Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?
Quốc Phương 9 tháng 8 2018 - Chủ nghĩa xã hội dân tộc, điều mà Trung Quốc đề cao hiện nay, chưa bao giờ có trong lý luận và được thừa nhận trong lịch sử của chính phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thực tế chính trị, tất cả những hiện tượng lý luận mang màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, thì đều nhất loạt 'bị phê bình, bị tẩy chay', Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo Tư tại thủ đô Warsaw của Ba Lan mùa Hè này.
Tư tưởng của lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc và Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Cộng sản nước này.
Trước hết nhà nghiên cứu chia sẻ và phân tích những đặc điểm của điều được cho là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay 'chủ nghĩa xã hội dân tộc' theo góc nhìn của ông:
Anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát như thế - Giáo sư Trần Ngọc Vương
"Tôi quan tâm đến vấn đề này bởi vì từ góc độ lí luận trong lịch sử của phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì chưa bao giờ cái phong trào này chấp nhận khái niệm gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì nó phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc. Đấy là đặc điểm thứ nhất.
"Đặc điểm thứ hai là trong thực tế chính trị, thì tất cả những hiện tượng, các lãnh đạo của các quốc gia mà định xây dựng một thứ lí luận mang một màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống Xã hội Chủ nghĩa còn tồn tại thì đều nhất loạt bị phê bình, bị tẩy chay. Và cao hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi hệ thống, không thừa nhận.
Trước hết nhà nghiên cứu chia sẻ và phân tích những đặc điểm của điều được cho là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay 'chủ nghĩa xã hội dân tộc' theo góc nhìn của ông:
Anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát như thế - Giáo sư Trần Ngọc Vương
"Tôi quan tâm đến vấn đề này bởi vì từ góc độ lí luận trong lịch sử của phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì chưa bao giờ cái phong trào này chấp nhận khái niệm gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì nó phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc. Đấy là đặc điểm thứ nhất.
"Đặc điểm thứ hai là trong thực tế chính trị, thì tất cả những hiện tượng, các lãnh đạo của các quốc gia mà định xây dựng một thứ lí luận mang một màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống Xã hội Chủ nghĩa còn tồn tại thì đều nhất loạt bị phê bình, bị tẩy chay. Và cao hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi hệ thống, không thừa nhận.
Thí dụ như là hiện tượng thường được mệnh danh là 'Chủ nghĩa xét lại' của các đảng phương Tây một thời kì, hoặc là của Nam Tư chẳng hạn, thì là vì tính chất của Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Vả lại hiện tượng thứ hai cực kì quan trọng, mang ý nghĩa quyết định để cho người ta biến nó thành một thứ kẻ thù về mặt lí luận, đó là sự tồn tại của đảng chính trị của nước Đức Phát-xít mà tên chính thức của nó là ''National Socialist Party'' mà dịch theo nghĩa không dùng uyển ngũ ăn gian chữ nghĩa, thì phải dịch cho đúng là ''Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa'' chứ không phải là Quốc Xã như người ta vẫn dùng cái từ bóng bẩy để lấp liếm đi và nó làm mờ cái nội dung thực đi.
"Bởi vì sao mà người ta lại sợ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc? Tôi không thảo luận chuyện là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc về mặt lí thuyết là đúng hay không đúng và có đáng tồn tại không. Đấy là vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi rất nhiều công sức hơn.
"Bởi vì sao mà người ta lại sợ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc? Tôi không thảo luận chuyện là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc về mặt lí thuyết là đúng hay không đúng và có đáng tồn tại không. Đấy là vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi rất nhiều công sức hơn.
Nhưng mà nếu đã là anh đã tự coi là Chủ nghĩa Xã hội, thì anh phải lặp lại những luận điểm cơ bản, cũng như là tuân thủ một số nguyên tắc về kiến tạo xã hội như là các lí thuyết ấy đã từng có trong lịch sử, thì nó mới gọi là Chủ nghĩa Dân tộc còn nếu không, anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát là như thế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội nước này hôm 20/3/2018
"Liên Xô và các nước khác đã từng là nạn nhân của tuyên truyền chống đối khi mà bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản nào đó về Chủ nghĩa Xã hội, không phải là những luận điểm cốt tử nhất, nhưng mà cũng biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là 'Chủ nghĩa xét lại', thì chúng ta đều biết những hiện tượng ấy trong lịch sử. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới sụp đổ và không còn sự tồn tại của cái gọi là Quốc tế Cộng sản nữa, thì một thời kì dài là khủng hoảng về mặt lí luận trong các nước còn lại theo phe Xã hội Chủ nghĩa, khủng hoảng về mặt lí luận, và Trung Quốc sau một thời gian dài đi tìm kiếm thì mạnh dạn và ngày nay khẳng định công khai rằng họ sẽ xây dựng một thứ Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc."
Đặc sắc là gì?
Khi được hỏi có thể nhận xét gì về 'đặc sắc' trong Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, Giáo sư Trần Ngọc Vương nêu quan điểm:
Nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ - Giáo sư Trần Ngọc Vương
"Theo ý tôi cái đặc sắc Trung Quốc ấy, trước hết là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc. Cái tôn chỉ của nó là như thế. Mà nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ. Nếu mà có, dù nhiều, dù ít, dù các sắc thái có thể phức tạp, khác nhau, nhưng mà họ cố gắng tận dụng lại cái lí luận mà Trung Quốc đã tạo ra từ thời cổ đại.
"Chẳng hạn có thể nói về hai học thuyết mà họ đang sử dụng hiện nay. Đó là một là Tư tưởng Đại đồng trong lễ kí của Nho Giáo, mô tả về một cái xã hội mà Phong vị Uyển chuyển thời thái cổ, Vua thì sáng, Tôi thì hiền, đất nước thì hòa mục, dân thì đồng thuận, rồi trật tự thì ổn định, Hòa cốc Phong đăng, dùng cái Đức của người cầm quyền để mà cảm hóa nhân dân, rồi thì xã hội không có những tệ nạn. Tất cả là như thế, v.v... Và một cái xã hội từ trên xuống dưới thấm nhuần và thống nhất thì gọi đó là Xã hội Đại đồng.
"Liên Xô và các nước khác đã từng là nạn nhân của tuyên truyền chống đối khi mà bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản nào đó về Chủ nghĩa Xã hội, không phải là những luận điểm cốt tử nhất, nhưng mà cũng biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là 'Chủ nghĩa xét lại', thì chúng ta đều biết những hiện tượng ấy trong lịch sử. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới sụp đổ và không còn sự tồn tại của cái gọi là Quốc tế Cộng sản nữa, thì một thời kì dài là khủng hoảng về mặt lí luận trong các nước còn lại theo phe Xã hội Chủ nghĩa, khủng hoảng về mặt lí luận, và Trung Quốc sau một thời gian dài đi tìm kiếm thì mạnh dạn và ngày nay khẳng định công khai rằng họ sẽ xây dựng một thứ Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc."
Đặc sắc là gì?
Khi được hỏi có thể nhận xét gì về 'đặc sắc' trong Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, Giáo sư Trần Ngọc Vương nêu quan điểm:
Nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ - Giáo sư Trần Ngọc Vương
"Theo ý tôi cái đặc sắc Trung Quốc ấy, trước hết là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc. Cái tôn chỉ của nó là như thế. Mà nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ. Nếu mà có, dù nhiều, dù ít, dù các sắc thái có thể phức tạp, khác nhau, nhưng mà họ cố gắng tận dụng lại cái lí luận mà Trung Quốc đã tạo ra từ thời cổ đại.
"Chẳng hạn có thể nói về hai học thuyết mà họ đang sử dụng hiện nay. Đó là một là Tư tưởng Đại đồng trong lễ kí của Nho Giáo, mô tả về một cái xã hội mà Phong vị Uyển chuyển thời thái cổ, Vua thì sáng, Tôi thì hiền, đất nước thì hòa mục, dân thì đồng thuận, rồi trật tự thì ổn định, Hòa cốc Phong đăng, dùng cái Đức của người cầm quyền để mà cảm hóa nhân dân, rồi thì xã hội không có những tệ nạn. Tất cả là như thế, v.v... Và một cái xã hội từ trên xuống dưới thấm nhuần và thống nhất thì gọi đó là Xã hội Đại đồng.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tái cử vào các chức vụ này ở nhiệm kỳ thứ hai.
"Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của chính Đảng Cộng sản của Trung Quốc và những đảng khác đều mặc định rằng đó là một cái Chủ nghĩa Xã hội không tưởng và đồng thời là không phân biệt rõ lắm."
Phạm vi thế nào?
Bình luận về thế nào là phạm vi của xã hội đó, nhà nghiên cứu Trung Quốc học đang giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:
"Nhưng mà ở trong Kinh Thư kết hợp với lí luận của Kinh Thư về cái gọi là cách tổ chức mô hình xã hội nhà nước của các triều đại cổ đại và cách hình dung của họ, thì họ chia cái Thiên hạ nói theo cái nghĩa của thời bấy giờ là dưới trời mà họ biết, cái ở dưới trời nhưng mà họ biết.
Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của cộng sản chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâmGiáo sư Trần Ngọc Vương
"Thế thì cái lí luận ấy lại chia thế giới thành năm phạm vi, là năm vòng tròn đồng tâm mà sống trong vòng tròn nào thì hưởng một cái quy chế, tạm gọi là như vậy theo ngôn ngữ hiện đại, là khác nhau. Năm vòng tròn đó lần lượt là 'Điện, Hầu, Yêu, Tuy, Khoang'.
"Người ta diễn dải thế này: Điện là nơi cư trú của những dòng họ lớn và thường là Hoàng tộc rồi những Hiển tộc, rồi các ông quan lớn nhỏ, các thứ này nọ, người thân của họ. Cái vùng đấy là dân thuần hậu tốt đẹp v.v... đủ thứ, đấy là Điện. Thứ hai là các dòng họ nhỏ hơn nhưng cũng có đồng minh, có các công trạng, rồi thì cũng có những cái ưu đãi nhất định, và họ cũng có trình độ văn hóa cao hơn hẳn so với đại đa số dân chúng khác. Vùng đất ấy cũng như loại cư dân trong phạm vi ấy ấy gọi là Hầu.
"Loại thứ ba thì họ chịu được, nhận được những ơn mưa móc của triều đại kia, của người cầm quyền kia, rồi họ cũng có nghĩa vụ bổn phận, rồi họ vâng phục, hiền lành ngoan ngoãn. Họ là những người dân có giáo hóa, không phải giáo hóa nhất thiết là biết chữ, nhưng là biết đạo lí để mà sống và phục tùng trong cái chế độ như vậy.
"Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của chính Đảng Cộng sản của Trung Quốc và những đảng khác đều mặc định rằng đó là một cái Chủ nghĩa Xã hội không tưởng và đồng thời là không phân biệt rõ lắm."
Phạm vi thế nào?
Bình luận về thế nào là phạm vi của xã hội đó, nhà nghiên cứu Trung Quốc học đang giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:
"Nhưng mà ở trong Kinh Thư kết hợp với lí luận của Kinh Thư về cái gọi là cách tổ chức mô hình xã hội nhà nước của các triều đại cổ đại và cách hình dung của họ, thì họ chia cái Thiên hạ nói theo cái nghĩa của thời bấy giờ là dưới trời mà họ biết, cái ở dưới trời nhưng mà họ biết.
Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của cộng sản chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâmGiáo sư Trần Ngọc Vương
"Thế thì cái lí luận ấy lại chia thế giới thành năm phạm vi, là năm vòng tròn đồng tâm mà sống trong vòng tròn nào thì hưởng một cái quy chế, tạm gọi là như vậy theo ngôn ngữ hiện đại, là khác nhau. Năm vòng tròn đó lần lượt là 'Điện, Hầu, Yêu, Tuy, Khoang'.
"Người ta diễn dải thế này: Điện là nơi cư trú của những dòng họ lớn và thường là Hoàng tộc rồi những Hiển tộc, rồi các ông quan lớn nhỏ, các thứ này nọ, người thân của họ. Cái vùng đấy là dân thuần hậu tốt đẹp v.v... đủ thứ, đấy là Điện. Thứ hai là các dòng họ nhỏ hơn nhưng cũng có đồng minh, có các công trạng, rồi thì cũng có những cái ưu đãi nhất định, và họ cũng có trình độ văn hóa cao hơn hẳn so với đại đa số dân chúng khác. Vùng đất ấy cũng như loại cư dân trong phạm vi ấy ấy gọi là Hầu.
"Loại thứ ba thì họ chịu được, nhận được những ơn mưa móc của triều đại kia, của người cầm quyền kia, rồi họ cũng có nghĩa vụ bổn phận, rồi họ vâng phục, hiền lành ngoan ngoãn. Họ là những người dân có giáo hóa, không phải giáo hóa nhất thiết là biết chữ, nhưng là biết đạo lí để mà sống và phục tùng trong cái chế độ như vậy.
Trẻ em Nga tại Viện Khổng tử ở Vladivostok
"Thứ tư là Tuy là đối tượng mà có khuyên bảo, có vỗ về, nhưng thỉnh thoảng vẫn là bị trừng phạt, vì họ có những trình độ phát triển, nếu hình dung như vậy, là chưa tới cái ngưỡng cần thiết cho nên họ có thể sẽ phạm tội và vì thế họ sẽ bị trừng phạt về tội. Họ cũng được những ân huệ của triều đình, nhưng mức độ sẽ nhỏ hơn.
"Và cuối cùng là Khoang. Tức là cái dân mà xa xôi cách trở, không thấm nhuần giáo hóa, phong tục thì mông muội, ăn lông ở lỗ, rồi hung tợn, nhiều thói hư tật xấu, thì cái loại dân đấy bị coi như là ''ngoan dân''. Chữ ngày xưa 'ngoan dân' nghĩa là dân ương ngạnh và đó là loại dân không được triều đình quan tâm đầy đủ, và cũng như là có nhiều bổn phận nhất, nhiều nghĩa vụ nhất, nhưng mà lại ít được hưởng quyền lợi nhất.
"Với cách thực hành chính trị theo mô hình như vậy, thì các hoàng đế Trung Quốc xưa đã xây dựng chế độ xã hội hiện thực của họ theo kiểu trung tâm là Hoa, người Hán là Hoa. Hoa là tốt đẹp, rực rỡ, còn bốn xung quang là Di. Di là có Đông Di Bắc Địch, Nam Man Tây Nhung. Và những loại người đó làm nên một cái thuộc tính chung, đó là họ là dân phên dậu cho cái Trung Ương, cho cái trung tâm, thế nên mới gọi là phiên. Phiên nghĩa là phên dậu.
Trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi - GS Trần Ngọc Vương
"Hoặc còn một từ gọi chung nữa là Tứ Di, là bốn phía Di, thì cũng là như vậy. Cái Di ấy thì còn được tính đến, còn cái nơi mà gọi là Hải Giác Tiên Nha, chân trời góc biển rồi cái dân Hạ Lùng mà họ không hiểu về phong tục tập quán, không liệt được vào đâu cả, thì những đối tượng ấy hoàn toàn nằm ngoài cái mô hình xã hội của họ. Đấy là cách hình dung và thực tế chính trị dựa trên cái lí thuyết ấy, để họ đã từng xây dựng cái đế chế của họ. Họ lấy lại những yếu tố có tính chất gọi là gạn đục khơi trong, gạn những những yếu tố mà có vẻ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa thì họ khai thác những cái đó."
Phong kiến, không tưởng?
Theo nhà nghiên cứu này, lý luận mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác và sử dụng trong điều được cho là 'CNXH mang màu sắc Trung Quốc' thực ra là khai thác lý luận còn sót lại từ thời phong kiến cổ xưa và có thể mang màu sắc 'không tưởng', ông nói tiếp:
"Cái lí luận thứ hai mà họ khai thác trong những văn kiện hiện nay là lí luận của Mặc Tử. Tinh thần của Mặc Tử là tinh thần kiêm ái, ta biết rồi. Các nhà nghiên cứu đã từng gọi lí thuyết của Mặc Tử là Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, dành cho những tầng lớp dưới , thợ thủ công và thương nhân, rồi những người thấp kém. Vì thế cho nên là trong lí thuyết của nhà tư tưởng này có rất nhiều yếu tố mang màu sắc kiêm ái, mang màu sắc hòa đồng, mang màu sắc muốn xây dưng một lí tưởng công bằng, vì bản thân họ đại diện cho tầng lớp dưới, cho nên đòi công bằng cũng là có lí thôi.
"Thứ tư là Tuy là đối tượng mà có khuyên bảo, có vỗ về, nhưng thỉnh thoảng vẫn là bị trừng phạt, vì họ có những trình độ phát triển, nếu hình dung như vậy, là chưa tới cái ngưỡng cần thiết cho nên họ có thể sẽ phạm tội và vì thế họ sẽ bị trừng phạt về tội. Họ cũng được những ân huệ của triều đình, nhưng mức độ sẽ nhỏ hơn.
"Và cuối cùng là Khoang. Tức là cái dân mà xa xôi cách trở, không thấm nhuần giáo hóa, phong tục thì mông muội, ăn lông ở lỗ, rồi hung tợn, nhiều thói hư tật xấu, thì cái loại dân đấy bị coi như là ''ngoan dân''. Chữ ngày xưa 'ngoan dân' nghĩa là dân ương ngạnh và đó là loại dân không được triều đình quan tâm đầy đủ, và cũng như là có nhiều bổn phận nhất, nhiều nghĩa vụ nhất, nhưng mà lại ít được hưởng quyền lợi nhất.
"Với cách thực hành chính trị theo mô hình như vậy, thì các hoàng đế Trung Quốc xưa đã xây dựng chế độ xã hội hiện thực của họ theo kiểu trung tâm là Hoa, người Hán là Hoa. Hoa là tốt đẹp, rực rỡ, còn bốn xung quang là Di. Di là có Đông Di Bắc Địch, Nam Man Tây Nhung. Và những loại người đó làm nên một cái thuộc tính chung, đó là họ là dân phên dậu cho cái Trung Ương, cho cái trung tâm, thế nên mới gọi là phiên. Phiên nghĩa là phên dậu.
Trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi - GS Trần Ngọc Vương
"Hoặc còn một từ gọi chung nữa là Tứ Di, là bốn phía Di, thì cũng là như vậy. Cái Di ấy thì còn được tính đến, còn cái nơi mà gọi là Hải Giác Tiên Nha, chân trời góc biển rồi cái dân Hạ Lùng mà họ không hiểu về phong tục tập quán, không liệt được vào đâu cả, thì những đối tượng ấy hoàn toàn nằm ngoài cái mô hình xã hội của họ. Đấy là cách hình dung và thực tế chính trị dựa trên cái lí thuyết ấy, để họ đã từng xây dựng cái đế chế của họ. Họ lấy lại những yếu tố có tính chất gọi là gạn đục khơi trong, gạn những những yếu tố mà có vẻ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa thì họ khai thác những cái đó."
Phong kiến, không tưởng?
Theo nhà nghiên cứu này, lý luận mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác và sử dụng trong điều được cho là 'CNXH mang màu sắc Trung Quốc' thực ra là khai thác lý luận còn sót lại từ thời phong kiến cổ xưa và có thể mang màu sắc 'không tưởng', ông nói tiếp:
"Cái lí luận thứ hai mà họ khai thác trong những văn kiện hiện nay là lí luận của Mặc Tử. Tinh thần của Mặc Tử là tinh thần kiêm ái, ta biết rồi. Các nhà nghiên cứu đã từng gọi lí thuyết của Mặc Tử là Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, dành cho những tầng lớp dưới , thợ thủ công và thương nhân, rồi những người thấp kém. Vì thế cho nên là trong lí thuyết của nhà tư tưởng này có rất nhiều yếu tố mang màu sắc kiêm ái, mang màu sắc hòa đồng, mang màu sắc muốn xây dưng một lí tưởng công bằng, vì bản thân họ đại diện cho tầng lớp dưới, cho nên đòi công bằng cũng là có lí thôi.
Trung Quốc đã mở hàng trăm Viện Khổng tử ở nhiều nơi trên thế giới
"Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của Cộng sản Chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo, thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâm. Tất cả tinh thần của học thuyết Mặc Gia là biến mất khỏi lịch sử. Từ thời Tần Hán, không còn một cái gì mà chỉ còn lại những yếu tố là có tính chất tri thức và kĩ thuật, rồi biện luận, phép Tam Biểu rồi lí luận Bạch Mã, Phi Mã, rồi Kiên Bạch Dị, ngựa trắng không phải là ngựa, v.v.
"Tất cả những thứ như vậy là những tản mát còn sót lại của tư tưởng Mặc Gia và Trung Quốc họ gọi đấy là Biệt Mặc. Thì cái Biệt Mặc không liên quan gì đến Chủ nghĩa Cộng Sản, Chủ nghĩa Xã hội, họ không khai thác được gì ở trong đó. Những cái lí thuyết gốc của Mặc Gia thì họ cũng cố gắng khai thác trở lại.
"Còn có một cái nữa mà họ có thể khai thác đó là tư tưởng Pháp Trị, bởi vì ta biết là Pháp Trị cũng đã từng xuất hiện với tư cách là hệ tư tưởng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Các nhà Pháp Trị đã từng có các thành công khá lớn thời nhà Tần hoặc ở những giai đoạn trước đó của một số nước như là nước Vệ, nước Sở, nước Ngụy, v.v nhưng mà tiêu biểu nhất là nước Tần, với mấy ông tể tướng khét tiếng như là Thương Ưởng, rồi như Lý Tư, v.v. Và một trong những người được nhắc đến nhiều vì cũng có kết hợp một phần đối với Nho, nhưng mà cơ bản với Pháp, đó là Quản Trọng. Đó là nhân vật được nhắc đến nhiều trong lịch sử, được đại chúng hóa.
"Tóm lại tư tưởng Pháp Trị là một tư tưởng chủ trương sử dụng pháp luật để tổ chức xây dựng xã hội, thế nhưng Pháp gia có quan điểm là luật pháp áp dụng phổ biến, nhưng phổ biến một cách có mức độ. Nghĩa là trừ đối tượng không chịu sự chế định của luật pháp là ông Hoàng đế, thì là người ra luật và người thực hiện luật và tất cả những đối tượng đó, là người mà đã làm Vua thì ban hành luật pháp, cai quản chế định và đặt ra luật pháp, nhưng mà họ lại, nói theo ngôn ngữ luật ph bây giờ, là không thuộc phạm vi chế định của luật pháp. Cho nên vẫn chừa chỗ cho một cái con người đó và họ chỉ yêu cầu thôi, yêu cầu là người làm Vua là phải sáng suốt và đức hạnh, chỉ thế thôi.
Bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định cái giá trị văn hóa đặc sắc rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa trong lí luận mới thì họ lại lần lượt phục hồi lại những cái giá trị đóGS Trần Ngọc Vương
"Lí thuyết về mẫu người Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương, mẫu hình nhân cách lí tưởng ấy, trong tư cách anh tu tập, anh rèn luyện, anh tự quản, tự kiểm soát này kia, anh đến mức là bậc Thánh, còn anh thực hiện bổn phận xã hội của anh thì gọi là Vương. Thì Nội Thánh Ngoại Vương chính là mô hình nhân cách Hoàng đế, nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được. Và trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi."
Nhằm phục vụ ai?
Tiếp tục bình luận về bản chất của Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương liên kết việc cường quốc đang nổi lên ở châu Á đã phục hồi các tư tưởng trong quá khứ lịch sử với những động thái truyền bá ra quốc tế của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc hiện này, ông đặt câu hỏi chủ thuyết mới mà Trung Quốc đang xiển dương này có vấn đề gì không?
"Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của Cộng sản Chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo, thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâm. Tất cả tinh thần của học thuyết Mặc Gia là biến mất khỏi lịch sử. Từ thời Tần Hán, không còn một cái gì mà chỉ còn lại những yếu tố là có tính chất tri thức và kĩ thuật, rồi biện luận, phép Tam Biểu rồi lí luận Bạch Mã, Phi Mã, rồi Kiên Bạch Dị, ngựa trắng không phải là ngựa, v.v.
"Tất cả những thứ như vậy là những tản mát còn sót lại của tư tưởng Mặc Gia và Trung Quốc họ gọi đấy là Biệt Mặc. Thì cái Biệt Mặc không liên quan gì đến Chủ nghĩa Cộng Sản, Chủ nghĩa Xã hội, họ không khai thác được gì ở trong đó. Những cái lí thuyết gốc của Mặc Gia thì họ cũng cố gắng khai thác trở lại.
"Còn có một cái nữa mà họ có thể khai thác đó là tư tưởng Pháp Trị, bởi vì ta biết là Pháp Trị cũng đã từng xuất hiện với tư cách là hệ tư tưởng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Các nhà Pháp Trị đã từng có các thành công khá lớn thời nhà Tần hoặc ở những giai đoạn trước đó của một số nước như là nước Vệ, nước Sở, nước Ngụy, v.v nhưng mà tiêu biểu nhất là nước Tần, với mấy ông tể tướng khét tiếng như là Thương Ưởng, rồi như Lý Tư, v.v. Và một trong những người được nhắc đến nhiều vì cũng có kết hợp một phần đối với Nho, nhưng mà cơ bản với Pháp, đó là Quản Trọng. Đó là nhân vật được nhắc đến nhiều trong lịch sử, được đại chúng hóa.
"Tóm lại tư tưởng Pháp Trị là một tư tưởng chủ trương sử dụng pháp luật để tổ chức xây dựng xã hội, thế nhưng Pháp gia có quan điểm là luật pháp áp dụng phổ biến, nhưng phổ biến một cách có mức độ. Nghĩa là trừ đối tượng không chịu sự chế định của luật pháp là ông Hoàng đế, thì là người ra luật và người thực hiện luật và tất cả những đối tượng đó, là người mà đã làm Vua thì ban hành luật pháp, cai quản chế định và đặt ra luật pháp, nhưng mà họ lại, nói theo ngôn ngữ luật ph bây giờ, là không thuộc phạm vi chế định của luật pháp. Cho nên vẫn chừa chỗ cho một cái con người đó và họ chỉ yêu cầu thôi, yêu cầu là người làm Vua là phải sáng suốt và đức hạnh, chỉ thế thôi.
Bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định cái giá trị văn hóa đặc sắc rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa trong lí luận mới thì họ lại lần lượt phục hồi lại những cái giá trị đóGS Trần Ngọc Vương
"Lí thuyết về mẫu người Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương, mẫu hình nhân cách lí tưởng ấy, trong tư cách anh tu tập, anh rèn luyện, anh tự quản, tự kiểm soát này kia, anh đến mức là bậc Thánh, còn anh thực hiện bổn phận xã hội của anh thì gọi là Vương. Thì Nội Thánh Ngoại Vương chính là mô hình nhân cách Hoàng đế, nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được. Và trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi."
Nhằm phục vụ ai?
Tiếp tục bình luận về bản chất của Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương liên kết việc cường quốc đang nổi lên ở châu Á đã phục hồi các tư tưởng trong quá khứ lịch sử với những động thái truyền bá ra quốc tế của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc hiện này, ông đặt câu hỏi chủ thuyết mới mà Trung Quốc đang xiển dương này có vấn đề gì không?
Giáo sư Trần Ngọc Vương (phải) nêu quan điểm về CNXH mang màu sắc Trung Quốc
"Thế nhưng bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa theo lí luận mới, thì họ lại lần lượt phục hồi những giá trị đó," Giáo sư Trần Ngọc Vương nói.
"Thời đại Cách mạng Văn hóa Vô sản thì chúng ta biết mười năm ấy, Khổng Tử là đối tượng phê phán một cách cùng cực và họ đã đưa Khổng Tử ra thành một cái chân dung biếm họa và tiêu hủy tất cả những gì họ gọi lại tàn dư thối tha của tư tưởng Phong kiến rồi, nhưng bây giờ những thuộc tính mà người ta vẫn gắn cho Khổng Tử thì một lần nữa lại sống lại và Khổng Tử lại được truyền bá.
"Chúng ta biết rằng có 600 đến 700 học viện trên thế giới truyền bá tư tưởng Khổng Tử là kết hợp truyền bá tư tưởng Trung Quốc và họ chủ trương rằng cái đó vì họ xây dựng chính những gì của đất nước họ, của những bậc mà họ tự coi là tổ tiên của họ, thì họ nói là đặc sắc của Trung Quốc thôi. Nhưng mà cái đó về mặt lí luận còn phải bàn cãi và tốn nhiều giấy mực.
Có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái chủ nghĩa xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung QuốcGiáo sư Trần Ngọc Vương
"Và điều thứ hai là nó phục vụ cho ai? Phục vụ cho ông vua Trung Quốc, người cầm quyền Trung Quốc, rồi dân thượng lưu Trung Quốc, cứ từng bước như vậy. Rồi thì là những người có quan hệ thân tộc với những người cầm quyền, rồi dần dần mới đến đại chúng, có nghĩa trong cái thứ Chủ nghĩa Xã hội ấy không thể có bình đẳng đối với mọi con người được. Cho nên họ mới đặt ra hai giai đoạn.
"Giai đoạn thứ nhất gọi là xây dựng một xã hội Tiểu Khang, hài hòa tương đối, sung túc tương đối, cũng giống như ngày xưa người ta nói rằng là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với tư cách là bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì nó thay lí luận về Chủ nghĩa Xã hội như là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cái khái niệm là xã hội Tiểu Khang.
"Còn xã hội kia thì nó lại sống lại cái khái niệm là Đại Đồng hoặc Cộng Sản.
"Thế thì có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái Chủ nghĩa Xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung Quốc," Giáo sư Trần Ngọc Vương bình luận với BBC Tiếng Việt từ quan điểm riêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45118483
"Thế nhưng bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa theo lí luận mới, thì họ lại lần lượt phục hồi những giá trị đó," Giáo sư Trần Ngọc Vương nói.
"Thời đại Cách mạng Văn hóa Vô sản thì chúng ta biết mười năm ấy, Khổng Tử là đối tượng phê phán một cách cùng cực và họ đã đưa Khổng Tử ra thành một cái chân dung biếm họa và tiêu hủy tất cả những gì họ gọi lại tàn dư thối tha của tư tưởng Phong kiến rồi, nhưng bây giờ những thuộc tính mà người ta vẫn gắn cho Khổng Tử thì một lần nữa lại sống lại và Khổng Tử lại được truyền bá.
"Chúng ta biết rằng có 600 đến 700 học viện trên thế giới truyền bá tư tưởng Khổng Tử là kết hợp truyền bá tư tưởng Trung Quốc và họ chủ trương rằng cái đó vì họ xây dựng chính những gì của đất nước họ, của những bậc mà họ tự coi là tổ tiên của họ, thì họ nói là đặc sắc của Trung Quốc thôi. Nhưng mà cái đó về mặt lí luận còn phải bàn cãi và tốn nhiều giấy mực.
Có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái chủ nghĩa xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung QuốcGiáo sư Trần Ngọc Vương
"Và điều thứ hai là nó phục vụ cho ai? Phục vụ cho ông vua Trung Quốc, người cầm quyền Trung Quốc, rồi dân thượng lưu Trung Quốc, cứ từng bước như vậy. Rồi thì là những người có quan hệ thân tộc với những người cầm quyền, rồi dần dần mới đến đại chúng, có nghĩa trong cái thứ Chủ nghĩa Xã hội ấy không thể có bình đẳng đối với mọi con người được. Cho nên họ mới đặt ra hai giai đoạn.
"Giai đoạn thứ nhất gọi là xây dựng một xã hội Tiểu Khang, hài hòa tương đối, sung túc tương đối, cũng giống như ngày xưa người ta nói rằng là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với tư cách là bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì nó thay lí luận về Chủ nghĩa Xã hội như là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cái khái niệm là xã hội Tiểu Khang.
"Còn xã hội kia thì nó lại sống lại cái khái niệm là Đại Đồng hoặc Cộng Sản.
"Thế thì có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái Chủ nghĩa Xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung Quốc," Giáo sư Trần Ngọc Vương bình luận với BBC Tiếng Việt từ quan điểm riêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45118483
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét