Chưa đi chưa biết Đồng Tâm, đi rồi thì thấy: họ đồng tâm thật!
Sáng 20.4.2017, tôi cùng một số người bạn lên xe vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trên đường đi gần tới xã Đồng Tâm, chúng tôi không thấy dấu hiệu của việc tập trung đông công an mặc thường phục hay sắc phục “bao vây” xã này. Chúng tôi cảm nhận, sự căng thẳng ở nơi đây đã giảm đi rất nhiều lần.Tới nơi, thôn đầu tiên chúng tôi thấy là thôn Đồng Mít. Thôn này đã lập các chướng ngại vật như đổ sỏi giữa lỗi đi vào, có chỗ thì chặn luôn cả ngỏ vào, cốt để bảo vệ những người dân ở thôn bên trong - tức thôn Hoành, nơi đang giữ 20 nhân viên công vụ từ ngày 15.4.2017.
Chúng tôi tìm đường khác để tiếp cận gần hơn thôn Hoành. Khi đi ngang qua nghĩa trang liệt sỹ của xã Đồng Tâm, chúng tôi thấy một người đàn ông đội mũ, đeo khẩu trang, ngồi trên xe máy giữa trời nắng nóng 34-35 độ, ở nơi vắng vẻ, không nhà cửa - tôi đoán, đó là một nhân viên an ninh cắm chốt theo dõi xem có ai ra, vào thôn Hoành.
Đi thẳng con đường qua nghĩa trang, chúng tôi buộc phải dừng xe ở phía bên ngoài, trước những cụm chướng ngại vật bằng nhiều thân cây đặt ngang đường đi, chỉ vừa cho xe máy qua lại. Trên đó cắm hai lá cờ, với một băng rôn ở giữa: “Nhân dân xã Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước” - chữ đỏ trên nền trắng, như ý chí kiên trung, sắt son của họ một lòng hiến dâng cho tổ quốc từ thời chiến tranh.
Khi thấy chúng tôi xuống xe, đi bộ qua hàng chướng ngại vật thứ nhất, một số người đã xúm lại quanh chúng tôi, một số khác thì đi xe máy vào trong, đón thêm người ra “tăng viện”. Rồi chúng tôi đứng đó trao đổi với bà con, chứ không được đi sâu vào trong.
Khi tiếp xúc, họ có sự nghi ngại, ngờ vực đối với chúng tôi, bằng những câu hỏi phủ đầu: anh/chị là ai, đến từ đâu, vào đây làm gì, … và những ánh mắt như dò xét. Chúng tôi biết trước điều đó, nên đã chuẩn bị sẵn tinh thần, vẫn cười tươi, trả lời mọi câu hỏi và đưa luôn chứng minh thư, bằng lái xe cho họ nhìn - giống như chúng tôi đang làm thủ tục “check-in” trước khi vào những nơi được bảo vệ cẩn mật.
Qua trao đổi, chúng tôi đã nắm bắt được thêm thông tin, bổ sung thêm cho những gì chúng tôi đã biết qua lời kể của các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân. Họ nói với chúng tôi rằng:
1. Người dân xã Đồng Tâm VẪN LUÔN TIN THEO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC; TUÂN THỦ ĐÚNG PHÁP LUẬT - như câu khẩu hiệu mà chúng tôi thấy ở chỗ chướng ngại vật. Nên không có chuyện người dân nơi đây gây bạo loạn hay những việc làm sai trái. Họ khẳng định chỉ đơn thuần bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, không có mục đích chính trị gì cả.
2. Người dân xã Đồng Tâm dựng các chướng ngại vật, không cho người lạ đi vào, dò xét những người lạ như chúng tôi, bởi họ lo ngại có những kẻ xấu lẻn vào trong gây điều bất lợi cho họ. Một nguyên nhân khác khiến họ có tâm lý ngờ vực là việc họ “đã bị lừa nhiều lần”, nên họ khó tin người ngoài.
3. Họ nói rằng, người dân của họ mong đợi một sự đối thoại thẳng thắn, cầu thị từ phía chính quyền, mà cụ thể là từ cấp chính phủ và ông chủ tịch thành phố - Nguyễn Đức Chung nhằm giải quyết vấn đề. Họ chỉ yêu cầu chính quyền đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho dân và tuân thủ theo đúng pháp luật.
4. Họ thể hiện sự KHÔNG HÀI LÒNG VỚI CÁC THÔNG TIN NHIỄU LOẠN, KHÔNG CHÍNH XÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI kể từ khi sự việc nổ ra gần một tuần trước. Họ cho rằng, những thông tin đó không giúp được gì cho họ, mà lại “có hại” cho họ, bởi họ mong đợi sự đối thoại, chứ không phải sự đối đầu với chính quyền.
5. Một số công dân có mong muốn tặng quà để thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Đồng Tâm, họ xin cảm ơn, nhưng chỉ nhận tấm lòng, không nhận vật chất. Bởi có hai nguyên do: thứ nhất, người dân ở đây không thiếu thốn gì; thứ hai, họ không muốn bị phía chinh quyền đổ vấy rằng, có “thế lực thù địch” kích động, xúi giục, hỗ trợ cho bà con chống lại chính quyền - một dạng văn mẫu luôn được tuyên giáo của đảng lu loa.
6. Họ yêu cầu chúng tôi: không chụp ảnh họ, không quay video bên trong, không thu lại đoạn phát thanh “sai sự thật” mà phía chính quyền huyện đang ra rả trên loa xã. Họ chỉ muốn thông tin đưa ra bên ngoài là chính xác, đúng thực tế. Tuy nhiên, những gì trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua cho thấy một sự nhiễu loạn, thiếu thông tin, mà nếu có thông tin trên báo thì rồi cũng bị gỡ, hoặc có chỉ đạo từ tuyên giáo không cho loan tải.
7. Họ nói, người dân Đồng Tâm có thể tự mình bảo vệ được quyền lợi, mà chưa cần tới sự hỗ trợ nào khác từ phía bên ngoài. Họ tự quyết định thái độ và cách giải quyết trong vấn đề “nóng” hiện nay và đối với chính quyền.
8. Người dân xã Đồng Tâm trong những ngày qua vẫn duy trì sản xuất bình thường ngoài đồng ruộng - kể cả phần đất đang nhập nhằng giữa “quốc phòng” và “nông nghiệp”, trẻ em vẫn đến lớp, cuộc sống vẫn bình yên, trừ ngày đầu sự kiện thì có căng thẳng. Họ cũng khẳng định, đêm ngày 19.4 KHÔNG CÓ VIỆC CÔN ĐỒ TẤN CÔNG VÀO THÔN HAI LẦN.
Sau khi biết chuyện người dân vẫn đang tiếp tục sản xuất trên ruộng, chúng tôi xin phép được quay, chụp ruộng đồng, họ vui vẻ đồng ý và hướng dẫn chúng tôi đường đến đó.
Xe đi qua cổng của Trung tâm huấn luyện, trường bắn quốc gia Miếu Môn độ vài trăm mét, một ruộng ngô rộng, với những hàng cây đang lên chừng 40-50cm, xung quanh cắm nhiều cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu, băng rôn hiện ra trước mắt chúng tôi. Người dân như muốn minh định rằng, phần đất này là đất nông nghiệp của dân xã Đồng Tâm, chứ không phải đất “quốc phòng” như đang nhập nhèm.
“Đả đảo bọn tham nhũng”, “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân … ”, “Nhân dân xã Đồng Tâm không bạo loạn, mà chỉ lên bảo vệ hoa màu và đất đai”, … là những băng rôn treo nhiều.
Đi dịch lên một chút, chúng tôi thấy một cái cổng cao chừng 3 mét, dẫn vào bên trong lán nhà canh ruộng. Cái cổng treo tấm “hoàng phi”: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; đôi “câu đối” hai bên: “Đuổi giặc cướp nước ông cha luôn vâng theo lời Bác - Diệt lũ tham quan cháu con cùng học gương cụ Hồ”. Hai bên cổng có khẩu hiệu “Giặc nội xâm là khối u trong cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ”, cùng hai bảng dán kín những văn bản, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, đơn thư,… của người dân trong cuộc đấu lý.
Khi dừng xe, chúng tôi gặp một người phụ nữ hơn 50 tuổi đi xe máy, chở trứng - là người dân thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm. Bà nói như trực rơi nước mắt, khi chỉ cho chúng tôi thấy nơi mà phía chính quyền bắt giữ trái luật và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình - người có tuổi ngang ngửa tuổi bố của bà. Bà kể, gia đình bà là gia đình “ba đời cộng sản”, có hai liệt sỹ, ruộng có không nhiều. Bà ghét kẻ nào tham nhũng, cửa quyền, xâm hại lợi ích chinh đáng của dân.
Thông điệp quan trọng mà bà nói với chúng tôi rằng, người dân Đồng Tâm sẵn sàng giao lại đất cho chính quyền, nếu có quyết định đàng hoàng. Họ phản đối việc bắt người mà không có lệnh như đối với cụ Kình, cùng 4 người khác hôm 15.4; và việc cưỡng chế đất mà không có quyết định đàng hoàng, cũng như sự nhập nhèm về đất đai.
Trong khi đang nói chuyện với người phụ nữ này, chúng tôi quan sát trên đường, có một số người đi xe máy Honda Air Blade một mình, mặc thường phục, cứ nhìn vào chúng tôi. Cá biệt, có xe còn vòng đi, vòng lại 2-3 lần. Chúng tôi cẩn trọng nên đã cảm ơn sự chia sẻ và chào tạm biệt bà để lên xe ra về.
Khi về đến nhà, tôi hay tin cuộc “đối thoại” của ông Chung với dân xã Đồng Tâm đã “đổ bể”, bởi dân không chịu lên huyện, mà ông Chung không “hạ cố” xuống thôn Hoành. Âu cũng là vấn đề về niềm tin của người dân và sự cầu thị, thành tâm tháo gỡ nút thắt của người đứng đầu chính quyền thành phố.
Nguyễn Đình Hà
(FB Nguyễn Đình Hà)
2. Người dân xã Đồng Tâm dựng các chướng ngại vật, không cho người lạ đi vào, dò xét những người lạ như chúng tôi, bởi họ lo ngại có những kẻ xấu lẻn vào trong gây điều bất lợi cho họ. Một nguyên nhân khác khiến họ có tâm lý ngờ vực là việc họ “đã bị lừa nhiều lần”, nên họ khó tin người ngoài.
3. Họ nói rằng, người dân của họ mong đợi một sự đối thoại thẳng thắn, cầu thị từ phía chính quyền, mà cụ thể là từ cấp chính phủ và ông chủ tịch thành phố - Nguyễn Đức Chung nhằm giải quyết vấn đề. Họ chỉ yêu cầu chính quyền đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho dân và tuân thủ theo đúng pháp luật.
4. Họ thể hiện sự KHÔNG HÀI LÒNG VỚI CÁC THÔNG TIN NHIỄU LOẠN, KHÔNG CHÍNH XÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI kể từ khi sự việc nổ ra gần một tuần trước. Họ cho rằng, những thông tin đó không giúp được gì cho họ, mà lại “có hại” cho họ, bởi họ mong đợi sự đối thoại, chứ không phải sự đối đầu với chính quyền.
5. Một số công dân có mong muốn tặng quà để thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Đồng Tâm, họ xin cảm ơn, nhưng chỉ nhận tấm lòng, không nhận vật chất. Bởi có hai nguyên do: thứ nhất, người dân ở đây không thiếu thốn gì; thứ hai, họ không muốn bị phía chinh quyền đổ vấy rằng, có “thế lực thù địch” kích động, xúi giục, hỗ trợ cho bà con chống lại chính quyền - một dạng văn mẫu luôn được tuyên giáo của đảng lu loa.
6. Họ yêu cầu chúng tôi: không chụp ảnh họ, không quay video bên trong, không thu lại đoạn phát thanh “sai sự thật” mà phía chính quyền huyện đang ra rả trên loa xã. Họ chỉ muốn thông tin đưa ra bên ngoài là chính xác, đúng thực tế. Tuy nhiên, những gì trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua cho thấy một sự nhiễu loạn, thiếu thông tin, mà nếu có thông tin trên báo thì rồi cũng bị gỡ, hoặc có chỉ đạo từ tuyên giáo không cho loan tải.
7. Họ nói, người dân Đồng Tâm có thể tự mình bảo vệ được quyền lợi, mà chưa cần tới sự hỗ trợ nào khác từ phía bên ngoài. Họ tự quyết định thái độ và cách giải quyết trong vấn đề “nóng” hiện nay và đối với chính quyền.
8. Người dân xã Đồng Tâm trong những ngày qua vẫn duy trì sản xuất bình thường ngoài đồng ruộng - kể cả phần đất đang nhập nhằng giữa “quốc phòng” và “nông nghiệp”, trẻ em vẫn đến lớp, cuộc sống vẫn bình yên, trừ ngày đầu sự kiện thì có căng thẳng. Họ cũng khẳng định, đêm ngày 19.4 KHÔNG CÓ VIỆC CÔN ĐỒ TẤN CÔNG VÀO THÔN HAI LẦN.
Sau khi biết chuyện người dân vẫn đang tiếp tục sản xuất trên ruộng, chúng tôi xin phép được quay, chụp ruộng đồng, họ vui vẻ đồng ý và hướng dẫn chúng tôi đường đến đó.
Xe đi qua cổng của Trung tâm huấn luyện, trường bắn quốc gia Miếu Môn độ vài trăm mét, một ruộng ngô rộng, với những hàng cây đang lên chừng 40-50cm, xung quanh cắm nhiều cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu, băng rôn hiện ra trước mắt chúng tôi. Người dân như muốn minh định rằng, phần đất này là đất nông nghiệp của dân xã Đồng Tâm, chứ không phải đất “quốc phòng” như đang nhập nhèm.
“Đả đảo bọn tham nhũng”, “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân … ”, “Nhân dân xã Đồng Tâm không bạo loạn, mà chỉ lên bảo vệ hoa màu và đất đai”, … là những băng rôn treo nhiều.
Đi dịch lên một chút, chúng tôi thấy một cái cổng cao chừng 3 mét, dẫn vào bên trong lán nhà canh ruộng. Cái cổng treo tấm “hoàng phi”: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; đôi “câu đối” hai bên: “Đuổi giặc cướp nước ông cha luôn vâng theo lời Bác - Diệt lũ tham quan cháu con cùng học gương cụ Hồ”. Hai bên cổng có khẩu hiệu “Giặc nội xâm là khối u trong cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ”, cùng hai bảng dán kín những văn bản, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, đơn thư,… của người dân trong cuộc đấu lý.
Khi dừng xe, chúng tôi gặp một người phụ nữ hơn 50 tuổi đi xe máy, chở trứng - là người dân thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm. Bà nói như trực rơi nước mắt, khi chỉ cho chúng tôi thấy nơi mà phía chính quyền bắt giữ trái luật và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình - người có tuổi ngang ngửa tuổi bố của bà. Bà kể, gia đình bà là gia đình “ba đời cộng sản”, có hai liệt sỹ, ruộng có không nhiều. Bà ghét kẻ nào tham nhũng, cửa quyền, xâm hại lợi ích chinh đáng của dân.
Thông điệp quan trọng mà bà nói với chúng tôi rằng, người dân Đồng Tâm sẵn sàng giao lại đất cho chính quyền, nếu có quyết định đàng hoàng. Họ phản đối việc bắt người mà không có lệnh như đối với cụ Kình, cùng 4 người khác hôm 15.4; và việc cưỡng chế đất mà không có quyết định đàng hoàng, cũng như sự nhập nhèm về đất đai.
Trong khi đang nói chuyện với người phụ nữ này, chúng tôi quan sát trên đường, có một số người đi xe máy Honda Air Blade một mình, mặc thường phục, cứ nhìn vào chúng tôi. Cá biệt, có xe còn vòng đi, vòng lại 2-3 lần. Chúng tôi cẩn trọng nên đã cảm ơn sự chia sẻ và chào tạm biệt bà để lên xe ra về.
Khi về đến nhà, tôi hay tin cuộc “đối thoại” của ông Chung với dân xã Đồng Tâm đã “đổ bể”, bởi dân không chịu lên huyện, mà ông Chung không “hạ cố” xuống thôn Hoành. Âu cũng là vấn đề về niềm tin của người dân và sự cầu thị, thành tâm tháo gỡ nút thắt của người đứng đầu chính quyền thành phố.
Nguyễn Đình Hà
(FB Nguyễn Đình Hà)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét