Đảng Cộng sản Trung Quốc vì sao lại rơi vào cục diện bế tắc này?
Các nhà phân tích nhận định, năm 2017 là môt thời điểm hết sức khó khăn với Trung Quốc. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện nay, dù trên các cơ quan ngôn luận báo chí tuyên truyền nhà nước vẫn là “tình thế hết sức tốt đẹp”, nhưng rõ ràng đang phải hứng chịu những áp lực và nguy cơ trùng trùng đến từ cả nội bộ Đảng cũng như bên ngoài. Dưới đây là bài phân tích của Nhà bình luận chính trị Trung Quốc Hạ Tiểu Cường.
Từ trong nước đến ngoài nước, chính quyền ĐCSTQ đã
Tình thế các khu vực biên giới căng thẳng, áp lực quốc tế trùng trùng
Trên trường quốc tế, ĐCSTQ đang phải hứng chịu áp lực hết sức nặng nề.
Liên tiếp những ngày gần đây, Bắc Triều Tiên nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo, Mỹ-Hàn liên hợp tập trận chung nhằm đối phó; phía đảo Điếu Ngư Nhật Bản cũng ngày càng khó khăn hơn; Việt Nam lại tuyên bố ý định thăm dò khai thác dầu ở vùng biển tranh chấp, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có chiều hướng xấu đi. Phía Mông Cổ, Tổng thống mới đắc cử ông Khaltmaa Battulga có nhiều điểm bất đồng so với người tiền nhiệm, do đó mà quan hệ Trung Quốc – Mông Cổ cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu không mấy lạc quan.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ĐCSTQ không có khả năng ngăn chặn kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bắt đầu, có thể mang đến những tác động lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, cũng như những áp lực nặng nề cho chính quyền ĐCSTQ.
Tại khu vực biên giới Trung-Ấn, quân đội Ấn Độ đã tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc trong nhiều ngày, quân đội Trung-Ấn đối đầu hết sức căng thẳng. Do quan hệ địa chính trị, nếu như Trung-Ấn phát sinh xung đột vũ trang và chiến tranh, thì Mỹ, Nga rất có khả năng sẽ vì vấn đề lợi ích mà ủng hộ phía Ấn Độ.
Tại bán đảo Triều Tiên, suốt thời gian dài, ĐCSTQ vẫn luôn coi chính quyền họ Kim là một công cụ đối kháng với thế giới tự do phương Tây. Thế nhưng, Kim Jong-un lại lợi dụng ĐCSTQ, thái độ thay đổi khôn lường, có thể vượt ra ngoài vòng kiểm soát bất cứ lúc nào, do đó mà quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều cũng rất căng thẳng.
Hồi tháng 6 năm nay, một kênh truyền thông chủ lưu của Úc đã tiết lộ về việc ĐCSTQ đã tiến hành những hoạt động quy mô lớn tại quốc gia này, thông tin nhanh chóng nhận được sự thu hút của ngoại giới. Mọi người đều nhận thức được rằng, ĐCSTQ đã gây nên những tổn hại không nhỏ cho chủ quyền, cho sự an toàn lãnh thổ quốc gia cũng như hệ thống chính trị của Úc.
Cuộc đấu đá gay gắt ở thượng tầng
Suốt thời gian qua, chính quyền Tập Cận Bình “đả hổ” chống tham nhũng đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Phe phái Giang Trạch Dân đã điều động mọi nguồn lực có thể hòng âm mưu chính biến. Không chỉ trong nước, những cuộc công kích cũng xuất hiện ở hải ngoại, hòng đánh đổ ông Vương Kỳ Sơn và cản trở quá trình chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Lịch sử của ĐCSTQ cho đến tận hôm nay vẫn luôn là đấu tranh nội bộ, tranh đoạt quyền lực tàn khốc đẫm máu. Ông Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức năm 2012, đã tiến hành “cuộc chơi chính trị” nhằm diệt trừ phe cánh của Giang Trạch Dân, và cuộc chơi này có lẽ sẽ còn tiếp tục cho đến cuối năm nay, cho đến khi ông Tập nắm hoàn toàn bố cục của Đại hội 19.
Trong cuộc chiến chính trị khốc liệt trên thượng tầng ĐCSTQ này, do phe cánh Giang Trạch Dân đang ngày càng thất thế, để tránh bị thanh toán sau khi mất quyền lực, đã tìm mọi cách kiểm soát tài nguyên quốc gia, thực hiện nhiều phương thức gây đảo lộn toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất đến chứng khoán, tiếp đó còn hủy hoại khả năng tự bảo hộ của kinh tế Trung Quốc. Rõ ràng là cuộc đấu đá tại thượng tầng ĐCSTQ gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi ích của quốc gia cũng như người dân Trung Quốc.
Cùng với cuộc đấu đá thượng tầng ĐCSTQ, để duy trì sự ổn định của toàn bộ chính quyền ĐCSTQ, càng phải tăng cường sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với xã hội và người dân, nhằm tiếp tục dùng những lời dối trá và phương thức bạo lực để duy trì sự thống trị. Tất cả những điều này khiến người dân Trung Quốc ở giai tầng thấp trong xã hội rơi vào cảnh lầm than, tiếng ai oán khắp nơi. Tình cảnh xã hội Trung Quốc hiện nay quả thực đã giống như miệng núi lửa, sự thống trị của ĐCSTQ dường như cũng đang đi đến điểm cuối cùng.
Kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện với khủng hoảng
ĐCSTQ từ khi thành lập chính quyền cho đến nay, vẫn luôn đối mặt với sự khủng hoảng về tính hợp pháp. Đến nay, ĐCSTQ đã triệt để phá sản về mặt ý thức hình thái, từ giai đoạn cải cách mở cửa đến nay uy tín trên chính trường thế giới ngày càng mất dần. Đặc biệt là khoảng 30 năm gần đây nhất khi ĐCSTQ chà đạp nhân quyền, phá hoại môi trường và khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra những dấu mốc mới trong phát triển kinh tế, thì nó đã đang đi dần đến hồi kết. ĐCSTQ thực sự đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự tín nhiệm và tính hợp pháp của nó.
Tiến nhập vào năm 2017, nền kinh tế của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, đầu tư nước ngoài nhanh chóng rút khỏi Trung Quốc, nguy cơ bong bóng tài chính cũng rất lớn. Trong khi đó, những người nắm quyền lực trong các tập đoàn hay xí nghiệp nhà nước của ĐCSTQ không ngừng tìm cách chuyển lượng lớn tài sản ra nước ngoài… Những điều kiện từ bên trong và bên ngoài đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế mau lẹ vốn có của Trung Quốc tiêu tan. Phát triển kinh tế, chiêu bài để ĐCSTQ hợp thức hóa bản thân nó cuối cùng cũng đã đứng trên bờ vực suy tàn và mất dần.
Tại sao ĐCSTQ lại rơi vào cục diện này?
Từ trong ra ngoài nước, chính quyền ĐCSTQ đều đã đi đến cục diện bế tắc tuyệt vọng.
Hiện tại Trung Quốc đang rơi vào tình thế hết sức bất lợi, phải đối mặt với những vấn đề phát sinh cả bên trong và bên ngoài. Đối với áp lực của xã hội quốc tế từ Mỹ cho đến các nước lân cận giáp biên giới, cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn luôn đánh đồng với tên gọi là “thế lực phản Hoa”. Kỳ thực, đây chính là chiêu bài mà bấy lâu nay cơ quan tuyền truyền của ĐCSTQ đã làm lạc hướng và đánh lừa dân chúng.
Các quốc gia và cộng đồng quốc tế vốn dĩ không thù địch Trung Quốc, họ là đối đầu với hình thái ý thức và chính quyền ĐCSTQ…
Lấy nước Mỹ với tín ngưỡng Cơ đốc giáo làm đại biểu cho các quốc gia và xã hội quốc tế chủ lưu, họ không thể nào dung hòa với những thứ đối lập như thuyết Duy vật luận, Vô Thần luận vốn là cơ sở xây dựng chính quyền của ĐCSTQ. Do đó, trên bề mặt thì nhiều quốc gia có vẻ như thù địch với Trung Quốc, nhưng thực tế lại chính là phản cảm, căm hận ĐCSTQ. Đây cũng chính là sự xung đột giữa Mỹ cũng như xã hội quốc tế với Trung Quốc về mặt tôn giáo, tín ngưỡng và hình thái ý thức.
Hàng trăm năm lịch sử của ĐCSTQ đã mang đến chiến tranh loạn lạc, nạn đói, thảm sát và khủng bố. Những cuộc vận động của ĐCSTQ đã gây ra cái chết bất thường cho hàng trăm triệu người. ĐCSTQ ngày nay là số ít những chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản còn sót lại nhưng dường như đã có đủ lực hủy diệt thế giới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, cũng đồng thời thâm nhập vào chi phối tác động đến các kênh truyền thông tại thế giới phương Tây tự do. Đây là nguyên nhân căn bản vì sao xã hội quốc tế phải cẩn trọng đối với ĐCSTQ.
Từ bỏ ĐCSTQ – Khôi phục hồi sinh văn hóa truyền thống Trung Hoa
Nhiều năm trước, khi văn minh công nghiệp hiện đại Tây phương ngày càng trở nên hưng khởi, thì Trung Quốc lại ngày một suy lạc, phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Những nhân sĩ Trung Quốc lo nước thương dân thời ấy không ngừng đi tìm con đường cứu nước, trong quá trình này không biết bao nhiêu người phải đầu rơi máu chảy. Đáng tiếc là họ đã ngộ nhận chủ nghĩa mà ĐCSTQ theo đuổi chính là “liều thuốc” quý mà mang về đất nước. Điều này tạo nên một tai nạn thảm khốc cho dân tộc Trung Hoa. ĐCSTQ không chỉ tàn sát về mặt thân thể mà còn hủy hoại con người cả ở tinh thần, đạo đức và văn hóa, hoàn toàn hủy hoại huyết mạch văn hóa truyền thừa mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, tạo nên một xã hội Trung Quốc đầy loạn lạc và tuyện vọng ngày hôm nay.
Chính quyền ĐCSTQ và chủ nghĩa mà nó theo đuổi đã trở thành một khối u ác tính trong xã hội Trung Quốc, khối u này không ngừng lan rộng khắp lãnh thổ Trung Hoa, hủy đi hết thảy sinh mệnh, khiến người ta đoạn tuyệt với mọi hy vọng. Muốn để xã hội Trung Quốc có thể ổn định, nhất thiết phải cắt bỏ khối u độc này, việc này hết sức khẩn cấp, không thể chậm trễ.
Nền văn hóa truyền thống kính thiên kính thần của Trung Hoa mấy nghìn năm qua, từng sáng tạo nên những huy hoàng và vinh diệu cho cả thế giới. Trên thực tế, những giá trị phổ quát của thế giới như tín ngưỡng, tự do, nhân quyền… so với văn hóa truyền thống Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng, có thể tìm thấy trong các di sản văn hóa truyền thống mà người xưa lưu lại. Con đường để Trung Quốc có thể tiến về phía trước một cách bình ổn, chính là con đường khôi phục lại văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Hạ Tiểu Cường
(Trí Thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét