"Xẻ thịt' đất sân bay Biên Hòa"
Một lãnh đạo Nhà máy A42 nói: Mọi cái chúng tôi đều báo cáo Quân chủng cả. Tôi không có trách nhiệm trả lời báo chí. Quân chủng với Bộ mới kiểm tra đây, bình thường không có vấn đề gì đâu”. Trong khi dư luận bức xúc việc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) quá tải, đất quốc phòng trong sân bay lại cho thuê làm sân golf, thì cách đó không xa, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) cũng trong tình trạng tương tự khi hàng chục héc ta được cho thuê với giá rẻ để mở quán nhậu, garage ô tô, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cổng IBP vào sân bay tấp nập xe ra vào và treo kín biển
các
Bát nháo hàng quán, nhà xưởng
công ty, cơ sở kinh doanh bên trong ẢNH: TIỂU THIÊN
Trong vai người cần mặt bằng để mở quán nhậu, chúng tôi được ông T. mách nước và dẫn vào sân bay Biên Hòa (P.Tân Phong, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) để thuê đất. Ngay từ ngoài cổng IBP (còn gọi cổng 1), hàng loạt bảng hiệu quán nhậu, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh... treo kín hai bên đập vào mắt người đi đường. Sáng sớm, người dân đi tập thể dục, đi làm ra vào sân bay tấp nập.
Hai bên đoạn đường dài khoảng 500 m từ cổng IBP chạy thẳng vào sân bay là hàng loạt quán nhậu, dịch vụ ăn uống, quán cà phê, vườn kiểng. Phía sau lưng quán nhậu là sân bóng đá, CLB thể hình... Tiếp đến là hàng loạt garage ô tô, xưởng làm nhôm kính, cửa sắt, xưởng mộc. Tiến sâu vào phía trong nữa là các bãi chứa ô tô, xưởng sản xuất, kho bãi... thậm chí có cả kho tập kết phế liệu, bao ni lông. Nhà xưởng, kho bãi san sát trên một diện tích đất rộng nhiều héc ta trong sân bay, trông bát nháo và lộn xộn.
Bên trong sân bay, hàng loạt nhà xưởng mọc lên hết sức lộn xộn
Đặc biệt, từ cổng IBP đi sâu vào trong khoảng 1 km, sát hàng rào gần với khu vực bên trong sân bay là bãi tập lái ô tô của Trung tâm dạy nghề lái xe S.G. Hàng rào chỉ cao khoảng 2 m, nên đứng ở bãi tập lái có thể thấy được máy bay, các nhà vòm chứa máy bay ở cách đó không xa. Dẫn chúng tôi đi một vòng, ông T. rỉ tai: “Đất trong này nhiều và giá thuê rẻ như cho, điện nước cũng đầy đủ nên mở quán nhậu rất thoải mái. Những người đầu tiên vào thuê đất để sản xuất kinh doanh, đến nay cũng đã hơn 5 năm rồi đấy”. Theo ông T., khu vực đang cho thuê thuộc đất của Nhà máy A42 (Cục Kỹ thuật phòng không - không quân), hiện giao cho Công ty CP thương mại Vi Na (gọi tắt là Công ty Vi Na) trực tiếp quản lý và cho thuê.
Có mặt tại khu vực này buổi chiều và tối một ngày giữa tháng 7, chúng tôi ghi nhận không khí tấp nập của các hoạt động dân sinh không kém ban ngày. Người dân vào sân bay để đá bóng, tập thể dục, CLB gym mở nhạc ầm ầm. Các quán nhậu bắt đầu đông khách, tiếng trò chuyện, ăn nhậu ồn ào cả khu vực. “Quán nhậu ở trong này buổi chiều đông lắm. Có người vô thuê mặt bằng mở tới mấy quán nhậu hải sản và thịt dê. Mình thuê rồi muốn xây gì xây, ai cấm đâu!”, ông T. khẳng định chắc nịch.
Buổi tối, quán nhậu ồn ào
Đất cho thuê giá rẻ
Chủ một tiệm cửa sắt tại sân bay nói: “Xưởng tôi trước đây là một quán cà phê, sau đó chủ quán sang lại. Giá thuê là 15.000 đồng/m2, có điện 3 pha đầy đủ, nếu thuê bên ngoài phải gấp 2 - 3 lần giá này. Giá thuê đất trong này rẻ, nhưng đầu tư tiền làm nhà xưởng cũng phập phồng bởi đây là đất quốc phòng, không biết thu hồi lúc nào”. Còn chủ garage ô tô L.H cho hay: “Tôi thuê mặt bằng với giá 4,5 triệu đồng/tháng làm garage, đến nay cũng được 2 năm rồi. Đất này của quân đội, có nhà xưởng, người ta đầu tư gần 20 tỉ đồng ở trong nên mình cũng không lo việc bị thu hồi hay di dời”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn thuê đất để mở quán nhậu, ông Tuấn (bảo vệ kiêm người quản lý khu đất của Công ty Vi Na) cho biết diện tích thuê tối thiểu phải 500 m2, khu vực phía ngoài mặt đường có giá 15.000 đồng/m2/tháng, còn khu vực bên trong, tùy vị trí mà có giá từ 10.000 - 12.000 đồng/m2/tháng. “Hiện mặt bằng hiện hữu đã thuê trước đó thì được làm quán, chứ không cho thuê mới được nữa dù đất bên trong còn nhiều, do điện không đủ tải để cung cấp”, ông Tuấn nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây khu đất này Công ty Vi Na được giao làm “Khu thương mại và xúc tiến đầu tư quốc tế” (gọi tắt là IBP), rồi tổ chức làm chợ đêm, các gian hàng kinh doanh ăn uống, nhưng do hoạt động không hiệu quả nên phải dừng. Sau đó, đơn vị này cho các cá nhân, tổ chức thuê mặt bằng để làm quán nhậu, cơ sở sản xuất…
Bên trong sân bay, hàng loạt nhà xưởng mọc lên hết sức lộn xộn
Đặc biệt, từ cổng IBP đi sâu vào trong khoảng 1 km, sát hàng rào gần với khu vực bên trong sân bay là bãi tập lái ô tô của Trung tâm dạy nghề lái xe S.G. Hàng rào chỉ cao khoảng 2 m, nên đứng ở bãi tập lái có thể thấy được máy bay, các nhà vòm chứa máy bay ở cách đó không xa. Dẫn chúng tôi đi một vòng, ông T. rỉ tai: “Đất trong này nhiều và giá thuê rẻ như cho, điện nước cũng đầy đủ nên mở quán nhậu rất thoải mái. Những người đầu tiên vào thuê đất để sản xuất kinh doanh, đến nay cũng đã hơn 5 năm rồi đấy”. Theo ông T., khu vực đang cho thuê thuộc đất của Nhà máy A42 (Cục Kỹ thuật phòng không - không quân), hiện giao cho Công ty CP thương mại Vi Na (gọi tắt là Công ty Vi Na) trực tiếp quản lý và cho thuê.
Có mặt tại khu vực này buổi chiều và tối một ngày giữa tháng 7, chúng tôi ghi nhận không khí tấp nập của các hoạt động dân sinh không kém ban ngày. Người dân vào sân bay để đá bóng, tập thể dục, CLB gym mở nhạc ầm ầm. Các quán nhậu bắt đầu đông khách, tiếng trò chuyện, ăn nhậu ồn ào cả khu vực. “Quán nhậu ở trong này buổi chiều đông lắm. Có người vô thuê mặt bằng mở tới mấy quán nhậu hải sản và thịt dê. Mình thuê rồi muốn xây gì xây, ai cấm đâu!”, ông T. khẳng định chắc nịch.
Buổi tối, quán nhậu ồn ào
Đất cho thuê giá rẻ
Chủ một tiệm cửa sắt tại sân bay nói: “Xưởng tôi trước đây là một quán cà phê, sau đó chủ quán sang lại. Giá thuê là 15.000 đồng/m2, có điện 3 pha đầy đủ, nếu thuê bên ngoài phải gấp 2 - 3 lần giá này. Giá thuê đất trong này rẻ, nhưng đầu tư tiền làm nhà xưởng cũng phập phồng bởi đây là đất quốc phòng, không biết thu hồi lúc nào”. Còn chủ garage ô tô L.H cho hay: “Tôi thuê mặt bằng với giá 4,5 triệu đồng/tháng làm garage, đến nay cũng được 2 năm rồi. Đất này của quân đội, có nhà xưởng, người ta đầu tư gần 20 tỉ đồng ở trong nên mình cũng không lo việc bị thu hồi hay di dời”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn thuê đất để mở quán nhậu, ông Tuấn (bảo vệ kiêm người quản lý khu đất của Công ty Vi Na) cho biết diện tích thuê tối thiểu phải 500 m2, khu vực phía ngoài mặt đường có giá 15.000 đồng/m2/tháng, còn khu vực bên trong, tùy vị trí mà có giá từ 10.000 - 12.000 đồng/m2/tháng. “Hiện mặt bằng hiện hữu đã thuê trước đó thì được làm quán, chứ không cho thuê mới được nữa dù đất bên trong còn nhiều, do điện không đủ tải để cung cấp”, ông Tuấn nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây khu đất này Công ty Vi Na được giao làm “Khu thương mại và xúc tiến đầu tư quốc tế” (gọi tắt là IBP), rồi tổ chức làm chợ đêm, các gian hàng kinh doanh ăn uống, nhưng do hoạt động không hiệu quả nên phải dừng. Sau đó, đơn vị này cho các cá nhân, tổ chức thuê mặt bằng để làm quán nhậu, cơ sở sản xuất…
Lo lắng an toàn của sân bay
Ông Nguyễn Văn Hưng, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa (phường giáp sân bay Biên Hòa), bức xúc nói: “Nếu đi vào tận cùng của khu đất cho thuê có thể nhìn được máy bay, kho tàng quân sự, kho xăng dầu của cả sân bay, khu ụ để máy bay. Ngăn cách khu đất với khu vực để máy bay chỉ có bờ rào rất thấp thì việc xâm nhập vào trong chỉ là tích tắc”.
Ông Nguyễn Văn Hưng, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa (phường giáp sân bay Biên Hòa), bức xúc nói: “Nếu đi vào tận cùng của khu đất cho thuê có thể nhìn được máy bay, kho tàng quân sự, kho xăng dầu của cả sân bay, khu ụ để máy bay. Ngăn cách khu đất với khu vực để máy bay chỉ có bờ rào rất thấp thì việc xâm nhập vào trong chỉ là tích tắc”.
Ông Hưng đặt vấn đề: “Giả sử tôi thuê đất làm một cái kho, rồi lợi dụng để chứa hàng gian, hàng lậu thì ai có trách nhiệm vô đó mà kiểm tra? Nếu kẻ gian xâm nhập vào khu vực để máy bay, kho xăng dầu trong sân bay thì sao? Việc cho thuê đất bát nháo hoàn toàn không có lợi cho việc phòng gian bảo mật, an toàn cho sân bay”.
Còn ông Đặng Đức Hòa (Trưởng KP.6, P.Trung Dũng) nói: “Đất quân đội quản lý mà cho thuê thì chúng tôi không biết đúng sai, nhưng dưới con mắt của dân thì không nên, bởi vấn đề cảnh giác và bảo vệ cho sân bay không được chặt chẽ”.
Trong khi đó, ông Đào Xuân Nam, Phó chủ tịch UBND P.Tân Phong (TP.Biên Hòa, địa bàn khu đất), nói với chúng tôi: “Muốn kiểm tra, xử lý phải liên hệ với thanh tra quốc phòng, bởi đất của quân đội nên địa phương không có thẩm quyền vào. Tình trạng như trên rất khó cho chính quyền địa phương về công tác quản lý. Giấy phép kinh doanh của các hộ bên trong sân bay, phường không hề biết và quản lý được, rất phức tạp. Còn an ninh trật tự, kiểm tra hộ khẩu, nhân khẩu bên trong thì giao cho công an phường phụ trách”. Ông Nam cũng cho hay, khu vực cho thuê đất gần với khu chứa xăng dầu của sân bay và nơi sửa chữa máy bay cũ.
Quán nhậu, cơ sở kinh doanh mọc lên san sát
Để tìm hiểu về việc quản lý khu đất trên, chúng tôi đã liên lạc với Nhà máy A42. Qua điện thoại, một lãnh đạo Nhà máy A42 nói: “Cái đấy thì tôi chịu, anh phải hỏi ở Quân chủng (Quân chủng Phòng không - Không quân - PV). Mọi cái chúng tôi đều báo cáo Quân chủng cả. Tôi không có trách nhiệm trả lời báo chí. Quân chủng với Bộ mới kiểm tra đây, bình thường không có vấn đề gì đâu”.
Sân bay Biên Hòa được Pháp xây dựng trước năm 1945. Trong giai đoạn chiến tranh VN, chính quyền Sài Gòn sử dụng sân bay Biên Hòa làm căn cứ không quân. Sau ngày 30.4.1975, sân bay Biên Hòa được Không quân nhân dân VN tiếp quản sử dụng cho mục đích quân sự. Hiện là nơi đóng quân của Trung đoàn 935, thuộc Sư đoàn Không quân 370; và Quân chủng Phòng không - Không quân.
Theo ông Đào Xuân Nam, hiện nay sân bay Biên Hòa có diện tích khoảng 1.100 ha, phần lớn nằm trên địa bàn P.Tân Phong. Một số diện tích còn lại thuộc địa bàn P.Trung Dũng, Bửu Long (TP.Biên Hòa); xã Hòa Bình (H.Vĩnh Cửu)...
Trao đổi với chúng tôi, đại tá Trần Văn Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 935 (Sư đoàn Không quân 370), cho hay khu vực mà trung đoàn quản lý còn cách xa và có tường rào ngăn cách với khu đất của Nhà máy A42. “Chúng tôi phải đào rãnh ngăn cách giữa Nhà máy A42 với đất Trung đoàn 935. Về an ninh thì cũng quan ngại, bởi việc cho thuê như vậy cũng gây khó khăn cho việc đóng quân, canh phòng. Chúng tôi phải tăng cường thêm lực lượng để bảo vệ. Về an ninh phức tạp như vậy nên Trung đoàn 935 có đất bỏ trống chứ không dám cho thuê”.
Tiểu Thiên
Trong khi đó, ông Đào Xuân Nam, Phó chủ tịch UBND P.Tân Phong (TP.Biên Hòa, địa bàn khu đất), nói với chúng tôi: “Muốn kiểm tra, xử lý phải liên hệ với thanh tra quốc phòng, bởi đất của quân đội nên địa phương không có thẩm quyền vào. Tình trạng như trên rất khó cho chính quyền địa phương về công tác quản lý. Giấy phép kinh doanh của các hộ bên trong sân bay, phường không hề biết và quản lý được, rất phức tạp. Còn an ninh trật tự, kiểm tra hộ khẩu, nhân khẩu bên trong thì giao cho công an phường phụ trách”. Ông Nam cũng cho hay, khu vực cho thuê đất gần với khu chứa xăng dầu của sân bay và nơi sửa chữa máy bay cũ.
Quán nhậu, cơ sở kinh doanh mọc lên san sát
Để tìm hiểu về việc quản lý khu đất trên, chúng tôi đã liên lạc với Nhà máy A42. Qua điện thoại, một lãnh đạo Nhà máy A42 nói: “Cái đấy thì tôi chịu, anh phải hỏi ở Quân chủng (Quân chủng Phòng không - Không quân - PV). Mọi cái chúng tôi đều báo cáo Quân chủng cả. Tôi không có trách nhiệm trả lời báo chí. Quân chủng với Bộ mới kiểm tra đây, bình thường không có vấn đề gì đâu”.
Sân bay Biên Hòa được Pháp xây dựng trước năm 1945. Trong giai đoạn chiến tranh VN, chính quyền Sài Gòn sử dụng sân bay Biên Hòa làm căn cứ không quân. Sau ngày 30.4.1975, sân bay Biên Hòa được Không quân nhân dân VN tiếp quản sử dụng cho mục đích quân sự. Hiện là nơi đóng quân của Trung đoàn 935, thuộc Sư đoàn Không quân 370; và Quân chủng Phòng không - Không quân.
Theo ông Đào Xuân Nam, hiện nay sân bay Biên Hòa có diện tích khoảng 1.100 ha, phần lớn nằm trên địa bàn P.Tân Phong. Một số diện tích còn lại thuộc địa bàn P.Trung Dũng, Bửu Long (TP.Biên Hòa); xã Hòa Bình (H.Vĩnh Cửu)...
Trao đổi với chúng tôi, đại tá Trần Văn Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 935 (Sư đoàn Không quân 370), cho hay khu vực mà trung đoàn quản lý còn cách xa và có tường rào ngăn cách với khu đất của Nhà máy A42. “Chúng tôi phải đào rãnh ngăn cách giữa Nhà máy A42 với đất Trung đoàn 935. Về an ninh thì cũng quan ngại, bởi việc cho thuê như vậy cũng gây khó khăn cho việc đóng quân, canh phòng. Chúng tôi phải tăng cường thêm lực lượng để bảo vệ. Về an ninh phức tạp như vậy nên Trung đoàn 935 có đất bỏ trống chứ không dám cho thuê”.
Tiểu Thiên
'Xẻ thịt' đất sân bay Biên Hòa | Thời sự | Thanh Niên
thanhnien.vn › Thời sự - Translate this page
3 days ago - HCM) quá tải, đất quốc phòng trong sân bay lại cho thuê làm sân golf, thì cách đó không xa, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) cũng trong tình trạng ...'Xẻ thịt' đất sân bay Biên Hòa - Truyền Hình Pháp Luật
tvphapluat.vn/video/xe-thit-dat-san-bay-bien-hoa-2682/
'Xẻ thịt' đất sân bay Biên Hòa - SkyDoor News
news.skydoor.net/news/Xe_thit_dat_san_bay_Bien_Hoa/2542457Translate this page
3 days ago - Trong khi dư luận bức xúc việc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét