Phiên xử Đồng Tâm càng kéo dài càng lộ rõ vô số điều phi lý, phi pháp!
Diễm Thi, RFA 2020-09-09 - Ông Nguyễn Quang A, người theo dõi rất sát vụ án Đồng Tâm từ những ngày đầu, nêu nhận định của ông với RFA: “Như vậy chuyện công an phạm pháp từ trước mà rất nhiều nói thì bây giờ chính công an xác nhận bằng bút mực trong hồ sơ điều tra. Phản lại hoàn toàn luận điệu của lãnh đạo Bộ Công an. Càng ngày càng lộ ra chính công an là thủ phạm, tội phạm chứ không phải người dân Đồng Tâm.”
Dẫn giải bị cáo vào tòa sáng 7 tháng 9 năm 2020.
Chỉ sau hai ngày xét xử vụ án Đồng Tâm, Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội đã đưa ra các đề nghị mức án. Trước hết là hai án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức với tội “Giết người”. Ông Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án chung thân. Ông Bùi Viết Hiểu và ông Nguyễn Quốc Tiến bị đề nghị mức án 16-18 năm tù. Ông Nguyễn Văn Tuyển bị đề nghị 14-16 năm tù cũng với tội danh giết người. 23 người còn lại bị đề nghị mức án từ 18 tháng tù treo đến 7 năm tù giam về tội Chống người thi hành công vụ.Những người quan tâm phẫn nộ đối với những mức án được đề nghị. Lý do vì theo họ có vô số vi phạm từ phía cơ quan chức năng trong vụ này.
Về phương diện điều tra, việc Bộ Công an vừa là cơ quan tổ chức tập kích vào Đồng Tâm, vừa là cơ quan điều tra bị cho là không thể khách quan. Các cơ quan điều tra, tố tụng đã cản trở các luật sư tiếp cận hồ sơ, cản trở việc tiếp xúc của luật sư với các bị can. Sau khi luật sư tiếp cận được thân chủ Bùi Viết Hiểu trong trại giam trước ngày ra tòa, chính ông này cho biết bản thân là người chứng kiến cảnh ông Lê Đình Kình bị bắn trực diện. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với cáo trạng. Các luật sư tham gia bào chữa rồi đến các tổ chức xã hội dân sự có kiến nghị yêu cầu dừng xét xử, tiến hành điều tra lại và bảo vệ người khai báo như ông Bùi Viết Hiểu.
Sang ngày thứ hai của phiên xử, một bị cáo khác là bà Bùi Thị Nối bất chấp sự ngăn chặn của công an áp giải chất vấn Hội đồng Xét xử với những ý ‘tại sao Việt Nam có luật mà không thi hành? Tại sao lại bắt cụ Lê Đình Kình một cách không đàng hoàng, lừa cụ ra đồng rồi đánh cụ gãy chân…’
Đến ngày thứ ba của phiên xử, 19 bị cáo cho biết bị tra tấn trong quá trình điều tra.
Những người quan tâm cũng trưng ra những điểm mà họ cho là phi lý trong bản cáo trạng. Đơn cử như mô tả cho rằng sau khi ông Lê Đình Chức đẩy 3 công an xuống hố thì ông Lê Đình Doanh châm lửa đốt chậu xăng bưng hất xuống hố… Những người quan tâm yêu cầu thực nghiệm lại hiện trường như cáo trạng mô tả và được truyền thông Nhà nước loan đi.
Phiên tòa dự kiến diễn ra 10 ngày. Dự kiến nghĩa là có thể dài hơn, có thể ngắn hơn, nhưng đa số những người trò chuyện với RFA đều nêu ý kiến rằng, thời gian diễn ra phiên tòa không quan trọng vì bản án đã có sẵn, gọi là ‘án bỏ túi’.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu quan điểm của ông:
“Bây giờ hơi sớm để bình luận là phiên tòa có kết thúc sớm hay không, nhưng tôi nghĩ, có thể họ sợ là kéo thêm ngày nào thì chính cái tòa muốn kết án nặng nề 29 người này bị lột mặt nạ của chính họ ra ngần đấy. Cho nên rất có thể họ muốn gói nó càng nhanh càng tốt. Nhưng đấy cũng chỉ là suy luận.
Sau ngày 9 tháng 1 năm 2020, rất nhiều người, trong đó có tôi, đã cho rằng phía vi phạm hiến pháp, pháp luật đầu tiên là công an. Bởi đang đêm xông vào nhà cụ Kình bắt người mà không có quyết định của tòa án”.
Cổng vào xã Đồng Tâm. Ảnh chụp hôm 21/4/2017 Reuters
Rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh. Họ giết chết ông Lê Đình Kình, người được xem là đại diện cho người dân thôn Hoành trong việc khiếu kiện giữ đất, và sau đó lần lượt cho bắt tổng cộng 29 người dân.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an sau đó xác nhận có “3 chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương”.
Ngày 03 tháng 3 năm 2020, bà Dư Thị Thành, vợ góa của ông Lê Đình Kình chính thức làm Đơn Tố Giác Tội Phạm gửi đến một số cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi giết người theo Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với chồng bà là ông Lê Đình Kình.
Trong đơn, bà tả chi tiết những vết tích trên thân thể mà bà gọi là ‘tan nát’ của ông Lê Đình Kình khi gia đình nhận xác về, như: “Đầu bị bắn một viên đạn, ngực bị bắn một viên đạn, đầu gối bị bắn rất nhiều viên đạn khiến chân như gần đứt lìa, bụng và ngực ông bị mổ toang như để khám nghiệm dù không ai trong gia đình tôi được chứng kiến việc đó…”. Trò chuyện với RFA sáng ngày 4 tháng 3, bà Thành bày tỏ:
“Chính mắt tôi chứng kiến mọi chuyện lúc 3 giờ sáng. Tôi chỉ muốn yêu cầu các cơ quan chức năng minh oan cho ông Kình chồng tôi, từ đó giải quyết cho các cháu đang trong trại giam…”
Nhà báo Lưu Trọng Văn cho rằng, cái gốc vụ án giết người ở Đồng Tâm cực kỳ đơn giản nếu Viện kiểm sát và Cơ quan Điều tra tôn trọng pháp luật đó là công bố bằng chứng minh tính hợp pháp của lực lượng đột nhập.
Được sự cho phép của nhà báo Lưu Trọng Văn, RFA xin trích nhận định của ông trên trang facebook cá nhân về vụ án này:
“Mọi lời khai, mọi lời thú tội, mọi kết án phiên toà xét xử 29 nông dân Đồng Tâm dù có kéo dài bao lâu cũng đều vô nghĩa nếu nguyên nhân của vụ án gây nên cái chết của 3 sĩ quan an ninh không được sáng tỏ. Nguyên nhân đó là cuộc tấn công lúc nửa đêm của cả trung đoàn cảnh sát cơ động với súng ống đầy đủ vào gia đình ông Lê Đình Kình.
Nếu cuộc tấn công này là hợp pháp thì những kẻ gây nên cái chết cho 3 sĩ quan an ninh là tội đồ.
Ngược lại, cuộc tấn công này là bất hợp pháp thì việc chống kẻ xâm nhập gia cư đang đêm bất hợp pháp là hành động tự vệ chính đáng.
Đại diện viện kiểm sát không chứng minh được cuộc đột nhập nhà riêng của gia đình ông Lê Đình Kình là hợp pháp thì phiên toà lập tức phải bãi bỏ. Và phải lập ra phiên toà khác mà người bị hại là gia đình ông Kình, kẻ bị truy tố là kẻ đột nhập bất hợp pháp.”
Sáng ngày 14 tháng 1 năm 2020, tức năm ngày sau vụ Đồng Tâm xảy ra, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhà nước rằng: “Phải bố trí lực lượng vào thôn Hoành để bảo vệ công trình từ xa. Hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ. Lúc đó không hề có lệnh bắt giữ, dù biết rõ đây là nhóm quá khích. Đây chỉ là các tổ công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn nhất các tình huống xảy ra."
Sáng ngày 9 tháng 9 năm 2020, BBC dẫn câu nói của Luật sư Đặng Đình Mạnh, một người trong nhóm luật sư bảo vệ pháp lý cho các bị cáo Đồng Tâm, rằng: "Trong hồ sơ vụ án có nói rằng phía công an có một kế hoạch để đảm bảo an toàn trật tự ở công trình xây dựng khu vực sân bay Miếu Môn. Có ba người phía công an khai trong hồ sơ vụ án rằng họ thuộc 'Tổ đánh bắt'.
Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội. Photo: laodong
Ông Nguyễn Quang A, người theo dõi rất sát vụ án Đồng Tâm từ những ngày đầu, nêu nhận định của ông với RFA:
“Như vậy chuyện công an phạm pháp từ trước mà rất nhiều nói thì bây giờ chính công an xác nhận bằng bút mực trong hồ sơ điều tra. Phản lại hoàn toàn luận điệu của lãnh đạo Bộ Công an. Càng ngày càng lộ ra chính công an là thủ phạm, tội phạm chứ không phải người dân Đồng Tâm.”
Tuy không tham gia bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm, nhưng với kinh nghiệm bảo vệ thân chủ trong các vụ án oan, Luật sư Phạm Công Út cho rằng, vụ án này không phải là một vụ án trị an bình thường. Nó mang màu sắc chính trị. Ông nêu quan điểm:
“Phía người dân Đồng Tâm thì bị chụp là tổ đồng thuận. Nhưng phía bên lực lượng tấn công vào làng Đồng Tâm tôi thấy có nhắc đến sáu tổ. Trong đó có một tổ gọi là tổ đánh bắt, có mặt tại phiên tòa.
Vấn đề phiên tòa ngắn hay dài không thể hiện sự thật của vụ án. Sự thật của vụ án là các luật sư bên buộc tội, bên giải tội phải tranh thủ thời cơ để mà vạch trần ra những sự thật ẩn giấu, không nằm trong hồ sơ vụ án. Hoặc những bí mật, những sự thật thông qua câu trả lời và các chứng cứ được tung ra tại phiên tòa. Nó không phụ thuộc vào thời gian dài hay ngắn, mà do bản lĩnh của các bên.”
Phiên tòa xét xử người giết chết ông Lê Đình Kình không diễn ra dù vợ ông Kình có làm làm Đơn Tố Giác Tội Phạm. Phiên tòa đang diễn ra là để xét xử 29 bị cáo “đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm”.
Ba công an này gồm Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ tiểu đoàn 1, trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, tức chỉ một ngày sau khi 3 công an này tử vong, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 viên chức công an này. Lý do để trao huân chương được nói là ba người đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trial-of-29-defendants-dong-tam-who-is-a-crime-dt-09092020142959.html
“Bây giờ hơi sớm để bình luận là phiên tòa có kết thúc sớm hay không, nhưng tôi nghĩ, có thể họ sợ là kéo thêm ngày nào thì chính cái tòa muốn kết án nặng nề 29 người này bị lột mặt nạ của chính họ ra ngần đấy. Cho nên rất có thể họ muốn gói nó càng nhanh càng tốt. Nhưng đấy cũng chỉ là suy luận.
Sau ngày 9 tháng 1 năm 2020, rất nhiều người, trong đó có tôi, đã cho rằng phía vi phạm hiến pháp, pháp luật đầu tiên là công an. Bởi đang đêm xông vào nhà cụ Kình bắt người mà không có quyết định của tòa án”.
Cổng vào xã Đồng Tâm. Ảnh chụp hôm 21/4/2017 Reuters
Rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh. Họ giết chết ông Lê Đình Kình, người được xem là đại diện cho người dân thôn Hoành trong việc khiếu kiện giữ đất, và sau đó lần lượt cho bắt tổng cộng 29 người dân.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an sau đó xác nhận có “3 chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương”.
Ngày 03 tháng 3 năm 2020, bà Dư Thị Thành, vợ góa của ông Lê Đình Kình chính thức làm Đơn Tố Giác Tội Phạm gửi đến một số cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi giết người theo Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với chồng bà là ông Lê Đình Kình.
Trong đơn, bà tả chi tiết những vết tích trên thân thể mà bà gọi là ‘tan nát’ của ông Lê Đình Kình khi gia đình nhận xác về, như: “Đầu bị bắn một viên đạn, ngực bị bắn một viên đạn, đầu gối bị bắn rất nhiều viên đạn khiến chân như gần đứt lìa, bụng và ngực ông bị mổ toang như để khám nghiệm dù không ai trong gia đình tôi được chứng kiến việc đó…”. Trò chuyện với RFA sáng ngày 4 tháng 3, bà Thành bày tỏ:
“Chính mắt tôi chứng kiến mọi chuyện lúc 3 giờ sáng. Tôi chỉ muốn yêu cầu các cơ quan chức năng minh oan cho ông Kình chồng tôi, từ đó giải quyết cho các cháu đang trong trại giam…”
Nhà báo Lưu Trọng Văn cho rằng, cái gốc vụ án giết người ở Đồng Tâm cực kỳ đơn giản nếu Viện kiểm sát và Cơ quan Điều tra tôn trọng pháp luật đó là công bố bằng chứng minh tính hợp pháp của lực lượng đột nhập.
Được sự cho phép của nhà báo Lưu Trọng Văn, RFA xin trích nhận định của ông trên trang facebook cá nhân về vụ án này:
“Mọi lời khai, mọi lời thú tội, mọi kết án phiên toà xét xử 29 nông dân Đồng Tâm dù có kéo dài bao lâu cũng đều vô nghĩa nếu nguyên nhân của vụ án gây nên cái chết của 3 sĩ quan an ninh không được sáng tỏ. Nguyên nhân đó là cuộc tấn công lúc nửa đêm của cả trung đoàn cảnh sát cơ động với súng ống đầy đủ vào gia đình ông Lê Đình Kình.
Nếu cuộc tấn công này là hợp pháp thì những kẻ gây nên cái chết cho 3 sĩ quan an ninh là tội đồ.
Ngược lại, cuộc tấn công này là bất hợp pháp thì việc chống kẻ xâm nhập gia cư đang đêm bất hợp pháp là hành động tự vệ chính đáng.
Đại diện viện kiểm sát không chứng minh được cuộc đột nhập nhà riêng của gia đình ông Lê Đình Kình là hợp pháp thì phiên toà lập tức phải bãi bỏ. Và phải lập ra phiên toà khác mà người bị hại là gia đình ông Kình, kẻ bị truy tố là kẻ đột nhập bất hợp pháp.”
Sáng ngày 14 tháng 1 năm 2020, tức năm ngày sau vụ Đồng Tâm xảy ra, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhà nước rằng: “Phải bố trí lực lượng vào thôn Hoành để bảo vệ công trình từ xa. Hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ. Lúc đó không hề có lệnh bắt giữ, dù biết rõ đây là nhóm quá khích. Đây chỉ là các tổ công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn nhất các tình huống xảy ra."
Sáng ngày 9 tháng 9 năm 2020, BBC dẫn câu nói của Luật sư Đặng Đình Mạnh, một người trong nhóm luật sư bảo vệ pháp lý cho các bị cáo Đồng Tâm, rằng: "Trong hồ sơ vụ án có nói rằng phía công an có một kế hoạch để đảm bảo an toàn trật tự ở công trình xây dựng khu vực sân bay Miếu Môn. Có ba người phía công an khai trong hồ sơ vụ án rằng họ thuộc 'Tổ đánh bắt'.
Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội. Photo: laodong
Ông Nguyễn Quang A, người theo dõi rất sát vụ án Đồng Tâm từ những ngày đầu, nêu nhận định của ông với RFA:
“Như vậy chuyện công an phạm pháp từ trước mà rất nhiều nói thì bây giờ chính công an xác nhận bằng bút mực trong hồ sơ điều tra. Phản lại hoàn toàn luận điệu của lãnh đạo Bộ Công an. Càng ngày càng lộ ra chính công an là thủ phạm, tội phạm chứ không phải người dân Đồng Tâm.”
Tuy không tham gia bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm, nhưng với kinh nghiệm bảo vệ thân chủ trong các vụ án oan, Luật sư Phạm Công Út cho rằng, vụ án này không phải là một vụ án trị an bình thường. Nó mang màu sắc chính trị. Ông nêu quan điểm:
“Phía người dân Đồng Tâm thì bị chụp là tổ đồng thuận. Nhưng phía bên lực lượng tấn công vào làng Đồng Tâm tôi thấy có nhắc đến sáu tổ. Trong đó có một tổ gọi là tổ đánh bắt, có mặt tại phiên tòa.
Vấn đề phiên tòa ngắn hay dài không thể hiện sự thật của vụ án. Sự thật của vụ án là các luật sư bên buộc tội, bên giải tội phải tranh thủ thời cơ để mà vạch trần ra những sự thật ẩn giấu, không nằm trong hồ sơ vụ án. Hoặc những bí mật, những sự thật thông qua câu trả lời và các chứng cứ được tung ra tại phiên tòa. Nó không phụ thuộc vào thời gian dài hay ngắn, mà do bản lĩnh của các bên.”
Phiên tòa xét xử người giết chết ông Lê Đình Kình không diễn ra dù vợ ông Kình có làm làm Đơn Tố Giác Tội Phạm. Phiên tòa đang diễn ra là để xét xử 29 bị cáo “đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm”.
Ba công an này gồm Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ tiểu đoàn 1, trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, tức chỉ một ngày sau khi 3 công an này tử vong, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 viên chức công an này. Lý do để trao huân chương được nói là ba người đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trial-of-29-defendants-dong-tam-who-is-a-crime-dt-09092020142959.html
" Đây là một trận đánh đẹp, có thể viết thành sách" ( Lời của đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc cong an Hải phòng, sau khi xua quân tấn công, san bằng nhà cửa của nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng.)Trận đánh vào xã Đồng Tâm của CA Hà Nội còn "đẹp" hơn nhiều
Trả lờiXóa