Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Thật cay đắng cho nền giáo dục Việt Nam!

Thật cay đắng cho nền giáo dục Việt Nam!
Trương Quang Thi - Một trong những thành quả cách mạng tồi tệ nhất của bộ máy cầm quyền cộng sản chính là sự sụp đổ của hệ thống giáo dục. Điều này không cần bàn cãi nữa bởi hệ quả của nó đã rành rành. 
Một nền giáo dục mà cho tới nay khi được hỏi triết lý giáo dục là gì thì ông phó thủ tướng huyên thuyên đến gần 20 phút, nhưng cuối cùng tôi cũng chẳng hiểu được rằng triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay là gì.

Trước đây có ông lại nói rằng triết lý giáo dục chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh rốt cuộc nó là cái gì, bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam hiểu nó ? Riêng tôi thì tôi chẳng quan tâm nó là cái gì, chỉ biết rằng tất cả cán bộ hiện nay vẫn học nó hàng ngày nhưng càng học càng tha hoá và trở nên tồi tệ. Vậy liệu đó có phải là triết lý đúng đắn cho giáo dục hay không ?

Ngày trước miền Nam Việt Nam có một triết lý giáo dục rất tuyệt vời :
<Nhân Bản Dân Tộc và Khai Phóng>. 

Phải có mục tiêu rõ ràng như vậy thì người ta mới có thể dựa vào đó mà xây dựng những tiêu chí trụ cột để đào tạo con người. 

Trong hiến pháp của Việt Nam Cộng Hoà nhấn mạnh :
“nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Từ đó giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà đã sản sinh ra nhiều thế hệ uyên bác, nhiều người trở thành trí thức lớn và có đóng góp cho nhân loại đáng kể.
Nói thẳng ra người miền Nam có lối sống nhân văn hơn so với các vùng miền khác cũng là nhờ những thế hệ trước hấp thu được nền giáo dục ấy và duy trì cho đến bây giờ thông qua giáo dục gia đình.

Ngày nay, giáo dục Việt Nam được cho là đã có rất nhiều thành tựu. Theo tôi thì chưa bao giờ, thậm chí chưa nơi nào mà tỉ lệ bằng cấp trong dân lại cao như tại Việt Nam hiện nay. 

Có điều chúng ta không thể tạo ra chút nội lực nào từ mớ bằng cấp ấy.
Giáo trình học thì dzớ dzẫn, học không đi với hành, sinh viên ra trường thi lơ ngơ như bò đội nón, đa số không làm nổi cái CV của mình chứ đừng nói gì đến sáng tạo hay phát triển ra sản phẩm từ kiến thức đã được học.

Không phải ngẫu nhiên mà đa số xe ôm (Grap, Uber) là sinh viên đã tốt nghiệp, trong khi đó thợ lành nghề vẫn là giấc mơ của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cõi Việt Nam. 

Với định nghĩa "học để là gì" Unesco đã đưa ra câu trả lời :
Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để sống chung với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). 

Vậy nếu dựa vào tiêu chí này thì thử hỏi bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường đáp ứng được nó ? 

Tôi e là con số cực thấp và thật cay đắng khi phải nghĩ rằng nếu không giải quyết được định nghĩa trên vậy thì con em chúng ta đang học để làm gì ? Đáng tiếc câu trả lời là chẳng để làm gì cả.

Và giờ đây, sau khi người ta đầu tư thời gian, công sức, tiền của cho việc học rồi thì chúng ta lại tiếp tục tốn tiền để con em chúng ta được đi làm thuê ở nước ngoài. Đương nhiên một khi đã đi xuất khẩu lao động thì mớ bằng cấp kia chỉ con số không và họ đã thuê thì hầu hết là những công việc nặng nhọc, hôi hám mà công dân của họ chẳng muốn làm. 

Thật cay đắng cho người Việt Nam!

1.300 tỉ cho 54 ngàn cử nhân, vị chi khoản 240 triệu cho mỗi một người, đó mới chỉ là đề án của chính phủ chứ chưa bao gồm chi phí của tự thân mỗi người. Theo như tôi được biết thì mỗi một người muốn đi sẽ phải chi bình quân tương đương con số ấy nữa. 

Đau không ? Rất đau là đằng khác, tuy nhiên với chính phủ thì đó lại là một thành công mang tính sinh tử, bởi khi mà dòng kiều hối của người Việt tị nạn cộng sản đang cạn dần thì kênh này chính là nguồn dinh dưỡng béo bở để họ có thể tiếp tục tồn tại thêm một thời gian nữa.

https://www.facebook.com/quangthi.truong/posts/981757185260759

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét