Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Tăng thuế VAT và kỷ luật tài khoá

Tăng thuế VAT và kỷ luật tài khoá
21/08/2017 - Trong dài hạn, việc tăng thuế suất là lợi bất cập hại. Khi người dân hiểu rằng tăng thuế suất để bù đắp thâm hụt ngân sách thì họ cũng tin rằng trong tương lai kinh tế sẽ khó khăn hơn. Đối phó với dự báo này, người dân sẽ “để dành” nhiều hơn để lo cho tương lai...

Hai hình ảnh đối lập về phân hoá giàu nghèo ở 
Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Thuận Thắng - Tuổi Trẻ
Thuế có ba chức năng: tái phân phối nguồn thu nhập, định hướng tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Bộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng VAT lên 12%, từ mức 10% hiện hữu. Theo những phân tích thực tế thì chúng ta loại trừ hai lý do đầu tiên. Nói cách khác đề xuất tăng thuế suất thuế VAT này nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng ngân sách. Nhiều chuyên gia bày tỏ thái độ không đồng tình với quan điểm này.

Nhưng nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua, liệu ngân sách sẽ tăng thêm bao nhiêu, bù đắp được bao nhiêu thâm hụt ngân sách?

Doanh thu thuế được tính bằng tích số giữa thuế suất và cơ sở thuế, tức những hàng hóa, dịch vụ trong danh mục chịu thuế. Từ công thức này, có thể thấy rằng Bộ Tài chính không chỉ có lựa chọn duy nhất là tăng thuế suất khi muốn tăng số thu thuế.

Tăng thuế VAT thêm 20 điểm phần trăm có thể trở thành động cơ khuyến khích hành vi trốn thuế. Ở khía cạnh tiêu dùng, áp lực lên giá cả hàng hóa dịch vụ khiến người nghèo dành nhiều thu nhập hơn cho nhu cầu cơ bản. Số thu thuế tăng lên nhờ tăng thuế suất liệu có bù đắp được sự sụt giảm khi cơ sở thuế bị thu hẹp do tiêu dùng của người dân cho các hàng hoá khác giảm đi. Tác động chính sách thường có độ trễ. Áp lực giá cả có thể cần một khoảng thời gian để người dân điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Sức chịu đựng tới hạn biết đâu chẳng khiến Bộ Tài chính phải điều chỉnh “phép thử” này. Nếu kịch bản này xảy ra thì ngân sách cũng thu được một khoản đáng kể trong ngắn hạn. Theo số liệu của TS. Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, đóng góp của VAT chiếm đến 27,5% tổng thu ngân sách năm 2014.

Tuy nhiên trong dài hạn, việc tăng thuế suất là lợi bất cập hại. Khi người dân hiểu rằng tăng thuế suất để bù đắp thâm hụt ngân sách thì họ cũng tin rằng trong tương lai kinh tế sẽ khó khăn hơn. Đối phó với dự báo này, người dân sẽ “để dành” nhiều hơn để lo cho tương lai. Tình trạng người dân phải dè sẻn tiêu dùng nhiều hơn có thể dẫn nền kinh tế đi đến “nghịch lý của sự tằn tiện” (paradox of thrift) được John Maynard Keynes phát triển. Nhà kinh tế người Anh phát biểu rằng tổng tiết kiệm có thể giảm do nỗ lực tiết kiệm của các cá nhân. Việc gia tăng tiết kiệm nhìn chung có thể gây hại cho nền kinh tế. Tình trạng người dân chủ động tăng tiết kiệm làm giảm tổng cầu, kéo tổng sản lượng và thu nhập giảm và hệ quả là tổng tiết kiệm giảm. Dự báo sụt giảm tổng cầu buộc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất (có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp), giảm lương, sa thải bớt lao động, thất nghiệp tăng.

Chi nhiều hơn thu dẫn đến thâm hụt ngân sách. Nguồn thu của Nhà nước đến từ ba hạng mục chính, gồm thuế-phí, lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và những khoản viện trợ không hoàn lại (chiếm tỷ phần không đáng kể). Giữ vững truyền thống kém hiệu quả, nhiều DNNN không những không đóng góp cho ngân sách, mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Xem ra, cơ quan tham mưu của Chính phủ dành nhiều quan tâm việc tăng thu trong bối cảnh túi tiền quốc gia thâm thủng, mà chưa chú trọng đến hiệu quả chi tiêu từng đồng bạc thuế.

Tăng thuế thuận tiện hơn khi các cơ quan giám sát tiếp tục bất lực với tình trạng đầu tư công không hiệu quả. Là sự cồng kềnh của bộ máy ăn lương ngân sách. Chi thường xuyên chiếm đến hơn 70% thu ngân sách. Chưa hết, chỉ tính riêng các tổ chức chính trị-xã hội, theo tính toán của VEPR, mỗi năm tiêu tốn từ 45,7 ngàn tỉ đồng đến 52,7 ngàn tỉ đồng (tương đương 1,7% GDP của cả nước năm 2014). Trong đó, ngân sách nhà nước khoảng 14 ngàn tỉ đồng. Chỗ thiếu cứ thiếu. Nơi thừa vẫn thừa. Có một thực tế kéo dài là thành tích thu vượt dự toán của ngành thuế mỗi năm tỷ thuận với diễn tiến bội chi.

Năng nhặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra là cơ hội lãng phí từng đồng bạc thuế của nhân dân. “Phép thử” VAT thành công sẽ dọn đường cho những sắc thuế khác áp tăng thuế suất.

Bộ Tài chính đề nghị hai phương án tăng mức thuế suất thuế VAT. Phương án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1.1.2019. Phương án 2 là tăng theo lô trình lên 12% từ ngày 1.1.2019 và 14% từ ngày 1.1.2021. Việc Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1 dẫu sao cũng có vẻ “khoan sức dân”. Phương án dự phòng tăng 40 điểm phần trăm chắc chắn là sốc hơn rất nhiều so với 20 điểm phần trăm.

Thượng Tùng
http://www.nguoidothi.vn/vn/news/kinh-doanh/tai-chinh/9488/tang-thue-vat-va-ky-luat-tai-khoa.ndt

» TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Tăng thuế VAT là bất công với người dân”

» Từ đề xuất tăng thuế VAT, tăng thu ngân sách: Điều kiện cho chi “vung tay quá trán”

» PGS-TS Ngô Trí Long: ‘Tăng thuế có lợi trước mắt nhưng nhiều hệ lụy về lâu dài’

» 'BOT là mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu'

» Giá vé máy bay có tăng sau điều chỉnh giá dịch vụ?

» Tăng thuế VAT, tăng thu ngân sách nhưng thực tế có dễ dàng?

» Nợ công ba mối: Thấy bất cập mà không sửa thì rất dở!

» Dự án sân bay Long Thành: Lãng phí và tăng nợ công

» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay

» Các tuyến đường sắt đô thị đội vốn tới mức không thể kiểm soát

» Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công

» Chi 2,5 triệu USD/năm quảng bá, Việt Nam không tạo được điểm nhấn gì

» Kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ cấp cao: “Không có vùng cấm, không né tránh”

» Đúng quy trình nhưng thiếu minh bạch!

» Chủ tịch Quốc hội: “Phải biết tội nào thì luật sư không thể làm ngơ”

» Không tính nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vào nợ công

» Không chấm dứt đầu tư công tràn lan thì không hạn chế được nợ công

» Cử tri sốt ruột vì xe công, nợ công

» Xe chở lương tâm

» Kiên trì quan điểm chưa luật hoá khoán xe công

» Chuyện dài xe công...

» Dự báo kinh tế 2017: Nợ công tăng tiếp tục áp lực lên cải cách kinh tế

» “Nợ công, nợ Chính phủ cuối năm 2016 có thể vượt trần cho phép”

» Giảm áp nợ công, bắt đầu từ khung pháp lý

» “Thủ tướng nên giải trình trước dân về nợ xấu, nợ công”

» HSBC: Lạm phát năm 2016 đánh bật dự báo 5% của Chính phủ

» HSBC hạ mức tăng trưởng GDP Việt Nam từ 6,7% xuống 6,3%

» Chuyên gia về nước và đô thị đến lãnh đạo WB tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét