Tăng thuế xăng 8.000 đồng/lít: Những phát ngôn vô liêm sỉ của giới quan chức lợi ích
Lần này, “quả bóng” đã được phía chính phủ khôn lanh chuyển sang tay người chịu trách nhiệm bỏ phiếu thông qua luật là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Từ công đoạn này trở đi, không phải Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương hay Phó Thủ Tướng Vương Ðình Huệ và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà cơ quan “của dân, do dân và vì dân” mới là nơi tập trung mọi tiếng chửi bới oán thán của các tầng lớp bị bần cùng hóa trong một đất nước đang rất gần với cùng tất biến.
Quan chức Phạm Đình Thi - Vụ trưởng
Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
Xung quanh kế hoạch tăng “thuế bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng lên 8.000 đồng trên mỗi lít xăng, lại vừa có thêm một phát ngôn bị nhiều dư luận xã hộ coi là vô liêm sỉ.
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo của Bộ Tài chính diễn ra chiều 10/4/2017, quan chức Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính tuyên bố “Không tăng thuế môi trường với xăng dầu sẽ thiệt hại cho quốc gia!”, và “không thể nói thuế BVMT là thu nhiều chi ít, chi không đúng mục đích”.
Có đúng như vậy không?
Trong thực tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lại là những cơ quan ban hành rất nhiều loại thuế đánh vào dân chúng và doanh nghiệp, thu thuế bất chấp dân sinh. “Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu” là một cú bổ đầu dân dã man như thế.
Còn nhớ vào năm 2015, Bộ Tài chính đã đề xuất và được Quốc hội thông qua việc tăng gấp 3 lần thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/5/2015.
Theo tính toán của giới chuyên gia phản biện, khi đó một lít xăng phải cõng 3.000 đồng/lít thay vì mức 1.000 đồng/lít, một lít dầu diesel phải nộp 1.500 đồng/lít thay vì mức 500 đồng/lít trước đó.
Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính tính toán: chỉ riêng với thuế bảo vệ môi trường đánh vào các mặt hàng này, ngân sách dự kiến sẽ thu về hơn 35.000 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 23.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng số thu thuế bảo vệ môi trường của mặt hàng xăng đã dự kiến là hơn 20.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 14.000 tỷ đồng/năm. Rất đáng chú ý, con số này gấp 2 - 2,5 lần so với tổng thu thuế bảo vệ môi trường dự toán năm 2015, tương ứng tăng khoảng 22.500 tỷ.
Còn năm 2016, tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ thực chi để “bảo vệ môi trường” chỉ chiếm 30% số thu!
Tháng Giêng năm 2016, một quan chức tài chính khác là Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn còn tuyên bố: “Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10 - 20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay”, ….đối tượng thu và phương thức thu cũng “được lòng dân hơn”!
Trong khi đó, “tội phạm” chính là giới lãnh đạo Petrolimex đã đồng ca rằng “việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu là phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”.
Mới đây, bất chấp dư luận xã hội phản ứng dữ dội và ngay cả một số bộ ngành trung ương như Bộ Ngoại Giao, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cũng phản bác đề xuất bản dự thảo sửa đổi Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường với 8.000 đồng đánh vào 1 lít xăng, vào ngày 10 Tháng Ba 2017, Bộ Tư Pháp thay mặt chính phủ ký tờ trình gửi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã đề nghị bổ sung dự án này, trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít, vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc Hội.
Đề xuất theo kiểu “cố đấm ăn xôi” trên càng cho thấy nạn cám cảnh và lao dần vào bế tắc của ngân sách quốc gia, trong đó luôn phải duy trì một khoản chi thường xuyên cho đội ngũ công chức viên chức mà trong đó có ít nhất 30% “không làm gì cả”.
Lần này, “quả bóng” đã được phía chính phủ khôn lanh chuyển sang tay người chịu trách nhiệm bỏ phiếu thông qua luật là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Từ công đoạn này trở đi, không phải Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương hay Phó Thủ Tướng Vương Ðình Huệ và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà cơ quan “của dân, do dân và vì dân” mới là nơi tập trung mọi tiếng chửi bới oán thán của các tầng lớp bị bần cùng hóa trong một đất nước đang rất gần với cùng tất biến.
Thiền Lâm
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét