THẾ CHẤP CHỊ GÁI LÀ XONG
Trả lời báo chí về những thông tin liên quan đến khu biệt phủ và nhiều tài sản khác của gia đình mình, ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái (em trai Bí thư tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà) cho hay: Ông đã phải làm đủ nghề từ chạy xe ôm, làm giá đỗ, làm bánh, bán chổi đót, nấu rượu đến chắt chiu, tằn tiện từng xu nên mới có gia tài kếch xù như vậy (bao gồm 3 nhà, 1 căn hộ chung cư ở Hà Nội, một biệt phủ siêu khủng và trang trại 13.000 m2, 1 xe ô tô Camry trị giá hơn 1 tỷ….) .
Ngoài ra, ông này còn phải vay ngân hàng gần 20 tỷ đồng để xây được quần thể siêu khủng, trong đó có khu vui chơi, rèn luyện thể dục, thể thao, vườn hoa, cây cảnh để phục vụ bà con các dân tộc ở trên núi tràn xuống vì Yên Bái chưa có chỗ nào cho bà con chơi và giải trí….Trong bản kê khai tài sản của mình, ông Quý cộng tất tần tật chỉ khoảng 8 tỷ đồng…
Tuy nhiên, về nguyên tắc, khi vay tiền ngân hàng, giá trị tài sản thế chấp bao giờ cũng phải cao hơn so với khoản tiền ngân hàng cho vay. Thông thường, ngân hàng sẽ chỉ cho vay 70% giá trị tài sản thế chấp. Trường hợp ông Quý được ngân hàng cho vay 20 tỷ đồng thì tài sản thế chấp phải là gần 30 tỷ đồng, chưa kể hàng tháng, lãi phải trả khoảng 150 triệu đồng…. Ông Quý không là chủ doanh nghiệp mà chỉ là công chức thì lãi thôi cũng lấy đâu ra trả ?.
Hơn thế, khi Ngân hàng cho vay cũng "chết" vì tại sao lại cho vay khoản tiền lớn vậy chỉ để làm nhà trong khi người khác muốn vay rất khó. Họ phải trình mục đích vay, tính khả thi của đầu tư kinh doanh, rồi thế chấp tài sản, xét chán mới cho vay 50% nhu cầu.
Đem băn khoăn, thắc mắc này trao đổi với bạn tôi đang làm việc tại Yên Bái, bạn tôi bảo: "Mày làm báo mà ngây ngô, thật thà thế. Chị gái ông ấy làm to nhất tỉnh, ngồi trên muôn dân, ông ấy vay 20 tỷ chứ 100 tỷ cũng được, việc gì phải thế chấp tài sản. Thế chấp chị gái là xong…."
Ừ nhỉ, thế chấp chị gái. Có thế mà mình không nghĩ ra .....?
FB Trần Thị Sánh
Tuy nhiên, về nguyên tắc, khi vay tiền ngân hàng, giá trị tài sản thế chấp bao giờ cũng phải cao hơn so với khoản tiền ngân hàng cho vay. Thông thường, ngân hàng sẽ chỉ cho vay 70% giá trị tài sản thế chấp. Trường hợp ông Quý được ngân hàng cho vay 20 tỷ đồng thì tài sản thế chấp phải là gần 30 tỷ đồng, chưa kể hàng tháng, lãi phải trả khoảng 150 triệu đồng…. Ông Quý không là chủ doanh nghiệp mà chỉ là công chức thì lãi thôi cũng lấy đâu ra trả ?.
Hơn thế, khi Ngân hàng cho vay cũng "chết" vì tại sao lại cho vay khoản tiền lớn vậy chỉ để làm nhà trong khi người khác muốn vay rất khó. Họ phải trình mục đích vay, tính khả thi của đầu tư kinh doanh, rồi thế chấp tài sản, xét chán mới cho vay 50% nhu cầu.
Đem băn khoăn, thắc mắc này trao đổi với bạn tôi đang làm việc tại Yên Bái, bạn tôi bảo: "Mày làm báo mà ngây ngô, thật thà thế. Chị gái ông ấy làm to nhất tỉnh, ngồi trên muôn dân, ông ấy vay 20 tỷ chứ 100 tỷ cũng được, việc gì phải thế chấp tài sản. Thế chấp chị gái là xong…."
Ừ nhỉ, thế chấp chị gái. Có thế mà mình không nghĩ ra .....?
FB Trần Thị Sánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét