Sinh viên và chuyện kiếm tiền
Chỉ còn chưa đầy 4 tuần nữa, năm học mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn cơm áo gạo tiền đâu đó thoắt ẩn thoắt hiện trong những bữa cơm sinh viên, những bước chân hối hả cho kịp giờ làm thêm, những cuốn sổ tiết kiệm ngắn hạn để khỏi sợ bị cướp giật, móc túi ở đất Sài thành… Đâu đó trong ánh mắt của các bạn trẻ, tương lai vẫn ở phía trước khi ta tự lực từ hôm nay.Trong khi vụ bê bối điểm thi tốt nghiệp ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam chưa giải quyết rõ ràng thì hiện tại, hàng trăm trường đại học ở Việt Nam vừa công bố điểm chuẩn vào trường. Việc học như một giấc mơ và nếu như với nhiều học sinh thành phố, con ông cháu cha thì việc đỗ đạt vào một trường nào đó chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa cái chức sau này của họ thì với các học sinh nghèo nông thôn lại khác, giấc mơ tốt nghiệp đại học là giấc mơ thay đổi số phận, thay đổi cái nhìn của dân làng với tộc họ, của xã hội đối với quê hương mình.
Và để qua được những năm tháng đại học, đa số sinh viên từ quê lên thành phố học đều phải đi làm thêm kiếm tiền ăn học, mỗi người chọn một ngành nghề nhưng tâm lý chung thì vẫn là kiếm được đồng nào, cha mẹ đỡ đồng đó.
Sinh viên được gì?
Bạn Trương Thị Lan Hương, sinh viên trường công nghệ thực phẩm Sài Gòn, chia sẻ: “Đi làm thêm để phụ trang trải kinh phí gia đình. Vì ở nhà ở quê ba mẹ làm ruộng vất vả lắm, mình cũng chỉ phụ được tiền ăn thôi chứ tiền học thì ba má vẫn phải cho tại vì học phí của tụi em khá nhiều. Kinh phí học bây giờ khá cao so với ba má làm lụng vất vả ở nhà nhưng mỗi năm có được bao nhiêu đâu nhưng học phí của tụi em mỗi kì cả mấy triệu, mười mấy triệu rồi.”
Bạn Đinh Thùy Hương, sinh viên học viện bưu chính viễn thông cho hay: “Mỗi tháng gia đình em gửi cho 1 triệu rưỡi, còn nếu em không đi làm thêm thì chắc mỗi tháng phải 3 triệu.”
Với số lượng hơn 50 trường đại học, chưa kể các trường trung cấp, cao đằng, các trung tâm dạy nghề… Sài Gòn là mảnh đất nhiều sinh viên chọn để theo học. Với các bạn trẻ ở quê, từ khi ý thức gia đình mình nghèo, muốn thoát khỏi vòng xoáy thiếu, đói bủa vây thì chỉ có thể ráng sức mà học và họ chọn các trường đại học ở Sài Gòn để thi vào một phần vì công việc ở thành phố này nhiều không những sau khi ra trường, mà ngay khi vào trường, nếu muốn làm thêm đã không phải là khó.
Bạn Lan Hương chia sẻ thêm: “Mỗi ngày được tầm 100 ngàn đến 150 ngàn, cũng phụ giúp được một ít cho gia đình rồi.”
Bạn Thùy Hương chia sẻ: “Mỗi ngày như vậy bình quân em thu được 200 ngàn. Chi phí mỗi ngày thì tiền thuê nhà trọ, xăng xe, ăn uống, đang hè nên em không tốn tiền mua sách… chi tiêu bình thường thôi, nếu dư thì em gửi tiết kiệm ngân hàng.”
Theo kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ như Lan Hương và Thùy Hương, tìm được việc làm thêm ở trong quá trình đi học có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Với các công việc bán thời gian như gia sư, chạy bàn, bán hàng ngoài giờ… Mức thu nhập các bạn nhận được đủ để lo tiền ăn uống, mua các dụng cụ cần thiết trong quá trình học của mình, ngoài ra tiền học vẫn phải xin ba mẹ.
Nhưng khi hè đến, nhiều sinh viên quyết định ở lại thành phố để làm toàn thời gian, như vậy họ vừa đỡ tốn một khoản ăn ở quê, tiền tàu xe… mà còn tăng thêm thu nhập. Nhiều bạn sinh viên chọn nhận thêm vài suất dạy thêm trong quá trình hè. Nghĩa là buổi sáng họ tranh thủ dạy sớm, đến nhà học sinh từ 7 giờ sáng và kết thúc suất đầu tiên lúc 8 giờ 30, sau đó tiếp tục đến suất thứ hai từ 9 giờ đến 10 giờ 30. Về cơm trưa, nghỉ ngơi, họ lại bắt đầu suất thứ ba lúc 2 giờ và nhiều khi kết thúc suất thứ năm lúc 9 giờ tối… Tăng số suất dạy của mỗi ngày lên, ít nhất mỗi tháng hè họ cũng nhận được vài triệu đồng, ăn uống ki cóp cũng đủ để đóng học phí đầu năm.
Một số bạn có ngoại hình dễ nhìn thì thường chọn xin những chân PR trong các chương trình quảng bá thương hiệu, công việc này cho thu nhập cao mà cũng đỡ vất vả hơn những nghề khác, tuy không phải ai cũng có may mắn này.
Theo chia sẻ của Thùy Hương, không khó để tìm được công việc làm thêm mà vấn đề là mình có chịu khó hay không thôi. Lấy mình ra làm ví dụ, Hương nói mình cũng đã kiêm qua nhiều công việc nhưng hè này bạn quyết định tìm đến các bến xe, các địa điểm công cộng để bán sim cho các hãng di động. Bởi công việc này vừa giúp ích cho bạn về kinh tế vừa giúp bạn học hỏi nhiều điều.
Đinh Thùy Hương cho biết: “Đối với các bạn sinh viên năm nhất thì khi mới lên thì nếu siêng tìm việc làm hoặc hỏi thăm các anh chị các khóa trên thì rất dễ kiếm được việc làm nếu không tự kiếm được việc làm. Nếu mình chủ động đi kiếm được việc làm thì thường tìm được các công việc như gia sư… việc này em cũng thường làm hồi còn năm nhất, năm hai. Bây giờ thì em đi bán sim, nói chung là công việc trên thành phố rất nhiều, nếu các bạn siêng năng và chịu làm.”
Mất gì?
Tuy việc làm thêm mùa hè giúp ích không ít cho nhiều sinh viên, nhất là các sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố lớn học tập nhưng đôi khi, nó cũng chính là cám dỗ nếu các bạn không kiên định.
Nói về vấn đề này, Thùy Hương chia sẻ thêm: “Về mặt cám dỗ trên đây cực kì nhiều luôn. Nếu các bạn không tự chủ thì rất dễ sa đọa vào các cuộc vui chơi bỏ bê học hành hoặc là đi làm thêm kiếm tiền trước mắt mà bỏ học.”
Theo chia sẻ của nhiều bạn trẻ như Hương, việc học ở các thành phố lớn luôn mang lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ, nhưng đó cũng là nơi có nhiều cám dỗ nhất. Từ một cô gái quê chân chất thật thà, không ít bạn trẻ sau đó trở thành tú bà, trùm ma túy. Từ những cơ hội kiếm tiền nhỉnh hơn một chút, dần dà, nhiều bạn sa chân và mãi không rút ra được khỏi cái hố bùn mà họ lỡ giẫm chân vào.
Và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của sinh viên. Với con số hàng ngàn sinh viên ở Sài Gòn bị đuổi học hằng năm vì điểm số kém, bên cạnh sự than phiền của nhiều bạn rằng bài giảng nhiều khi quá chán đến mức lên lớp chỉ biết ngồi ngủ gục, rồi thì thi lần là cho qua chuyện, thì việc làm thêm nhiều cũng là một nguyên nhân. Nhiều bạn mãi chạy theo công việc đến mức không còn sức để theo học. Cũng có bạn đi làm thêm và nhận ra rằng những điều mình học hỏi được từ cuộc sống giúp ích cho mình nhiều hơn, và rằng “cái ngành mình học, tụi con cha cháu ông nó đầy rẫy rồi, ra trường không có tiền, mà cũng không có ô dù như mình, chạy miết cả đời không có việc”, vậy nên cũng không ít người chọn theo “nghiệp làm thêm”, thả việc học.
Chỉ còn chưa đầy 4 tuần nữa, năm học mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn cơm áo gạo tiền đâu đó thoắt ẩn thoắt hiện trong những bữa cơm sinh viên, những bước chân hối hả cho kịp giờ làm thêm, những cuốn sổ tiết kiệm ngắn hạn để khỏi sợ bị cướp giật, móc túi ở đất Sài thành… Đâu đó trong ánh mắt của các bạn trẻ, tương lai vẫn ở phía trước khi ta tự lực từ hôm nay.
RFA
Sinh viên được gì?
Bạn Trương Thị Lan Hương, sinh viên trường công nghệ thực phẩm Sài Gòn, chia sẻ: “Đi làm thêm để phụ trang trải kinh phí gia đình. Vì ở nhà ở quê ba mẹ làm ruộng vất vả lắm, mình cũng chỉ phụ được tiền ăn thôi chứ tiền học thì ba má vẫn phải cho tại vì học phí của tụi em khá nhiều. Kinh phí học bây giờ khá cao so với ba má làm lụng vất vả ở nhà nhưng mỗi năm có được bao nhiêu đâu nhưng học phí của tụi em mỗi kì cả mấy triệu, mười mấy triệu rồi.”
Sài Gòn là mảnh đất nhiều sinh viên chọn để theo học. Với các bạn trẻ ở quê, từ khi ý thức gia đình mình nghèo, muốn thoát khỏi vòng xoáy thiếu, đói bủa vây thì chỉ có thể ráng sức mà học và họ chọn các trường đại học ở Sài Gòn để thi vào một phần vì công việc ở thành phố này nhiều không những sau khi ra trường, mà ngay khi vào trường, nếu muốn làm thêm đã không phải là khó.
Với số lượng hơn 50 trường đại học, chưa kể các trường trung cấp, cao đằng, các trung tâm dạy nghề… Sài Gòn là mảnh đất nhiều sinh viên chọn để theo học. Với các bạn trẻ ở quê, từ khi ý thức gia đình mình nghèo, muốn thoát khỏi vòng xoáy thiếu, đói bủa vây thì chỉ có thể ráng sức mà học và họ chọn các trường đại học ở Sài Gòn để thi vào một phần vì công việc ở thành phố này nhiều không những sau khi ra trường, mà ngay khi vào trường, nếu muốn làm thêm đã không phải là khó.
Bạn Lan Hương chia sẻ thêm: “Mỗi ngày được tầm 100 ngàn đến 150 ngàn, cũng phụ giúp được một ít cho gia đình rồi.”
Bạn Thùy Hương chia sẻ: “Mỗi ngày như vậy bình quân em thu được 200 ngàn. Chi phí mỗi ngày thì tiền thuê nhà trọ, xăng xe, ăn uống, đang hè nên em không tốn tiền mua sách… chi tiêu bình thường thôi, nếu dư thì em gửi tiết kiệm ngân hàng.”
Theo kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ như Lan Hương và Thùy Hương, tìm được việc làm thêm ở trong quá trình đi học có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Với các công việc bán thời gian như gia sư, chạy bàn, bán hàng ngoài giờ… Mức thu nhập các bạn nhận được đủ để lo tiền ăn uống, mua các dụng cụ cần thiết trong quá trình học của mình, ngoài ra tiền học vẫn phải xin ba mẹ.
Nhưng khi hè đến, nhiều sinh viên quyết định ở lại thành phố để làm toàn thời gian, như vậy họ vừa đỡ tốn một khoản ăn ở quê, tiền tàu xe… mà còn tăng thêm thu nhập. Nhiều bạn sinh viên chọn nhận thêm vài suất dạy thêm trong quá trình hè. Nghĩa là buổi sáng họ tranh thủ dạy sớm, đến nhà học sinh từ 7 giờ sáng và kết thúc suất đầu tiên lúc 8 giờ 30, sau đó tiếp tục đến suất thứ hai từ 9 giờ đến 10 giờ 30. Về cơm trưa, nghỉ ngơi, họ lại bắt đầu suất thứ ba lúc 2 giờ và nhiều khi kết thúc suất thứ năm lúc 9 giờ tối… Tăng số suất dạy của mỗi ngày lên, ít nhất mỗi tháng hè họ cũng nhận được vài triệu đồng, ăn uống ki cóp cũng đủ để đóng học phí đầu năm.
Một số bạn có ngoại hình dễ nhìn thì thường chọn xin những chân PR trong các chương trình quảng bá thương hiệu, công việc này cho thu nhập cao mà cũng đỡ vất vả hơn những nghề khác, tuy không phải ai cũng có may mắn này.
Theo chia sẻ của Thùy Hương, không khó để tìm được công việc làm thêm mà vấn đề là mình có chịu khó hay không thôi. Lấy mình ra làm ví dụ, Hương nói mình cũng đã kiêm qua nhiều công việc nhưng hè này bạn quyết định tìm đến các bến xe, các địa điểm công cộng để bán sim cho các hãng di động. Bởi công việc này vừa giúp ích cho bạn về kinh tế vừa giúp bạn học hỏi nhiều điều.
Đinh Thùy Hương cho biết: “Đối với các bạn sinh viên năm nhất thì khi mới lên thì nếu siêng tìm việc làm hoặc hỏi thăm các anh chị các khóa trên thì rất dễ kiếm được việc làm nếu không tự kiếm được việc làm. Nếu mình chủ động đi kiếm được việc làm thì thường tìm được các công việc như gia sư… việc này em cũng thường làm hồi còn năm nhất, năm hai. Bây giờ thì em đi bán sim, nói chung là công việc trên thành phố rất nhiều, nếu các bạn siêng năng và chịu làm.”
Mất gì?
Tuy việc làm thêm mùa hè giúp ích không ít cho nhiều sinh viên, nhất là các sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố lớn học tập nhưng đôi khi, nó cũng chính là cám dỗ nếu các bạn không kiên định.
Nói về vấn đề này, Thùy Hương chia sẻ thêm: “Về mặt cám dỗ trên đây cực kì nhiều luôn. Nếu các bạn không tự chủ thì rất dễ sa đọa vào các cuộc vui chơi bỏ bê học hành hoặc là đi làm thêm kiếm tiền trước mắt mà bỏ học.”
Theo chia sẻ của nhiều bạn trẻ như Hương, việc học ở các thành phố lớn luôn mang lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ, nhưng đó cũng là nơi có nhiều cám dỗ nhất. Từ một cô gái quê chân chất thật thà, không ít bạn trẻ sau đó trở thành tú bà, trùm ma túy. Từ những cơ hội kiếm tiền nhỉnh hơn một chút, dần dà, nhiều bạn sa chân và mãi không rút ra được khỏi cái hố bùn mà họ lỡ giẫm chân vào.
Và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của sinh viên. Với con số hàng ngàn sinh viên ở Sài Gòn bị đuổi học hằng năm vì điểm số kém, bên cạnh sự than phiền của nhiều bạn rằng bài giảng nhiều khi quá chán đến mức lên lớp chỉ biết ngồi ngủ gục, rồi thì thi lần là cho qua chuyện, thì việc làm thêm nhiều cũng là một nguyên nhân. Nhiều bạn mãi chạy theo công việc đến mức không còn sức để theo học. Cũng có bạn đi làm thêm và nhận ra rằng những điều mình học hỏi được từ cuộc sống giúp ích cho mình nhiều hơn, và rằng “cái ngành mình học, tụi con cha cháu ông nó đầy rẫy rồi, ra trường không có tiền, mà cũng không có ô dù như mình, chạy miết cả đời không có việc”, vậy nên cũng không ít người chọn theo “nghiệp làm thêm”, thả việc học.
Chỉ còn chưa đầy 4 tuần nữa, năm học mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn cơm áo gạo tiền đâu đó thoắt ẩn thoắt hiện trong những bữa cơm sinh viên, những bước chân hối hả cho kịp giờ làm thêm, những cuốn sổ tiết kiệm ngắn hạn để khỏi sợ bị cướp giật, móc túi ở đất Sài thành… Đâu đó trong ánh mắt của các bạn trẻ, tương lai vẫn ở phía trước khi ta tự lực từ hôm nay.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét