Chúng ta đang ở đâu so với các nước trong khu vực và thế giới?
fb Hoàng Anh Tuấn - Ở cả 3 đặc trưng quan trọng đánh giá sự phát triển và thịnh vượng quốc gia trong khối ASEAN VN đều xếp sau Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia và dưới mức trung bình của thế giới. Con đường đưa nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình cũng như trở thành một quốc gia dân chủ, có cuộc sống chất lượng cao là một con đường dài lâu và đầy thách thức.1. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong nước trong một năm được chia đều cho số dân của đất nước) có thể xem là thước đo sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2019, các quốc gia được phân chia thành bốn nhóm: (1) Nước thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người từ 1035 USD/năm trở xuống; (2) Nước có thu nhập trung bình thấp từ 1036 USD/năm - 4.045 USD/năm; (3) Nước có thu nhập trung bình cao từ 4.046 USD/năm - 12.535USD/năm; (4) Nước có thu nhập cao từ 12.5366 USD/năm trở lên.
Theo cách phân loại này, thế giới có 23 quốc gia thu nhập thấp, 49 quốc gia thu nhập trung bình thấp, 57 quốc gia thu nhập trung bình cao và 60 quốc gia thu nhập cao. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp (2.715 USD/năm) xếp hạng 135/189 quốc gia trên thế giới.
Dưới đây là GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN 2019 (đơn vị: USD/người/năm) và phân loại theo WB:
1. Singapore (65.233), hạng 9/189 thế giới (thu nhập cao)
2. Brunei (31.087), hạng 32/189 (cao)
3. Malaysia (11.415), hạng 64/189 (trung bình cao)
4. Thái Lan (7.808), hạng 82/189 ( tb cao)
5. Indonesia (4.136), hạng 116/189 (tb cao)
2. Brunei (31.087), hạng 32/189 (cao)
3. Malaysia (11.415), hạng 64/189 (trung bình cao)
4. Thái Lan (7.808), hạng 82/189 ( tb cao)
5. Indonesia (4.136), hạng 116/189 (tb cao)
6. Philippines (3.485), hạng 126/189 (trung bình thấp)
7. Việt Nam (2.715), hạng 135/189 (tb thấp)
8. Lào (2.535), hạng 137/189 (tb thấp)
9. Campuchia (1.643), hạng 152/189 (tb thấp)
10. Myanma (1.408), hạng 156/189 (tb thấp)
11. Timor Leste (1.294) hạng 159/189 (tb thấp)
Thế giới: 11.436
2. Tạp chí The Economist ở Anh đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ (DI) do bộ phận Economist Intelligence Unit Index of Democracy tiến hành dựa trên năm phân loại chung là: 1)Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do; 2) Các quyền tự do của công dân; 3) Sự hoạt động của chính quyền; 4) Việc tham gia chính trị; và 5) Văn hóa chính trị. Trung bình cộng của các chỉ số từng loại đó được làm tròn hai chữ số cho ta kết quả chỉ số dân chủ cho từng quốc gia. Na Uy có tổng điểm số cao nhất là 9,93 trên thang số 10, ngược lại, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cuối bảng với số điểm 1,08.
Dựa trên chỉ số này các quốc gia được phân thành 4 loại như sau: 1) Dân chủ đầy đủ— có điểm từ 8,01 – 10; 2) Dân chủ khiếm khuyết — từ 6,01 – 8; 3) Thể chế hỗn hợp— từ 4,01 – 6; và 5) Chính thể chuyên chế— dưới 4.
Theo cách phân loại này, thế giới có 22 quốc gia dân chủ đầy đủ, 54 quốc gia dân chủ khiếm khuyết, 37 quốc gia thể chế hỗn hợp và 54 quốc gia thể chế chuyên chế (một số quốc gia không có mặt trong bảng này). Việt Nam với 3.08 điểm xếp hạng 136/167 thế giới và thuộc nhóm các quốc gia thể chế chuyên chế. Dưới đây là chỉ số dân chủ của 9 nước ASEAN năm 2019 và phân loại
1. Timor Leste (7.19), hạng 41/167: dân chủ khiếm khuyết (dckk)
2. Malaysia (7.16), hạng 43/167: dckk
3. Philippines (6.64), hạng 54/167: dckk
4. Indonesia (6.48), hạng 64/167: dckk
5. Thái Lan (6.32), hạng 68/167: dckk
6. Singapore (6.02), hạng 75/167: dckk
7. Campuchia (3.53), hạng 124/167: chính thể chuyên chế (ctcc)
8. Việt Nam (3.08), hạng 136/167: ctcc
9. Lào (2.14), hạng 155/167: ctcc
3. Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống.
Các quốc gia được xếp vào bốn nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI: rất cao, cao, trung bình và thấp. Theo cách phân loại này, năm 2019 thế giới có 62 quốc gia có chỉ số HDI rất cao, 54 quốc gia có chỉ số HDI cao, 37 : trung bình và 36: thấp. Việt Nam với 0.693 điểm (thang điểm 1) xếp hạng 118/189 thế giới thuộc nhóm các quốc gia có chỉ số HDI trung bình. Dưới đây là chỉ số HDI của các nước ASEAN năm 2019 và phân loại:
1. Singapore (0.935), hạng 9/189 thế giới (rất cao)
2. Brunei (0.845), hạng 43/189 (rất cao)
3. Malaysia (0.804), hạng 61/189 (rất cao)
4. Thái Lan (0.765), hạng 77/189 (cao)
5. Philippines (0.712), hạng 106/189 (cao)
6. Indonesia (0.707), hạng 111/189 (cao)
7. Việt Nam (0.693), hạng 118/189 (trung bình)
8. Timor Leste (0.626) hạng 131/189 (tb)
9. Lào (0.604), hạng 140/189 (tb)
10. Myanma (0.584), hạng 145/189 (tb)
11. Campuchia (0.581), hạng 146/189 (tb)
8. Timor Leste (0.626) hạng 131/189 (tb)
9. Lào (0.604), hạng 140/189 (tb)
10. Myanma (0.584), hạng 145/189 (tb)
11. Campuchia (0.581), hạng 146/189 (tb)
Thế giới: 0.731
4. Như vậy, ở cả 3 đặc trưng quan trọng đánh giá sự phát triển và thịnh vượng quốc gia trong khối ASEAN VN đều xếp sau Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia và dưới mức trung bình của thế giới. Con đường đưa nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình cũng như trở thành một quốc gia dân chủ, có cuộc sống chất lượng cao là một con đường dài lâu và đầy thách thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét