Chế độ nay, ta mau phá thật tan tành,
Toàn dân tộc cùng đứng lên đi...
Ngày mai cuộc đời của toàn dân khác nay
Bao nhiêu lợi quyền tất qua dân mình.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để đứng lên...
Vụ Đồng Tâm thu hút dư luận trong nước
18 tháng 4 2017 Nhiều ý kiến bày tỏ bất bình với cách chính quyền giải quyết căng thẳng giữa dân và chính quyền tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Kinh tế gia Vũ Thành Tự Anh viết trên Facebook cá nhân mô tả vụ việc này "chính quyền xa dân, gần thân hữu".
Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm 15/4
Ông Tự Anh dẫn chiếu tới một video clip đưa lên mạng cho thấy một người lãnh đạo cộng đồng là ông Lê Đình Kình đã lên tiếng để chống lại sự bất công của chính quyền địa phương, bảo vệ sinh kế và quyền cơ bản của người dân Mỹ Đức. "Một con người như vậy mà chính quyền địa phương không tìm cách đối thoại, trái lại còn đàn áp và bắt đi thì chính quyền này quả thật đã xa dân và gần các nhóm thân hữu quá mất rồi!.
"Dưới con mắt của chính quyền địa phương, người dân nơi đây - trong đó có cụ Kình - bị quy giản thành những người "thiếu hiểu biết pháp luật" và "không hợp tác", bị quy chụp "vi phạm đất quốc phòng", và bị quy kết "gây rối trật tự công cộng".
"Sự kiện Mỹ Đức - giống như Ninh Hiệp, Dương Nội, hay Văn Giang trước đây - là hệ quả của nhiều sai lầm nghiêm trọng kéo dài của chính sách đất đai - trong đó quan trọng nhất là chế độ sở hữu đất đai, quyền tài sản của người dân, và quyền thu hồi đất của chính quyền địa phương," ông Tự Anh viết.
'Đối đầu nguy hiểm'
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng bày tỏ bất bình về vụ việc này và nhận định sự kiện Đồng Tâm một lần nữa cảnh báo rằng pháp luật về đất đai đang có vấn đề.
"Có lẽ là vấn đề lớn nhất của thế chế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà toàn dân không có cách gì để thực thi quyền sở hữu của mình; đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà toàn bộ chênh lệch địa tô chỉ làm giàu cho các nhóm lợi ích nhỏ bé trong xã hội, thì đó chỉ là một sự đánh tráo khái niệm," ông Dũng viết trên Facebook.
Trên Facebook cá nhân, ông cũng kêu gọi lãnh đạo Hà Nội và cấp cao hơn nữa, hãy lắng nghe cụ Kình.
"Chỉ có Cụ mới nói được cho dân nghe. Chỉ có Cụ mới giúp giải tỏa được sự đối đầu đầy nguy hiểm và đầy định mệnh hiện nay.
Trong khi đó nhà hoạt động chống tiêu cực, cụ bà Lê Hiền Đức nói với BBC rằng không có chủ tịch hay bí thư thành ủy nào có thể xuống tận nơi để biết cái mảnh đất này ai bán ai mua.
"Họ có đọc được đơn từ của dân đâu mà biết vì đơn có đến tay họ đâu.
"Cách đây chưa đến một năm dân Đông Anh tới phòng tiếp dân Thành phố Hà Nội ở 34 Lý Thái Tổ mang nộp đơn thì thấy ở đây họ mang hai bao tải đơn từ ra bán đồng nát ở dạng giấy vụn.
"Dân bức xúc quá đuổi theo người mua đồng nát thì lấy lại được một bao tải và đã gọi điện cho tôi và tôi đã mời công an tới lập biên bản ngay tại hiện trường, trong bao tải đó vẫn còn đơn từ gửi chủ tịch, phó chủ tịch thành phố, thậm chí còn chưa bóc ra."
Tuy nhiên bà Đức mô tả là muốn làm rõ đúng sai về đất đai ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức thì cứ "gõ mấy ông cấp huyện cấp xã là ra hết vì họ ăn đất của dân".
"Vấn đề là xã đẩy lên huyện, huyện đẩy lên thành phố và thành phố thì viết vào đó là 'xin chuyển về địa phương giải quyết theo thẩm quyền'.
"Tôi vẫn thường nói dưới thường đẩy lên trên, trên thì đá xuống dưới. Họ biến dân thành quả bóng," bà Đức nói.
Tôi vẫn thường nói dưới thường đẩy lên trên, trên thì đá xuống dưới. Lê Hiền Đức
Bà Đức dẫn chiếu tới những bất cập xảy ra với hai cựu thanh tra chính phủ là Trần Văn Truyền và Huỳnh Phong Tranh.
Bà Đức nói: "Những người này khi tôi tiếp xúc họ đều nói với tôi là họ đang làm đúng qui trình.
"Vậy đến lúc họ chịu kỷ luật thì những cái sai trái đó nó là qui trình gì," bà Đức nói.
Từ Hà Nội, nhà quan sát, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói với BBC rằng ông "rất thất vọng" với cách ứng xử của chính quyền.
"Lẽ ra đây có thể là cơ hội để họ sửa chữa những sai lầm nhưng rất tiếc là đầu óc họ đã bị xơ cứng suốt nhiều chục năm qua và cách phản ứng của họ vẫn rập khuôn, máy móc giống hệt như phản ứng của thời xa xưa."
Ông Nguyễn Quang A cho rằng trước vụ việc ở xã Đồng Tâm đã từng có các vụ tương tự.
"Nó có nguyên nhân rất sâu xa và cơ bản là chính sách đất đai của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà người ta luôn lên tiếng hô hào là 'đất đai thuộc sở hữu của toàn dân'."
"Đây là mấu chốt của vấn đề, không giải quyết cái đó thì tất cả mọi thứ khác chỉ là vấn đề kỹ thuật."
Phải thay đổi hiến pháp, thay đổi luật đất đai, một vài quy định, và thực sự Đảng Cộng sản Việt Nam phải thừa nhận sai lầm của mình và phải thay đổi.Nguyễn Quang A
Ông Quang A kêu gọi: "Phải thay đổi hiến pháp, thay đổi luật đất đai, một vài quy định, và thực sự Đảng Cộng sản Việt Nam phải thừa nhận sai lầm của mình và phải thay đổi."
"Nhìn từ quan điểm của chính họ, lợi ích của họ thì đó là những chính sách rất khôn ngoan cho họ, nhưng lại là tai họa cho đất nước."
Ông nhận xét: "Có thể một số người dân cũng vi phạm pháp luật trong sự kiện vừa rồi vì người ta bức xúc quá."
"Nhưng nếu có nền tư pháp độc lập như thế thì có lẽ là 99% tội phải quy cho quan chức nhà nước."
"Luận điệu mà họ nói là người dân vi phạm pháp luật thế này thế kia, còn họ như thiên thần thì đó là luận điệu muôn thuở của họ."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39623226
diệt cộng nô trừ hại cho dân, diệt tàu nô trừ hại cho nước....
Trả lờiXóa