Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

Nên ở một mình hay ở chốn đông người ?

Bài này hay. Trong sâu thẳm trái tim mỗi người, họ đều muốn được người khác ghi nhận và tôn trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào họ cũng phải hòa mình với mọi người. Từ bé tôi đã quen sống một mình vì suy nghĩ của tôi thường khác với suy nghĩ của số đông và tôi luôn luôn bảo vệ suy nghĩ của mình, nên có muốn hòa mình với số đông cũng không được. Ở các lớp học hay ở các cơ quan làm việc, tôi thường bị đánh giá là không hòa mình với đám đông, không làm theo đám đông; nhưng tôi mặc kệ vì dù được gọi là đám đông nhưng thực tế gồm toàn những người không dám bày tỏ chính kiến, đều a dua và nhất nhất vâng lời một ông thủ lĩnh nào đó, trong khi đa số thủ lĩnh ở nước ta thời XHCN là lưu manh, cơ hội, tham nhũng, tàn ác... Vì vậy, tốt nhất là cứ "ở một mình" hoặc "ở với vài người hợp với mình", không cần đám đông và cũng không cần quan tâm đến đám đông nhìn nhận về bản thân mình như thế nào. Cuộc sống của tôi như thế nào, tôi không cần người khác chỉ đạo và được họ đánh giá là tốt hay xấu. Tôi nghĩ chỉ mình tuân thủ đúng pháp luật và những quy tắc chung của xã hội (nếu tôi cho rằng những quy tắc này là đúng) là được. Khi sống "một mình", tôi không mất thời gian tán gẫu, chém gió vô thưởng vô phạt người người khác nên có thời gian học tập, nghiên cứu, làm việc và có kiến thức chuyên môn tốt hơn số đông. Đi đâu tôi cũng tuyên truyền sống ở đời, hơn nhau là trí tuệ chứ không phải chức vụ, bằng cấp, tiền bạc. Cứ chịu khó ẩn dật tích lũy trí tuệ đi; khi đã có trí tuệ thì chức vụ, bằng cấp, tiền bạc sẽ tự nhiên kéo nhau đến với mình. Đặc biệt các sếp, các chính quyền... đều sợ những người có trí tuệ nên đều không dám đụng chạm đến họ. Vì vậy, khi chúng ta có trí tuệ, thì chúng ta hoàn toàn tự do, không phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào, và cũng không có ai, không có cơ quan nào dám đụng chạm, dọa nạt chúng ta.
Nên ở một mình hay ở chốn đông người ?
Bảo Vy • Thích chốn đông người và ở một mình luôn là hai cách sống khác nhau, trong hai sự lựa chọn này, hầu hết mọi người chọn cái trước và ghét cái sau. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc khảo sát trong khuôn viên trường và nơi làm việc với câu hỏi: "Bạn sẽ lựa chọn gì giữa việc ở chốn đông người và ở một mình?"

Những người thích "ở một mình" không quan tâm đến cách người khác nhìn nhận về bản thân họ, mà quan tâm đến cuộc sống của chính họ. (Pixabay)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hầu hết sinh viên trong khuôn viên trường đều chọn cách giao tiếp với xã hội. Theo quan điểm của họ, sống tách biệt khỏi những nhóm bạn sẽ khiến bản thân bị xa lánh, đồng thời sẽ dễ bị cô lập và bắt nạt hơn.

Nhưng khi được hỏi tại sao họ thích được ở trong một nhóm người hơn và họ muốn đạt được gì khi ở đó, những người này hoàn toàn không thể đưa ra câu trả lời hợp lý, họ nghĩ rằng bản thân chỉ đơn giản không thể bị tụt lại phía sau, trong khi những lý do khác đều không thực sự rõ ràng.

Kết quả cũng tương tự đối với những người tại nơi làm việc, Hầu hết nhân viên đều nói rằng họ dễ bị người khác bàn tán nếu không giỏi giao thiệp, trở thành cái gai trong mắt của một số người và dường như không có cảm giác được tồn tại. Theo quan điểm của những người này, những người giỏi ở một mình là những người không bình thường.

Trong xã hội, hầu hết mọi người đều ưa thích tụ tập hay chốn đông người, nhưng họ không biết ý nghĩa của việc ở những nơi như vậy. Họ đặc biệt ghét những người khép kín và thích ở một mình, đồng thời nghĩ rằng những người đó thiếu hòa đồng và cởi mở. Liệu có phải người thích "ở một mình" đó quá lập dị với người khác hay không? Có lẽ, càng khác biệt thì càng ít người bình thường.

Những người thích "ở một mình" hiểu họ cần gì


Có người đã từng nói: “Nếu một người còn không hiểu điều mình đang theo đuổi là gì, thì người đó cũng không khác gì một con rối”.

Xã hội là một sân khấu lớn với những người khác nhau đang “diễn” vai của mình trên đó. Những người này có thể là một con rối thụ động hoặc vũ công tự chủ.

Những người thích "ở một mình" có thể tĩnh tâm và suy nghĩ về mục tiêu trong cuộc sống, lên kế hoạch tốt cho cuộc sống và hiểu rõ nhu cầu nội tâm của họ.

Ở một mình tưởng chừng như rất cô đơn, nhưng đằng sau sự cô đơn đó là một con hổ có mục tiêu, rốt cuộc thực tế hơn một con cừu không mục tiêu.

Những người thích "ở một mình" không quan tâm người khác nghĩ gì về mình

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người, họ đều muốn được người khác ghi nhận và tôn trọng, không muốn trở thành người kém cỏi. Nhưng suy nghĩ như vậy rốt cuộc sẽ không tồn tại được lâu. Vì luôn quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình nên bạn rất dễ đánh mất chính mình.

Những người thích "ở một mình" không quan tâm đến cách người khác nhìn nhận về bản thân họ, mà quan tâm đến cuộc sống của chính họ. Theo quan điểm của những người này, cuộc sống của họ như thế nào, không cần người khác chỉ đạo, họ chỉ cần sống tốt.

Bạn biết đấy, ở một mình là một khả năng. Chính vì ở một mình, bạn mới có thể nhìn rõ bản thân mình, bạn là người như thế nào và bạn cần cuộc sống như thế nào.

Những người thích "ở một mình" đang âm thầm đạt được chính mình


Sự hòa đồng ở nơi làm việc có thể hấp dẫn. Trên thực tế, con người là như vậy, họ thường từ bỏ suy nghĩ và bản chất thực sự của mình để không bị người khác từ chối. Những người không thích ở một mình, dường như luôn thích cuộc sống tập thể.

Những người thích "một mình" biết trân trọng thời gian hơn và không quá bận tâm phải sống vì người khác. Vì vậy, họ sẽ luôn âm thầm làm việc và dành vô số tâm sức để trau dồi bản thân so với những người khác.

Nếu con người muốn đạt được điều gì đó, điều đầu tiên phải làm là chịu đựng sự cô đơn. Những người ở một mình không phải là những người kỳ quặc, họ chỉ có chính kiến ​​và ý tưởng của riêng mình, theo đuổi lý tưởng của riêng mình, thực hành ý tưởng của riêng mình, vậy thôi.

Bảo Vy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét