Theo quan điểm của cá nhân tôi thì dự án đường bộ cao tốc chưa khẩn cấp, chưa nên làm ngay. Nên dùng số tiền làm dự án này để làm hệ thống đê biển bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long và những đồng bằng khác có nguy cơ chìm trong nước biển vào cuối thế kỷ 21 này. Tiếp đó làm hai dự án ưu tiên là (i) đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, (ii) đầu tư làm đường sắt cao tốc Bắc Nam theo phương án của Bộ KHĐT.
Trước tết năm 2015, tôi được phân công viết về các công trình tiêu biểu của Tp.HCM, trong đó có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tôi từ chối và nói rõ đấy là 1 nguy cơ "phản thông tin" bởi nguy cơ xuống cấp công trình sẽ xuất hiện nhanh. Dự đoán đúng ngay sau đó, 2016. Đến 2017 thì thanh tra phát hiện 74 sai phạm của nhà thầu Trung Quốc. Đường bên kênh sạt lở, người dân khổ sở, cán bộ địa phương bị kỷ luật. Tôi không coi việc thoát "kiếp bưng bô" thầu Trung Quốc qua việc từ chối gián tiếp ca ngợi công trình Nhiêu Lộc - Thị Nghè trên bài báo Tết không viết là may mắn. Tuyệt đại đa số các công trình của họ đều như vậy!
Cao tốc 34.000 tỉ ở Quảng Ngãi. Xin nhấn mạnh là ba mươi bốn nghìn tỉ đồng Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc thi công đã bong tróc, biến thành ổ gà ngay sau... một trận mưa. Người dân tố cáo sai phạm chưa thấy được thưởng đúng tinh thần của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bị dọa, bị đánh.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn "sơ sơ" 17.000 tỉ đồng. Mười bảy nghìn tỉ đồng đấy ạ! Và tất cả đều tính vào nợ ODA cho toàn dân. Còn thực tế chất lượng của tuyến này thì báo chi và mạng xã hội đã chứng minh bằng những hình ảnh vô cùng rõ nét. Rất rất tệ!
Tệ là vậy, tạo ra nợ công và các hệ lụy là vậy nhưng nhà thầu trung Quốc vẫn dễ thắng thầu. Hay có một sự "tin ở hoa hồng" mang màu sắc khác hẳn vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã viết?
Cách giải thích "mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo" đã lỗi thời bởi nhân dân hoàn toàn không tạo ra tham nhũng trăm tỉ, ngàn tỉ. Nhân dân càng không tạo ra đại án nợ, lỗ chục ngàn tỉ, trăm ngàn tỉ. Nhân dân tuyệt đối không tạo ra nợ công triệu tỉ. Nhân dân cũng tuyệt đối chẳng có quyền đưa xe ra tận sân bay đón người thân hay làm biệt phủ giữa rừng phòng hộ và được duyệt cực nhanh.v.v..
Trong một đất nước Đảng lãnh đạo toàn diện, các chức vụ Nhà nước cũng do Đảng cử thì Đảng và Nhà nước chí ít phải để cho nhân dân thứ quyền cơ bản nhất là dân chủ cơ sở và giám sát.
Cao tốc Bắc - Nam, tự cái tên đã nói lên công trình này rất lớn và kéo dài cơ bản nối hết Việt Nam theo chiều dọc. Vậy xin hỏi Đảng và Nhà nước có cần lấy ý kiến dân theo Luật trưng cầu ý dân 2015 chưa?
Một công trình lớn như vậy và nhiều "sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết" về nhà thầu Trung Quốc mà vẫn để họ tham gia mà không có sự đồng thuận lớn của nhân dân, nghĩa là thể chế có vấn đề lớn. Đừng bắt nhân dân phải tuân theo thứ đại cục mơ hồ nào, do cá nhân bí ẩn nào nghĩ ra.
Đại cục lớn nhất là lòng dân!
Nên thứ "của rẻ là của ôi" mang tên nhà thầu Trung Quốc xin vứt vào sọt rác. Một tuyến đường huyết mạch quốc gia phải là một tuyến đường được xây dựng chất lượng và giá cả hợp lý. Nên nhớ là nợ công đã được cảnh báo "đụng trần" và nhân dân đã quá khổ khi lâu nay oằn mình gánh đủ thứ thuế, phí, giá lẫn sự độc quyền.
Ít nhất, hãy hành động cho đúng với khẩu hiệu "của dân, do dân, vì dân" và "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" mà Đảng và Nhà nước hay tuyên truyền đã. Thay vì "Bộ Chính trị đã quyết, phải bàn cho ra..." đầy duy ý chí. Bởi tôi cũng tin các báo cáo tổng hợp về "bẫy nợ" Trung Quốc đều có cả.
Trong khi cả Bộ Chính trị suốt từ thời lập quốc của chế độ hiện hữu có ai không từ dân?
NHÀ THẦU TRUNG QUỐC và CAO TỐC BẮC - NAM
(Cafe đắng đầu tuần)
Quốc Ấn Mai - Tôi đồ rằng các chính trị gia hàng đầu nước ta có một góc nhìn sâu, rộng về Trung Quốc hơn các thường dân rất nhiều. Chí ít, họ có các báo cáo thường xuyên, thậm chí là các báo cáo mật và tuyệt mật. Nhưng thực trạng quốc gia lại nói lên một điều khác... Ít nhất, hãy hành động cho đúng với khẩu hiệu "của dân, do dân, vì dân" và "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" mà Đảng và Nhà nước hay tuyên truyền đã. Thay vì "Bộ Chính trị đã quyết, phải bàn cho ra..." đầy duy ý chí. Bởi tôi cũng tin các báo cáo tổng hợp về "bẫy nợ" Trung Quốc đều có cả.Cao tốc 34.000 tỉ ở Quảng Ngãi. Xin nhấn mạnh là ba mươi bốn nghìn tỉ đồng Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc thi công đã bong tróc, biến thành ổ gà ngay sau... một trận mưa. Người dân tố cáo sai phạm chưa thấy được thưởng đúng tinh thần của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bị dọa, bị đánh.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn "sơ sơ" 17.000 tỉ đồng. Mười bảy nghìn tỉ đồng đấy ạ! Và tất cả đều tính vào nợ ODA cho toàn dân. Còn thực tế chất lượng của tuyến này thì báo chi và mạng xã hội đã chứng minh bằng những hình ảnh vô cùng rõ nét. Rất rất tệ!
Tệ là vậy, tạo ra nợ công và các hệ lụy là vậy nhưng nhà thầu trung Quốc vẫn dễ thắng thầu. Hay có một sự "tin ở hoa hồng" mang màu sắc khác hẳn vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã viết?
Cách giải thích "mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo" đã lỗi thời bởi nhân dân hoàn toàn không tạo ra tham nhũng trăm tỉ, ngàn tỉ. Nhân dân càng không tạo ra đại án nợ, lỗ chục ngàn tỉ, trăm ngàn tỉ. Nhân dân tuyệt đối không tạo ra nợ công triệu tỉ. Nhân dân cũng tuyệt đối chẳng có quyền đưa xe ra tận sân bay đón người thân hay làm biệt phủ giữa rừng phòng hộ và được duyệt cực nhanh.v.v..
Trong một đất nước Đảng lãnh đạo toàn diện, các chức vụ Nhà nước cũng do Đảng cử thì Đảng và Nhà nước chí ít phải để cho nhân dân thứ quyền cơ bản nhất là dân chủ cơ sở và giám sát.
Cao tốc Bắc - Nam, tự cái tên đã nói lên công trình này rất lớn và kéo dài cơ bản nối hết Việt Nam theo chiều dọc. Vậy xin hỏi Đảng và Nhà nước có cần lấy ý kiến dân theo Luật trưng cầu ý dân 2015 chưa?
Một công trình lớn như vậy và nhiều "sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết" về nhà thầu Trung Quốc mà vẫn để họ tham gia mà không có sự đồng thuận lớn của nhân dân, nghĩa là thể chế có vấn đề lớn. Đừng bắt nhân dân phải tuân theo thứ đại cục mơ hồ nào, do cá nhân bí ẩn nào nghĩ ra.
Đại cục lớn nhất là lòng dân!
Nên thứ "của rẻ là của ôi" mang tên nhà thầu Trung Quốc xin vứt vào sọt rác. Một tuyến đường huyết mạch quốc gia phải là một tuyến đường được xây dựng chất lượng và giá cả hợp lý. Nên nhớ là nợ công đã được cảnh báo "đụng trần" và nhân dân đã quá khổ khi lâu nay oằn mình gánh đủ thứ thuế, phí, giá lẫn sự độc quyền.
Ít nhất, hãy hành động cho đúng với khẩu hiệu "của dân, do dân, vì dân" và "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" mà Đảng và Nhà nước hay tuyên truyền đã. Thay vì "Bộ Chính trị đã quyết, phải bàn cho ra..." đầy duy ý chí. Bởi tôi cũng tin các báo cáo tổng hợp về "bẫy nợ" Trung Quốc đều có cả.
Trong khi cả Bộ Chính trị suốt từ thời lập quốc của chế độ hiện hữu có ai không từ dân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét