Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Cậu bé Mỹ chẩn đoán bệnh ung thư chính xác

Cậu bé Mỹ tìm ra phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư chính xác
Một trong những động lực giúp cậu bé người Mỹ tìm ra phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư chính xác kể từ sau cái chết của một người quen thân thiết và chi phí xét nghiệm ung thư hiện tại khá cao nhưng không chính xác.Trong quá trình nghiên cứu,cậu bé đã bị 199 giáo sư từ chối giúp đỡ. Cuối cùng chỉ có một giáo sư nhận lời giúp đỡ cậu.

Khi mới có 13 tuổi, cậu bé Jack Andraka đến từ Maryland (Mỹ) đã bị ám ảnh bởi cái chết vì ung thư tụy của một người thân thiết mà cậu coi như là cậu ruột. Sau đó Andraka đã tìm hiểu thêm về căn bệnh ung thư này và bị sửng sốt bởi có đến trên 85 phần trăm bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán muộn vào lúc người đó chỉ còn có ít hơn 2 phần trăm cơ hội sống sót. Các liệu pháp chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này thường là “đồ cổ”, tồn tại khoảng 60 năm rồi.

Andraka nhận thấy các xét nghiệm hiện tại cực kỳ đắt đỏ, mỗi lần thử nghiệm tốn hết 800 đô la và không có độ chính xác cao, bỏ sót 30% bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Biết được điều này, cậu ước ao tìm ra một phương pháp tốt hơn, dạng như một bộ cảm biến cho ung thư tuyến tụy. Bộ cảm biến phải rẻ, nhanh, nhạy, đơn giản và có chọn lọc để hạn chế tối đa những gì liên quan đến việc phẫu thuật cắt bỏ/ xâm phạm vào cơ thể.

“Đánh vật” với Google và Wiipedia, Andraka đã sàng lọc, mày mò nghiên cứu 8000 protein liên quan đến ung thư tụy. Vào lần thử thứ 4000, khi mà cậu đã gần mất đi sự tỉnh táo vì đã quá mệt mỏi, Andraka đã tìm thấy một protein tên là mesothelin và có vai trò như một chất chỉ thị sinh học cho căn bệnh ung thư. Và điều quan trọng là nó được tìm thấy trong những giai đoạn sớm nhất của căn bệnh, bệnh nhân sẽ có gần như 100 phần trăm cơ hội sống sót.

Để có thể nghiên cứu bài bản hơn, cậu đã gửi thư xin trợ giúp đến 200 giáo sư khác nhau ở Đại học Johns Hopkins và Viện Y tế Quốc gia, về cơ bản là bất kỳ ai liên quan đến ung thư tuyến tụy. Sau đó cậu ngồi mong chờ những câu trả lời đầy khuyến khích, dạng như: “Bạn là thiên tài!” “Bạn sẽ cứu tất cả chúng ta!“…

Tuy nhiên kết cục là 199 câu trả lời là từ chối, chỉ có duy nhất 1 vị giáo đã đồng ý giúp đỡ Andraka sau khi cậu vượt qua vòng “khảo” với khoảng hơn 20 tiến sĩ cùng đủ các loại câu hỏi khiến cậu hoa mắt chóng mặt…

Sau rất nhiều nỗ lực, một bộ cảm biến chẩn đoán nhanh ung thư đã được tìm ra:
Nhanh hơn 168 lần

Ít tốn kém hơn 26,000 lần

Nhạy hơn phương pháp cũ 400 lần

Jack đã tìm ra phương pháp này nhờ sử dụng Google và Wikipedia làm công cụ chính để nghiên cứu.

Chi phí cho thử nghiệm chỉ 3 cent tức chưa đến 1000 vnđ.

Điều tuyệt vời là phương pháp này có độ chính xác 100% ở giai đoạn đầu, giúp tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân mắc ung thư tụy thay vì chỉ 5.5% như trước đây. Ngoài ra, phương pháp này còn mở ra một hướng nghiên cứu mới trong phát hiện và điều trị những loại bệnh ung thư khác.

Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison có câu nói nổi tiếng: ‘Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và chín mươi chín phần trăm mồ hôi’, và câu chuyện về sáng kiến của Jack Andraka là một minh chứng cho điều này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét