Trong bài này tác giả đặt ra 2 câu hỏi: 1) Kiểm soát đảm bảo chất lượng các công trình như thế nào ? 2) Tại sao không trưng cầu ý kiến nhân dân về các dự án cao tốc ? Câu hỏi 1 rõ ràng thuộc trách nhiệm của Bộ KHĐT; thực tế Bộ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm và đã báo cáo lãnh đạo Trung ương nhiều giải pháp xử lý nhưng Trung ương không quyết liệt xử lý. Bộ chỉ là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Đảng và Nhà nước; quyền hạn của Bộ chỉ có vậy vì nên lực bất tòng tâm. Câu 2 không thuộc trách nhiệm của Bộ. Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội mới có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân; và chỉ Quốc hội mới có quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân. Do đó tôi vẫn hoan hô Bộ KHĐT đã dũng cảm đưa ra quan điểm đầu tư hoàn toàn khác biệt với Bộ GTVT và cách nghĩ phổ biến của các cơ quan nhà nước và người dân.
Nhân dân “ở đâu”?
Mai Quốc Ấn 9-7-2019 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng, với chiều dài hàng nghìn km và tốc độ chạy tàu 200km/h, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam chỉ có tổng mức đầu tư khoảng 26 tỉ USD. Trong khi Bộ GT-VT đã trình Thủ tướng phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam với tổng vốn xây dựng lên tới khoảng 58,7 tỉ USD. Đã có người vội khen Bộ KHĐT và chỉ trích Bộ GTVT. Rất ít người nhận ra vấn đề khác trong các đề xuất này!
Ảnh trên mạng. Có những hình ảnh kinh khủng hơn
Cao tốc Bắc – Nam về cả đường bộ lẫn đường sắt đều phải vay nước ngoài, tiền vay sẽ tính vào thuế dân. Việc đề xuất giảm giá thành cho cao tốc chỉ là một mặt vấn đề. Những mặt khác còn lại như chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng kém mà đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông là ví dụ không thấy ai nhắc đến. Và hình như chẳng ai chú ý đến cảm xúc thất vọng của nhân dân khi những đồng thuế chắt chiu bị đem “hoá vàng” không thương tiếc.
Thế mà đến nay chưa thấy ai chịu trách nhiệm, chưa thấy phương án giải quyết vận hành nào ngoài vay tiền tiếp (gần 1.000 tỉ) cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Vậy thì nhân dân sẽ “ở đâu” trên những tuyến cao tốc đang trên giấy ấy?
Nhân dân có trong Quốc hội với danh nghĩa đại biểu dân bầu. Dân bầu nhưng đảng cử. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?” Vậy trách nhiệm đảng cử thì sao? Là trách nhiệm với đảng mà hình thức cao nhất là “cắt đảng”, “cắt nguyên” như ông Vũ Huy Hoàng từng làm Bộ trưởng Công thương thôi ư?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nêu ba câu hỏi về cao tốc Bắc – Nam, có nói về nhân dân như sau: “Thông thường, báo cáo đánh giá tác động của dự án đường cao tốc Bắc-Nam phải đặt ra và giải đáp những câu hỏi đó, phải chứng minh dự án này là cấp thiết nhất và không có chọn lựa nào về giao thông hiệu quả hơn, cũng như chứng minh lợi ích kinh tế, xã hội đạt được sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Báo cáo đó phải dựa trên những nghiên cứu khách quan và tham vấn ý kiến các đối tượng trong xã hội, và phải được công bố để đông đảo nhân dân – những người đóng thuế biết và tham gia quyết định nên làm hay không.”
Vậy thì nhân dân “ở đâu?” và nói gì khi các chính khách cứ nói về những khoản vay tỉ đô và Đại biểu Quốc hội muốn huy động vàng trong dân để trả lãi cho những khoản dân không vay, trả lương nuôi những cán bộ “thích vay”, thích “hoa hồng”?
Nhân dân nên hỏi thêm một câu cho bản thân mình rằng ngoài việc “ở đâu?” thì nhân dân đã bao giờ yêu cầu Quốc hội, Chính phủ hay đảng cầm quyền thực hiện một trong các quyền cơ bản là góp ý, đôn đốc, giám sát hay chưa?
Yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý chẳng hạn.
P/s: Tôi không sinh ra ở Tây Nam Bộ nhưng thấy nhân dân nơi đây thiệt thòi nhất. Là vựa lúa cả nước nhưng đang bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu trầm trọng trong khi 2 cao tốc duy nhất lại do nước ngoài tài trợ. Nước ngoài tài trợ nhưng các quan cứ “vẽ” BOT để thu phí.
Bức ảnh trong bài còn tương đối nhẹ nhàng. Có những hình ảnh kinh khủng hơn khi nhân dân ở những nơi tận cùng đáy khổ quỳ mọp và khóc ngất để cầu xin một con đường sống…
Thế mà đến nay chưa thấy ai chịu trách nhiệm, chưa thấy phương án giải quyết vận hành nào ngoài vay tiền tiếp (gần 1.000 tỉ) cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Vậy thì nhân dân sẽ “ở đâu” trên những tuyến cao tốc đang trên giấy ấy?
Nhân dân có trong Quốc hội với danh nghĩa đại biểu dân bầu. Dân bầu nhưng đảng cử. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?” Vậy trách nhiệm đảng cử thì sao? Là trách nhiệm với đảng mà hình thức cao nhất là “cắt đảng”, “cắt nguyên” như ông Vũ Huy Hoàng từng làm Bộ trưởng Công thương thôi ư?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nêu ba câu hỏi về cao tốc Bắc – Nam, có nói về nhân dân như sau: “Thông thường, báo cáo đánh giá tác động của dự án đường cao tốc Bắc-Nam phải đặt ra và giải đáp những câu hỏi đó, phải chứng minh dự án này là cấp thiết nhất và không có chọn lựa nào về giao thông hiệu quả hơn, cũng như chứng minh lợi ích kinh tế, xã hội đạt được sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Báo cáo đó phải dựa trên những nghiên cứu khách quan và tham vấn ý kiến các đối tượng trong xã hội, và phải được công bố để đông đảo nhân dân – những người đóng thuế biết và tham gia quyết định nên làm hay không.”
Vậy thì nhân dân “ở đâu?” và nói gì khi các chính khách cứ nói về những khoản vay tỉ đô và Đại biểu Quốc hội muốn huy động vàng trong dân để trả lãi cho những khoản dân không vay, trả lương nuôi những cán bộ “thích vay”, thích “hoa hồng”?
Nhân dân nên hỏi thêm một câu cho bản thân mình rằng ngoài việc “ở đâu?” thì nhân dân đã bao giờ yêu cầu Quốc hội, Chính phủ hay đảng cầm quyền thực hiện một trong các quyền cơ bản là góp ý, đôn đốc, giám sát hay chưa?
Yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý chẳng hạn.
P/s: Tôi không sinh ra ở Tây Nam Bộ nhưng thấy nhân dân nơi đây thiệt thòi nhất. Là vựa lúa cả nước nhưng đang bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu trầm trọng trong khi 2 cao tốc duy nhất lại do nước ngoài tài trợ. Nước ngoài tài trợ nhưng các quan cứ “vẽ” BOT để thu phí.
Bức ảnh trong bài còn tương đối nhẹ nhàng. Có những hình ảnh kinh khủng hơn khi nhân dân ở những nơi tận cùng đáy khổ quỳ mọp và khóc ngất để cầu xin một con đường sống…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét