Tổng thống D. Trump và Kinh tế học Vĩ Mô (P2)
Một vấn đề quan trọng nữa, nếu không được đề cập tới, thì quả là một thiếu sót, đó là vấn đề Tiền Tệ. Người viết sẽ lần lượt trình bày về lịch sử, vai trò, giá trị, tốc độ lưu hành và số cung tiền tệ.Sự trao đổi hay mua bán bằng tiền tài hóa xuất hiện từ xa xưa, khi các hoạt động kinh tế tập trung vào nông nghiệp. Vì vậy người ta đã dùng súc vật (Cattle) để làm tiền trong các giao dịch thương mại. Trao đổi bằng tiền tài hóa gây bất tiện như trên, nên qua thời gian, một loại tiền khác xuất hiện. Đó là tiền Giấy Biên Nhận (Money receipts). Tiền thân của tiền giấy (Paper money) sau nầy là những biên nhận của các chủ nhân đúc tiền và giữ dùm kim loại vàng bạc (Goldsmiths)
Những người có quý kim như vàng bạc đến nhà đúc tiền thành những đơn vị nhỏ tùy theo sức nặng để dễ trao đổi và nhận một giấy biên nhận (Receipt). Những chủ quý kim này dùng giấy biên nhận để trả khi mua vật dụng nào đó. Người bán vật dụng chấp nhận các biên nhận này vì họ biết rằng có thể đổi thành quý kim nơi các chủ đúc tiền hay giữ hộ quý kim. Một số chủ đúc tiền khôn ngoan nhận thấy chỉ khoảng 35% số quý kim gửi phải trả ra, nên họ cho mượn 65% quý kim còn lại để kiếm lời. Những người này trở nên rất giàu có hồi đó.
Sau này, thấy có lời, các ngân hàng thương mại tư nhân nhảy vào kinh doanh và từ từ thay thế các tiệm đúc và giữ kim loại và cũng phát hành các biên nhận. Để thống nhất và kiểm soát việc lưu hành các biên nhận của các ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng trung ương quốc gia được thiết lập để thu mua quý kim trong dân chúng và phát hành một loại tiền giấy hợp pháp và thống nhất (Legal tender} có mệnh giá (Face value) khác nhau và tiền giấy bắt đầu chính thức lưu hành từ đó.
Lúc đầu, khi các nền kinh tế chưa phát triển mạnh, khối tiền tệ được bảo đãm 100% bằng quý kim bởi ngân hàng trung ương. Từ lúc này, tiền giấy được phát hành theo Kim Bản Vị (gold standard). Các nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, tổng sản lượng tài hóa và dịch vụ ngày càng tăng, nên cần thêm nhiều tiền hơn tương ứng với tổng sản lượng quốc gia và duy trì ổn định giá cả. Sự bảo đảm 100% bằng quý kim của ngân hàng trung ương giảm xuống 35% và sau cùng bị bỏ hẳn.
Tiền tệ có ba vai trò. Trước hết là một phương tiện trao đổi (Medium of exchange). Hai là đơn vị đo lường (Standard unit). Thí dụ một quả cam giá 50 xu, một đôi giày giá 5 đô la. Ba là vai trò tồn trữ tài sản (Store of wealth). Cá nhân nào cũng giữ tài sản bằng một số tiền mặt (Cash) trong nhà hay trong ngân hàng phòng hờ những bất trắc chứ không tồn trữ tài vật nhiều.
Vậy trong nền kinh tế, trị giá đích thực của tiền tệ là gì? Đó không phải là khối quý kim vàng bạc hay khối ngoại tệ (Foreign currency) giữ trong ngân hàng trung ương. Giá trị của khối tiền tệ đích thực là tổng sản lượng quốc gia (GNP), vì tiền tệ là để mua tài hóa và dịch vụ. Một nền kinh tế nếu không tiếp tục gia tăng khả năng hay tiềm năng sản xuật nội địa sẽ thiếu hụt tài hóa và dịch vụ mà dân chúng cần, thì cũng lấy vàng hay ngoại tệ cứng (Hard foreign currency) để nhập cảng thêm hàng hóa để tránh lạm phát. Ngoại tệ cứng như đô la Mỹ có thể mua tài hóa dồi dào và đa dạng trong nền kinh tế phát triển Hoa Kỳ. Không ai dại tồn giữ ngoại tệ mềm (Soft foreign currency) như tiền đồng Việt Nam hiện nay.
Tốc độ lưu hành (Velocity) tiền tệ là số lần chuyển tay một đơn vị tiền tệ như một đô la trong một thời gian thường là một năm. Số lần chuyển tay này làm tăng tổng số chi tiêu của giới tiêu thụ, nên giá cả trung bình tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở trong tình trạng trì trệ hay suy trầm, tốc độ lưu hành giảm, gây nên tổng chi tiêu của giới tiêu thụ giảm và làm giá cả trung bình có thể giảm. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tổng chi tiêu của giới tiêu thụ tăng, tạo áp lực trên giá cả trung bình hay lạm phát vì tổng sản phí do tiền lương lao động, tiền lãi, tiền thuê và giá phí nguyên liệu đều tăng. Nói tóm lại sự tăng trưởng kinh tế và áp lực lạm phát thường biến đổi song hành cùng chiều với nhau. Vì vậy, ngân hàng dự trữ liên bang phải điều chỉnh khối lượng tiền tệ thích ứng qua tỷ lệ tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các hoạt động thị trường mở (Open market operations). Điều này cho thấy sự tương giao và cộng tác giữa chính phủ và vị chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang tối quan trọng. Tuyệt đối tránh cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Giá trị của một đồng tiền như đô la Mỹ, đồng Yen của Nhật, đồng Euro của Âu châu v.v.. là sức mua (Purchasing power) của nó. Thí dụ một đô la Mỹ mua được một ổ bánh mì, nhưng phải mất 23 ngàn đồng Việt Nam mới mua nổi vì hối suất hiện nay là một đô la Mỹ ăn 23 ngàn đồng Việt Nam.
Người viết còn nhớ năm 1979, một đồng tiền Bắc Việt trị giá bằng 5 trăm đồng thời Việt Nam Cộng Hòa trong lần đổi tiền lần thứ nhất, và 100 đồng Bắc Việt có thể đổi được một trăm đô la Mỹ hay mua được gần một lượng vàng. Quý vị người đọc nhìn thấy đồng bạc Việt Nam hiện nay mất giá thảm thiết như thế nào ? Đó là tình trạng lạm phát phi mã. Không có gì lạ ! Ở Việt Nam, người ta đã từng gọi là tiền cụ Hồ, vì chính phủ cộng sản độc tài thả cửa in tiền bừa bãi, mà không lo gia tăng sản xuất tài hóa nội địa, ỷ lại vào nhập cảng và giết chết các xí nghiệp sản xuất nội địa.
Điểm cuối cùng là khối lượng hay số cung tiền tệ (Money supply) gồm tiền mặt (Cash), tiền cắc kim loại (Coins) đang lưu hành và tiền ký thác chi phiếu (Checkable deposit) trong hệ thống ngân hàng. Cũng cần biết tiền mặt, tiền cắc và tiền chi phiếu có sức thanh khoản 100% (Liquidity) nghĩa là có thể mua tài hóa trực tiếp. Cổ phiếu (Stocks) trái phiếu (Bonds) như công khố phiếu (Treasury bonds) v..v…là loại tiền gần giống như tiền (Near money) vì phải đổi ra tiền mặt hay chi phiếu (Checks) mới mua được tài hóa và dịch vụ.
Trong tương lai, người ta dự đoán có một loại tiền mới “Electronic money” hay “E-cash” xuất hiện. Với kỹ thuật điện tử ngày càng phát triển, người ta sẽ trang trải các chi tiêu, mua bán, chuyển tải tiền tệ qua hệ thống chuyển khoản (Money transfer) qua hệ thống điện thoại thông minh trên mạng.
Chủ thuyết Kinh Tế Toàn Cầu Hóa.
Chủ đề chót là “Chủ thuyết kinh tế toàn cầu” (Economic globalization) Chủ thuyết này mới xuất hiện trong khoảng 10 năm qua, chủ trương và khuyến khích mở rộng giao dịch thương mại giữa các nền kinh tế, như mở rộng thị trường tiêu thụ, di động công nhân, bỏ hoặc giảm các loại quan thuế, bỏ chế độ giới hạn khối lượng (quota) trong xuất nhập cảng, bỏ chế độ quốc doanh và chính sách trợ gíá (Price subsidy), khuyến khích thành lập công ty đa quốc gia, đầu tư ngoại quốc qua việc xây dựng các công ty hợp doanh (Joint venture) giữa tư nhân hay giữa chính quyền sở tại với tư nhân ngoại quốc như hãng giày Nike, quần vợt Wilson và trao đổi các nhà bác học, chuyên viên và sinh viên du học. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization) là định chế kiểm soát, điều hướng các hội viên thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản nêu trên.
Chủ thuyết toàn cầu hóa kinh tế có lợi hay hại cho ai? Các nền kinh tế kém phát triển hay đang phát triển (Underdeveloped or developing economy) tích cực ủng hộ chủ thuyết này vì nhờ có lực lượng lao động dồi dào với mức lương nhân công rẻ mạt. Quan trọng hơn cả là các nền kinh tế này có cơ hội tiếp nhận kỹ thuật cao cấp (High technology) và ăn cắp sở hữu trí tuệ. Điển hình là Trung Quốc là ông tổ tài bắt chước và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ các nền kinh tế tân tiến như Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp và Nga.
Hãy lấy một thí dụ. Anh em ông Erville Wright 1871-1948 và Wilber Wright 1867-1912, hai kỹ sư Hoa Kỳ sang chế chiếc máy bay thô sơ đầu tiên năm 1903 tại tiểu bang North Carolina. Qua thời gian từ 1903 đến nay 2020, các kỹ sư Hoa Kỳ đã bỏ ra biết bao tiền, thời gian và công sức để có được một chiếc máy bay quân hay dân sự tiên tiến và hoàn hảo như ngày nay. Trung Quốc chỉ cần mua một chiếc Mig của Nga, đem về tháo ra nghiên cứu trong ít năm đã sản xuất được các loại chiến đấu cơ không kém phẩm chất là bao và còn rất nhiều tài hóa kỹ thuật cao, quân cũng như dân sự nữa (đọc cuốn Dead by China – Peter Perron). Các quốc gia được lợi nhất là Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore. Thật là một cuộc đốt giai đoạn thần tốc đáng sợ.
Qua chủ thuyết hoàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia tân tiến được lợi gì? Đó là thị trường tiêu thụ mở rộng, nguyên liệu dồi dào, tài nguyên thiên nhiên nhiều như các mỏ dầu hỏa, khí đốt và kim loại v.v... Giới tiêu thụ được hưởng nhiều tài hóa gíá rẻ bán la liệt trong các siêu thị như Macy, Costco, Walmart, gồm quần áo , giày dép, dụng cụ nhà bếp v..v… Ngày nay các quốc gia tân tiến như Hoa Kỳ không thể cạnh tranh nổi trong lãnh vực này nên chú trọng chuyển sang sản xuất tài hóa có kỹ thuật cao, để xuất cảng như máy bay quân và dân sự, thiết bị y tế như máy chẩn đoán bệnh lý như MRT-scan, CAT-scan, Muga-scan, vũ khí, thiết bị không gian v.v…
Tổng thống Donald Trump kịch liệt chống đối chủ thuyết này nhất là giao thương với Trung Quốc. Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà Tổng Thống Trump khai hỏa không phải vì vấn đề siêu nhập trong cán cân thương mại, một lý do thứ yếu, nhưng là chủ yếu vì sự ăn cắp sở hữu trí tuệ, là chìa khóa cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, theo quan điểm của ông.
Kinh Tế Học – Khoa Học Xã Hội
Kinh Tế Học nói chung và Kinh Tế Học Vĩ Mô không hẳn là một môn học cao siêu và khó hiểu. Tuy nhiên là một Khoa Học Xã Hội rất phức tạp có liên hệ với nhiều khoa hoc xã hội khác nhất là khoa Tâm Lý, Tâm Lý Cá Nhân của người tiêu thụ.
Các kinh tế gia có vai trò như một bác sĩ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh rồi cho đúng thuốc, và chờ kết quả. Các kinh tế gia, dựa vào các nguyên lý và qui luật kinh tế qua hai phương pháp qui nạp và diễn dịch để giải thích một sự kiện hay một vấn nạn và đưa ra các chính sách tiền tệ hay tài chánh để điều chỉnh và chờ kết quả. Sự khác biệt chính là vấn đề thời gian. Một viên thuốc aspirin có thể chữa bệnh nhức đầu ngay tức thời, nhưng một chính sách kinh tế đòi hỏi hàng năm mới nhìn thấy kết quả. Các kinh tế gia cũng như một khoa học gia, họ không có ý kiến chính sách kinh tế này tốt hay xấu, sẽ thành công hay thất bại. Quyết định chọn chính sách này hay chính sách kia nằm trong tay các chính trị gia có thẩm quyền như thủ tướng hay tổng thống.
Để tổng kết lại, người viết muốn tóm tắt lại nền kinh tế tư bản tự do vận hành như thế nào và có những thành phần nào cấu tạo nên nó qua phương trình dưới đây.
Trong phương trình Y = C + I + E. Y là Tổng Số Sản Lượng bằng hiện vật, là Tổng Lợi Tức của giới tiêu thụ và cũng là Tổng Sản Phí của giới sản xuất, có thể ví như ba cạnh của một hình tam giác cân. Từng thành phần trên đây tiêu thụ tư nhân (Consumption) chi tiêu cho tài hóa trung gian (Intermediate goods) tức cơ xưởng sản xuất, máy móc dụng cụ, gọi là đầu tư (Investment) và chi tiêu chính phủ (Government) cũng còn được gọi theo ba bình diện nói trên. Ba thành phần này chuyển đổi lên xuống hàng năm tức là nền kinh tế có tăng trưởng hay suy thoái kinh tế qua tác động thay đổi của giới tiêu thụ tư nhân, nhà sản xuất và chính phủ và nhất là các chính sách tiền tệ và tài chánh áp dụng. Câu hỏi cốt lõi ở đây là thành phần nào trên đây là đầu tàu kéo nền kinh tế lên hay xuống, nghĩa là Y tăng hay giảm. Câu trả lời này sẽ được trả lời qua hai trường phái kinh tế, Trường Phái Kinh Tế Cổ Điển Biến Thể (Neo-classical school of economics) hay còn gọi là trường phái nghiêng về số Cung (Supply side economics) được đảng Cộng Hòa Mỹ áp dụng và Trường Phái Keynes (Keynesian school of economics), cũng còn gọi là trường phái nghiêng về số Cầu (Demand-side economics) mà đảng Dân Chủ áp dụng. Đảng Dân Chủ tích cực chủ trương các điểm sau đây: Chính phủ phải tích cực can thiệp vào các hoạt động kinh tế qua thành phần chi tiêu của giới tiêu thụ và nhất là chi tiêu của chính quyền. Họ chủ trương một chính phủ trung ương phình to với nhiều cơ quan nhiều khi thiếu hiệu năng hay dư thừa, đặc biệt trong lãnh vực an sinh xã hội. Họ chủ trương đánh thuế thực cao trên doanh lợi của các doanh nhân giàu, chia bớt cho giới nghèo. Họ đặt ra nhiều luật lệ, thủ tục hành chánh trói buộc các nhà kinh doanh.
Đảng Cộng Hòa chủ trương chính phủ bớt can thiệp vào nền kinh tế, để cơ chế thị trường hoạt động tự do. Họ muốn có một chính phủ trung ương nhỏ gọn, cắt bớt các cơ quan công quyền kém hữu hiệu hay dư thừa, gỉảm thiểu các luật lệ và thủ tục trói tay các nhà kinh doanh. Ngoài ra đảng Cộng Hòa chủ trương một quân đội hùng mạnh và tân tiến và một nền ngoại giao cứng rắn, không để quốc tế coi thường.
Nhưng đặc biệt đảng Cộng Hòa chú trọng nhất vào thành phần đầu tư (Investments) của giới doanh nhân vì giới này là đầu tàu đưa nền kinh tế lên hay xuống. Giới doanh nhân được ưu đãi qua việc giảm thuế doanh lợi và thuế trên tiền lời (Capital gain) khi bán các máy móc dụng cụ phế thải để đầu tư thêm vào cơ xưởng sản xuất, máy móc và dụng cụ v.v… nhằm tăng tổng sản lượng quốc gia (GNP hay Y) tức là tăng trưởng kinh tế.
Dưới mắt đảng Cộng Hòa, các doanh nhân là “những con gà đẻ trứng vàng” tạo ra công ăn việc làm, thuê công nhân thêm kết hợp với tăng đầu tư vào cơ sở sản xuất, máy móc, dụng cụ cùng với tài quản trị (Entrepreneurship ability) làm tăng sản lượng quốc gia, tức là tăng trưởng kinh tế. Tóm lại đảng Cộng Hòa chú trọng đến tăng trưởng kinh tế hơn là tái phân phối tổng lợi tức, phải làm đồng-bánh ngày càng to hơn để mỗi cá nhân có được miếng bánh ngày càng lớn hơn, trong khi đó đảng Dân Chủ cứ loay hoay trong việc tái phân chia lợi tức.
Thành quả kinh tế trong 3 năm đầu của Tổng Thống Donald Trump
Trong thương thuyết, Tổng Thống Donald Trump luôn luôn đặt ra những điều kiện và đòi hỏi thật cao, và từ sự đánh giá chính xác các phản ứng của đối phương để nhân nhượng, nhưng cuối cùng phải đạt được phần lợi hơn (đọc The Art of the Deal - Donald Trump). Ông là một mưu lược gia lỗi lạc. Ông thả bong bóng bằng những tuyên bố lung tung, tiền hậu bất nhất để dò xét phản ứng quần chúng. Ông thả hỏa mù để dò xét phản ứng của địch thủ và ông đã có câu trả lời trong đầu mà địch thủ không thể đoán được. Như vậy, Donald Trump không phải là nhà mưu lược cao tay hay sao? Nếu ở trong quân ngũ, ông là một vị tướng giỏi. Tổng Thống Donald Trump còn là một nhà quản trị tài ba, biết dụng người. Ông tuyển dụng những thuộc cấp tài ba, có khả năng thực sự và trung thành cùng với ông hoàn thành mục tiêu tối hậu mà ông theo đuổi. Ông rất rộng lượng và khoan hồng đối với thuộc cấp có khả năng và cầu tiến. Nếu ai phạm lỗi, ở bất cứ cấp bậc nào, ông luôn luôn cho họ một cơ hội thứ hai.
Tổng Thống Donald Trump, vì đã được nhào luyện trong một trường quân đội trong thời niên thiếu, đặt nặng vấn đề kỷ luật và gương mẫu. Ông sống một cuộc sống đơn giản, một người cha gương mẫu cho con cái, không rượu chè, hút xách.
Cuối cùng, Tổng Thống Donald Trump là một người yêu nước thương dân chân thực. Ông đã có danh vọng, là một tỷ phú, tiền bạc dư thừa chi tiêu cả đời không hết, vậy ông ra tranh cử chức tổng thống làm gì, để đảng Dân Chủ thổ tả, tham nhũng và mị dân, được chỉ đạo bởi cặp bài trùng Obama-Hillary đầy âm mưu đen tối và nhóm truyền thông thiên tả, vừa lưu manh và tham nhũng vùi dập tả tơi trong suốt ba năm qua. Bọn này quyết tâm đánh gục ông chỉ hai tuần sau khi ông thắng cử vẻ vang năm 2016 như tờ báo Washington đã đăng tải cuộc chiến truất phế ông thực sự đã bắt đầu. Phải chăng cặp bài trùng Obama-Hillary và đảng Dân Chủ có tật giật mình vì đang sống béo mập trong đầm lầy tham nhũng?
Như Tổng Thống Donald Trump đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1988, hỏi bao giờ ông ra ứng cử tổng thống. Ông trả lời khi nào ông thấy đất nước và dân tộc Hoa Kỳ ở trên bờ vực thẳm đen tối và sống trong đầm lầy tham nhũng tại Hoa Thịnh Đốn, ông sẽ làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại, tát sạch đầm lầy tham nhũng, bắt hết những con cá vồ béo mập lớn nhỏ chuyên ăn phân dơ bẩn. Ông quả là một vị cứu tinh (Savor) vĩ đại.
Tổng Thống Donald Trump, theo người viết biết rất kính phục tổng thống Ronald Reagan, có lẽ vì một vài điểm tương đồng trong cá tính, quả quyết và cứng rắn. Ông theo chủ thuyết kinh tế (Reaganomics) thuộc trường phái kinh tế nghiêng về số Cung (Supply-side economics) đặc biệt nâng đỡ và ưu đãi các nhà sản xuất qua việc giảm thuế lợi tức đánh trên doanh lợi và đơn giản hóa luật lệ và thủ tục hành chánh rườm rà làm nản lòng các nhà kinh doanh.
Kết quả là trong cả hai đời tổng thống, nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững. Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) tăng đáng kể, nạn thất nghiệp thấp và giá cả ổn định. Công tâm mà nói, Tổng Thống Donald Trump gặt hái được thành quả tốt trong nhiều lãnh vực như nhiều tờ báo đã đăng tải và quý vị người đọc đã nghe trong Thông Điệp Liên Bang (State of Union) trước Lưỡng Viện Quốc Hội của Tổng Thống Donald Trump gần đây.
Để kết luận, cả hai Tổng Thống Ronald Regan và Donald Trump đều áp dụng chủ thuyết kinh tế “Con gà đẻ trứng vàng” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nói nôm na, ngày càng làm cho đồng-bánh to hơn. Trong ba năm đầu Tổng Thống Donald Trump đạt được những thành quả trong nhiều lãnh vực sau đây: Trước hết, như một võ sĩ, với hai cú đấm nặng ký ông đã đo ván địch thủ “Sự trì trệ kinh tế” (Economic stagnancy). Ông bỏ thuế đánh trên tiền lời do bán cơ sở, máy móc và dụng cụ sản xuất phế thải của giới sản xuất năm 2017 và ngay năm sau đó 2018, ông hạ thuế suất lợi tức cá nhân cho toàn dân để kích cầu và quan trọng nhất là giảm thuế suất lợi tức doanh nhân nhằm khích lệ họ gia tăng đầu tư vào cơ sở, máy móc và dụng cụ sản xuất là đầu tàu kéo nền kinh tế tiến lên. Tổng Thống Donald Trump đã thành công, nền kinh tế tăng trưởng mạnh và bền vững với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia (GDP) hàng năm tăng trong khoảng từ 3.5% đến 4%. Mức thất nghiệp có lúc xuống tới 3.5% lực lượng lao động, mức thấp nhất trong năm thập niên qua. Gần bảy triệu việc làm được tạo ra nhờ hàng trăm xí nghiệp lớn nhỏ rời bỏ Trung Quốc trở về nước vì hạ thuế suất doanh lợi từ 35% xuống 21%, một mức giảm lớn nhất trong lịch sử, đưa tới gia tăng gần bảy triệu việc làm chỉ trong ba năm như nói ở trên. Giá cả tổng quát ổn định chỉ số ở mức 2% trong suốt ba năm đầu. Trên giàn chứng khoán trong ba năm đầu, Down Jones tăng gần 10.000 điểm. Nasdag và S&P cũng tăng đáng kể.
Việc tăng thuế quan trên ba trăm tỷ đô la trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc gần đây làm giảm siêu nhập và đưa về hàng nghìn tỷ đô la. Việc hủy bỏ thương ước cũ bất lợi và ký thương ước mới Bắc Mỹ với Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại cũng tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tiết kiệm hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm. Quyết định của Tổng Thống Donald Trump rút ra khỏi hiệp ước quốc tế về thay đổi khí hậu toàn cầu tránh được những bất lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Đòi hỏi khối đồng minh NATO, Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan đóng góp thêm chi phí quân sự phòng thủ tại các quốc gia này. Yêu cầu các thành viên trong Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới đóng góp thêm chi phí để bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ. Những yêu cầu trên giúp Hoa Kỳ tiết kiệm được không biết bao nhiêu tiền mà kể.
Trong tương lai gần, Tổng Thống Donald Trump dự tính hai chương trình quan trọng nhằm giảm 1/2 giá thuốc men cho dân chúng và phát động chương trình công cộng (Public work) như sửa chữa đường sá, cầu cống, thương cảng và sân bay v.v…Thật là một thành quả kinh tế vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trên mặt trận quân sự, Tổng Thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa ước nguyên tử với Nga và Iran làm suy yếu khả năng phòng vệ và an ninh quốc gia. Ông tăng chi phí quốc phòng để duy trì một quân đội hùng mạnh với những vũ khí ngày càng tối tân hơn. Ông đã loại bỏ được ba trùm khủng bố nguy hiểm và tàn ác nhất thế giới, một ở Syria, một ở Iraq và một ở Iran, một địch thủ không đội trời chung với Hoa Kỳ.
Trên mặt trận ngoại giao, Hoa Kỳ đã thực sự vĩ đại trở lại không còn bị khinh miệt và bắt nạt. Tập Cận Bình của Trung Quốc và Kim Chung Ủn của Bắc Hàn phải nể nang và kính phục và có phần khiếp sợ trước một lãnh đạo cương quyết, cứng rắn, mưu lược như Tổng Thống Donald Trump. Đất nước và dân tộc Hoa Kỳ có quyền ngẩng cao đầu hãnh diện và kiêu hãnh vì có một nhà lãnh đạo tài ba và một nền kinh tế thịnh vượng số một trên thế giới.
Thành quả kinh tế trong nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama.
Chúng ta cần nhìn lại trong tám năm cầm quyền lãnh đạo quốc gia, tổng thống Barrack Obama đã có những thành quả trên bình diện kinh tế, quân sự và ngoại giao ra sao.
Trong lãnh vực kinh tế, nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng kinh tế hàng năm thấp, khoảng 1.5%. Mức thất nghiệp giảm từ 8% lúc mới nhậm chức xuống 4,8% ở cuối nhiệm kỳ hai qua sắc luật phục hồi kinh tế (Economic Recovery Act) với khối kích cầu (Demand booster) 760 tỷ đô la giúp nền kinh tế phục hồi một phần nào.
Khối kích cầu 760 tỷ đô la tạo ra một số việc làm bán thời gian, phần lớn số còn lại chi cho các chương trình phúc lợi xã hội làm tăng số người lười biếng, ỷ lại, có sức khỏe nhưng không chịu đi kiếm việc làm mà nằm nhà chờ sung rụng qua các chương trình như phiếu thực phẩm, trợ giúp nhà cửa, y tế v.v...
Quý vị người đọc thử tưởng tượng chính phủ phải chi tiêu biết bao nhiêu tiền để nuôi 11 triệu di dân bất hợp pháp và những dòng người khác tiếp tục hàng ngày chạy vào Hoa Kỳ qua bãi đáp Mễ Tây Cơ từ các quốc gia nghèo Nam Mỹ như Bolivia, Columbia, Chile và Peru v..v… Tổng thống Barrack Obama đã chẳng đưa được chính sách nào để cải tổ nhằm chận đứng hoặc giảm bớt dòng di dân bất hợp pháp này.
Chi tiêu của chính quyền Barrack Obama tăng gấp đôi thời George Bush con, đã đẩy mức nợ công từ 10 ngàn tỷ lên đến 20 ngàn tỷ, tính ra số nợ công dười thời Obama bằng tổng cộng số nợ công của các tổng thống tiền nhiệm gộp lại.
Trong thời tổng thống Barrack Obama, nổi bật nhất là chương trình Obamacare. Chính phủ phải chi trả một số tiền trợ cấp rất lớn, nhưng cho tới giờ, kết quả thế nào, lợi hay hại, chưa ai đánh giá nổi. Quân sự thì dậm chân tại chỗ. Quân đội không được cải tiến, vũ khí cũng thế. Đặc biệt, Obama đình chỉ chương trình Không Gian, nên mỗi lần đưa các phi hành gia Hoa Kỳ lên Trạm Không Gian Quốc Tế, Hoa Kỳ phải mướn phi thuyền của Nga chuyên chở, mỗi chuyến tốn 81 triệu mỹ kim/ một người (giá cả năm 2018). Obama chủ trương chính sách hòa hoãn, sống chung hòa bình, hay vì bất tài và khiếp nhược?
Trên bình diện ngoai giao, Tổng Thống Barrack Obama nhún mình xin lỗi khắp nơi, cho dù Hoa Kỳ không mắc lỗi gì với thế giới! Obama bị Tập Cận Bình coi thường, không thể xuống Air Force One bằng cửa trước với thảm đỏ mà phải xuống cửa sau, trong khi sang Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Chiết Giang vào ngày 4 tháng 9 năm 2016. Đây là một hội nghị quốc tế gồm toàn các nguyên thủ quốc gia đã được Trung Quốc đón tiếp với đầy đủ nghi lễ ngoại giao dành cho các nguyên thủ quốc gia, ngoại trừ TT Mỹ Obama! Thật là mối nhục quốc thể, chưa từng xảy ra trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ. Còn nữa, vào ngày 3 tháng 8 năm 2016, Obama phải cho phi cơ chở qua Iran 400 triệu tiền mặt (cash) để chuộc 4 công dân Hoa Kỳ bị Teheran bắt giữ! Thật là nhục nhã, tủi hổ !
Barrack Obama còn là một tổng thống vô trách nhiệm, không giải cứu Christopher Stevens, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Benghazi bị quân khủng bố tấn công vào tháng 9 năm 2012. Trong cuộc tấn công này, quân khủng bố phá hủy tòa đại sứ, hành hạ vị đại sứ tàn nhẫn rồi lôi kéo ra đường đau đớn cho đến khi tắt thở, để dân chúng địa phương đứng coi vổ tay, sau 13 giờ kêu cứu với hàng trăm cú điện thoại gọi về tòa Bạch Ốc, nhưng Obama và ngoại trưởng Hillary phớt lờ, coi như không biết gì, trong khi lực lượng tiếp viện của Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sẳn sàng ứng phó đang đồn trú tại các quốc gia láng giềng gần đó. Thật là một thái độ đốn mạt, khiếp nhược và vô trách nhiệm đối với thuộc cấp.
Một điểm son nhỏ tong thời tổng thống Barrack Obama là loại bỏ được trùm khủng bố quốc tế khét tiếng Bin Laden. Thực ra, kế hoạch hạ sát này đã có từ thời Bush con sau cuộc khủng bố 911, nhưng phải đợi đến thời cơ thuận lợi mới thi hành. Ông cũng đích thân chỉ huy và theo dõi cuộc truy kích như Donald Trump trong cuộc hạ sát 2 tên trùm khủng bố khát máu ở Bagdad. Trong phòng làm việc, ông được vây quanh bởi các tướng chỉ huy các cấp của bộ Quốc Phòng, các bộ trưởng liên hệ và giám đốc các cơ quan tình báo, đích thân theo dõi, chỉ huy và cho lệnh ra tay trên màn hình T.V.
Nhưng ghê gớm và đáng sợ là cặp bài trùng Barrack-Hillary còn bán một phần Uranium 1 cho một địch thủ quân sự Nga và Nga đã chuyển 145 triệu đô la vào quỹ Clinton Foundation, trong khi Hoa Kỳ đang thiếu Uranium 1. Đây là một hành động phản quốc cần phải đưa ra tòa án liên bang để hỏi tội.
Riêng Hillary Clinton là một người đàn bà thủ đoạn, tham nhũng và tàn ác. Bà đã thủ tiêu trên 40 địch thủ (đọc The Clintons’ war on women - Roger Stone) phần lớn là những tình nhân của chồng bà và những người biết rõ sự bê bối của Bill Clinton để bịt miệng vì ghen tương hay sợ những nạn nhân này khai ra những việc làm sai trái, phi pháp của bà và chồng bà. Hillary là một người đàn bà tàn nhẫn và nhỏ mọn đối với cô Lewinsky. Cô này sau vụ bê bối với Bill Clinton đã phải sống một cuộc sống chui lủi và bơ vơ, đi xin việc làm ở đâu cũng bị từ chối. Lý do tại sao, chắc quý vị người đọc đã rõ.
Còn Obama, với chút tài ăn nói, ông ta là một chính trị gia mị dân. Xuất thân từ một gia đình tầm thường và nghèo, hẳn nhiên tiền bạc là một miếng bã hấp dẫn. Sau khi rời Bạch Ốc, vợ chồng Obama đã thủ đắc một gia sản 70 triệu, so với thời điểm trước khi đắc cử, tài sản chưa tới 2 triệu. Obama cũng là một tổng thống sử dụng công quỹ, chi tiêu phung phí nhất trong các đời tổng thống gần đây. Ông từng xuất ngoại vì công vụ hay nghỉ dưỡng trên 48 quốc gia bằng chiếc Air Force One với bầu đàn thuộc cấp hay thành viên gia đình, tất cả 80 người, dĩ nhiên ở trong những khách sạn năm sao sang trọng.
Tổng Thống Barrack Obama là một trong những tổng thống tồi nhất hay tốt nhất trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ? Theo nhiều quan sát viên nhận xét thì có hai ý kiến đối nghịch, thiết tưởng câu trả lời sẽ đến trong thời gian tới đây.
Kinh nghiệm chính trị - Khà năng quản trị kinh doanh.
Điểm cuối cùng mà người viết muốn bàn tới là sự quản trị một quốc gia và một đại công ty kinh doanh như công ty Apple của doanh nhân Hoa Kỳ, ông tỷ phú Bill Gates, có khác nhau gì không. Một tổng thống vây quanh bởi các Tổng Bộ Trưởng chuyên ngành, được trợ giúp bởi các hội đồng như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (Council of National Security) Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế (Council of Economic Advisers) Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế (Council of Foreign Relations) và còn bao nhiêu các Giám Đốc cơ quan tình báo và trung tâm nghiên cứu các chính sách đủ ngành như công ty Rand Corporation, mà không phải bỏ tiền túi ra trả lương, ông chỉ có trách vụ duy nhất là lấy quyết định đúng hay sai chỉ ảnh hưởng đến thanh danh của mình.
Nhưng quản lý một công ty sản xuất khổng lồ trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh tự do khốc liệt trong một nền kinh tế tư bản như Hoa Kỳ, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị với Tổng Giám Đốc Điều Hành (Chairman of Executive Officers) phải đương đầu với biết bao khó khăn và thử thách trong mọi lãnh vực như kế hoạch sản xuất, nhân viên, cơ sở, máy móc và dụng cụ sản xuất, nghiên cứu thị trường và quảng cáo v.v…
Các doanh nhân phải bỏ tiền túi và vay mượn thêm, liều lĩnh và phiêu lưu nhảy vào thương trường với hy vọng kiếm doanh lợi. Một quyết định của ban giám đốc điều hành, nếu đúng thì mừng, còn sai thì có thể sập tiệm, vỡ nợ mà còn tán gia bại sản. Quý vị người đọc nghĩ sao, câu trả lời dành cho quý vị. Chỉ có người cùng hoàn cảnh mới thông cảm với giới doanh nhân, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tổng Thống Donald Trump sống trong hoàn cảnh đó trong mấy chục năm qua nên ông hiểu tại sao phải giúp đỡ và ưu ái giới doanh nhân để đưa lại tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tổng Thống Trump đã thất bại, vỡ nợ ba lần nhưng ông không bỏ cuộc. Với sự kiên trì vô song và một ý chí sắt đá ông đã đứng dậy xây dựng lại cơ đồ huy hoàng như ngày nay. Ông quả là một doanh nhân đại tài. Khác với chủ nhân CNN, cũng kinh doanh trong lãnh vực địa ốc, nhưng thất bại, bỏ cuộc vì cạnh tranh không nổi, nên đã đổi nghề. Cũng vì vậy mà trở nên ghen ghét Trump và tìm mọi cách moi móc, chỉ trích Tổng Thống Trump bằng cách đưa những tin sai lạc, bóp méo sự thật để hạ thanh danh Tổng Thống Trump. Quý vị người đọc cho việc quản trị nào khó hơn?
Mới giữ chức tổng thống được vài tuần, Tổng Thống Donald Trump đã bị một số người cho là ngu dốt, điên khùng, phát ngôn tứ tung, thiếu kinh nghiệm chính trị. Thật tội nghiệp cho ông! Đối với người viết, những kẻ đả kích ông mới là đồ ngu ngốc và dốt nát, phải cho ông một thời gian thử thách mới đánh giá chứ, chưa chi đã miệt thị ông. Donald Trump là một chính trị gia tay ngang, bất đắc dĩ, sau 3 năm cầm quyền đã trở thành một chính trị gia lỗi lạc, và nhất là yêu nước, thương nòi chân thực.
Để tổng kết lại, sau những trình bày và giải thích trên mọi khía cạnh kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế tư bản như Hoa Kỳ, hai chủ thể cốt lõi là chính phủ, đại diện bởi một thủ tướng hay tổng thống và hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang điều hành bởi một vị chủ tịch, quyết định số mạng thịnh và ổn định hay suy và bất ổn của nền kinh tế quốc gia. Nhưng trên hết, hai chủ thể trên cũng nằm dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của một nhà lãnh đạo chính trị đương quyền. Phần lớn các chính trị gia Cộng Hòa hay Dân Chủ Mỹ hiện nay là những nhà chính trị hoạt đầu và mị dân, hứa thật nhiều khi ra tranh cử, bất cứ vị thế nào, nhưng chẳng thực hiện được bao nhiêu. Họ ra tranh cử các chức vụ vì tiền, vì quyền lực, danh vọng và vì nhiều tiền hơn. Họ thiếu cái tâm yêu nước thương nòi.
Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế.
Thưa quý vị người đọc, sau khi đã đọc tất cả những gì về kinh tế vĩ mô mà người viết đã trình bày, bây giờ quý vị có lẽ sẽ đặt câu hỏi chìa khóa cho một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và bền vững là gì ? Người viết xin trả lời là một chùm chìa khóa phải mở các cửa cùng một lúc như sau.
Một cá nhân có tâm lý riêng, nhưng một tập thể như các doanh nhân có một tâm lý chung. Một cá nhân, nói rõ hơn một người đi làm kiếm lợi tức khi đã đạt được mức lợi nào đó cho là tạm đủ, họ sẽ cân nhắc giữa lợi tức và thời gian nhàn rỗi để hưởng thụ. Không ai dại gì cắm đầu đi làm sáu chục tiếng đồng hồ một tuần, hay làm thêm các giờ phụ trội trong tuần để rồi chịu thuế suất lợi tức cá nhân 50% áp đặt bởi chính phủ. Các sở hữu chủ công ty cá nhân, hùn hiệp hay công ty hữu hạn cũng có cùng một tâm lý này. Không chủ nhân nào muốn đầu tư thêm để phát triển thêm, khi doanh lợi của họ bị chính phủ đánh thuế 50%, vã lại đầu tư thêm đã chắc gì thành công. Đó là chìa khóa thứ nhất.
Chìa khóa thứ hai là một nền chính trị dân chủ tự do và ổn định, các doanh nhân sợ nhất là việc quốc hữu hóa doanh nghiệp khi có một cuộc đảo chính do một chính phủ xã hội cấp tiến độc tài như cộng sản.
Chìa khóa thứ ba là một môi trường kinh tế sáng sủa và thuận lợi trong đó viễn tượng doanh lợi khởi sắc và bảo đảm.
Chìa khóa thứ tư là hai chủ thể Thủ Tướng hay Tổng Thống và Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương hay Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang phải giao lưu và cộng tác chặt chẽ với nhau qua các chính sách tiền tệ và tài chánh hướng về cùng một mục tiêu kinh tế.
Chìa khóa cuối cùng và quan trọng nhất là một nhà lãnh đạo chính trị đương quyền có cái tâm yêu nước thương dân đích thực, đặt quyền lợi dân tộc trên hết để đạt được một nền kinh tế phú cường nhất với một dân tộc hạnh phúc nhất về vật chất cũng như tinh thần, đáng tự hào và kiêu hãnh với toàn thế giới.
Như vậy, kết luận cuối cùng là, muốn có một nền kinh tế phồn thịnh bền vững, một quốc gia hùng cường và dân chúng được hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần, cần phải có một nhà lãnh đạo chính trị tài đức và yêu nước thương dân đích thực. Kỳ vọng này có phải là Donald Trump, vị Tổng Thống đương nhiệm hay không. Quý vị người đọc nghĩ sao ?
Để tổng kết, quý vị sẽ bầu cho ai làm tổng thống nhiệm kỳ 2020, còn tôi, có lẽ quý vị đã rõ, tôi bầu cho ai cho tôi miếng bánh càng ngày to hơn và được sống trong một môi trường ngày càng an toàn hơn bên trong bức tường vĩ đại và kiên cố có một không hai trên trái đất này.
Đỗ Ngọc Hiển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét