Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Vụ Đoàn Thị Hương: VN và Indonesia ‘nên hợp tác’

Vụ Đoàn Thị Hương: Việt Nam và Indonesia ‘nên hợp tác’
Ông Chu Hồng Thanh, cựu đại diện của Việt Nam trong Hiệp hội Luật gia ASEAN (ALA) và nay là giảng viên luật ở Hà Nội, nói với VOA Việt Ngữ rằng ông nghĩ hai nước nên phối hợp với nhau. Ông nói tiếp: “Tôi được biết là đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với bên Malaysia. Theo tôi thì nên phối hợp với Indonesia nữa. Phối hợp với nhau nó sẽ mạnh hơn, đặc biệt giữa các luật sư với nhau. Các luật sư ấy có tiếng nói chung thì sức mạnh được nhân lên rất nhiều lần. Nhà nước phải sẵn sàng bảo hộ với khả năng cao nhất để bảo vệ công lý. Không phải bảo vệ cho tội ác mà vấn đề là bảo vệ công lý. Làm rõ hành vi tội ác nằm ở đâu, do ai gây ra. Các nhà nước như Malaysia, như là Indonesia hay phía Việt Nam đều phải có những tiếng nói để bảo vệ công lý”.

Cô Đoàn Thị Hương và công dân Indonesia 
Siti Aishah bị truy tố tội giết hại ông Kim Jong Nam.
Luật sư Việt Nam và Indonesia cho rằng chính quyền Hà Nội và Jakarta nên bắt tay hợp tác để bảo vệ hai nữ công dân bị cáo buộc ám sát anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn để họ “được xét xử công bằng” và “không bị xử oan”.

Ý kiến này xuất hiện hôm 3/3, hai ngày sau khi cô Đoàn Thị Hương và công dân Indonesia Siti Aishah chính thức bị truy tố tội giết hại ông Kim Jong Nam trong vụ tấn công chớp nhoáng sử dụng chất độc thần kinh VX tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2.

Hai bị cáo, công dân hai nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sẽ phải ra tòa lần hai vào ngày 13/4 tới, một luật sư bào chữa của cô Hương cho biết.


Đoàn Thị Hương ra tòa và bị truy tố tội giết ông Kim Jong Nam hôm 1/3.

Trong khi đó, ông Chu Hồng Thanh, cựu đại diện của Việt Nam trong Hiệp hội Luật gia ASEAN (ALA) và nay là giảng viên luật ở Hà Nội, nói với VOA Việt Ngữ rằng ông nghĩ hai nước nên phối hợp với nhau.

Ông nói tiếp: “Tôi được biết là đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với bên Malaysia. Theo tôi thì nên phối hợp với Indonesia nữa. Phối hợp với nhau nó sẽ mạnh hơn, đặc biệt giữa các luật sư với nhau. Các luật sư ấy có tiếng nói chung thì sức mạnh được nhân lên rất nhiều lần. Nhà nước phải sẵn sàng bảo hộ với khả năng cao nhất để bảo vệ công lý. Không phải bảo vệ cho tội ác mà vấn đề là bảo vệ công lý. Làm rõ hành vi tội ác nằm ở đâu, do ai gây ra. Các nhà nước như Malaysia, như là Indonesia hay phía Việt Nam đều phải có những tiếng nói để bảo vệ công lý”.

“Cần phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng luật để bảo đảm không bị xử oan hoặc xử không đúng người, không đúng tội”, ông Thanh nói thêm.

Báo chí Malaysia trước đó dẫn lời cô Hương và Aishah khai với các nhà điều tra rằng hai cô tưởng tham gia một trò chơi vô hại cho một chương trình truyền hình, khi hạ độc người anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un.


Cô Aishah, bị cáo người Indonesia.

Một thông cáo đăng trên trang Facebook của chính phủ Việt Nam hôm 2/3 cho biết rằng cơ qua đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Malaysia “đang tiếp tục triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong phạm vi thẩm quyền để bảo đảm tiến trình tố tụng diễn ra công bằng, khách quan, không phân biệt đối xử, cũng như đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam, trong đó có việc hỗ trợ tìm luật sư phù hợp với quy định pháp luật của nước sở tại”.

Tuyên bố này dường như đáp lại những chỉ trích của nhiều “cư dân mạng” về chuyện nữ nghi phạm người Indonesia có nhiều đại diện pháp lý hơn công dân Việt Nam trong lần xuất hiện nghe công tố viên Malaysia đọc bản luận tội ở tòa hôm 1/3, mà chính phủ trong nước nói “đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có mặt để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho công dân Đoàn Thị Hương”. Trước đó, trả lời VOA Việt Ngữ sau phiên tòa, ông Selvam Shanmugam, luật sư bào chữa người Malaysia cho nữ nghi can người Việt, cho biết rằng cô nói ‘tôi vô tội'.

Tháng trước, quan chức Việt Nam và Indonesia đã có cuộc gặp “tay ba” với Ngoại trưởng Malaysia bên lề một hội nghị của ASEAN để yêu cầu được tiếp xúc lãnh sự với hai nữ nghi can sau nhiều ngày họ bị bắt và tống giam.

Cùng quan điểm với ông Chu Hồng Thanh, luật sư Swandy Halim, đại diện phía Indonesia trong Hội Luật gia ASEAN, cũng cho rằng chính phủ Việt Nam và Indonesia “nên phối hợp với nhau để bảo vệ công dân hai nước trong vụ án” cũng như giúp “đảm bảo sự công bằng trong quá trình xét xử”.

Luật sư này cho biết rằng chính phủ Indonesia đã “tích cực tham gia hỗ trợ công dân” như “trợ giúp về mặt ngoại giao hay chỉ định luật sư ở địa phương tham gia quá trình tố tụng”.

Ông Halim cho biết tiếp về khả năng ALA có thể hỗ trợ cho gia đình cô Hương: “Nếu liên quan tới công dân của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, Hội Luật gia ASEAN có thể hỗ trợ như giúp tìm kiếm luật sư bào chữa ở địa phương tại Malaysia cũng như trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Họ có thể giúp mà không tính phí”.

“Chính phủ nên đứng ở tuyến đầu, không chỉ hỗ trợ về vấn đề lãnh sự mà còn tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý từ bên ngoài”, ông Halim nói thêm. “Vụ việc giờ đã được đưa ra tòa ở Malaysia nên cần phải có luật sư địa phương đứng ra bảo vệ công dân của chúng ta”.

Hiện trên mạng xã hội xuất hiện một số lời kêu gọi giúp đỡ gia đình cô Hương sau khi cha cô nói với báo giới rằng ông “không có tiền” đi Malaysia thăm con cũng như để trả phí thuê luật sư.

Một bạn đọc tên Jenny Trần bình luận trên trang Facebook của VOA tiếng Việt: “Chẳng ai biết thực hư chuyện này ra sao. Nếu không giết người, bị vu oan, mọi người còn thương cảm. Nếu thật sự là kẻ sát nhân thì phải chịu hình phạt bên nước người ta thôi. Tội phạm thì chẳng ai thương xót đâu. Ở nước ngoài pháp luật nghiêm lắm, không khoan hồng như ở Việt Nam đâu”.

Viễn Đông
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét