền tảng thống trị ngành kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số cùng với Google. Tại Đức, Liên đoàn các nhà xuất bản báo Đức (BDZV) đã kêu gọi các chính phủ hạn chế ảnh hưởng của Facebook.

Ông Dietmar Wolff, tổng giám đốc của BDZV cho biết “Đã đến lúc các chính phủ trên thế giới hạn chế sức mạnh thị trường của các nền tảng mạng xã hội”.

Ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters thì nhận định: “Đó là một sự minh họa cho sức mạnh phi thường mà một công ty tư nhân có được trong không gian công cộng. Nhiều chính phủ và chính trị gia trên khắp thế giới lo ngại về điều đó và muốn có sự giám sát trực tiếp hơn về chính trị và quy định đối với cách họ sử dụng quyền lực đó. Riêng tôi cho ràng vấn đề này khá là đang lo khi Facebook đơn phương đưa ra quyết định này mà không hề cảnh cáo hoặc áp dụng một giai chuyển tiếp, nhưng đó là một công ty tư nhân vì lợi nhuận và họ thực hiện làm những điều ma họ tin là vì có lợi cho mình”.

Ông Henry Faure Walker, Chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Tin tức của Anh, nói rằng hành động của Facebook cho thấy lý do tại sao các cơ quan quản lý cần phối hợp trên toàn cầu để tạo ra một “sân chơi thực sự bình đẳng giữa những gã khổng lồ kỹ thuật và các nhà xuất bản tin tức”. Ông khẳng định: “Những gì Facebook đã làm là một ví dụ kinh điển về một thế lực độc quyền đang cố gắng bảo vệ vị trí thống trị của mình”.

Chris Moos, thuộc Đại học Oxford, nhận xét rằng mâu thuẫn Úc-Facebook xoay quanh việc tái đàm phán một mối quan hệ đã căng thẳng suốt nhiều năm.

Theo ông thì hiện dù Facebook đang nắm ưu thế, nhưng mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ đánh mất sự hấp dẫn của mình nếu không có các nội dung tin tức chuyên nghiệp. Chuyên gia Moos cho rằng các cơ quan báo chí và Facebook đều cần đến nhau, hai bên đều có động lực để hợp tác đi đến đồng thuận.

Ngày 20.2.2020 Thủ tướng Morrison thông báo Facebook đã trở lại bàn đàm phán. Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Morrison cho biết: “Facebook tạm thời kết bạn với chúng tôi một lần nữa. Điều tôi cảm thấy hài lòng là việc họ quay trở lại bàn đàm phán”.

Nhưng ngay hôm sau, chính phủ Úc còn tỏ thái độ cứng rắng hơn. Ngày 21.2,Tổng trưởng Y tế Greg Hunt cho biết sẽ không quảng bá chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 trên Facebook. Một ngày sau nữa, Tổng trưởng Tài chính Simon Birmingham thông báo lệnh cấm sẽ mở rộng trên toàn bộ cơ quan chính phủ. Phát biểu trên Radio National, ông nói sẽ rút quảng cáo do Facebook thực hiện hành vi tồi tệ, tìm cách thể hiện quyền lực hay gây ảnh hưởng đến hệ thống dân chủ của đất nước. “Chúng ta sẽ không khoan nhượng. Chúng ta sẽ đứng trên lập trường của quy định và xem xét tất cả các quảng cáo”.

Trong tài khóa 2019-2020 Chính phủ liện bang chi $42 triệu cho quảng cáo trực tuyến trong đó Facebook hưởng hết 25%, như vậy, hành động của chính phủ có thể khiến Facebook thiệt hại đáng kể.

Canh bạc rủi ro


Bằng cách cắt đứt nguồn tiếp cận tin tức của hơn 13 triệu người khách hàng tại Úc, Facebook muốn đưa ra thông điệp cứng rắn: dỡ bỏ các rào cản hoặc chìm trong bóng tối. Tuy nhiên đây lại là canh bạc đầy may rủi. Hành động bắt nạt này đẩy cả công dân và chính trị gia trên cả nước, cùng các chính phủ trên khắp thế giới, ủng hộ biện pháp cứng rắn với kẻ bắt nạt.

Theo Stephen Scheeler – cựu giám đốc điều hành của Facebook tại Australia và New Zealand, Facebook đang đánh một canh bạc lớn, “bằng cách thực hiện đường lối cứng rắn với

Úc là một cường quốc hạng trung và việc Facebook làm bẽ mặt Úc đã gây phản tác dụng với sự phẫn nộ trên toàn cầu và biện pháp trả đũa sát sao của Úc,

Hiện tại Facebook chỉ còn hai lựa chọn. Một là thỏa thuận với các hãng thông tấn như cách Google đã làm, chấp nhận mình ăn cơm thì phải để thiên hạ ăn cháo, không thể cho họ uống nước lã. Không muốn thế thì tốt nhất là cuốn gói.

Giới phân tích tin rằng cuối cùng thì Facebook cũng theo gương Google là sớm thỏa hiệp với chính quyền Úc để bảo đảm vị thế thống trị trong lĩnh vực thông tin trực tuyến.

Nhưng vấn đề không chỉ là xung đột tiền bạc với Úc. Facebook còn đối mặt với vấn nạn lớn là tin giả.

Facebook sẽ chết vì lưỡi dao của mình?

Nhiều người mê Facebook vì tin giả và Facebook sống tốt cũng nhờ tin giả, nhưng có lẽ Facebook sẽ bị bao vây và cô lập vì tin giả.

Quỹ đầu tư Munro Partners tại Melboure với tổng số vôn $3.7 tỷ đã tẩy chay Facebook tuy nhiên cho rằng chuyện đại công ty này cãi vã với chính phủ Úc chỉ là phần nổi của tảng băng chìm: cái chính là do Facebook sống bằng tin giả.

Giám đốc đầu tư của Munro Partners, ông Nick Griffin, cho biết quỹ này đã đầu tư mạnh vào cổ phiếu của Facebook vào năm 2012 khi công ty này niêm yếu trên thị trường chứng khoán Nasdaq, trở thành một trong năm loại cổ phiếu lâu dài hàng đầu của công ty. Tuy nhiên trong vòng hai qua công ty đã bán tháo bán đổ cổ phiếu của Facebook và riêng trong tháng qua đã bán nốt số cổ phiếu còn lại là $130 triệu.

Theo ông Griffin thì xung đột của Facebook với chính phủ liên bang Úc chỉ là một trong “hàng ngàn cuộc xung đột” mà công ty này đang đối mặt trên toàn thế giới. Ông nói: “Tại Mỹ quý vị không thể nào thuyết phục hai đảng đồng ý bất cứ điều gì, bất cứ ở đâu. Từ chuyện khí hậu biến đổi đến chính sách thú. Nhưng cả hai đảng đều đống ý rằng mạng xã hội là một trở ngai. Và họ muốn áp chế nó.”

Ông Griffin cho rằng cốt lõi của vấn đề là những quan điểm của giám đốc điều hành Mark Zuckerberg, trong đó có việc thoái thác trách nhiệm giám sát. Trong khi đa số truyền thông trên thế giới đều chịu trách nhiệm về những nội dung minh đăng tải, còn Facebook thì không và do đó sẽ phải có sự thay đổi. Sự thật là Facebook đang trở thành kẻ thù của mọi chính quyền trên thế giới vì vấn đề tin giả.

Chính điều này khiến ông Griffin lơ sợ cho tương lai của cổ phiếu Facebook, đợi khi bán sạch cổ phiếu của công ty này, ông mới dám nói ra lý do!

https://vietluan.com.au/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét