Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

DÂN... BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN...

DÂN BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN...
FB Nguyen Son, 4-4-2017 - 1 năm đã trôi qua mà những “kẻ thủ ác” như Formosa và đám quan chức buông lỏng quản lý ở địa phương vẫn nhơn nhơn không bị xử lý thích đáng. Báo chí đang loan tin có thể cách chức Võ Kim Cự. Cách mấy cái chức lăng nhăng ở Hội nông dân thì làm được gì? Nhưng mà dân lưu ý phải ngoan ngoãn, đừng tụ tập đi khiếu kiện đòi quyền lợi hay đòi Formosa bồi thường kẻo lại thành “kích động, tụ tập gây rối vi phạm pháp luật” đấy. Làm dân khó thật, dân ơi!!!

Một lão ngư dân ở Kỳ Ninh, Kỳ Anh, nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa đang ở trong một buổi nhận hàng cứu trợ của một tổ chức xã hội.

. Hiếm có nước nào trên thế giới chữ “nhân dân” (people) được gắn với tên các cơ quan công quyền, các lực lượng nhiều như ở ta. Ước mơ và nguyện vọng xây dựng một nơi của dân, do dân, vì dân là hết sức tốt đẹp và chính đáng. Lý thuyết là vậy.

. Theo tin báo chí vừa đưa, từ 2018 muốn hưởng lương hưu tối đa, người lao động phải đóng thêm 5 năm BHXH.

Hiện toàn bộ số tiền chính phủ nợ quỹ BHXH, tức là tiền túi người lao động đóng, đã hơn 400 ngàn tỷ và số tiền này đã được chuyển đổi thành trái phiếu chính phủ?!

. Hãng HK quốc gia và hãng công ty con của mình là Jetstar đề xuất giá sàn cho vé máy bay nội địa do họ làm ăn thua lỗ. Trong khi đó 90% nhân dân vẫn chưa được đi máy bay do giá vé còn cao so với thu nhập và cũng trong khi hãng HK tư nhân Vietjet dù bán vé rất rẻ vài trăm ngàn vẫn tăng trưởng mạnh và có lời nhiều.

. Thảm họa môi trường miền Trung đã diễn ra tròn đúng 1 năm. Thế nhưng đời sống của dân nơi đây vẫn điêu đứng. Tiền đền bù của Formosa vẫn chưa đến được tất cả hộ dân bị thiệt hại, chưa có công bố nghiên cứu khoa học nào khẳng định biển đã sạch hoàn toàn, chưa thấy các biện pháp làm sạch biển của Formosa đưa ra. Cuộc sống của dân miền Trung suốt dọc bị ảnh hưởng của thảm họa môi trường chưa thể quay lại như cũ, vẫn khó khăn chồng chất…

1 năm đã trôi qua mà những “kẻ thủ ác” như Formosa và đám quan chức buông lỏng quản lý ở địa phương vẫn nhơn nhơn không bị xử lý thích đáng. Báo chí đang loan tin có thể cách chức Võ Kim Cự. Cách mấy cái chức lăng nhăng ở Hội nông dân thì làm được gì?

P.S: nhưng mà dân lưu ý phải ngoan ngoãn, đừng tụ tập đi khiếu kiện đòi quyền lợi hay đòi Formosa bồi thường kẻo lại thành “kích động, tụ tập gây rối vi phạm pháp luật” đấy. Làm dân khó thật, dân ơi!!!

____

FB Michael Le

DÂN BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN

4-4-2017 - Không ít người trong chúng ta vẫn cứ sợ nhân dân VN mình “dân trí chưa cao”, nên cứ hì hục lo “khai dân trí”. Điều đó cũng đúng thôi, cũng tốt lắm chứ ạ. Nhưng những gì được chứng kiến thời gian gần đây cho ta thấy rằng dân trí của dân mình không thấp chút nào.

Những ngư dân khốn khổ ở miền Trung, giờ đã rõ, họ chả cần phải có các linh mục hay các nhóm Xã Hội Dân Sự nào hướng dẫn, chỉ đạo gì cả, ngược lại, chính các linh mục, các anh chị em XHDS phải cám ơn sự bảo bọc, bảo vệ của người dân đấy chứ.

Đoàn dân ra chặn quốc lộ ở Đèo Con hôm qua rặt toàn phụ nữ, những phụ nữ miền quê hết sức bình dị bình thường, nhưng sức mạnh, sự cương quyết và sự sáng suốt của họ thật rất đáng nể! Bao nhiêu người giỏi giang ở các thành thị đã dám làm thế?

Theo dõi trên FB, tôi còn thấy biết bao người dân nhỏ bé vô danh, những nông dân, công nhân, thợ làm tóc, thợ điện tử, thợ xây dựng, chị nội trợ, em sinh viên… và ngay cả, trời ạ, các bạn tự xưng là “nhóm buê-đuê” (đồng tính luyến ái), cả các anh là dân giang hồ hay dân ăn chơi thứ thiệt… Có những bạn chỉ là học sinh còn rất, rất trẻ… Rất nhiều người đã ý thức và đã dám công khai nói lên chính kiến của mình. Nói một cách tự tin và đầy trách nhiệm.

Khi nguy cơ mất nước đã quá rõ (dân ta gì thì gì, chứ truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm thì thuộc hàng… nhất thế giới), và đặc biệt, khi nguy cơ cái chết đã đến trên từng bàn ăn gia đình, nguy cơ con em phải lớn lên trong một xã hội vô kỷ cương vô nhân tính… thì sao ta lại nghi ngờ rằng nhân dân ta chưa đủ sức đòi và chưa đủ sức giữ lấy quyền công dân, quyền phúc quyết chính đáng của mình?

Tôi muốn bật khóc khi xem các live stream, những phụ nữ Hà Tĩnh tưởng như là nhỏ bé vô danh, rất ít trình độ âm nhạc, vỗ tay theo nhịp, rần rần hát bài “Trả lại đây cho nhân dân tôi…”. Tôi muốn khóc khi thấy một bà cụ mặc áo mưa vừa hát theo vừa nhảy múa giữa đường quốc lộ nghẽn cứng vì cuộc biểu tình quyết liệt!

Chính những người dân quê này đã 3 lần đánh đuổi đoàn quân Nguyên-Mông bách chiến bách thắng. Chính những người dân hàng ngày lặng lẽ, cần cù lam lũ làm ra của cải cho xã hội, làm nên bát cơm chén mắm cho chúng ta ăn, chính những người như vậy đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc này.

Cái tội của chúng ta, đôi khi là chúng ta… cứ đòi “đại diện” cho người dân, mà quên rằng mỗi người trong chính họ đều có quyền làm chủ đất nước!

Người thực sự đấu tranh vì dân vì nước, là những người dám dấn thân đến cùng để đòi lại quyền chính đáng cho toàn dân, đặc biệt là quyền được sống trong một thể chế dân chủ, quyền bỏ phiếu bầu ra một chính quyền và quyền truất phế nếu chính quyền đó làm bậy.

Người thực sự đấu tranh vì dân vì nước là những người luôn tâm niệm rằng phải phụng sự nhân dân, phụng sự quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Không phải đòi “dẫn dắt” nhân dân. Cũng không phải thay lãnh tụ này bằng lãnh tụ khác, đảng lãnh đạo này bằng đảng lãnh đạo khác!

– – – – –

(Xin ghi thêm cái này cho dzui ạ:)

Đêm khuya bên Mỹ này, nhà cháu gắn headphone, nghe rõ mồn một các chị phụ nữ ở Đèo Con bắt bài hát “Trả lại đây…” ở cung cao quá, tới đoạn Điệp khúc không ai hát theo nổi. Một hồi, hết hơi, hết bài, tất cả làm như hết xí quách không hát nổi nữa.

Một cụ bà nào đó chắc còn “sung”, thấy “văn nghệ biểu tình” ngưng như vậy thì không chịu được. Thế là bà cụ hắng giọng cất lên một bài đúng điệu dân ca Thanh-Nghệ-Tĩnh, mới hát chưa hết câu, làm như cụ sực nhớ đó là bài… nhạc đỏ, nhạc “kách mệnh”, bà cụ đột ngột ngưng liền. Lẩm bẩm cái gì đó, rồi bà cụ lại xướng lên: “Trả lại đây, quyền chính đáng của người dân…”, he he

Đã thế, có mấy người dân đem theo dây chão dây thừng gì đó chắc của thuyền đánh cá. Thế là nổi hứng, hai chị nắm hai đầu và mấy chị khác nhào dzô chơi nhảy dây, rồi cười hí hí với nhau…

Sự lạc quan dí dỏm hết sức bình dân của “tấm áo nâu” nông dân trong suốt dòng lịch sử văn minh lúa nước này của dân Việt, thực đáng yêu vô cùng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét