Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Ông Nhân, ông Nên và Quốc hội

Nghe tin Nhân ra ứng cử đại biểu Quốc hội, mình thấy sốc trong đầu. Không hiểu tại sao đến giờ vẫn còn hạng người mang danh giáo sư tiến sĩ mà vừa ngu, vừa dốt, lại vừa mặt trơ trán bóng khủng khiếp như vậy. Nhân ngu dốt vì làm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Phó thủ tướng phụ trách xã hội hàng chục năm không ra gì, làm lộn tùng phèo cả nền giáo dục lẫn xã hội. Nhân tham lam vì ghế nào cũng đòi, giờ hưu rồi vẫn muốn thêm ghế đại biểu Quốc hội. Nhân bảo vệ, câu kết với đám quan chức tham nhũng, thể hiện rõ qua vụ xử lý tha bổng Tất Thành Cang hồi Nhân làm Bí thư Sài Gòn, trong khi ông Nên vừa về nhậm chức đã cho bắt giam ngay Cang. Mình tin là Nhân có tác động để nâng bố Nhân thành vĩ nhân, được đặt tên cho trường học, được đặt tên cho 1 đọạn đường ở quê hương Trà Vình... Tóm lại Nhân không xứng đáng ứng cử đại biểu Quốc hội. Có thể Nhân không tự ý ra ứng cử; Nhân phải ứng cử theo chỉ đạo của trên, nhưng là người có nhân phẩm thì Nhân phải biết từ chối. Đừng tham lam, chấp nhận làm con rối cho những thế lực nào đó để rồi tiếp tục bị dân khinh, dân ghét Nhân ạ.
Ông Nhân, ông Nên và Quốc hội
FB Huy Đức 17-3-2021 - Nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra ứng cử Quốc hội kỳ này. Có thể nhiều người sẽ rất ngạc nhiên. “Từng ủy viên Bộ chính trị còn chẳng ăn ai…” Tôi cho rằng, nếu ông Nhân “tự ứng cử” thì nên hoan nghênh; nếu ông ấy giành một suất của đàn em trong Thành ủy thì thật không hiểu ông ấy nghĩ gì mà làm thế.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và hoa hồng
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nên lại không tham gia Quốc hội kỳ này. Quyết định cá nhân của ông như gửi một thông điệp ông chưa có tham vọng gì hơn ngoài làm việc cho Thành phố. Bí thư Thành ủy mà một năm mất hơn hai tháng đi Hà Nội họp thì rất lãng phí. Bộ Chính trị không những nên hoan nghênh sáng kiến này mà còn nên yêu cầu những ủy viên BCT không ứng cử vào 3 ghế, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, không cần phải ra ứng cử (ĐBQH). Quyền lực của các uỷ viên BCT không phải ở lá phiếu trong Quốc hội.

Quốc hội kỳ này dành thời gian ít hơn để làm nhân sự (31-3 đến 5-4) nhưng như thế cũng là quá dài. Về mặt lý thuyết thì Việt Nam đang có một nền “cộng hòa đại nghị”, Đảng nắm đa số tuyệt đối trong Quốc hội. Đảng đã quyết ai Thủ tướng, ai Chủ tịch, ai bộ trưởng rồi, thì Quốc hội chỉ cần dành một ngày để “đóng dấu” cho quyết định đó.

Thời gian là tiền bạc, không chỉ là Quốc hội họp mất tiền tỷ mỗi ngày, mà còn vì, hãy để thời gian cho các ông kiêm nhiệm về nhà làm việc.

***

Nguyễn Tiến Tường: Giảm bớt lãnh đạo đảng tại Qốc hội

Uỷ viên BCT, bí thư thành uỷ TP.HCM không ứng cử đại biểu Quốc hội để chuyên tâm cho công tác lãnh đạo.

Bí thư Nên nói rằng TP.HCM có đặ
c thù là TP đông dân, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, lại ở xa thủ đô Hà Nội, trong khi các kỳ họp Quốc hội thường kéo dài, không thuận lợi cho việc di chuyển và giải quyết công việc hằng ngày của địa phương.

Việc ông Nên không ứng cử cũng phù hợp với chủ trương mới của Đảng: Giảm bớt lãnh đạo đảng tại QH, thay vào đó là cơ cấu thêm vị trí cho nhà khoa học, chuyên gia.

Vì thế, ở chiều ngược lại, cựu bí thư Nguyễn Thiện Nhân ứng cử đại biểu QH với tư cách… chuyên gia, nhà khoa học!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét