Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA VỚI GIÁO VIÊN ?

Buồn vì nhà trường VN hiện nay thật. Giáo viên bị biến thành những người làm thuê cho hiệu trưởng; hiệu trưởng thì chịu muôn vàn áp đặt từ bộ trưởng giáo dục... Có lẽ trong đời mình, mình chỉ thấy hai vị bộ trưởng giáo dục sau là tốt: GS. TS Nguyễn Văn Huyên và GS. TS Tạ Quang Bửu. Từ thời GS.TS Nguyễn Đình Tứ và GS.TS Trần Hồng Quân thì giáo dục đã kém đi rất nhiều. Còn thời các bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ LuậnPhùng Xuân Nhạ thì nền giáo dục đã trở nên thối nát, phản giáo dục. Nghe nói tới đây Quốc hội sẽ bầu ông NGUYỄN KIM SƠN, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, làm Bộ trưởng giáo dục thay Nhạ. Em gái mình dạy ở Đại học Quốc gia Hà Nội mấy chục năm nay bảo Sơn là loại người không khác gì Nhạ, cũng dốt nát, cũng chỉ biết lấy chạy chọt và nịnh nọt cấp trên làm đường tiến thân.
CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA VỚI GIÁO VIÊN ?
FB Thái Hạo
1. Tôi đã chứng kiến và đang chứng kiến những sự đàn áp thô bạo trong những môi trường giáo dục đối với những đồng nghiệp của mình. Nó gây phẫn nộ và đau đớn.
Có lẽ trong lịch sử giáo dục có đến gần một ngàn năm của Việt Nam, chưa bao giờ thân phận nhà giáo lại bị rẻ rúng đến thế. Họ đang bị tước dần đi từ oai nghi bên ngoài đến giá trị bên trong; giờ đây họ bị phơi trần ra là những thân phận hèn mọn trong xã hội. Người thầy đang bị lột đến tận những manh áo cuối cùng của phẩm giá.

2. Không được làm nghề. 

Do cái “pháp lệnh” là sách giáo khoa và những lạc hậu có tính trói buộc trong phương pháp giảng dạy cùng cách thi cử, người thầy đã bị biến thành những công cụ để đáp ứng cho các kỳ thi. 

Thay vì đồng hành cùng người học để họ được phát triển trong các giá trị lớn của nhân loại và thiên hướng cá nhân để được làm chính mình thì ngày nay người giáo viên đã phải tự đẽo gọt mình đi sao cho vừa vặn với những cái khuôn đúc; họ trở thành những thợ dạy.

Những ai còn thấy hạnh phúc trong công việc thì nếu không phải bởi một sự kỳ diệu phi thường thì cũng là do bởi ngờ nghệch. Phần lớn những người làm giáo dục mà có lý tưởng vì con người và sự tiến bộ thì tất đã lâm vào bi kịch đau đớn. Nghề nghiệp quyết định phần lớn chất lượng sống của một con người; có gì đau đớn bằng một người thầy lại không được làm thầy!

Tôi đã từng nói, với cung cách giáo dục dạy dỗ thi cử thế này thì trừ vài lớp mẫu giáo và tiểu học thì tất cả cái phần còn lại của hệ thống sẽ chẳng cần tới giáo viên làm gì. Không có dân chủ, không có tự do, không có sáng tạo, không có tự chủ..., rốt cuộc người thầy đang phải làm cái gì trên bục giảng vậy?

3. Không được làm người

Từ chỗ bị tước đi các quyền cơ bản của con người như tự do tư tưởng, tự do biểu đạt; bị hạ thấp chất lượng sống bởi đồng lương rẻ mạt; bị biến thành những người làm thuê cho hiệu trưởng..., dần dần người giáo viên bị bào mòn các phẩm chất cơ bản. Ý thức về nhân phẩm, về lòng tự trọng, về sự ngay thẳng cho đến những rung động trước cái đẹp và sự phẫn nộ trước bất công..., tất cả dần trở nên xa xỉ.

Ngày nay chúng ta đang phải chứng kiến một hình ảnh méo mó về nhà giáo, cái hình ảnh ấy đang hiện ra mỗi lúc một đáng thất vọng hơn. Người ta thấy giáo viên vụ lợi, giáo viên hèn nhát, giáo viên dốt nát, giáo viên kéo bè kết mảng...ngày càng nhiều.

4. Vì đâu nên nỗi?

Một hệ thống giáo dục với quá nhiều lổ hổng chuyên môn và những lạc hậu từ chương trình đến phương pháp và thi cử đã làm cùn mòn người giáo viên theo thời gian.

Môi trường giáo dục mang bản chất chuyên chế và độc đoán mà ở đó số phận mỗi giáo viên luôn luôn bị đe dọa bởi quyền lực tối cao của người đứng đầu đã khiến họ phải sống trong áp lực, âu lo và dần đánh mất bản lĩnh của mình.

Từ chỗ để sống còn trong một môi trường thiếu dân chủ và thiếu nhân văn, người giáo viên phải tự đẽo gọt mình sao cho không còn phải “va chạm” với điều gì nữa cả. Họ tròn lẳn, vô hại, và dần trở nên “vô hình”.

Tóm lại, tình trạng bạo lực tinh thần và lối quản lý chuyên chế đã tạo ra một môi trường với 2 hình thái trái ngược nhau tồn song song tồn tại: nô lệ và vô chính phủ - tình trạng nào cũng có tính hủy hoại.

Giờ phải làm sao?

Xin rủ lòng thương ư? Không ai nghe đâu. Chẳng ai giúp được giáo viên cả, ngoài chính họ. Giáo viên chỉ còn một cách là phải đoàn kết cùng nhau để tranh đấu cho nghề nghiệp và sự tự tôn của bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét