Tổng hợp dữ kiện Miếu Môn và các xung đột đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức
Con số và mốc thời gian xoay quanh khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức (tổng hợp từ báo Người Cao tuổi và Văn phòng Luật sư Hoàng Phát). Đến giờ, Viettel vẫn chọn cách im lặng để công an và thành uỷ HN giải quyết. Những mâu thuẫn chồng chất không được giải quyết thoả đáng là một nguyên nhân khiến 6.000 con người tại xã Đồng Tâm trở nên phẫn nộ đặc biệt là vào ngày 15/4, cụ ông Lê Đình Kình đã bị “bắt cóc" khi được mời đi chỉ lại cột mốc chỉ giới đất nông nghiệp, đất quốc phòng (cụ Kình bị công an Hà Nội khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng ngày 7/3, được biết, đó là ngày cụ không có mặt tại hiện trường). Hành động bẫy bắt đó coi như là lần bội tín cuối cùng...1. Tại Miếu Môn có một sân bay dã chiến (cùng hoạt động song song với các sân bay khác như Gia Lâm, Kép, Hòa Lạc, Yên Bái) được sử dụng trong thời chiến tranh chống Mỹ.
2. Sau chiến tranh Việt - Trung, năm 1980, chính phủ VN đã có ý định triển khai dự án biến Miếu Môn thành khu phòng thủ quân sự. Từ đề xuất này, Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết định số 113 Ttg, thu hồi: 208 ha, trong đó có 47,36 là ha đất nông nghiệp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tôi có tìm quyết dịnh này nhưng chưa thấy.
+ Tuy nhiên, dự án bất khả thi (có thể vì lý do ngân sách và quy hoạch xung đột với tuyến bay dân dụng Nội Bài, Gia Lâm), số đất bị thu hồi vì mục đích an ninh quốc phòng được trao cho Lữ Đoàn 28, thuộc D31 quân chủng phòng không, không quân quản lý. Cũng phải nói thêm, Cục hàng không từng nghiên cứu, đưa Miếu Môn và tầm ngắm dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhưng bất khả thi.
Năm 2007, Lữ đoàn 28 đã vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho UBND xã Đồng Tâm.
Ngày 30/7/2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm kí xác nhận và quản lí. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Từ đó, Nhân dân xã Đồng Tâm hi vọng, sau khi được nhận bàn giao mốc giới sẽ được nhận lại đất để tiếp tục sản xuất nông nghiệp - Báo Người Cao tuổi số 6 ngày 12/1/2016
3. Năm 2014 ông Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ký Quyết Định số 5383/QĐ- UBNDTP tăng thêm diện tích thu hồi thêm 28ha (chưa tìm thấy QĐ). Như vậy số đất quân đội được phép sử dụng đã tăng lên 236ha. Tôi chưa rõ 28ha lấy thêm có thuộc đất nông nghiệp không.
4. Ngày 27/3/2015 Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc Phòng ra Quyết Định số 551/QĐTM (chưa tìm thấy QĐ) về việc thu hồi 50,03ha đất quốc phòng hiện D31 đang quản lý, để bàn giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội thực hiện dự án. Tôi chưa rõ, 50,03ha này nằm trọn trong vùng đất nông nghiệp hay có cả một phần trong đất quốc phòng.
Thêm tin ngoài lề, vào năm 2016, tại Miếu Môn cũng có một dự án quốc phòng gây chú ý dư luận đó là khu vực trường bắn Miếu Môn (có diện tích 400ha theo Quyết định số 146/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1961) có nguy cơ bị xén một góc lớn để thành sân golf. Biểu hiện trục lợi bất động sản này là hiện tượng phổ biến tại VN và không khó để liên tưởng đến sân golf quân đội tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
5. Các xung đột đất đai tại khu vực đất quân sự do Lữ Đoàn 28 quản lý có từ năm 1974. Nhân chứng bám sát sự kiện này là ông Lê Đình Kình, người lúc đó là cán bộ hợp tác xã, chịu trách nhiệm chứng nhận cho ông Nguyễn Văn Chanh (bộ đội) mượn. Năm 1990 ông Chanh không trả lại đất cho Hợp tác xã mà bán lại cho ông Trần Ngọc Viễn. Ông Viễn làm di chúc thừa kế cho 07 người con và chuyển nhượng một loạt cá nhân khác, tất cả các văn bản chuyển nhượng và di chúc thừa kế hàng nghìn mét vuông trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012. Tất cả các giấy tờ xác nhận này đều do cán bộ xã đương nhiệm ký chứng nhận. Mấu chốt của xung đột là - Lời hứa năm 2007 trả lại đất nông nghiệp cho dân nhưng UBND lại dung túng cho một số cá nhân tư lợi.
- Tháng 5/2014 của UBND huyện Mỹ Đức phản hồi nội dung tố cáo của công dân xã Đồng Tâm rằng: diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn (đội 13, thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm) sử dụng là đất của Quốc phòng. Kết luận này dựa trên buổi làm việc ngày 21/3/2014 giữa đoàn Thanh tra với đơn vị D31- Lữ đoàn 28. Do là đất của Quốc phòng nên UBND huyện “không xác minh” nội dung khiếu kiện.
Ngày 23/10/2014, Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân có Thông báo số 916A/TB-LĐ do Lữ đoàn trưởng Trịnh Văn Chuyển kí, kết luận lô đất mà ông Viễn và ông Nguyễn Văn Toán (người cũng được đặc quyền phù phép quyền sở hữu đất diện tích tăng đột biến) nằm trong khu vực đất quốc phòng. - Ngược lại, người dân lấy căn cứ sơ đồ bàn giao mốc giới ngày 30/7/2007 của đơn vị với UBND xã Đồng Tâm thì khẳng định, mảnh đất của ông Viễn - Toán nằm trong khu vực đất nông nghiệp. Nghĩa là UBND đã xẻ đất trái pháp luật
Và hướng xử lý hiện tại từ phía chính quyền
Hiện nay, tất các các cơ quan truyền thông chính thống đều nhấn mạnh các sai phạm này trên đất quốc phòng. Ngày 18/4, truyền thông đồng loạt cho hay, những sai phạm trước đó đã bị xử lý ở cấp xã.
Chỉ đến ngày 18/4, bố cáo từ CA và thành uỷ HN ta mới biết đã có 8 đảng viên bị khai trừ, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã do lý do sức khỏe. Tại sao đến thời điểm này thông tin khởi tố mới được công khai?
Việc ban bố đã khởi tố vụ án, bị can xung quanh vi phạm đất đai tại Mỹ Đức được coi là luận cứ cho thấy, các xung đột đất đai đã được giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dường như dự án 50,03ha mà Bộ Tổng tham mưu thu hồi cho dự án của Viettel đang nằm chồng lấn vào cả 47,36ha đất nông nghiệp được hứa bàn giao trả lại cho dân.
47,36ha không thể tự nhiên biến mất trên bản đồ cột mốc. Nếu như cả Lữ đoàn 28 và UBND đều xác minh vi phạm đất đai trong khu vực đất quốc phòng thì tại sao chỉ có các cá nhân thuộc xã Đồng Tâm bị khai trừ đảng, cách chức? Những cá nhân chịu trách nhiệm quản lý đất quốc phòng tại Lữ đoàn 28 có chịu án phạt nào không? Hai bên đã hợp tác thế nào khi họ đều vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai về sử dụng đất quốc phòng.
Và với các cấp độ, phạm vị xử phạt như thành uỷ công bố thì rõ ràng, đây là các sai phạm dân sự dành cho một vụ việc xảy ra trên khu vực đất dân sự chứ không phải đất quốc phòng.
Theo bố cáo của công an HN, từ cuối tháng 2/2017, Viettel đã cắm biển “khu vực quân sự" tại Đồng Sềnh, cho máy móc thi công, nhưng dân đã ngăn cản.
Việc dự án của doanh nghiệp trên đất nông nghiệp có lẽ chính là lập luận mà cụ Lê Đình Kình, đảng viên 60 năm tuổi, nguyên Bí thư xã, nguyên trưởng công an xã đã trình bày rất mạch lạc với đại diện của Viettel ngày 9 hoặc 10/4 nhằm cùng tìm ra giải pháp.
Sự nhập nhằng giữa đất quốc phòng, đất nông nghiệp và những tồn đọng tranh chấp, chuyển nhượng trong suốt 37 năm qua tường chừng như đã được giải quyết vào năm 2007. Nhưng hoá ra không. Sau 10 năm, nó còn tiếp tục căng thẳng hơn, khi chính các cựu chiến binh, đảng viên xã Đồng Tâm cho rằng có các dấu hiệu cho thấy UBND xã, huyện bắt tay với quân đội xẻ đất cho doanh nghiệp. Sự nhập nhằng tiếp theo là dự án vừa kinh doanh vừa xây dựng công trình quốc phòng cấp A1 của Tập đoàn Viettel cũng khiến nhiều người chưa lần ra nơi giải đáp.
P.S
Theo tôi, rất cần bản đồ cột mốc phận định đất quốc phòng/nông nghiệp tại Miếu Môn năm 1988 và 2007 để cùng đối chiếu, đo đạc so với địa điểm triẻn khai dự án của Viettel nhằm hỗ trợ truyền thông cho người dân.
Không biết bạn nào có thể tìm ra được ko?
Năm 2007, Lữ đoàn 28 đã vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho UBND xã Đồng Tâm.
Ngày 30/7/2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm kí xác nhận và quản lí. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Từ đó, Nhân dân xã Đồng Tâm hi vọng, sau khi được nhận bàn giao mốc giới sẽ được nhận lại đất để tiếp tục sản xuất nông nghiệp - Báo Người Cao tuổi số 6 ngày 12/1/2016
3. Năm 2014 ông Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ký Quyết Định số 5383/QĐ- UBNDTP tăng thêm diện tích thu hồi thêm 28ha (chưa tìm thấy QĐ). Như vậy số đất quân đội được phép sử dụng đã tăng lên 236ha. Tôi chưa rõ 28ha lấy thêm có thuộc đất nông nghiệp không.
4. Ngày 27/3/2015 Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc Phòng ra Quyết Định số 551/QĐTM (chưa tìm thấy QĐ) về việc thu hồi 50,03ha đất quốc phòng hiện D31 đang quản lý, để bàn giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội thực hiện dự án. Tôi chưa rõ, 50,03ha này nằm trọn trong vùng đất nông nghiệp hay có cả một phần trong đất quốc phòng.
Thêm tin ngoài lề, vào năm 2016, tại Miếu Môn cũng có một dự án quốc phòng gây chú ý dư luận đó là khu vực trường bắn Miếu Môn (có diện tích 400ha theo Quyết định số 146/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1961) có nguy cơ bị xén một góc lớn để thành sân golf. Biểu hiện trục lợi bất động sản này là hiện tượng phổ biến tại VN và không khó để liên tưởng đến sân golf quân đội tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
5. Các xung đột đất đai tại khu vực đất quân sự do Lữ Đoàn 28 quản lý có từ năm 1974. Nhân chứng bám sát sự kiện này là ông Lê Đình Kình, người lúc đó là cán bộ hợp tác xã, chịu trách nhiệm chứng nhận cho ông Nguyễn Văn Chanh (bộ đội) mượn. Năm 1990 ông Chanh không trả lại đất cho Hợp tác xã mà bán lại cho ông Trần Ngọc Viễn. Ông Viễn làm di chúc thừa kế cho 07 người con và chuyển nhượng một loạt cá nhân khác, tất cả các văn bản chuyển nhượng và di chúc thừa kế hàng nghìn mét vuông trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012. Tất cả các giấy tờ xác nhận này đều do cán bộ xã đương nhiệm ký chứng nhận. Mấu chốt của xung đột là - Lời hứa năm 2007 trả lại đất nông nghiệp cho dân nhưng UBND lại dung túng cho một số cá nhân tư lợi.
- Tháng 5/2014 của UBND huyện Mỹ Đức phản hồi nội dung tố cáo của công dân xã Đồng Tâm rằng: diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn (đội 13, thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm) sử dụng là đất của Quốc phòng. Kết luận này dựa trên buổi làm việc ngày 21/3/2014 giữa đoàn Thanh tra với đơn vị D31- Lữ đoàn 28. Do là đất của Quốc phòng nên UBND huyện “không xác minh” nội dung khiếu kiện.
Ngày 23/10/2014, Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân có Thông báo số 916A/TB-LĐ do Lữ đoàn trưởng Trịnh Văn Chuyển kí, kết luận lô đất mà ông Viễn và ông Nguyễn Văn Toán (người cũng được đặc quyền phù phép quyền sở hữu đất diện tích tăng đột biến) nằm trong khu vực đất quốc phòng. - Ngược lại, người dân lấy căn cứ sơ đồ bàn giao mốc giới ngày 30/7/2007 của đơn vị với UBND xã Đồng Tâm thì khẳng định, mảnh đất của ông Viễn - Toán nằm trong khu vực đất nông nghiệp. Nghĩa là UBND đã xẻ đất trái pháp luật
Và hướng xử lý hiện tại từ phía chính quyền
Hiện nay, tất các các cơ quan truyền thông chính thống đều nhấn mạnh các sai phạm này trên đất quốc phòng. Ngày 18/4, truyền thông đồng loạt cho hay, những sai phạm trước đó đã bị xử lý ở cấp xã.
Chỉ đến ngày 18/4, bố cáo từ CA và thành uỷ HN ta mới biết đã có 8 đảng viên bị khai trừ, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã do lý do sức khỏe. Tại sao đến thời điểm này thông tin khởi tố mới được công khai?
Việc ban bố đã khởi tố vụ án, bị can xung quanh vi phạm đất đai tại Mỹ Đức được coi là luận cứ cho thấy, các xung đột đất đai đã được giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dường như dự án 50,03ha mà Bộ Tổng tham mưu thu hồi cho dự án của Viettel đang nằm chồng lấn vào cả 47,36ha đất nông nghiệp được hứa bàn giao trả lại cho dân.
47,36ha không thể tự nhiên biến mất trên bản đồ cột mốc. Nếu như cả Lữ đoàn 28 và UBND đều xác minh vi phạm đất đai trong khu vực đất quốc phòng thì tại sao chỉ có các cá nhân thuộc xã Đồng Tâm bị khai trừ đảng, cách chức? Những cá nhân chịu trách nhiệm quản lý đất quốc phòng tại Lữ đoàn 28 có chịu án phạt nào không? Hai bên đã hợp tác thế nào khi họ đều vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai về sử dụng đất quốc phòng.
Và với các cấp độ, phạm vị xử phạt như thành uỷ công bố thì rõ ràng, đây là các sai phạm dân sự dành cho một vụ việc xảy ra trên khu vực đất dân sự chứ không phải đất quốc phòng.
Theo bố cáo của công an HN, từ cuối tháng 2/2017, Viettel đã cắm biển “khu vực quân sự" tại Đồng Sềnh, cho máy móc thi công, nhưng dân đã ngăn cản.
Việc dự án của doanh nghiệp trên đất nông nghiệp có lẽ chính là lập luận mà cụ Lê Đình Kình, đảng viên 60 năm tuổi, nguyên Bí thư xã, nguyên trưởng công an xã đã trình bày rất mạch lạc với đại diện của Viettel ngày 9 hoặc 10/4 nhằm cùng tìm ra giải pháp.
Sự nhập nhằng giữa đất quốc phòng, đất nông nghiệp và những tồn đọng tranh chấp, chuyển nhượng trong suốt 37 năm qua tường chừng như đã được giải quyết vào năm 2007. Nhưng hoá ra không. Sau 10 năm, nó còn tiếp tục căng thẳng hơn, khi chính các cựu chiến binh, đảng viên xã Đồng Tâm cho rằng có các dấu hiệu cho thấy UBND xã, huyện bắt tay với quân đội xẻ đất cho doanh nghiệp. Sự nhập nhằng tiếp theo là dự án vừa kinh doanh vừa xây dựng công trình quốc phòng cấp A1 của Tập đoàn Viettel cũng khiến nhiều người chưa lần ra nơi giải đáp.
Đến giờ, Viettel vẫn chọn cách im lặng để công an và thành uỷ HN giải quyết. Những mâu thuẫn chồng chất không được giải quyết thoả đáng là một nguyên nhân khiến 6.000 con người tại xã Đồng Tâm trở nên phẫn nộ đặc biệt là vào ngày 15/4, cụ ông Lê Đình Kình đã bị “bắt cóc" khi được mời đi chỉ lại cột mốc chỉ giới đất nông nghiệp, đất quốc phòng (cụ Kình nằm trong danh sách 4 người bị công an Hà Nội khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng ngày 7/3, được biết, đó là ngày cụ không có mặt tại hiện trường). Hành động bẫy bắt đó coi như là lần bội tín cuối cùng. Ai còn muốn tin thêm nữa? Và còn thêm bao nhiêu những bất tín, bất mãn tràn lan trên các cánh đồng quê, nơi tiềm ẩn các khe hở, khoảng trống cho những kẻ lạm quyền sử dụng chính Luật đất đai để làm giàu bất chính.
P.S
Theo tôi, rất cần bản đồ cột mốc phận định đất quốc phòng/nông nghiệp tại Miếu Môn năm 1988 và 2007 để cùng đối chiếu, đo đạc so với địa điểm triẻn khai dự án của Viettel nhằm hỗ trợ truyền thông cho người dân.
Không biết bạn nào có thể tìm ra được ko?
https://www.facebook.com/notes/nguyen-tieu-quoc-dat/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-d%E1%BB%AF-ki%E1%BB%87n-mi%E1%BA%BFu-m%C3%B4n-v%C3%A0-c%C3%A1c-xung-%C4%91%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BA%A5t-%C4%91ai-t%E1%BA%A1i-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%A9c/10155129273406240/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét