“CHỌN TỰ DO HAY NÔ LỆ BẦN CÙNG?”
(NCTG) “Chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần”.
Tôi đọc được một bài thơ (dịch) hay, rất hay. “Bài ca Dân tộc” của thi sĩ Hungary Petőfi Sándor gợi lên những cảm xúc về tình yêu tổ quốc, sự bất khuất không cam tâm bị thống trị, ấn tượng hào hùng thù nước phải trả bằng máu vân vân. Đây dĩ nhiên là những cảm tình và hình ảnh cao thượng. Nhưng bỗng nhiên tôi có cảm giác khó chịu với những rung động của chính mình.
Mang dòng máu của một dân tộc “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”, tôi từ bé vẫn dễ bị cuốn hút vào những cuộc khởi nghĩa, nhân dân vùng lên… mà quên rằng thực tế không hề lãng mạn như thế. Thực tế không hào hùng được lâu. Hơn một trăm năm sau, người Hung lại vùng lên vào mùa Thu năm 1956 để rồi lại phải cam chịu sự thống trị của thế lực ngoại bang thêm vài chục năm nữa. Đâu có thể chê họ bội thề.
“Chọn Tự do hay Nô lệ bần cùng” không phải là một sự chọn lựa. Cái giá của Tự do trong thực tế không hề thấp. Người phải trả giá thường khi cũng không thật sự hiểu thế nào là Tự do, sẵn sàng đổ máu vì cảm xúc “Tổ quốc gọi tên mình”. Chọn gông cùm của kẻ cùng huyết thống hay xiềng xích của ngoại bang? Không, chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần.
Vì có quan niệm như thế nên tôi chỉ muốn thưởng thức mọi bản hùng ca như những sản phẩm văn hóa thuần túy và vẫn nghi ngờ thông điệp hiệu triệu “nhân dân lên đường” của chúng. Ngày nay tôi trân trọng những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bất thành, nhưng vẫn tự hỏi nếu thành ng thì biết đâu hậu duệ của những nhà cách mạng ngày xưa cũng không trở nên thối nát và bị thóa mạ như đang xảy ra với một phong trào kháng chiến đã thành công. Khi không có ý thức tranh đấu vì Tự do, tự do đúng nghĩa, thì chiến thắng chỉ là khởi điểm cho nền thống trị mới.
Nhân dân, tổ quốc, độc lập, chủ quyền… những khái niệm dễ bị lợi dụng, thường là điểm tựa của những đầu óc tù mù với tư duy lạc hậu khi nói về chính trị.
Người có tâm hồn, thơ vẫn hay, nhưng...
Mang dòng máu của một dân tộc “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”, tôi từ bé vẫn dễ bị cuốn hút vào những cuộc khởi nghĩa, nhân dân vùng lên… mà quên rằng thực tế không hề lãng mạn như thế. Thực tế không hào hùng được lâu. Hơn một trăm năm sau, người Hung lại vùng lên vào mùa Thu năm 1956 để rồi lại phải cam chịu sự thống trị của thế lực ngoại bang thêm vài chục năm nữa. Đâu có thể chê họ bội thề.
“Chọn Tự do hay Nô lệ bần cùng” không phải là một sự chọn lựa. Cái giá của Tự do trong thực tế không hề thấp. Người phải trả giá thường khi cũng không thật sự hiểu thế nào là Tự do, sẵn sàng đổ máu vì cảm xúc “Tổ quốc gọi tên mình”. Chọn gông cùm của kẻ cùng huyết thống hay xiềng xích của ngoại bang? Không, chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần.
Vì có quan niệm như thế nên tôi chỉ muốn thưởng thức mọi bản hùng ca như những sản phẩm văn hóa thuần túy và vẫn nghi ngờ thông điệp hiệu triệu “nhân dân lên đường” của chúng. Ngày nay tôi trân trọng những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bất thành, nhưng vẫn tự hỏi nếu thành ng thì biết đâu hậu duệ của những nhà cách mạng ngày xưa cũng không trở nên thối nát và bị thóa mạ như đang xảy ra với một phong trào kháng chiến đã thành công. Khi không có ý thức tranh đấu vì Tự do, tự do đúng nghĩa, thì chiến thắng chỉ là khởi điểm cho nền thống trị mới.
Nhân dân, tổ quốc, độc lập, chủ quyền… những khái niệm dễ bị lợi dụng, thường là điểm tựa của những đầu óc tù mù với tư duy lạc hậu khi nói về chính trị.
Người có tâm hồn, thơ vẫn hay, nhưng...
Nguyễn Chánh, từ Hoa Kỳ
http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/CHON-TU-DO-HAY-NO-LE-BAN-CUNG-5591.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét