Trung Quốc: Sự thất bại của Ngoại giao chiến lang
Đinh Trầm Ca 2021-03-27 - Với sự thúc đẩy “tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình” gần đây, người ta có thể đoán được rằng tư tưởng này sẽ vẫn là chuẩn mực mới của ngoại giao Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục khẳng định theo hướng “chiến lang” này. Tuy nhiên, cho dù nó có hiệu quả trong việc đề cao chủ nghĩa dân tộc ở trong nước, thì những kết quả của nó trên bình diện quốc tế tỏ ra hoàn toàn phản tác dụng.Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của
Trung Quốc tại Thượng đỉnh Mỹ Trung ở Alaska hôm 18/3/2021
“Ngoại giao chiến lang” của Trung QuốcHình ảnh Dương Khiết Trì “mồm phùng má trợn” nói “sùi bọt mép”, tay chỉ trỏ như sắp đánh lộn trong cuộc đối thoại Mỹ - Trung tại Alaska hồi tuần trước được đài truyền hình Trung Quốc CCTV chiếu đi chiếu lại. Hình ảnh này tiêu biểu rất rõ cho kiểu “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc muốn thể hiện rằng, giờ đây họ đã chuẩn bị trở thành “siêu cường” cho nên không cần tuân thủ các nghi lễ và truyền thống ngoại giao quốc tế của thế giới nữa.
Trước làn sóng chỉ trích của quốc tế, nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ hiếu chiến, tố cáo các chính trị gia và "các phương tiện truyền thông phương Tây chống Trung Quốc" trên các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội phương Tây. Động thái phản công này nhằm bác bỏ những chỉ trích chống lại Trung Quốc, và xoay chuyển thành những chỉ trích chống lại các cường quốc nước ngoài. Từ tháng 4/2020, kiểu truyền thông hung hăng này được báo giới gọi là “ngoại giao chiến lang”, với sự liên tưởng đến bộ phim "Chiến lang 2" (Wolf Warrior 2), ra mắt năm 2017 và trở thành bộ phim ăn khách nhất ở Trung Quốc.
Gương mặt điển hình của “các chiến lang” chắc chắn là Phó vụ trưởng Vụ thông tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên: ông đã gây sự chú ý khi nhiều lần đặt câu hỏi hoài nghi về nguồn gốc của virus và gợi ý rằng nó được phát triển trong một phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ và sau đó được đưa vào Trung Quốc. Và một tin đồn như vậy đã được mạng lưới ngoại giao Trung Quốc lan truyền khắp thế giới.
Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Dương Khiết Trì
tại thượng đỉnh Mỹ Trung ở Alaska hôm 18/3/2021. AP
Ở nước ngoài, nhiều đại sứ quán và các trưởng cơ quan đại diện đã triển khai một chiến dịch truyền thông chưa từng có bằng cách tranh luận trên các trang web của họ và phát biểu thường xuyên trên các phương tiện truyền thông của nước sở tại, như Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Canada; nhưng Pháp chắc chắn là nơi họ tỏ rõ thái độ gay gắt nhất.
Mùa Xuân 2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã tổ chức 5 diễn đàn công kích giới truyền thông, các chuyên gia và các chính trị gia phương Tây, cáo buộc họ tìm cách “vu khống” và “bôi nhọ hình ảnh” Trung Quốc. Trong số những bình luận gây tranh cãi nhất, đại sứ quán Trung Quốc đã khẳng định “nhà cầm quyền Đài Loan được hơn 80 nghị sĩ Pháp ủng hộ trong một tuyên bố đồng ký tên, thậm chí đã dùng từ ‘negro’ (mọi đen) để công kích Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus", hay “các nhân viên điều dưỡng của các cơ sở lưu trú dành cho người cao tuổi sống lệ thuộc (EHPAD) đã đồng loạt rời bỏ nhiệm sở, để nhiều người già chết vì đói và bệnh tật”. Bài viết này, đăng ngày 12/4 trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc, đã khiến đại sứ nước này bị triệu tập tới Bộ Ngoại giao Pháp.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài đã ồ ạt đăng tải những phát biểu chính thức của Bắc Kinh về thành công đối phó với đại dịch của Trung Quốc, và về viện trợ y tế mà Trung Quốc cung cấp cho phần còn lại của thế giới (họ không ngần ngại đánh đồng việc cho với bán thiết bị y tế): chiến lược “ngoại giao khẩu trang" nổi tiếng.
Ngoài sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống, hiện tượng mới là các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng mạng xã hội Twitter và Facebook (vốn bị cấm ở Trung Quốc), điều này cho phép họ đáp trả những chỉ trích một cách trực tiếp hơn và ít che đậy hơn. Dĩ nhiên, một trong những vấn đề gây quan tâm nhất trên mạng xã hội là nguồn gốc virus. Các tài khoản ngoại giao Trung Quốc trên mạng đã không ngừng tìm cách công kích, thường với thái độ hung hăng, phát biểu về "virus Trung Quốc" chủ yếu của Donald Trump. Sau khi con trai Tổng thống Bolsonaro trên Twitter gọi virus SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc”, Đại sứ Trung Quốc tại Brazil đã đáp trả: “Trong lần trở về từ Miami, bạn đã không may nhiễm phải một loại virus tâm thần, hủy hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta”. Đối với các quan chức Venezuela, những người cũng đã đề cập đến “virus Trung Quốc”, Đại sứ Trung Quốc tại Venezuela trả lời: “Hãy nhanh chóng tìm cách điều trị thích hợp. Bước đầu tiên là đeo khẩu trang và câm miệng”.
Thái độ hung hăng và khiêu khích hơn của các nhà ngoại giao Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông nước ngoài có thể được nhận thấy ngay từ năm 2019 và ngày càng gia tăng kể từ đó, thường với những lời lẽ dọa nạt: Tháng 11/2019, khi Quế Mẫn Hải, một nhà văn Thụy Điển gốc Hoa, được trao giải thưởng của hiệp hội bảo vệ quyền tự do ngôn luận PEN Thụy Điển, Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Quê Tùng Hữu đã tuyên bố trên một đài phát thanh công cộng: “Một số người ở Thụy Điển đừng hy vọng có được sự thoải mái sau khi họ đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và những lợi ích của Trung Quốc”.
Tháng 1/2019, trước chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc đến Đài Loan, Đại sứ quán Trung Quốc đã gửi một thông điệp với lời lẽ đe dọa tới Tổng thống Cộng hòa Séc: “Các công ty Séc có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc sẽ phải trả giá vì chuyến thăm Đài Loan của Tổng thống Kubera. Cuối cùng, chuyến thăm đã không diễn ra do Kubera qua đời, nhưng người kế nhiệm của ông đã đến Đài Loan vào tháng 8/2020. Trong chuyến thăm châu Âu, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi đó đã tuyên bố rằng Tổng thống Séc sẽ "phải trả giá đắt cho hành động thiển cận và hành vi thao túng chính trị của ông.”
Hiệu ứng ngược của “ngoại giao chiến lang”
Đặc thù của ngoại giao là đại diện cho hình ảnh một quốc gia và thúc đẩy các quan hệ song phương, do vậy, người ta có thể tự hỏi về tác động của chính sách "ngoại giao chiến lang" đối với hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài. Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19, việc áp đặt luật an ninh quốc gia và đàn áp các phong trào dân chủ ở Hong Kong, những tiết lộ mới về kiểm soát sinh đẻ và lao động cưỡng bức ở Tân Cương, cùng với các dã tâm và hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia mà Trung Quốc đang thúc đẩy “ngoại giao chiến lang”. Tài khoản Facebook bằng tiếng Việt của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM liên tục tung ra các bài viết tiếng Việt để bôi xấu Mỹ và phương Tây, đồng thời cảnh báo, đe doạ Việt Nam khi Việt Nam thúc đẩy các quan hệ với các quốc gia này. Ngoài ra, Trung Quốc còn thuê các “dư luận viên” vào viết những nhận xét chửi bới tục tĩu các quốc gia phương Tây, đề cao Trung Quốc.
Tuy nhiên, các hành động hung hăng, coi thường luật pháp quốc tế, muốn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đã khiến người dân Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam ngày càng chán ghét Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài đã ồ ạt đăng tải những phát biểu chính thức của Bắc Kinh về thành công đối phó với đại dịch của Trung Quốc, và về viện trợ y tế mà Trung Quốc cung cấp cho phần còn lại của thế giới (họ không ngần ngại đánh đồng việc cho với bán thiết bị y tế): chiến lược “ngoại giao khẩu trang" nổi tiếng.
Ngoài sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống, hiện tượng mới là các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng mạng xã hội Twitter và Facebook (vốn bị cấm ở Trung Quốc), điều này cho phép họ đáp trả những chỉ trích một cách trực tiếp hơn và ít che đậy hơn. Dĩ nhiên, một trong những vấn đề gây quan tâm nhất trên mạng xã hội là nguồn gốc virus. Các tài khoản ngoại giao Trung Quốc trên mạng đã không ngừng tìm cách công kích, thường với thái độ hung hăng, phát biểu về "virus Trung Quốc" chủ yếu của Donald Trump. Sau khi con trai Tổng thống Bolsonaro trên Twitter gọi virus SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc”, Đại sứ Trung Quốc tại Brazil đã đáp trả: “Trong lần trở về từ Miami, bạn đã không may nhiễm phải một loại virus tâm thần, hủy hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta”. Đối với các quan chức Venezuela, những người cũng đã đề cập đến “virus Trung Quốc”, Đại sứ Trung Quốc tại Venezuela trả lời: “Hãy nhanh chóng tìm cách điều trị thích hợp. Bước đầu tiên là đeo khẩu trang và câm miệng”.
Thái độ hung hăng và khiêu khích hơn của các nhà ngoại giao Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông nước ngoài có thể được nhận thấy ngay từ năm 2019 và ngày càng gia tăng kể từ đó, thường với những lời lẽ dọa nạt: Tháng 11/2019, khi Quế Mẫn Hải, một nhà văn Thụy Điển gốc Hoa, được trao giải thưởng của hiệp hội bảo vệ quyền tự do ngôn luận PEN Thụy Điển, Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Quê Tùng Hữu đã tuyên bố trên một đài phát thanh công cộng: “Một số người ở Thụy Điển đừng hy vọng có được sự thoải mái sau khi họ đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và những lợi ích của Trung Quốc”.
Tháng 1/2019, trước chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc đến Đài Loan, Đại sứ quán Trung Quốc đã gửi một thông điệp với lời lẽ đe dọa tới Tổng thống Cộng hòa Séc: “Các công ty Séc có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc sẽ phải trả giá vì chuyến thăm Đài Loan của Tổng thống Kubera. Cuối cùng, chuyến thăm đã không diễn ra do Kubera qua đời, nhưng người kế nhiệm của ông đã đến Đài Loan vào tháng 8/2020. Trong chuyến thăm châu Âu, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi đó đã tuyên bố rằng Tổng thống Séc sẽ "phải trả giá đắt cho hành động thiển cận và hành vi thao túng chính trị của ông.”
Hiệu ứng ngược của “ngoại giao chiến lang”
Đặc thù của ngoại giao là đại diện cho hình ảnh một quốc gia và thúc đẩy các quan hệ song phương, do vậy, người ta có thể tự hỏi về tác động của chính sách "ngoại giao chiến lang" đối với hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài. Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19, việc áp đặt luật an ninh quốc gia và đàn áp các phong trào dân chủ ở Hong Kong, những tiết lộ mới về kiểm soát sinh đẻ và lao động cưỡng bức ở Tân Cương, cùng với các dã tâm và hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia mà Trung Quốc đang thúc đẩy “ngoại giao chiến lang”. Tài khoản Facebook bằng tiếng Việt của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM liên tục tung ra các bài viết tiếng Việt để bôi xấu Mỹ và phương Tây, đồng thời cảnh báo, đe doạ Việt Nam khi Việt Nam thúc đẩy các quan hệ với các quốc gia này. Ngoài ra, Trung Quốc còn thuê các “dư luận viên” vào viết những nhận xét chửi bới tục tĩu các quốc gia phương Tây, đề cao Trung Quốc.
Tuy nhiên, các hành động hung hăng, coi thường luật pháp quốc tế, muốn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đã khiến người dân Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam ngày càng chán ghét Trung Quốc.
Các tàu dân quân biển của Trung Quốc ở đá Ba Đầu,
quần đảo Trường Sa, hôm 23/3/2021. Hình vệ tinh của Maxar/AP
Những hình ảnh mới đây mà Philippines tung ra cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng “chiến thuật vùng xám” với sự xuất hiện của các tàu dân quân biển nhằm quấy phá và xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác. Chính những hành động này đã khiến tâm lý “bài Trung Quốc” ngày càng gia tăng ở các nước Đông Nam Á.
Một cuộc thăm dò dư luận khác do Trung tâm Nghiên cứu ASEAN (ISEAS) của Singapore công bố hôm 10/2/2021 cho thấy tỷ lệ tín nhiệm của người dân Đông Nam Á đối với Trung Quốc đã "lao dốc", xuống còn 38,5% thay vì 46,6% cách đây đúng 1 năm. Tệ hơn, có tới 62,4% những người được hỏi bày tỏ lo ngại khi thấy Trung Quốc quân sự hóa các hải đảo ở Biển Đông và đánh giá đó là những hành động “hung hăng”. Cũng đa số những người được tham khảo ý kiến tỏ vẻ lo ngại trước việc Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực Biển Đông.
Đối với riêng người Việt Nam thì đa số rất lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc; 90.4% lo ngại về ảnh hưởng kinh tế (ASEAN = 72.3%) và càng lo ngại về ảnh hưởng chính trị và chiến lược của Bắc Kinh (97.7%) (ASEAN = 88.6%); Trong khi đó số người Việt có thiện cảm và chào đón Hoa Kỳ tăng từ 76.7% năm ngoái lên 91.7% năm nay. Trong những vấn đề cụ thể như Biển Đông, thái độ chống Trung Quốc thân Hoa Kỳ của người Việt Nam càng thể hiện rõ: 76% người Việt lo ngại Trung Quốc quân sự hóa và hung hăng trên Biển Đông (ASEAN = 62.4%); 84.6% người Việt phản đối Trung Quốc xâm lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng ở Biển Đông (ASEAN = 59.1%).
Kết luận
Bộ mặt mới của ngoại giao Trung Quốc năm 2020 được đặt nền móng trên chiến lược ngoại giao do Tập Cận Bình phát triển kể từ khi ông lên nắm quyền. Chiến lược này xa rời nguyên tắc “giấu mình chờ thời” có từ thời Đặng Tiểu Bình, cũng như những nỗ lực xây dựng quyền lực mềm trong những năm 2000. Với sự thúc đẩy “tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình” gần đây, người ta có thể đoán được rằng tư tưởng này sẽ vẫn là chuẩn mực mới của ngoại giao Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục khẳng định theo hướng “chiến lang” này. Tuy nhiên, cho dù nó có hiệu quả trong việc đề cao chủ nghĩa dân tộc ở trong nước, thì những kết quả của nó trên bình diện quốc tế tỏ ra hoàn toàn phản tác dụng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/the-failure-of-wolf-warrior-diplomacy-03272021102736.html
An buoi cho no(TQ) no sap ba chu the gioi roi ---deo hanh dong thi hoi khong kip ---phai bop chet tu trong trung ,hehe
Trả lờiXóa