Báo chí nhà nước đăng nhiều bài tưởng nhớ trận Gạc Ma, gây ngạc nhiên
15/03/2021 - Truyền thông Việt Nam trong các ngày 13 và 14/3 gây ngạc nhiên trong dư luận khi đăng và phát sóng nhiều tin, bài tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh khi bảo vệ một cụm đảo ở Trường Sa và chỉ đích danh Trung Quốc gây ra cuộc tấn công cách nay 33 năm.Các nhà hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Mac
tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội, 14/3/2021
Trong loạt phóng sự mới đăng, đài VOV tường thuật rằng vào rạng sáng 14/3/1988, các chiến sĩ hải quân Việt Nam cùng một số tàu vận tải đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và xây dựng ở cụm đảo Cô Lin-Len Đao-Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa thì bị các tàu chiến hạng nặng của Trung Quốc tấn công. Cuộc đụng độ không cân sức có kết cuộc là 64 chiến sĩ Việt Nam tử chiến, Việt Nam giữ được Cô Lin và Len Đao, Trung Quốc chiếm Gạc Ma.VOV nhấn mạnh sự kiện kể trên “đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt”.
Một loạt cơ quan báo chí khác, trong đó có Tuổi Trẻ, Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Người Lao Động, Tiền Phong, VNExpress, v.v… cũng nhắc lại sự kiện và nêu cụ thể rằng vào sáng 14/3/1988, quân Trung Quốc nã đạn pháo vào đảo, vào các tàu công binh, tàu hải quân Việt Nam để cưỡng chiếm đá Gạc Ma.
Bên cạnh các tin bài nhắc nhở về cuộc đụng độ, các đài báo nhà nước Việt Nam cũng đưa tin về các hoạt động tưởng niệm chính thức tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Dư luận trong nước bày tỏ thái độ tích cực trên mạng xã hội về việc báo đài nhà nước đăng, phát tin bài rộng rãi về trận Gạc Ma và nêu đích danh Trung Quốc, một sự thay đổi đáng kể so với những năm trước.
Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra nhận xét trên Facebook rằng “năm nay có vẻ khác mọi năm” và bình luận thêm rằng “ghi nhận một bước tiến bộ”.
Nhà báo-nhà thơ Lưu Trọng Văn mô tả rằng ngày 14/3 “có thể nói là ngày hội đồng Tâm, đồng Lòng của truyền thông Nhà nước và truyền thông Dân” với việc có “các tin, bài, ảnh, clip tràn ngập về ngày cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma”.
Tượng đài tưởng nhớ sự kiện Gạc Ma, đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa
Cũng bày tỏ quan điểm qua Facebook, nhà báo tự do Nguyễn Đình Ấm nói ông hoan nghênh lãnh đạo Việt Nam năm nay “cho phép truyền thông quốc doanh nói sự thật” về sự kiện Gạc Ma.
Tuy nhiên, ông Ấm nói thêm rằng khi một số người thuộc giới tranh đấu tại Hà Nội tưởng niệm sự kiện này, họ vẫn bị an ninh nhà nước và hai dư luận viên phá đám.
Hai nhà hoạt động thúc đẩy tiến bộ xã hội Trương Văn Dũng và Lã Việt Dũng xác nhận với VOA rằng họ và 9 nhà hoạt động khác đến tượng đài vua Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm, Hà Nội, vào sáng hôm 14/3 để thắp hương, cắm hoa tưởng niệm các liệt sĩ trận Gạc Ma.
Tại đó, họ bị một vài người thân chính quyền trong nhóm có tên là VietVision khiêu khích, phá rối. Những người đó không phải là các nhân viên an ninh nhà nước, ông Lã Việt Dũng cho hay.
Ông Trương Văn Dũng cho VOA biết rằng các nhà hoạt động không bị giới an ninh nhà nước canh hay bị chặn không cho ra khỏi nhà như những năm trước, và buổi tưởng niệm của hơn 10 nhà tranh đấu đã diễn ra thành công.
Nhận xét về việc truyền thông nhà nước đưa tin rộng rãi cũng như nêu đích danh Trung Quốc đã thảm sát binh sĩ Việt Nam và chiếm Gạc Ma, ông Trương Văn Dũng nói:
“Có thể thấy rõ họ cởi mở, thông thoáng hơn. Tôi không biết về nội bộ của họ nhưng có lẽ có sự chỉ đạo. So với trước, nhận thức của họ nay khá hơn”.
Theo quan sát của VOA, trong các năm trước, chỉ một số ít đơn vị truyền thông nhà nước Việt Nam đăng tin bài kỷ niệm trận Gạc Ma và thường không nêu tên Trung Quốc.
Ông Lã Việt Dũng bình luận về sự thay đổi trong năm nay:
“Tôi ngạc nhiên về việc họ cởi mở. Truyền thông đại chúng, kể cả truyền hình nói nhiều về Gạc Ma. Có thể hai đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc có vấn đề. Khi họ hòa thuận, Việt Nam thường nói ít hoặc ỉm đi, hoặc chặn việc tưởng niệm của giới tranh đấu chúng tôi”.
Trong bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Lưu Trọng Văn nhận định rằng việc báo chí Việt Nam mạnh miệng nói về sự kiện Gạc Ma “chắc chắn có sự bật đèn xanh” của Ban Tuyên giáo thuộc Đảng Cộng sản.
Vẫn ông Văn suy luận rằng điều này liên quan đến vai trò của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, tân Trưởng ban Tuyên giáo, người bắt đầu nắm chức này cách đây chưa đầy 1 tháng.
Ông Võ Văn Thưởng trao quyết định của Bộ Chính trị và tặng hoa Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Photo QDND
Một số người khác cũng bình luận rằng có sự thay đổi trong cách đưa tin về Gạc Ma là do một tướng quân đội lên nắm Ban Tuyên giáo.
Đúng, thấy rõ họ có sự thay đổi từ Ban Tuyên giáo. Nhận xét của mọi người cũng có lý. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng họ trong cùng một đảng cả, vì vậy, sự thay đổi này có lẽ không phải chỉ là riêng của Tuyên giáo mà do cả một hệ thống. Ông Trương Văn Dũng
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng tỏ ra đồng tình với quan điểm này. Ông nói với VOA:
“Đúng, thấy rõ họ có sự thay đổi từ Ban Tuyên giáo. Nhận xét của mọi người cũng có lý. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng họ trong cùng một đảng cả, vì vậy, sự thay đổi này có lẽ không phải chỉ là riêng của Tuyên giáo mà do cả một hệ thống”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Lã Việt Dũng có suy nghĩ khác. Ông nói:
“Tôi không nghĩ vấn đề là như vậy. Có lẽ do có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc chứ một ông tướng không quyết định được. Thường là họ phải họp bàn khá kỹ trong Bộ Chính trị. Trước đây, hai đảng cộng sản đã thỏa thuận không nhắc đến quá khứ. Cho nên, tôi nghĩ rằng diễn biến trên báo chí vừa qua là do có vấn đề trong quan hệ hai đảng”.
Hai ông Lã Việt Dũng và Trương Văn Dũng nói thêm rằng việc phía chính quyền vẫn sử dụng dư luận viên để phá rối hoạt động tưởng niệm của giới tranh đấu vì tiến bộ xã hội cho thấy rằng nhà nước vẫn muốn độc quyền chân lý, độc quyền sự thật, không muốn người dân có các hoạt động tự phát.
Một số người khác cũng bình luận rằng có sự thay đổi trong cách đưa tin về Gạc Ma là do một tướng quân đội lên nắm Ban Tuyên giáo.
Đúng, thấy rõ họ có sự thay đổi từ Ban Tuyên giáo. Nhận xét của mọi người cũng có lý. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng họ trong cùng một đảng cả, vì vậy, sự thay đổi này có lẽ không phải chỉ là riêng của Tuyên giáo mà do cả một hệ thống. Ông Trương Văn Dũng
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng tỏ ra đồng tình với quan điểm này. Ông nói với VOA:
“Đúng, thấy rõ họ có sự thay đổi từ Ban Tuyên giáo. Nhận xét của mọi người cũng có lý. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng họ trong cùng một đảng cả, vì vậy, sự thay đổi này có lẽ không phải chỉ là riêng của Tuyên giáo mà do cả một hệ thống”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Lã Việt Dũng có suy nghĩ khác. Ông nói:
“Tôi không nghĩ vấn đề là như vậy. Có lẽ do có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc chứ một ông tướng không quyết định được. Thường là họ phải họp bàn khá kỹ trong Bộ Chính trị. Trước đây, hai đảng cộng sản đã thỏa thuận không nhắc đến quá khứ. Cho nên, tôi nghĩ rằng diễn biến trên báo chí vừa qua là do có vấn đề trong quan hệ hai đảng”.
Hai ông Lã Việt Dũng và Trương Văn Dũng nói thêm rằng việc phía chính quyền vẫn sử dụng dư luận viên để phá rối hoạt động tưởng niệm của giới tranh đấu vì tiến bộ xã hội cho thấy rằng nhà nước vẫn muốn độc quyền chân lý, độc quyền sự thật, không muốn người dân có các hoạt động tự phát.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-chi-nha-nuoc-dang-nhieu-bai-tuong-nho-tran-gac-ma-gay-ngac-nhien/5814552.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét