Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

“Mày hả Bưởi?” và "Tôi ko gạt bà con đâu, chỉ xạo chút thôi!"

Vừa rồi Trung ương định bố trí Phùng Xuân Nhạ tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Học mặc dù Nhạ trượt vở chuối trong kỳ thi vào Trung ương khóa XIII. Tuy nhiên khi tin này vừa lộ ra, dân mạng lập tập xôn xao phản đối, buộc Trung ương phải tính toán lại. Nay Nhân cũng được Trung ương bố trí suất ứng cử vào Quốc hội khóa XV dù đã hết sạch chức vụ trong Đảng và Nhà nước và do tuổi cao nên đã được nghỉ hưu. Nhìn lại 20 năm từ khi Nhân làm Phó chủ tịch Sài Gòn đến khi thôi Bí thư Sài Gòn, Nhân toàn nói phét mà chẳng làm được gì ra hồn, thậm chí còn bao che cho tập đoàn tội phạm Lê Thanh Hải - Tất Thành Cang. Do đó, để Nhân lọt vào Quốc hội là một sai lầm và tổn thất nghiêm trọng cho toàn Đảng, toàn dân. Tôi rất mong Trung ương xem lại việc này. Nếu Trung ương vẫn không chịu rút Nhân khỏi danh sách bầu Đại biểu Quốc hội thì tôi rất mong nhân dân tại địa phương nơi Nhân ứng cử hãy thẳng tay gạch tên Nhân đi. Đừng để một con sâu như thế lọt vào Quốc hội. Lâu rồi mới thấy câu "Mày hả Bưởi ?". Ngày xưa các cô hầu gái trong các gia đình địa chủ cường hào ở vùng sông nước Nam Bộ không dám đặt tên đẹp, vì sợ trùng tên với ông bà cha mẹ bọn chủ thì phạm húy, nên họ thường mang tên quê mùa như Bưởi, Sen, Mận, Tèn... Sau đó có một vở kịch, trong đó có cảnh lão chủ vừa cưỡng bức cô hầu gái tên Bưởi, vừa trịch thượng nói "mày hả Bưởi" với hàm ý "mày là cái đồ mạt hạng, có chạy trời cũng không thoát được tay tao". Lâu dần dân Nam Bộ dùng cụm từ này với hàm ý nhẹ hơn để chỉ thái độ đắc ý về một việc gì đó. Ví dụ như khi cá độ bóng đá lúc thấy cầu thủ sút ghi bàn thì vui quá cũng kêu to "DZÔ rồi... ! Hahaha... Mày hả Bưởi". Cách dùng này cũng có ý nghĩa tương tự như: 'Cho mày chết', 'Cho mày biết tay tao'. Hoặc được dùng trong trường hợp một ông la lớn: "mày hả Bưởi?" khi phát hiện ra một cô bán hoa quả quen biết từ trước song lâu nay thay họ đổi tên lẩn tránh mọi người. Dĩ nhiên, Nhân thì ai cũng biết nên giờ đột nhiên thấy tên hắn xuất hiện trong danh sách ứng viên bầu vào Quốc hội thì ai chả phải kêu to "Mày hả Bưởi ?".
“Mày hả Bưởi?” và "Tôi không gạt bà con đâu, chỉ xạo chút thôi!"
FB Mai Bá Kiếm - Tôi rất quý trọng và tin tưởng ông Nguyễn Thiện Nhân, khi ông đề ra khẩu hiệu “năm không”: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích”; “nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”; “đào tạo không theo nhu cầu xã hội”; “xã hội hóa giáo dục”. Nhưng sau đó, tôi rất thất vọng, khi ông không hoàn thành một kế hoạch đúng đắn nào của chính ông đặt ra.
Hàng rào cảnh sát chìm vây quanh Nhân
 khi ông ta đi tiếp xúc dân Thủ Thiêm
MISSION IMPOSSIBLE
Hồi làm PCT thường trực UBND TP.HCM (2001-2006), ông Nhân trăn trở tại nhiều cuộc họp: “Intel (mới đặt văn phòng đại diện, năm 2007 bắt đầu khởi công Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip) than phiền với tôi, họ cần 2.000 kỹ sư software, hardware, nhưng chỉ tuyển được 20 người đạt yêu cầu chuyên môn và tiếng Anh.

Thế mà, ĐH Quốc gia TP.HCM không liên hệ Intel tìm hiểu yêu cầu chuyên môn của họ để thiết kế chương trình đào tạo, rồi mời họ hợp tác giảng dạy thì mới mong Khu Công nghệ cao Quận 9 thành thung lũng Silicon được”.

Ngày 28/6/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bốc ông Nhân ra Hà Nội đặt lên ghế bộ trưởng GD&ĐT thay ông Nguyễn Minh Hiển. Ông đặt ra khẩu hiệu 5 không cho niên học 2007 – 2008, để lột xác ngành giáo dục đầy tiêu cực.

Kết quả chữa trị “bệnh thành tích” rất thành công. Tỷ lệ tốt nghiêp THPT năm 2007 bình quân là 67,5%, thậm chí có trường không đỗ học sinh nào!

So với tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2006 là 92%, phụ huynh của 414.393 em thi rớt và lãnh đạo các địa phương có tỷ tệ rớt cao đều shock. Trước áp lực nội bộ, ông Nhân xuống giọng “nói không” thành “nói nhỏ”, cho thi tốt nghiệp đợt 2 bằng đề dễ, để đạt tỷ lệ 80,38%.

Nội bộ đấu ông Nhân, vì tổ chức thi đợt 2 tốn thêm 122 tỷ. GS Hoàng Tụy chê kỳ thi này mang “tính hình thức”.

Ông Nhân thỏa hiệp “phe thành tích”, nên tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng dần đều: Năm 2008: 75,96%, năm 2009: 83,8%, năm 2010: 92,59%, cao hơn năm 2006: 92%. Ngựa về chốn cũ không phải mã đáo thành công!

ĐÁNH TRỐNG BỎ DÙI – ĐEM CON BỎ CHỢ!

Tháng 7/2006, thầy Đỗ Việt Khoa được mời lên chương trình Người Đương Thời của VTV1. Tại đó, thầy nhận được bằng khen của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về “thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử”.

Sau khi PR thầy Khoa trên Đài, ngày 31/7/2006, bộ trưởng Nhân phát động phong trào hai không: Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Từ đó, trên cả nước chấm dứt hiện tượng thu tiền chống trượt tốt nghiệp hàng năm.

Tưởng gặp thời, thầy Khoa liên hệ và cổ vũ cho nhiều giáo viên khác trên cả nước tham gia phong trào chống tiêu cực giáo dục. Tháng 12/2007, thầy Khoa tố cáo các vi phạm pháp luật của BGH trường THPT Vân Tảo.

Sở giáo dục Hà Tây (cũ) bao che, thầy Khoa bị hiệu trưởng Lê Xuân Trung tổ chức trù dập và bôi nhọ là thầy bệnh thần kinh, là phản động…

Ngày 14/11/2008, thầy Khoa bị 2 xã hội đen cùng với 2 bảo vệ của trường Vân Tảo đến nhà riêng đánh dằn mặt và cướp tài sản, cảnh cáo thầy Khoa không được can thiệp vào các sai phạm của nhà trường.

Bốn tên tham gia vụ cướp sau đó đã bị tòa án kết án tù. Từ những tố cáo của thầy Khoa, sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo cấm thu các loại quỹ ngoài quy định, cấm thu tiền ôn thi và thi thử tốt nghiệp…

Tuy nhiên, trường Vân Tảo đã không chấp hành chỉ thị đó và thầy Khoa bị quy kết không hoàn thành nhiệm vụ 4 năm, không được nâng lương, bị cô lập.

Biết bị bỏ chợ, tháng 5/2010, thầy Khoa xin nghỉ việc, Người Đương Thời thành Người Hết Thời. Trong khi, ông Nguyễn Thiện Nhân thành Người Gặp Thời, ngày 2/8/2007, ông Nhân được Quốc hội khóa XII phê chuẩn “đúp”: làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

MỘT ĐÍT HAI GHẾ CŨNG KHÔNG NÊN TRÒ GÌ!

Dù phó thủ tướng kiêm bộ trưởng, ông Nhân không thực hiện được hoài bảo của mình là “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà hồi làm PCT UBND TPHCM ông đã nói Intel tuyển không ra người có đúng chuyên môn.

Sinh viên tốt nghiệp ngành IT vẫn trình độ làng nhàng, Intel chỉ sản xuất chip, Khu Công nghệ cao không thành thung lũng Silicon.

ĐH Tôn Đức Thắng nhờ hiệu trưởng Lê Vinh Danh và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Đặng Ngọc Tùng làm nên thương hiệu, thì hiệu trưởng bị cách chức.

Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật Thủ Đức nhờ chỉ tuyển giảng viên tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài nên chất lượng đào tạo giỏi hơn trường truyền thống ĐH Bách Khoa.

Ông Nhân cho lập nhiều trường ĐH nhất nhưng để lại nhiều tai tiếng nhất như trường ĐH Đông Đô.

Lạ đời hơn, ông Nhân chưa làm chức gì hết một nhiệm kỳ, chứ đừng nói 2 nhiêm kỳ: Ngày 17/6/2010, gần tròn 4 năm làm bộ trưởng, Thủ tướng Dũng cho ông Nhân thôi điều hành Bộ GD&ĐT để tập trung cho nhiệm vụ Phó Thủ tướng.

Làm phó thủ tướng chưa đầy 4 năm, ngày 21/6/2011, Thủ tướng Dũng bổ nhiệm ông Nhân làm Trưởng ban Ban chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Làm Trưởng Ban Chỉ đạo hơn 2 năm, ngày 5/9/2013, ông Nhân được Ủy ban TƯ MTTQ VN bầu làm chủ tịch.

Làm Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN chưa đầy 4 năm, ngày 10/5/2017, ông Nhân được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM thay thế Đinh La Thăng.

Ngày 17/10/2020, ông Nguyễn Văn Nên được bầu làm Bí thư Thành uỷ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 thay ông Nhân.

Khác với 4 nhiệm kỳ chưa trọn vẹn bên Chính phủ và Mặt trận, ông Nguyễn Thiện Nhân ngồi ghế đại biểu Quốc hội trọn vẹn suốt 4 nhiệm kỳ (khóa: X, XII, XIII, XIV) 20 năm mà chưa mỏi đít, nên vẫn ra ứng cử nhiệm kỳ thứ năm.

Cuối cùng, tôi chỉ thích một câu nói của ông Nhân: “Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là người Nam, tôi không gạt bà con đâu”. Câu nói rất tương phản với hành động của ông bởi hàng rào cảnh sát chìm vây quanh khi ông đi tiếp xúc dân Thủ Thiêm.

Nếu Hội đồng Bầu cử sắp xếp ông Nhân về Đơn vị Bầu cử Thủ Thiêm thì cử tri sẽ gạch tên ông mà còn nói “Mày hả Bưởi?”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét