Các chính phủ đang ‘nói dối’ về CPI - Người nghèo đang nghèo đi rất nhanh sau các gói hỗ trợ xa hoa
FB Tâm Minh • Chúng ta đều biết rằng lạm phát ngày hôm nay sẽ chuyển thành tăng giá trên diện rộng vào ngày mai, nó thêm trầm trọng bởi vòng luẩn quẩn mà nó tạo ra. Và lạm phát đã xuất hiện tại nhiều ngóc ngách trong nền kinh tế thế giới và trong nước. Các chính phủ đang ‘nói dối’ chúng ta về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và người nghèo đang nghèo đi nghiêm trọng sau các gói hỗ trợ xa hoa.Bong bóng bất động sản tại Trung Quốc rất lớn, biểu hiện ở giá bất động sản tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng thu nhập bình quân của dân cư. (Ảnh: Getty)
Những người hoài nghi cho rằng việc tăng giá phần lớn chỉ là sự bứt phá hoặc tắc nghẽn tạm thời tại một khu vực nào đó trong nền kinh tế.
Ở một số nơi của nền kinh tế thế giới, lạm phát đã đến
Sau đây là một số quốc gia và lĩnh vực đã chứng kiến sự gia tăng giá cả - và cách chúng kết nối với bức tranh lạm phát rộng lớn hơn.
Kỳ vọng lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, và con số lạm phát ở Đức và Hoa Kỳ trong tháng 01/2021 đặc biệt đáng lo ngại vì hai lý do: lạm phát tăng nhanh hơn so với ước tính của các ngân hàng trung ương và chính phủ, và nó chỉ được giữ ở mức thấp bởi một thành phần giá năng lượng, mà nhiều khả năng sẽ tăng trong những tháng tiếp theo sau khi giá dầu phục hồi 22% trong hai tháng đầu năm 2021; và hầu hết các mặt hàng đều tăng từ 3% đến 7% trong cùng thời kỳ, theo Bloomberg.
Chỉ số giá bán buôn của Đức đã tăng 2,1% trong tháng 01/2021 so với 0,6% trong tháng 12/2020. Đây là mức cao nhất trong 10 năm. Thông tin chi tiết thậm chí còn đáng lo ngại hơn: giá thịt (+3,5%), trái cây (+3,2%) và rau (+3,1%) - đang tăng ở mức chưa từng thấy trong một thập kỷ, và điều này cho thấy những giá này không giảm trong một cách đáng kể vào năm 2020.
Giá thuê ròng tăng 1,3%, dịch vụ tiện ích xã hội tăng 6%; bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giao thông tăng 3,4%. Hãy nhớ rằng chỉ số giá bán buôn của Đức được giữ ở mức thấp do thành phần năng lượng giảm hơn 3%. Tuy nhiên, chưa có công dân Đức nào chứng kiến mức giảm 3% sau thuế và phụ phí trong hóa đơn mua điện và xăng dầu của họ.
Ở Hoa Kỳ tình hình cũng tương tự. Kỳ vọng lạm phát đang ở mức cao nhất trong bảy năm. Tuy nhiên, theo Deutsche Bank, chi phí cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhà ở đang tăng nhanh hơn lương thực tế và CPI công bố. Trên thực tế, theo chuyên viên Torsten Slok của Deutsche Bank, kể từ năm 2000, những mức giá này đã tăng nhanh hơn từ 2 đến 2,5 lần so với CPI chính thức.
Không phải ngẫu nhiên mà khu vực đồng euro đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn chống lại sự gia tăng chi phí sinh hoạt, trong khi chúng ta đọc được rằng “không có lạm phát” trên truyền thông, cũng như trong các số liệu vĩ mô được công bố. Nhưng ít nhất, điều này là thiếu thận trọng khi nói rằng không có lạm phát - nếu không tính đến việc gia tăng hàng hóa và dịch vụ không thể tái tạo (tiền thuê nhà, thực phẩm tươi sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, v.v.) và giá các tài sản tài chính tăng vọt nhờ chính sách này.
Giá cả của những hàng hoá này không có hoặc có với tỷ trọng thiếu tương xứng trong rổ tính lạm phát của các nền kinh tế. Đó chính là lý do người dân đã nghèo đi vì lạm phát nhưng chính quyền và truyền thông không thấy thế.
Lãi suất thấp và sự mở rộng việc làm tại nhà đang thúc đẩy thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia bùng nổ, đặc biệt là Mỹ và Anh. Do đi vay rẻ, sự lan rộng của việc làm tại nhà, giá nhà đã tăng vọt tại các nước này. Cho đến nay, nhìn chung chưa có mức tăng chi phí thuê tương đương - nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra sau đó.
Trong cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Fed tại New York, giá thuê dự kiến sẽ tăng 9% vào tháng Hai. Lợi nhuận thu được từ chủ nhà và giá thuê nhà cao hơn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng. Giá nhà tăng vọt cũng khiến việc sở hữu nhà ở với tầng lớp trẻ càng trở nên xa vời và khoảng cách giàu nghèo càng mở rộng hơn.
Hơn một thập kỷ qua, lạm phát đã không thể bùng nổ, chưa bao giờ có biểu hiện, bất chấp kích thích kinh tế tràn lan và chính sách tiền tệ giá rẻ trên toàn cầu. Bởi vậy, các gói kích thích kinh tế xa xỉ trong đại dịch Covid-19 sẽ chẳng thấm vào đâu.
Nhưng sự thật là lạm phát đã đến, đâu đó trong các phân khúc hàng hoá và khu vực kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng sự thật là lạm phát đã đến, đâu đó trong các phân khúc hàng hoá và khu vực kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Ở một số nơi của nền kinh tế thế giới, lạm phát đã đến
Sau đây là một số quốc gia và lĩnh vực đã chứng kiến sự gia tăng giá cả - và cách chúng kết nối với bức tranh lạm phát rộng lớn hơn.
Kỳ vọng lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, và con số lạm phát ở Đức và Hoa Kỳ trong tháng 01/2021 đặc biệt đáng lo ngại vì hai lý do: lạm phát tăng nhanh hơn so với ước tính của các ngân hàng trung ương và chính phủ, và nó chỉ được giữ ở mức thấp bởi một thành phần giá năng lượng, mà nhiều khả năng sẽ tăng trong những tháng tiếp theo sau khi giá dầu phục hồi 22% trong hai tháng đầu năm 2021; và hầu hết các mặt hàng đều tăng từ 3% đến 7% trong cùng thời kỳ, theo Bloomberg.
Chỉ số giá bán buôn của Đức đã tăng 2,1% trong tháng 01/2021 so với 0,6% trong tháng 12/2020. Đây là mức cao nhất trong 10 năm. Thông tin chi tiết thậm chí còn đáng lo ngại hơn: giá thịt (+3,5%), trái cây (+3,2%) và rau (+3,1%) - đang tăng ở mức chưa từng thấy trong một thập kỷ, và điều này cho thấy những giá này không giảm trong một cách đáng kể vào năm 2020.
Giá thuê ròng tăng 1,3%, dịch vụ tiện ích xã hội tăng 6%; bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giao thông tăng 3,4%. Hãy nhớ rằng chỉ số giá bán buôn của Đức được giữ ở mức thấp do thành phần năng lượng giảm hơn 3%. Tuy nhiên, chưa có công dân Đức nào chứng kiến mức giảm 3% sau thuế và phụ phí trong hóa đơn mua điện và xăng dầu của họ.
Ở Hoa Kỳ tình hình cũng tương tự. Kỳ vọng lạm phát đang ở mức cao nhất trong bảy năm. Tuy nhiên, theo Deutsche Bank, chi phí cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhà ở đang tăng nhanh hơn lương thực tế và CPI công bố. Trên thực tế, theo chuyên viên Torsten Slok của Deutsche Bank, kể từ năm 2000, những mức giá này đã tăng nhanh hơn từ 2 đến 2,5 lần so với CPI chính thức.
Không phải ngẫu nhiên mà khu vực đồng euro đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn chống lại sự gia tăng chi phí sinh hoạt, trong khi chúng ta đọc được rằng “không có lạm phát” trên truyền thông, cũng như trong các số liệu vĩ mô được công bố. Nhưng ít nhất, điều này là thiếu thận trọng khi nói rằng không có lạm phát - nếu không tính đến việc gia tăng hàng hóa và dịch vụ không thể tái tạo (tiền thuê nhà, thực phẩm tươi sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, v.v.) và giá các tài sản tài chính tăng vọt nhờ chính sách này.
Giá cả của những hàng hoá này không có hoặc có với tỷ trọng thiếu tương xứng trong rổ tính lạm phát của các nền kinh tế. Đó chính là lý do người dân đã nghèo đi vì lạm phát nhưng chính quyền và truyền thông không thấy thế.
Lãi suất thấp và sự mở rộng việc làm tại nhà đang thúc đẩy thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia bùng nổ, đặc biệt là Mỹ và Anh. Do đi vay rẻ, sự lan rộng của việc làm tại nhà, giá nhà đã tăng vọt tại các nước này. Cho đến nay, nhìn chung chưa có mức tăng chi phí thuê tương đương - nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra sau đó.
Trong cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Fed tại New York, giá thuê dự kiến sẽ tăng 9% vào tháng Hai. Lợi nhuận thu được từ chủ nhà và giá thuê nhà cao hơn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng. Giá nhà tăng vọt cũng khiến việc sở hữu nhà ở với tầng lớp trẻ càng trở nên xa vời và khoảng cách giàu nghèo càng mở rộng hơn.
Tại Trung Quốc, cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu đã lớn tiếng lo lắng về nguy cơ bong bóng trên thị trường bất động sản, chỉ ra xu hướng "rất nguy hiểm" đối với việc mua đầu cơ, và cảnh báo rằng có thể cần phải có chính sách chặt chẽ hơn để kiềm chế cho vay.
Tại Brazil, kim loại, chất bán dẫn và dầu đều tăng giá mạnh, thức ăn, vận chuyển cũng vậy; thực tế đã cho thấy trợ cấp tài chính có thể đẩy giá tăng. Giá kim loại đồng đã tăng trong gần một năm, một đợt phục hồi đã tăng nhanh vào tháng Hai trước khi giảm trở lại trong tháng này.
Sắt quặng và niken cũng đạt mức tăng cao nhất trong năm, và giá thép tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng qua. Vận tải biển cũng đang tăng giá. Tất cả những sự tăng giá này làm tăng thêm chi phí cho các nhà sản xuất. Đây là lý do khiến Trung Quốc công bố giá sản xuất cao hơn dự kiến trong tuần này. Đậu nành đã tăng hơn 60% trong năm qua.
Tại Philippines, chi phí lương thực đã đẩy lạm phát lên gần 5%.
Trong lĩnh vực năng lượng
Bên cạnh nhu cầu mạnh mẽ hơn, du lịch có khả năng sẽ tăng trong giai đoạn phục hồi, dầu cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung bị hạn chế - sau khi các nhà sản xuất quyết định giới hạn sản lượng. Điều đó đã giúp giá dầu thô tăng lên 70 USD/thùng, mức giá cao nhất trong vòng hai năm nay.
Điều này đặc biệt đe dọa đối với các quốc gia mới nổi phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ - trước nguy cơ bị đẩy vào thâm hụt thương mại và ngân sách lớn hơn - khiến các nhà đầu tư sợ hãi và làm suy yếu tiền tệ. Nó cũng làm vơi túi tiền của những người dân lái xe ở khắp mọi ngóc ngách của các nền kinh tế.
Chính sách của Chính quyền cựu Tổng thống Trump đã giúp Hoa Kỳ lần đầu tiên độc lập về năng lượng, và góp phần làm giá dầu thế giới ổn định hơn, tuy nhiên, ngay sau khi nhậm chức ông Biden đã ngay lập tức thay đổi chính sách năng lượng của người tiền nhiệm, khiến Hoa Kỳ hiện đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng và phải nhập khẩul trong khi những nước như Nga, Trung Quốc và Trung đông lại "mở cờ trong bụng".
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (2-L) và Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu John Kerry (L) chứng kiến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ký các lệnh hành pháp sau khi phát biểu về giải quyết biến đổi khí hậu, tạo việc làm và khôi phục tính toàn vẹn khoa học trong Phòng tiệc State Dining Roon của Nhà Trắng ở Washington ngày 27/1/2021. ((MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu cao hơn cuối cùng lại gây hại cho giá thành các sản phẩm và đổ lên đầu người tiêu dùng cuối cùng.
Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu cao hơn cuối cùng lại gây hại cho giá thành các sản phẩm và đổ lên đầu người tiêu dùng cuối cùng.
Số liệu CPI đang nói dối chúng ta - tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp đang nghèo đi
“Nói chung, những thay đổi về phương pháp luận trong rổ tính lạm phát của chính phủ đã làm giảm lạm phát trong báo cáo, khiến khái niệm chỉ số CPI không còn là thước đo chi phí sinh hoạt cần thiết để duy trì mức sống không đổi”, theo Shadowstats.
Theo một nghiên cứu năm 2020 của Bloomberg Economics, việc tăng giá đối với hàng hóa và dịch vụ không thể tái tạo, trong nhiều trường hợp cao gấp 3 lần tỷ lệ lạm phát chính thức. Các chuyên gia Bjorn van Roye và ông Tom Orlik tại Bloomberg Economics kết luận: "Không chỉ lạm phát thực tế cao hơn chỉ số giá tiêu dùng chính thức (CPI), mà còn cao hơn nhiều đối với thu nhập của các công dân nghèo nhất".
Một nghiên cứu gần đây của Alberto Cavallo thuộc Trường Kinh doanh Harvard và Bloomberg Economics cảnh báo về sự khác biệt chính xác giữa lạm phát thực tế mà người tiêu dùng phải gánh chịu, đặc biệt là những người nghèo nhất, và CPI công bố bởi các chính phủ.
Trên thực tế, nếu chúng ta phân tích chi phí sinh hoạt với hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta thực sự sử dụng thường xuyên, thì chúng ta nhận thấy rằng trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có như năm 2020, chi phí của các tầng lớp nghèo nhất tăng gần gấp 3 lần chỉ số CPI công bố; và điều đó, được thêm vào yếu tố bóp méo của lạm phát rất lớn trong tài sản tài chính, điều này tạo ra sự khác biệt xã hội to lớn. Sự hủy hoại giá trị tài sản này thậm chí còn rõ ràng hơn vào tháng đầu tiên của năm 2021.
Áp lực định giá này thậm chí còn tạo ra sự bất bình đẳng hơn nữa, vì nó ảnh hưởng đến phần lớn người nghèo và trở thành gánh nặng thực sự đối với hầu hết các gia đình trung lưu, vốn đã chứng kiến tiền lương giảm; nhưng giá hàng hóa và dịch vụ mà họ không thể loại bỏ hoặc thay thế - lại tăng ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Hơn nữa, người nghèo và tầng lớp trung lưu không được hưởng lợi từ lạm phát giá tài sản do chính sách tiền tệ tạo ra.
Nguyên nhân từ các gói cứu trợ xa hoa?
Vì những lý do liên quan trực tiếp đến sự đóng cửa của Covid-19, phản ứng chính sách hay sự gia tăng nhu cầu đi kèm với hy vọng phục hồi? Cái nào trong số này đủ để giải thích cuộc tranh luận về lạm phát lớn - đang hình thành và lan rộng theo cách này hay cách khác?
Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke từng nói rằng các ngân hàng trung ương không chịu trách nhiệm về chính sách tài khóa và đây là vấn đề của chính sách tài khóa.
Không phải thế!
Tăng cung tiền ồ ạt và những hậu quả tiêu cực của nó không thể giải quyết được bằng cách tăng thuế và tăng trợ cấp. Điều này chỉ kéo dài vấn đề và tạo ra một tầng lớp doanh nghiệp xác sống (zombie) không bao giờ có thể phục hồi sau thời kỳ bùng nổ và phá sản.
Đội quân doanh nghiệp xác sống có thể đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các mạng lưới an toàn tài chính của các nền kinh tế, phủ thêm bóng đen lên nền tài chính toàn cầu 2021 bên cạnh bong bóng giá tài sản tài chính đã và đang bị thổi phồng quá mức. (Pixabay)
Như Daniel Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis đã nhận xét, chính sách tiền tệ đã và đang ở mức siêu mở rộng trong hơn 10 năm, kể cả trong khủng hoảng, phục hồi, tăng trưởng và ổn định. Trên thực tế, ngân hàng trung ương (NHTW) trở thành con tin của các quốc gia, nơi không giảm sự mất cân bằng bảng cân đối của họ, mà còn duy trì chúng vì chi phí nợ thấp và NHTW “hỗ trợ” họ.
Không phải ngẫu nhiên mà động lực cải cách đã dừng lại kể từ năm 2009. Nó hoàn toàn trùng khớp với giai đoạn mở rộng bảng cân đối kế toán không bao giờ kết thúc.
Không thể ngừng thực thi chính sách tiền tệ mở rộng?
Lãi suất thấp và thanh khoản cao chưa bao giờ là động cơ để giảm mất cân đối, mà là động cơ rõ ràng để tăng nợ.
Khi đã bắt đầu, cái gọi là chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không thể bị dừng lại. Cho tới nay, các NHTW vẫn phát đi tín hiệu tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng định lượng và lãi suất hiện có, khi sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế là chưa chắc chắn (theo Bloomberg). Có chủ NHTW nào tin rằng các tiểu bang có thâm hụt cân đối lớn hơn 4% mỗi năm - sẽ loại bỏ được điều này, trong lúc lãi suất vay âm và thanh khoản được bơm thêm không?
Nghĩa là, chính sách tiền tệ đã chuyển từ một công cụ giúp các quốc gia thực hiện cải tổ cơ cấu - thành lý do để không thể không thực hiện chúng. Vấn đề ở chỗ, chính sách này chỉ tạo thêm doanh nghiệp xác sống và làm gia tăng tài sản cho các định chế tài chính, các nhà tài phiệt tài chính - vốn làm giàu bằng nợ và nhận cứu trợ xa hoa khi người đi vay khó khăn trong việc trả nợ cho họ.
Như Daniel Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis đã nhận xét, chính sách tiền tệ đã và đang ở mức siêu mở rộng trong hơn 10 năm, kể cả trong khủng hoảng, phục hồi, tăng trưởng và ổn định. Trên thực tế, ngân hàng trung ương (NHTW) trở thành con tin của các quốc gia, nơi không giảm sự mất cân bằng bảng cân đối của họ, mà còn duy trì chúng vì chi phí nợ thấp và NHTW “hỗ trợ” họ.
Không phải ngẫu nhiên mà động lực cải cách đã dừng lại kể từ năm 2009. Nó hoàn toàn trùng khớp với giai đoạn mở rộng bảng cân đối kế toán không bao giờ kết thúc.
Không thể ngừng thực thi chính sách tiền tệ mở rộng?
Lãi suất thấp và thanh khoản cao chưa bao giờ là động cơ để giảm mất cân đối, mà là động cơ rõ ràng để tăng nợ.
Khi đã bắt đầu, cái gọi là chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không thể bị dừng lại. Cho tới nay, các NHTW vẫn phát đi tín hiệu tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng định lượng và lãi suất hiện có, khi sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế là chưa chắc chắn (theo Bloomberg). Có chủ NHTW nào tin rằng các tiểu bang có thâm hụt cân đối lớn hơn 4% mỗi năm - sẽ loại bỏ được điều này, trong lúc lãi suất vay âm và thanh khoản được bơm thêm không?
Nghĩa là, chính sách tiền tệ đã chuyển từ một công cụ giúp các quốc gia thực hiện cải tổ cơ cấu - thành lý do để không thể không thực hiện chúng. Vấn đề ở chỗ, chính sách này chỉ tạo thêm doanh nghiệp xác sống và làm gia tăng tài sản cho các định chế tài chính, các nhà tài phiệt tài chính - vốn làm giàu bằng nợ và nhận cứu trợ xa hoa khi người đi vay khó khăn trong việc trả nợ cho họ.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu về luật cải cách thuế mới được thông qua trong một sự kiện ngày 20 tháng 12 năm 2017 tại Nhà Trắng ở Washington, DC (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)
Người dân và Doanh nghiệp - những nạn nhân trực tiếp
Nếu cơn bão lạm phát tiếp tục quét, Việt nam sẽ không thể nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Ví dụ như Fed và ECB từ bỏ chính sách lãi suất thấp và tăng lãi suất cơ bản trở lại, ngân hàng thương mại (NHTM) các nền kinh tế này tăng lãi suất huy động, dòng tiền đầu tư gián tiếp có nguồn gốc từ EU và Mỹ chảy vào Việt Nam (và các nền kinh tế mới nổi) tìm kiếm chênh lệch lợi suất trong nhiều năm sẽ lập tức quay đầu.
Sự tháo chạy của dòng vốn ngoại với các nền kinh tế có độ mở quá lớn, quy mô nhỏ như Việt Nam sẽ tạo áp lực tiêu cực lên tỷ giá, tâm lý thị trường, giá của thị trường tài sản... Thị trường chứng khoán có thể quay đầu, thậm chí sẽ có thời điểm tạo đáy thấp hơn cả giá trị thực của các các cổ phiếu đang niêm yết.
Như vậy, khi lạm phát quay trở lại, chúng ta sẽ đối mặt với rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản ngân hàng tăng, giảm giá các thị trường tài sản. Ngoài ra, các cú sốc về đảo chiều dòng vốn có thể tạo thêm áp lực lên tỷ giá, tạo thêm vòng luẩn quẩn của lạm phát trong nước gia tăng. Hậu quả sẽ đè nặng lên người dân, đặc biệt tầng lớp trung lưu và nghèo - vốn chiếm đa số trong cơ cấu xã hội và doanh nghiệp - và đang rất yếu ớt do đại dịch.
Doanh nghiệp trong nước cần chủ động tăng cường năng lực dự phòng rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất - thông qua các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… với các nhà cung ứng; tăng cường dự phòng rủi ro tỷ giá với các tổ chức tín dụng và đối tác thương mại. Thêm vào đó, doanh nghiệp và người dân, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng trước các quyết định vay vốn với lãi suất thả nổi trong giai đoạn tới, cân đối được cơ hội kinh doanh hiện tại với rủi ro của tương lai.
Tâm Minh
Nếu cơn bão lạm phát tiếp tục quét, Việt nam sẽ không thể nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Ví dụ như Fed và ECB từ bỏ chính sách lãi suất thấp và tăng lãi suất cơ bản trở lại, ngân hàng thương mại (NHTM) các nền kinh tế này tăng lãi suất huy động, dòng tiền đầu tư gián tiếp có nguồn gốc từ EU và Mỹ chảy vào Việt Nam (và các nền kinh tế mới nổi) tìm kiếm chênh lệch lợi suất trong nhiều năm sẽ lập tức quay đầu.
Sự tháo chạy của dòng vốn ngoại với các nền kinh tế có độ mở quá lớn, quy mô nhỏ như Việt Nam sẽ tạo áp lực tiêu cực lên tỷ giá, tâm lý thị trường, giá của thị trường tài sản... Thị trường chứng khoán có thể quay đầu, thậm chí sẽ có thời điểm tạo đáy thấp hơn cả giá trị thực của các các cổ phiếu đang niêm yết.
Như vậy, khi lạm phát quay trở lại, chúng ta sẽ đối mặt với rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản ngân hàng tăng, giảm giá các thị trường tài sản. Ngoài ra, các cú sốc về đảo chiều dòng vốn có thể tạo thêm áp lực lên tỷ giá, tạo thêm vòng luẩn quẩn của lạm phát trong nước gia tăng. Hậu quả sẽ đè nặng lên người dân, đặc biệt tầng lớp trung lưu và nghèo - vốn chiếm đa số trong cơ cấu xã hội và doanh nghiệp - và đang rất yếu ớt do đại dịch.
Doanh nghiệp trong nước cần chủ động tăng cường năng lực dự phòng rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất - thông qua các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… với các nhà cung ứng; tăng cường dự phòng rủi ro tỷ giá với các tổ chức tín dụng và đối tác thương mại. Thêm vào đó, doanh nghiệp và người dân, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng trước các quyết định vay vốn với lãi suất thả nổi trong giai đoạn tới, cân đối được cơ hội kinh doanh hiện tại với rủi ro của tương lai.
Tâm Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét