Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam về đâu?
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự bi quan với lý do như sau: Ngoài việc tham nhũng tràn lan, ngoài việc tham nhũng được bình thường hóa, cộng thêm việc bất cứ nỗ lực chống tham nhũng nào đến từ phía người dân đều phải nhận những hình phạt nặng nề từ nhà nước đã khiến cho mọi nỗ lực, mọi ý định kháng cự lại tham nhũng đều bị dập tắt. Cho nên việc kêu gọi phòng, chống tham nhũng của chính quyền có khả thi hay không thì tôi tin 100% là không khả thi. Một đằng thì kêu gọi, một đằng thì dung dưỡng cho tham nhũng cho nên sẽ không bao giờ hiệu quả cả.
Ông Đinh La Thăng tại tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018
Công cuộc phòng chống tham nhũng được Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam nhấn mạnh như là cách để tăng cường sức mạnh. Và đây được nói là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với nhiều chính sách, biện pháp được tiến hành. Công luận đánh giá như thế nào về nỗ lực của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực này?Thực tế tham nhũng
Giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam cho rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay tại Việt Nam thể hiện quyết tâm mang lại sự trong sạch cho guồng máy điều hành đất nước. Luật sư Trần Vũ Hải, một người hoạt động tích cực không chỉ trong lĩnh vực tư pháp mà còn mạnh mẽ lên tiếng về thực trạng đất nước, có nhận định về công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay.
Cũng thể hiện là chính quyền cũng muốn áp dụng những biện pháp nào đấy để chống tham nhũng, nhưng cũng có người nói rằng đấy là hình thức. Đấy là một vấn đề rất lớn và cũng không thể làm sớm. Mặc dù chúng ta ghi nhận được một số lãnh đạo, cụ thể là ông Tổng bí thư cũng có tinh thần và biện pháp chống tham nhũng. Bước đầu cũng lôi ra được những nhân vật ví dụ như vừa rồi là một loạt tướng lĩnh mà từ trước đến nay chưa bao giờ làm được điều đó.
Tôi tin rằng là người dân cảm thấy là họ có chống tham nhũng nhưng sau khi đọc xong bài báo, xem xong bản tin trên thời sự thì quay ra ngoài đường thì vẫn cảm thấy tham nhũng tồn tại.
-Nguyễn Trường Sơn
Tôi tin rằng là người dân cảm thấy là họ có chống tham nhũng nhưng sau khi đọc xong bài báo, xem xong bản tin trên thời sự thì quay ra ngoài đường thì vẫn cảm thấy tham nhũng tồn tại. Ví dụ như trong trường học, trong bệnh viện, trong trụ sở phường, xã thì tham nhũng vẫn tồn tại. Vậy thì nếu hỏi rằng cuộc chiến chống tham nhũng vừa qua có hiệu quả hay không đối với người dân thì tôi tin là không.
Thể chế chính trị và tham nhũng
Hôm 2/8 vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ công bố chương trình đào tạo thạc sĩ luật về Phòng chống tham nhũng từ năm 2018. Đây được xem là một trong những nỗ lực nhằm đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong thời gian tới. Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn cho rằng quyết định đó không liên quan đến cách vận hành của bộ máy của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành một phần của bộ máy rồi. Nó trở thành một phần của guồng máy hoạt động rồi. Muốn loại bỏ tham nhũng thì cách vận hành bộ máy đó phải được thay đổi. Và rõ ràng là muốn thay đổi cách vận hành bộ máy nhà nước ở Việt Nam thì không thể nào thay đổi bằng việc đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng được mà nó phải là một quyết tâm chính trị rất lớn đến từ Bộ Chính trị cũng như đến từ những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam.
Một số nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng việc xử và bỏ tù các quan chức cấp cao nhà nước vì lý do tham nhũng thực ra còn có liên quan đến chuyện thanh trừng nội bộ. Ngoài ra, việc đảng cộng sản toàn quyền cai trị cũng bị cho là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tham nhũng tràn lan hiện nay.
Ví dụ tôi nói là Philippines và Mexico thì là đa đảng nhưng vấn đề tham nhũng cũng rất kinh khủng. Còn Singapore gần như là một nước độc đảng hoặc là Trung Quốc thì tham nhũng cũng đã được bài trừ tốt.
Ông bày tỏ quan điểm về ‘thể chế chống tham nhũng’ của cá nhân mình.
Cái chữ thể chế của tôi khác là ‘thể chế chống tham nhũng.’ Chúng ta phải có những luật lệ, những lực lượng chống tham nhũng tinh nhuệ và trong sạch thì mới chống được tham nhũng. Cùng với cả các luật lệ có thể tìm mọi cách kiểm soát thu nhập và tài sản của các quan chức. Thể chế đấy gồm cả con người và luật lệ; và tất nhiên là cần sự giám sát của báo chí. ‘Thể chế chống tham nhũng’ thì có nhiều thành phần mà Việt Nam thì chưa làm tốt thành phần nào cả.
Tương lai của chiến dịch chống tham nhũng
Trả lời câu hỏi liệu các kêu gọi và biện pháp phòng chống tham nhũng mà đảng và nhà nước Việt Nam đưa ra liệu có khả thi, Luật sư Trần Vũ Hải nhấn mạnh với RFA.
Chống tham nhũng ở Việt Nam là hoàn toàn có thể làm được, nhưng những nhà lãnh đạo ở Việt Nam phải thực tế. Vì đây là một quá trình lâu dài nên họ phải làm thế nào để xây dựng một hệ thống luật lệ kiểm soát tài sản thu nhập, phải nâng lương được giới công chức một cách hợp lý, các lực lượng chống tham nhũng không nên chồng chéo nhau, và việc chống tham nhũng phải được báo chí, nhân dân giám sát. Thậm chí có thể có nhiều chính sách đặc thù khác có thể nghiên cứu từ Hàn Quốc, Singapore, Mã Lai, Trung Quốc.
Chống tham nhũng ở Việt Nam là hoàn toàn có thể làm được, nhưng những nhà lãnh đạo ở Việt Nam phải thực tế - LS. Trần Vũ Hải
Ngoài việc tham nhũng tràn lan, ngoài việc tham nhũng được bình thường hóa, cộng thêm việc bất cứ nỗ lực chống tham nhũng nào đến từ phía người dân đều phải nhận những hình phạt nặng nề từ nhà nước đã khiến cho mọi nỗ lực, mọi ý định kháng cự lại tham nhũng đều bị dập tắt. Cho nên việc kêu gọi phòng, chống tham nhũng của chính quyền có khả thi hay không thì tôi tin 100% là không khả thi. Một đằng thì kêu gọi, một đằng thì dung dưỡng cho tham nhũng cho nên sẽ không bao giờ hiệu quả cả.
Để củng cố quan điểm của mình, nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn đưa ra một ví dụ là sinh viên Phan Kim Khánh, người từng đứng ra thành lập các tổ chức phanh phui các vụ tham nhũng nhưng đang phải chịu mức án 6 năm tù.
Thay đổi thể chế theo hướng tam quyền phân lập mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng được nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn cho là cách chống tham nhũng sẽ mang lại hiệu quả cho Việt Nam.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét