Nếu Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Mỹ sẽ mất địa vị bá chủ thế giới
FB Đông Phương • Ngày càng có nhiều chuyên gia hay các kênh truyền thông cho rằng Đài Loan sẽ trở thành một mắt xích then chốt trong trận đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có học giả người Mỹ phân tích rằng, nếu Mỹ để mất Đài Loan, Mỹ cũng sẽ mất địa vị bá chủ thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã mơ ước được đánh một trận với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và đánh bại Hoa Kỳ chỉ trong một trận, từ đó trở thành bá chủ của Thái Bình Dương và thế giới.Vệ binh danh dự nâng cao lá cờ Đài Loan tại quảng trường Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch vào ngày 14 tháng 1 năm 2016 tại Đài Bắc, Đài Loan. (Nguồn ảnh: Ulet Ifansasti / Getty Images)
Vào ngày 21/3, ông Niall Ferguson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã đăng một bài báo trên Bloomberg, cho rằng vấn đề Đài Loan có tầm quan trọng sống còn đối với chính quyền ông Biden.
Ông Ferguson nói, đối với Hoa Kỳ, Đài Loan giống như kênh đào Suez năm 1956 của Đế quốc Anh. Sau khi nước Anh mất kênh đào Suez, "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" cũng đi vào dĩ vãng. (Cụm từ "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" được sử dụng để miêu tả những đế quốc với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có một phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày)
Ông Ferguson phân tích rằng nếu Hoa Kỳ mất Đài Loan, hoặc thậm chí không chiến đấu vì Đài Loan, thì cả châu Á sẽ được chứng kiến sự kết thúc của kỷ nguyên Hoa Kỳ thống trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điều này sẽ khiến Hoa Kỳ rút khỏi phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và cho phép Trung Quốc thế chân vào.
Ông cho rằng vào thời điểm đó, Trung Quốc sẽ phá vỡ cái mà Hoa Kỳ gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" và Bắc Kinh sẽ kiểm soát TSMC - công ty sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc đồng đô-la Mỹ mất giá và tài chính Hoa Kỳ bị thụt lùi.
Do đó, ông Ferguson kết luận rằng, tuy năm đó quân đội Mỹ thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng lại không gây ra hiệu ứng domino ở châu Á; tuy nhiên, Đài Loan lại là một địa điểm chiến lược quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ chỉnh thể, tương đương với kênh đào Suez của Anh.
Ông cũng đề cập trong bài báo rằng, Đài Loan được mô tả như Bỉ năm 1914 hoặc Ba Lan năm 1939. Hai quốc gia này lần lượt là nơi xảy ra trận chiến đầu tiên của Chiến tranh thế giới I và của Chiến tranh thế giới II.
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã mơ ước được đánh một trận với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và đánh bại Hoa Kỳ chỉ trong một trận, từ đó trở thành bá chủ của Thái Bình Dương và thế giới. Ông Ferguson cho rằng, vấn đề mà chính quyền ông Biden phải đối mặt là, mất bao lâu thì họ mới ý thức được rằng bản thân đang thực sự phải đối mặt với nguy cơ ở eo biển Đài Loan.
Tờ The Wall Street Journal đã đăng một bài xã luận vào ngày 21/3, với tựa đề "Cảnh báo của Trung Quốc tới Biden" (China’s Warning to Biden). Trong đó nói rằng, đối với Hoa Kỳ, tương lai của Đài Loan có thể là thách thức đáng lo ngại nhất, Đài Loan là một đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ và ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của nước này cũng rất quan trọng đối với lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ.
Ngày 15/3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố tài liệu "Quan chức Bộ Quốc phòng mô tả tình thế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (DOD Officials Describe Conditions in Indo-Pacific). Kết quả đánh giá này cho thấy quân đội Mỹ phải bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến mới ở Thái Bình Dương.
Vào ngày 16/3, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tổ chức “Cuộc họp Tham vấn An ninh Mỹ - Nhật (2 + 2)". Tuyên bố chung nhấn mạnh vào "tầm quan trọng của việc duy trì ổn định và hòa bình ở eo biển Đài Loan" và "phản đối ý đồ nhằm thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông và Biển Đông của ĐCSTQ”. Hãng thông tấn Kyodo cũng tiết lộ, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước khẳng định nếu "Đài Loan xảy ra chuyện", hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để giúp Đài Loan giành lại lãnh thổ.
Đông Phương
Vào ngày 21/3, ông Niall Ferguson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã đăng một bài báo trên Bloomberg, cho rằng vấn đề Đài Loan có tầm quan trọng sống còn đối với chính quyền ông Biden.
Ông Ferguson nói, đối với Hoa Kỳ, Đài Loan giống như kênh đào Suez năm 1956 của Đế quốc Anh. Sau khi nước Anh mất kênh đào Suez, "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" cũng đi vào dĩ vãng. (Cụm từ "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" được sử dụng để miêu tả những đế quốc với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có một phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày)
Ông Ferguson phân tích rằng nếu Hoa Kỳ mất Đài Loan, hoặc thậm chí không chiến đấu vì Đài Loan, thì cả châu Á sẽ được chứng kiến sự kết thúc của kỷ nguyên Hoa Kỳ thống trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điều này sẽ khiến Hoa Kỳ rút khỏi phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và cho phép Trung Quốc thế chân vào.
Ông cho rằng vào thời điểm đó, Trung Quốc sẽ phá vỡ cái mà Hoa Kỳ gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" và Bắc Kinh sẽ kiểm soát TSMC - công ty sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc đồng đô-la Mỹ mất giá và tài chính Hoa Kỳ bị thụt lùi.
Do đó, ông Ferguson kết luận rằng, tuy năm đó quân đội Mỹ thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng lại không gây ra hiệu ứng domino ở châu Á; tuy nhiên, Đài Loan lại là một địa điểm chiến lược quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ chỉnh thể, tương đương với kênh đào Suez của Anh.
Ông cũng đề cập trong bài báo rằng, Đài Loan được mô tả như Bỉ năm 1914 hoặc Ba Lan năm 1939. Hai quốc gia này lần lượt là nơi xảy ra trận chiến đầu tiên của Chiến tranh thế giới I và của Chiến tranh thế giới II.
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã mơ ước được đánh một trận với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và đánh bại Hoa Kỳ chỉ trong một trận, từ đó trở thành bá chủ của Thái Bình Dương và thế giới. Ông Ferguson cho rằng, vấn đề mà chính quyền ông Biden phải đối mặt là, mất bao lâu thì họ mới ý thức được rằng bản thân đang thực sự phải đối mặt với nguy cơ ở eo biển Đài Loan.
Tờ The Wall Street Journal đã đăng một bài xã luận vào ngày 21/3, với tựa đề "Cảnh báo của Trung Quốc tới Biden" (China’s Warning to Biden). Trong đó nói rằng, đối với Hoa Kỳ, tương lai của Đài Loan có thể là thách thức đáng lo ngại nhất, Đài Loan là một đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ và ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của nước này cũng rất quan trọng đối với lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ.
Ngày 15/3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố tài liệu "Quan chức Bộ Quốc phòng mô tả tình thế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (DOD Officials Describe Conditions in Indo-Pacific). Kết quả đánh giá này cho thấy quân đội Mỹ phải bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến mới ở Thái Bình Dương.
Vào ngày 16/3, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tổ chức “Cuộc họp Tham vấn An ninh Mỹ - Nhật (2 + 2)". Tuyên bố chung nhấn mạnh vào "tầm quan trọng của việc duy trì ổn định và hòa bình ở eo biển Đài Loan" và "phản đối ý đồ nhằm thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông và Biển Đông của ĐCSTQ”. Hãng thông tấn Kyodo cũng tiết lộ, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước khẳng định nếu "Đài Loan xảy ra chuyện", hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để giúp Đài Loan giành lại lãnh thổ.
Đông Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét