Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Tại sao VN ko bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?
Thứ Bảy, 11 Tháng Tám 2018 - Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tiếng ta còn thì nước ta còn! Dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Có những người Hán đã nhận ra bản lĩnh trí tuệ ấy của người Việt.

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Dân TQ sang VN làm du lịch cực tinh vi luôn

Dân TQ sang VN làm du lịch cực tinh vi luôn 
Nếu bạn đi du lịch tại Việt Nam, bạn sẽ khó chịu khi nhan nhản người Trung Quốc. Họ nói năng như cái loa, ăn uống, đi lại xô bồ. Lại nữa người Trung Quốc hoạt động du lịch trái phép rất tinh vi. “Tour giá rẻ hình thành 2 lý do, người Trung Quốc ham giá rẻ và thị trường Trung Quốc quá rộng lớn nên các đơn vị lữ hành buộc giảm giá, thậm chí chấp nhận lỗ để đưa khách sang du lịch. Đó là thông tin tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp du lịch do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng 11.8.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
 Đặng Việt Dũng chủ trì buổi gặp mặt.
Báo cáo tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, thành phố Đà Nẵng đón hơn 4 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó, khách quốc tế ước đạt khoảng 1,6 triệu lượt. Tổng thu du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2017.

Thủ tướng: Đại học Cần Thơ sẽ vào tốp đầu thế giới (!)

Thật không biết nói sao với nhân vật đầu không nằm thẳng trên cổ này.
Thủ tướng kỳ vọng Đại học Cần Thơ vào tốp đầu thế giới
PLO - 10/08/18 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng trong tương lai Đại học (ĐH) Cần Thơ sẽ vào tốp đầu thế giới. Ngày 10-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ (TP Cần Thơ).

Ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết hiện trường có 98 chuyên ngành đào tạo đại học với 44.000 sinh viên. Trường đã phát triển 45 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với quy mô 2.558 học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, khoa học tự nhiên, môi trường...

Nhân quyền kiểu Mỹ: Một Nửa Sự Thật

Một Nửa Sự Thật
Ở trường học chúng ta được dạy rằng: "Tháng 8 năm 1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki - Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ", chấm hết. Sách giáo khoa đã nói đúng sự thật, nhưng không đề cập đến một sự thật trước và sau khi Mỹ ném bom xuống Nhật.
Một nửa sự thật chưa phải là sự thật. Đây là phần sự thật mà chúng ta không được dạy. Một thời gian ngắn trước khi ném hai quả bom nguyên tử kia, Mỹ đã rãi hơn 5 triệu truyền đơn xuống 33 thành phố của Nhật, trong đó có Nagasaki và Hiroshima. Nội dung như sau:

Công an hư, chế độ hỏng

Công an hư, chế độ hỏng
Bá Tân 10-8-2018 - Ở các nước phát triển, lối sống văn minh của quan chức là trọng danh dự hơn cả chức tước, sẵn sàng từ chức nếu ngành hoặc thuộc cấp có sai phạm nghiêm trọng. Cả một “rổ” tướng công an vừa bị lôi từ bùn đen phơi bày ra ánh sáng, nếu xảy ra ở các nước văn minh, người đứng đầu lực lượng ấy, thậm chí kể cả thủ tướng chính phủ sẽ đứng ra từ chức.Từ trái sang: Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Bùi Văn Thành và Thượng tướng Trần Việt Tân, đã bị kỷ luật. Ảnh: Internet
Ra khỏi ngõ, gặp công an. Nhìn đâu cũng thấy công an. Mọi sự kiện, hiếu cũng như hỷ, tràn ngập công an. Tổng biên chế lực lượng công an, nếu có thua chỉ đứng sau quân đội. Hoạt động của công an “phủ sóng” trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn. Từ việc đại sự quốc gia cho đến những chuyện nhỏ nhoi cấp xóm luôn “được” công an nhòm ngó, thậm chí sẵn sàng ra tay can dự kể cả những việc ngoài ý muốn của người dân.

Tự ị vào mặt mình

Tự ị vào mặt mình
Luôn tự khoe kiên định,
Vĩ đại và quang vinh,
Làm thế thì chẳng khác
Tự ị vào mặt mình.
Đã một lòng theo đảng,
Thờ Mác – Lê, tức là
Căm ghét bọn tư bản
Giãy chết và xấu xa,
Image result for Tự ị vào mặt mình
Thì những người cộng sản
Dứt khoát phải nêu gương
Lòng kiên trung với đảng
Cho “phản động”, dân thường.

MỘT LẦN ĐẾN VÂN ĐỒN

MỘT LẦN ĐẾN VÂN ĐỒN
Nghia Xuan Nguyen - Vân Đồn là một quần đảo phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Vân Đồn gồm 12 đơn vị hành chính, với khoảng 43.000 dân.  Đảo lớn nhất trong quần đảo Vân Đồn là Cái Bầu, rộng 17.212 ha, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. 

Nghe gọi là quần đảo, tưởng xa xôi lắm, nhưng thực tế từ đất liền, (tại thị trấn Cửa Ông Quảng Ninh ) ra hòn đảo gần nhất là Cái Bầu chỉ vài nghìn mét. Từ nay có thể sang đảo Cái Bầu bằng đường bộ qua 3 cây cầu Vân Đồn I, Vân Đồn 2 và Vân Đồn 3, chiều dài của mỗi cây cầu cũng chỉ hơn trăm mét. Chúng nối đất liền và 3 hòn đảo gần nhau liên tiếp và cũng gần đất liền nhất. Giao thông giữa các đảo còn lại ở phía ngoài vẫn tạm bằng thuyền...

Gỡ biển tiếng Trung sau khi công chúng lên tiếng

Việt Nam gỡ biển tiếng Trung Quốc sau khi công chúng lên tiếng
Các biển báo có tiếng Trung Quốc ở một nhà ga trên tuyến đường sắt nội đô đầu tiên của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã bị gỡ bỏ sau những phản ánh của người dân, theo truyền thông trong nước. Một bức ảnh được lưu truyền trên mạng trong những ngày qua cho thấy một biển báo tên nhà ga Phùng Khoang trên nền màu xanh với dòng chữ Trung Quốc ở phía trên tiếng Việt và có kích cỡ lớn hơn. Nhà ga này nằm trong tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13km đi qua ba quận nội thành của thủ đô Việt Nam. Việc đội vốn của dự án cũng làm người dân trong nước phẫn nộ khi lúc đầu nhà thầu Trung Quốc tính toán chi phí thực hiện là 553 triệu USD nhưng sau đó đội lên 868 triệu USD, trong đó có 670 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc, theo Economic Times.

Bức ảnh chụp tên nhà ga có chữ Trung Quốc phía trên tiếng Việt được lan truyền trên mạng. Ban quản lý đường sắt Bộ GTVT nói đã yêu cầu nhà thầu Trung Quốc dỡ bỏ các biển hiệu này.

Khủng hoảng Slovakia - Việt Nam đang ập đến!

Khủng hoảng Slovakia - Việt Nam đang ập đến!
Khủng hoảng Slovakia - Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức - Việt một bậc. Tương lai của những tháng tiếp tới trong quan hệ Slovakia - Việt Nam là cực kỳ khó đoán định. Sẽ không loại trừ khả năng do phải chịu áp lực từ dư luận đủ lớn tại Slovakia, từ Chính phủ Đức và từ giới báo chí quốc tế, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây. Chưa bao giờ ‘uy tín Việt Nam luôn nâng cao trên trường quốc tế’ lại được trối trăng quá nhiều cảm xúc như hiện thời. Việt Nam, Việt Nam và Việt Nam - cả thế giới chỉ còn biết có cái tên đó!

Đại sứ Dương Trọng Minh và
Quốc vụ khanh Slovakia, Lukas Parizek.
‘Tưởng niệm’ tròn một năm sau vụ Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng Tám năm 2017 và chính thức mở màn cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt, thời điểm đầu tháng Tám năm 2018 đang chứng kiến cơn khủng hoảng Slovakia - Việt Nam ập đến rất gần!

Ai sẽ học ngành ‘thạc sĩ chống tham nhũng’?

Ai sẽ học ngành ‘thạc sĩ chống tham nhũng’?
Đâu phải tự nhiên mà ông Nguyễn Hoàng Giáp khẳng định chắc nịch, phòng tham nhũng thế nào, chống tệ nạn này ra sao là công việc do các cán bộ của Đảng CSVN đảm nhận, quyết định. Còn khuya mới có chỗ cho các Thạc sĩ “Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” tương lai thi thố sở học. Triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tất nhiên sẽ chỉ là một số không tròn trĩnh. Ngay cả khi học phí chỉ 20 ngàn (chứ không phải 20 triệu) chắc cũng chẳng có bao nhiêu thường dân mặn mà vì ít nhất cũng phải dùi mài kinh sử vài năm song cầm chắc là chẳng đến đâu. Nói theo kiểu bình dân, đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội là một kế hoạch giàu trí tưởng… bở. Thường dân giờ đã rất khôn, số người giàu trí tưởng… bở hiện rất hiếm, không dễ thành công đâu.

ĐHQG HN công bố chương trình thạc sĩ chống 
tham nhũng đầu tiên của Việt Nam hôm 2/8/2018
Kế hoạch đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khuấy động dư luận suốt từ cuối tuần trước đến cuối tuần này. Cho dù bà Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, hết lời biện bạch rằng kế hoạch ấy nhằm “đào tạo chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu về lĩnh vực này ở Việt Nam như: Cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ sở học thuật, cơ quan truyền thông...” và chi phí đào tạo chỉ chừng 20 triệu đồng/cá nhân (1) nhưng nhìn chung, công chúng không đồng tình.

Đã có Vượng thì cũng có thể có những người khác

Đã có Vượng thì cũng có thể có những người khác


Cuối cùng, chúng tôi cũng gặp nhau vào một buổi chiều Hà Nội mát dịu, chỉ vài ngày trước khi Vingroup bước vào tuổi 25 (8/8/1993 – 8/8/2018). Câu chuyện về tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Vingroup được bắt đầu sau khi ông Trần Đình Thiên đưa cho tôi cuốn sách nổi tiếng "30 năm sóng gió" của tác giả Trung Quốc Ngô Hiểu Ba. "Sau 30 năm, vượt lên nhiều bi kịch của cơ chế, giới doanh nhân Trung Quốc đã có những bước đại nhảy vọt chưa từng thấy. Người Việt có thể nhìn vào những bài học quá khứ, hiện tại của họ để rút ra những kinh nghiệm kiến thiết tương lai…"

Vụ Ba Huân: nhìn lại sự "đắng ngắt" của BV Hoàn Mỹ

VinaCapital: Từ vụ Ba Huân, nhìn lại sự "đắng ngắt" của ông chủ BV Hoàn Mỹ
07/08/2018 Ngân Giang - Câu chuyên Ba Huân phải cầu cứu lãnh đạo Chính phủ để được "thoát" ra khỏi VinaCaptital cho thấy có những mối quan hệ với quỹ đầu tư nước ngoài bắt đầu tưởng chừng rất đẹp song kết thúc lại nhuốm màu cay đắng. Thành lập vào năm 2003, VinaCapital là một trong những quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với tổng số vốn đã rót vào các doanh nghiệp Việt Nam lên đến 1,8 tỷ USD thông qua hai quỹ chủ yếu là VOF và VNL.

Trước những đòi hỏi vô lý của VinaCapital, 
Công ty Ba Huân đã đòi chấm dứt hợp tác.
Câu chuyện của Ba Huân và cái kết không ngờ
Ngày 6/8/2018, Công ty cổ phần Ba Huân (một doanh nghiệp chuyên sản xuất trứng gà sạch và gà thịt) cho biết, Công ty vừa có công văn gửi đến Văn phòng Chính phủ đề nghị được hỗ trợ trong việc chấm dứt hợp tác với quỹ đầu tư VinaCapital sau chưa đầy nửa năm “góp gạo thổi cơm chung”.

Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở VN ra sao?

Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Việt Nam ra sao?
Kính Hòa RFA 2018-08-08 - Bên cạnh việc phô trương sức mạnh quân sự tại các vùng tranh chấp lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển, trong thời gian gần đây Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng một cách tiếp cận mới trong những quan hệ quốc tế của mình. Đó là thúc đẩy sự hợp tác văn hóa, kinh tế, nghiên cứu khoa học,… với nhiều nước trên thế giới. Một trong những sự thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á là sáng kiến Hợp tác Lan Thương Mekong.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh (phải) tiếp ông Dương Khiết Trì, nhân vật cao cấp nhất của ngoại giao Trung Quốc, tháng 6/2014 tại Hà Nội, sau căng thẳng giàn khoan Trung Quốc, 5/2014.

Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?

Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?
Quốc Phương 9 tháng 8 2018 - Chủ nghĩa xã hội dân tộc, điều mà Trung Quốc đề cao hiện nay, chưa bao giờ có trong lý luận và được thừa nhận trong lịch sử của chính phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thực tế chính trị, tất cả những hiện tượng lý luận mang màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, thì đều nhất loạt 'bị phê bình, bị tẩy chay', Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo Tư tại thủ đô Warsaw của Ba Lan mùa Hè này.
Tư tưởng của lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc và Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Cộng sản nước này.

Bẽ mặt vì vợ

Bẽ mặt vì vợ
11/08/2018 - Tôi chưa từng nhìn thấy anh ta ủ rũ thế này, từ dáng ngồi toát lên sự tuyệt vọng và bất lực, mất hết hoàn toàn hy vọng về tương lai phía trước. Tôi định khuyên anh ta, nhưng anh ta kiên quyết xua tay, lắc đầu chán nản từ chối khéo ý tốt của tôi.
Minh họa: Lê Tiến Vượng
Anh ta nói:
- Cậu đừng có không hiểu tình hình mà chỉ nói miệng vậy. Việc này nếu như đổi cho cậu, cậu có thể không cảm thấy buồn lắm sao? Tôi nói với cậu, ai khuyên tôi cũng đều không ích gì cả, nói gì thì cũng đều là gió thoảng qua, tôi nghe đều thấy chói tai, không thoải mái, cậu có hiểu không? Cuộc đời tôi bế tắc thật rồi, cơ hội cuối cùng đã vuột mất khỏi tầm tay thật rồi.

Hai bộ vô văn hóa nhất đẩy mạnh hợp tác

Trên Blog này, thỉnh thoảng tôi vẫn bình luận Bộ Công an và Bộ Ngoại giao là hai bộ có cán bộ công chức vô văn hóa nhất. Một bộ thì vô văn hóa công khai, trắng trợn thách thức dân chúng và dư luận vì "quyền lực trong tay tao, tao sợ gì chúng mày mà không dám vô văn hóa". Một bộ thì ngầm ẩn dưới những bộ complet siêu hạng và áo dài cao cấp, cũng vì "quyền lực trong tay tao", hơn nữa "lúc nào tao cũng đi bên cạnh lãnh đạo tối cao", có ô bảo kê của lãnh đạo tối cao, nên "tao sợ gì chúng mày mà không dám vô văn hóa". Khi bộ đôi vô văn hóa hợp tác, sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ điển hình về hiệu quả hợp tác rất cao và rất thành công của chúng. Tuy nhiên, thành công của kẻ này thì lại là thảm họa của kẻ khác. Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam đã chịu nhiều cay đắng vì thành công của bộ đôi này, vụ Trịnh Xuân Thanh cũng là một ví dụ điển hình gần đây, có thể kể thêm về hợp tác Việt Trung trong hơn nửa thế kỷ qua.
Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Công an và Bộ Ngoại giao
18:21 09/08/2018 - Chiều 9-8, tại Hà Nội, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi gặp mặt các Đại sứ, Tổng Lãnh sự vừa được Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2018 - 2021. Dự buổi gặp mặt còn có: đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và đại diện lãnh đạo các Cục… Bộ Công an - Bộ Ngoại giao: Phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi tiếp.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm nhiệt liệt chúc mừng các đồng chí đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao trọng trách làm đại diện cho Việt Nam tại nước ngoài trong nhiệm kỳ 2018 – 2021; chúc các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trọng trách lớn lao trong nhiệm kỳ được phân công.

Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ

Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ
10 tháng 8 2018 - Chuyên gia kinh tế chỉ ra một số rủi ro Việt Nam có thể đối mặt nếu phụ thuộc quá mức vào đối tác thương mại lớn nhất của ĐNA hiện nay - Trung Quốc. Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay. Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi. Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Quốc vụ Viện TQ Lý Khắc Cường năm 2015 trước thềm Triển lãm Thương mại ASEAN - TQ tại Quảng Tây

Huỳnh Thục Vy: Tôi mong người dân bớt sợ Đảng

Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố
10 tháng 8 2018 - Trả lời BBC lý do xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bà Vy nói: "Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam." "Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng." "Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không."
Bà Huỳnh Thục Vy và con gái
Chính quyền Việt Nam ra quyết định khởi tố, cấm xuất cảnh, cấm ra khỏi nơi cư trú đối với blogger Huỳnh Thục Vy sau 15 giờ thẩm vấn bà vì hành vi 'xúc phạm quốc kỳ'. Sau khi được thả về từ đồn công an, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy khẳng định với BBC thông tin bà bị khởi tố do xịt sơn lên cờ tổ quốc.

Đến lượt Slovakia trừng phạt ngoại giao VN

Trong khi chính quyền Trump đã bỏ TPP, Đức đã cắt quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh). Nay quan hệ của Việt Nam với Slovakia cũng đang khủng hoảng, đe dọa triển vọng ký kết EVFTA. Nếu quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ cũng bị khủng hoảng vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, không biết Việt Nam sẽ dựa vào đâu để phát triển, và bảo vệ chủ quyền của mình. Chắc chỉ còn nước sát nhập thành 1 tỉnh của Tàu. Đây là một bi kịch quốc gia dưới thời cộng sản.
Slovakia trừng phạt ngoại giao Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
10/08/2018 - Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Slovakia chính thức rơi vào khủng hoảng sau khi Bộ Ngoại giao Slovakia tuyên bố sẽ không cử đại sứ tới Hà Nội vì phía Việt Nam giữ im lặng trước cáo buộc của Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Các nhà điều tra Đức và cảnh sát Slovakia – những người nói họ chứng kiến vụ bắt cóc, cho biết một phái đoàn quan chức Việt Nam đã sử dụng một chuyến thăm chính thức tới Slovakia để đưa ông Thanh, cựu lãnh đạo ngành dầu khí mà mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức, từ Bratislava sang Moscow để về Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Miroslav Lajcak cho biết Slovakia sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao cụ thể đối với Việt Nam sau khi Hà Nội không cung cấp bằng chứng sau cáo buộc của Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chúng tôi sẽ không (cử đại sứ tới Hà Nội) cho tới khi chúng tôi xác minh được liệu Slovakia có bị phía Việt Nam lợi dụng hay không. Boris Gandel, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia.

Nghịch lý về Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung

Sự lựa chọn khôn ngoan nhất hiện nay là Việt Nam hãy nhân cơ hội này để “thoát Trung”. Cần cải cách thể chế toàn diện (đổi mới “vòng 2”) để tạo đà phát triển mới, và hội nhập vào kinh tế toàn cầu (theo luật chơi quốc tế). Đây là lúc “Mỹ-Trung đánh nhau và hành động của chúng ta” (như năm 1945). Trong bối cảnh đó, nếu thông qua “luật An ninh Mạng” và “luật Ba Đặc khu” là lợi bất cập hại, như “tự bắn vào chân mình”.
Nghịch lý và Ngộ nhận về Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung
Nguyễn Quang Dy - Gần hai tháng qua, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã trở thành tâm điểm của dư luận thế giới, gây tranh cãi tại Washington và làm đau đầu Bắc Kinh (cũng như các thủ đô khác). Để hiểu diễn biến phức tạp và hệ quả khôn lường của cuộc chiến tranh thương Mỹ-Trung, cần lý giải một số nghịch lý và ngộ nhận liên quan đến sự kiện quan trọng này.
Image result for Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung
Cách đây khoảng vài thập kỷ, có một nhà tư tưởng giáo dục (hình như Peter Drucker) đã nói rằng giáo dục truyền thống dạy học viên về một thế giới không còn tồn tại (traditional education teaches students about a world that no longer exists). Thế giới ngày càng phi truyền thống và biến động khôn lường (như đoàn tầu siêu tốc), nhưng tư duy con người vẫn chuyển chậm (như chiếc xe ngựa cũ). Làm sao chiếc xe ngựa 0.4 đuổi kịp đoàn tầu 4.0?

Nhà cầm quyền hãy từ bỏ vĩnh viễn dự án đặc khu

Dự án đặc khu: Cần bỏ hẳn chứ không chỉ hoãn
Nguyễn Tường Thụy, 2018-08-10 - Bây giờ không phải lúc nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm. Hàng chục nghìn người dân xuống đường phản đối dự án đặc khu, cho dù hàng trăm người bị bắt và hàng chục người đã bị kết án tù. Họ cần phải hiểu, sự phản đối của người dân với tất cả lòng can đảm xuất phát từ lòng yêu nước chứ không có thế lực thù địch nào ở đây cả. Cần phải tính trước những gì sẽ xảy ra nếu họ cố tình thông qua Dự Luật đặc khu để rước giặc vào nhà. Đàn áp, bỏ tù người yêu nước chỉ có thể là kẻ bán nước. Tốt nhất, nhà cầm quyền hãy từ bỏ vĩnh viễn dự án đặc khu.

Những người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối luật 
Đặc khu
trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 AFP
Không có gì mới:
Chương trình kỳ họp thứ 26 của UB Thường vụ Quốc hội không còn nội dung cho ý kiến về Dự Luật đặc khu như đã lên trước đó. Lý do của việc này là dự án luật đang được cân nhắc lại, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của nhân dân - theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ông Phúc cho rằng cũng chưa vội vã lắm vì còn 2 tháng nữa kỳ họp thứ 6 của Quốc hội mới diễn ra.

Phóng viên CNN chứng kiến TQ quân sự hóa Biển Đông

Phóng viên CNN chứng kiến cảnh quân sự hóa của TQ ở Biển Đông
RFA 2018-08-10 - Một nhóm phóng viên CNN ngày 10 tháng 8 đã lên một chiếc máy bay của Hải quân Mỹ, bay qua quần đảo Trường Sa và tận mắt chứng kiến tình trạng quân sự hóa nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, AP
Chiếc máy bay đã bay qua khu vực đá Subi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Qua cửa sổ máy bay, nhóm phóng viên thấy rõ sân bay và hệ thông radar được Bắc Kinh xây dựng trên những đảo nhân tạo đó. Tại đá Subi, hệ thống cảm biến trên máy bay đã phát hiện tổng cộng 86 tàu Trung Quốc gồm nhiều tàu hải cảnh, được mô tả neo đậu trong một âu tàu lớn. Trong khi đó họ nhìn thấy nhiều dãy nhà chứa máy bay nằm bên cạnh một đường băng dài tại đá Chữ Thập.

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố vì xúc phạm quốc kỳ

Luật gia Phạm Lê Vương Các: “Đối với quy định của luật quốc tế theo tôi biết ở Anh, và Pháp khi lá quốc kỳ này là tài sản riêng của công dân thì cái việc bôi bẩn, hay xé, vẽ bậy thì đó là một phần của quyền tự do bày tỏ quan điểm hay quyền biểu đạt của mọi người. Luật Nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi Ủy ban Nhân quyền cũng đã có thông qua một bình luận chung số 34 khuyến nghị các quốc gia nên không trừng phạt cũng như không hình sự hóa những hành vi như bất kính, khinh miệt đối với các biểu tượng quốc gia chẳng hạn.”
Huỳnh Thục Vy bị khởi tố vì xúc phạm quốc kỳ
RFA - 2018-08-10 - Huỳnh Thục Vy: Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy (phải) và lá cờ bị xịt sơn, FB Huỳnh Thục VySáng ngày 10/8/2018, nhà hoạt động vì nữ quyền Huỳnh Thục Vy trở về nhà ở Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak sau một ngày làm việc với cơ quan công an vì bị cáo buộc tội “xúc phạm quốc kỳ”. Theo cô này thì ngay chiều tối ngày 9 tháng 8, Cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Buôn Hồ ban hành các Lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy vì hành vi "xúc phạm quốc kỳ".

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Tàn bạo, thâm độc hơn thực dân

Tàn bạo, thâm độc hơn thực dân
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thư khuyến cáo Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế Việt Nam sớm đặt định các giải pháp hạn chế sử dụng bia, rượu. Những thông tin mà ông Shin Young-soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nêu ra không có gì mới (Lượng tiêu thụ bia, rượu ở Việt Nam không chỉ quá cao – mức cồn nguyên chất mà mỗi người Việt từ 15 tuổi trở lên sử dụng hàng năm trung bình là 8,3 lít – mà còn tăng rất nhanh – trong năm năm từ 2010 đến 2015 tăng khoảng 15%. 

Lạm dụng bia, rượu đã trở thành lý do dẫn tới nhiều vấn nạn trầm trọng về y tế, xã hội: Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 79.000 người chết vì rượu bia, hàng trăm ngàn người cần điều trị những chứng bệnh do bia, rượu gây ra. Bia, rượu gia tăng tai nạn giao thông, các vụ bạo hành. Bia, rượu ngốn từ 1,3% đến 3,3% GDP để giải quyết hậu quả) vì đã được các chuyên gia, báo giới Việt Nam lập đi, lập lại hàng chục năm! Điểm mới của thư khuyến cáo vừa kể chỉ là lạm dụng bia, rượu tại Việt Nam khiến WHO phải tiếp tục cảnh báo (1).

Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ đi về đâu?

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam về đâu?
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự bi quan với lý do như sau: Ngoài việc tham nhũng tràn lan, ngoài việc tham nhũng được bình thường hóa, cộng thêm việc bất cứ nỗ lực chống tham nhũng nào đến từ phía người dân đều phải nhận những hình phạt nặng nề từ nhà nước đã khiến cho mọi nỗ lực, mọi ý định kháng cự lại tham nhũng đều bị dập tắt. Cho nên việc kêu gọi phòng, chống tham nhũng của chính quyền có khả thi hay không thì tôi tin 100% là không khả thi. Một đằng thì kêu gọi, một đằng thì dung dưỡng cho tham nhũng cho nên sẽ không bao giờ hiệu quả cả.

Ông Đinh La Thăng tại tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018
Công cuộc phòng chống tham nhũng được Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam nhấn mạnh như là cách để tăng cường sức mạnh. Và đây được nói là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với nhiều chính sách, biện pháp được tiến hành. Công luận đánh giá như thế nào về nỗ lực của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực này?

Giấc mơ tốt nghiệp đại học và chuyện kiếm tiền

Sinh viên và chuyện kiếm tiền
Chỉ còn chưa đầy 4 tuần nữa, năm học mới lại bắt đầu. Cái vòng lẩn quẩn cơm áo gạo tiền đâu đó thoắt ẩn thoắt hiện trong những bữa cơm sinh viên, những bước chân hối hả cho kịp giờ làm thêm, những cuốn sổ tiết kiệm ngắn hạn để khỏi sợ bị cướp giật, móc túi ở đất Sài thành… Đâu đó trong ánh mắt của các bạn trẻ, tương lai vẫn ở phía trước khi ta tự lực từ hôm nay.

Trong khi vụ bê bối điểm thi tốt nghiệp ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam chưa giải quyết rõ ràng thì hiện tại, hàng trăm trường đại học ở Việt Nam vừa công bố điểm chuẩn vào trường. Việc học như một giấc mơ và nếu như với nhiều học sinh thành phố, con ông cháu cha thì việc đỗ đạt vào một trường nào đó chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa cái chức sau này của họ thì với các học sinh nghèo nông thôn lại khác, giấc mơ tốt nghiệp đại học là giấc mơ thay đổi số phận, thay đổi cái nhìn của dân làng với tộc họ, của xã hội đối với quê hương mình. 

Đảng ơi!, Quốc hội ơi! Hãy lắng nghe dân!

"Toàn dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời Đảng làm cuộc trường chinh giải phóng dân tộc ròng rã 30 năm. Biết bao con dân ưu tú đã ngã xuống, máu chảy thành sông, thây chất thành núi. Nhiều gia đình tuyệt tự vì các con trai con gái đã lần lượt ra mặt trận, và đều đã hy sinh. Có thể nói mỗi hạt cát, mỗi viên sỏi, mỗi thân cây, gốc lúa đều thấm đẫm máu xương con dân đất Việt qua ngàn đời, để có mảnh đất Việt Nam hình chữ S ngày nay. Sự hy sinh to lớn của dân tộc suốt chiều dài lịch sử để có một lãnh thổ như ngày nay, trao vào tay Đảng, vào tay Quốc hội. Vậy thì đất đai sông núi kia là của toàn dân chứ đâu phải của riêng Đảng, của riêng Quốc hội? Thế mà việc lớn có quan hệ đến sự mất còn của cả sinh mệnh quốc gia, dân tộc, Đảng và Quốc hội không nỡ hỏi ý dân. Có đúng là dân không có quyền tham gia việc nước?".
ĐẢNG ƠI!, 
QUỐC HỘI ƠI!
HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN!
FB Nguyễn Trọng Tạo - Chiều ăn cơm với nhà văn Hoàng Quốc Hải tại Vũng Tàu, thấy anh nói vừa viết xong bài đau lòng về 3 dự án đặc khu kinh tế của đất nước. Mong nước ta sẽ dừng lại...Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người
Ý KIẾN CÔNG DÂN của nhà văn Hoàng Quốc Hải
Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế. Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa.

ĐỒ GỒ VÀ ĐẦU GỖ: Chuyện ngài Thủ tướng

ĐỒ GỒ VÀ ĐẦU GỖ
Luân Lê - Tôi thấy hơi lo lắng khi mà ông Thủ tướng thường xuyên đòi hỏi tỉnh này, tỉnh nọ và thành phố kia phải là đầu tầu của cả nước, hoặc sẽ trở nên là như một thành phố phát triển nào đó của những quốc gia văn minh nhất thế giới hay chí ít là đứng đầu châu lục. Và rồi ông ấy cũng lại mong muốn Việt Nam phải là trung tâm về sản xuất đồ gỗ của thế giới.Image result for Thá»§ tướng phúc đầu đất
Để cho chính xác thì phải nói rằng Việt Nam đã thực sự là trung tâm sản xuất "đầu" gỗ lớn nhất toàn cầu. Người ta không thể dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển quốc gia nếu không tập trung giáo dục con người làm nền tảng và phải được tự do để thực hành điều đó. Chúng ta muốn trở thành đầu tầu, thì phải có những kỹ sư giỏi và nhà quản lý có tầm nhìn, chứ không phải phụ thuộc vào nhiên liệu tự nhiên mà nó đốt cháy.

Điều gì xảy ra nếu các tướng CA phạm luật bỏ trốn

Điều gì xảy ra nếu các tướng công an phạm luật bỏ trốn hoặc trở thành “anh em ngoài xã hội” ?
FB Hoàng Hải Vân - Cảnh báo việc mấy tướng này bỏ trốn không phải là chuyện thừa, vì thượng tá Vũ nhôm từng bỏ trốn trong quá trình điều tra, dù rất nhiều người biết trước và đã có những lời cảnh báo.
Related image
Trong số 8 tướng công an liên quan đến đường dây Vũ nhôm, đã có 1 trung tướng bị tước quân tịch đưa vào tù, 1 thượng tướng bị giáng xuống trung tướng, 1 trung tướng giáng xuống đại tá. Ông trung tướng vào tù từng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, ông thượng tướng bị giáng xuống trung tướng từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và Thứ trưởng Bộ Công an, ông trung tướng giáng xuống đại tá từng là Thứ trưởng Bộ Công an chỉ cách đây 2 ngày. Diễn giải như vậy để thấy rằng mấy ông này từng nắm giữ những bí mật thuộc sinh mệnh của chế độ và của đất nước.

Trò hề: Cắt chức, giáng cấp mấy thằng CA nghỉ hưu

Cắt chức một thằng đúng lúc đủ tuổi về hưu và chỉ giáng cấp từ Trung tướng xuống Đại tá, rồi hạ cấp một thằng nghỉ hưu đã mấy năm từ Thượng tướng xuống Trung tướng thì thử hỏi có xứng với tội danh "vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác", "gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành công an và cá nhân, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội" mà Bộ CT đã kết luận ?
Ông Bùi Văn Thành bị cách chức Thứ trưởng Bộ Công an
08/08/2018 - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định cách chức Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành và xóa tư cách Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng của ông Trần Việt Tân. 
Ông Bùi Văn Thành sinh năm 1958 ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông Trần Việt Tân sinh năm 1955, quê huyện Tiền Hải, Thái Bình.

Ông Bùi Văn Thành. Ảnh: Bá Chiêm.
Chiều 8/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký các quyết định thi hành kỷ luật đối với thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an và trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an. Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011-2016 đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác. Thủ tướng cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành vì những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.

Công an hưu khen Công an đương chức: "tâm sáng"

'Cuộc cách mạng ở Bộ Công an cần tâm sáng, bàn tay sạch'
08/08/2018 - "Với quy mô của việc sắp xếp, tinh giản bộ máy ở Bộ Công an, tôi đánh giá đây là một cuộc cách mạng", thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ với Zing.vn. Chia sẻ với Zing.vn, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Chiến lược (Bộ Công an) khẳng định Bộ Công an là đơn vị đầu tiên và quyết liệt thực hiện việc sắp xếp, tinh giản bộ máy.

Lực lượng CSCĐ. Ảnh: Hoàng Hà.
Từ 6/8, Bộ Công an triển khai Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy công an. Theo đó, Bộ Công an sẽ giảm 6 tổng cục, tinh giản gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Cấp công an địa phương sau khi tinh gọn bộ máy, sáp nhập cảnh sát PCCC giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội.

Bộ CA bố trí quân thế nào khi hết Tổng cục?

Đọc đoạn này thấy buồn: Chức năng nhiệm vụ không đổi; số thành viên của các tổng cục, cục này không thay đổi nhiều vì được chuyển sang các cục mới sáp nhập hoặc về địa phương. Thay đổi lớn nhất là giảm các chức danh lãnh đạo của tổng cục và cục, các phòng ban. Như vậy đã lộ rõ điều chỉnh lần này chỉ là giảm các chức danh lãnh đạo, trong khi mọi thứ khác không đổi, nhất là không giảm số quyền lực và số nhân sự quá lớn của Bộ CA. Bình mới rượu cũ. Bản chất chế độ công an trị chẳng có gì thay đổi.
Nhân sự Bộ Công an được bố trí thế nào khi 6 tổng cục, 60 cục không còn?
8/8/2018 Theo tướng Nguyễn Thanh Hồng, số lượng lãnh đạo đến tuổi và sắp đến tuổi nghỉ hưu là khá lớn, ai còn tuổi có thể làm giám đốc hoặc phó giám đốc công an tỉnh. Ngày 8/8, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã đánh giá về việc tinh giản bộ máy của Bộ Công an theo Nghị định 01 của Chính phủ.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng. Ảnh: Gia Chính
Theo ông, lý do gì Bộ Công an là đơn vị đầu tiên tinh giản bộ máy?
- Do nhu cầu đảm bảo an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội do diễn biến phức tạp, Bộ Công an quyết tâm giảm bớt tầng lớp trung gian để chỉ đạo tốt hơn. Bộ Công an nhận được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, có sự quyết tâm chính trị rất lớn nên việc tinh giản được diễn ra đầu tiên trên cả nước.

Bảy Phúc chưa phàn hồi, VinaCapital vội rút tay

Hôm trước tôi đã bình luận nhà nước VN là nhà nước quyền pháp, tức là quyền lực của các bác lãnh đạo cao hơn pháp luật. Chắc hiểu rõ điều này nên dù là công ty ngoại, đã lừa được bà Ba Huân ký được hợp đồng vô cùng hợp pháp, nhưng khi thấy bà Ba Huân gửi thư xin Thủ tướng cứu nguy, chưa cần ý kiến trả lời của Thủ tướng, Vinacapital đã vội vàng quyết định dừng việc tham gia đầu tư vào Ba Huân. Bảo sao thế giới không công nhận VN là nhà nước pháp quyền, là nước có nền kinh tế thị trường. Vụ này bà Ba Huân gặp hên, nhưng nhiều vụ khác không nhờ cậy Thủ tướng chắc DN VN chịu thiệt vì kém kiến thức kinh doanh. Sự đời doanh nghiệp làm sai đến mức này thì đất nước cũng phải trả giá. Bà Ba Huân đã làm môi trường đầu tư ở VN xấu thêm một bước. Trước khi ký hợp đồng bà phải thẩm định xem xét chặt chẽ chứ ai đời ký xong rồi đến 6 tháng sau lại kêu cứu Thủ tướng đòi bỏ?
Bị 'nữ hoàng' kêu lên Thủ tướng, VinaCapital lập tức chia tay, rút nhanh
08/08/2018 “Ngã ngửa” vì những điều khoản không đúng như kỳ vọng sau thương thảo ban đầu, Công ty Ba Huân bức xúc nhất quyết “đòi” chia tay cho dù đã ký hợp đồng bản tiếng Anh cùng với công ty quản lý quỹ VinaCapital. Đại diện VinaCapital chính thức phát đi thông cáo sẽ hủy thương vụ đầu tư vào Ba Huân do “một số hiểu lầm giữa đôi bên”. “Chúng tôi quyết định dừng việc tham gia đầu tư vào Ba Huân và đang tiến hành thảo luận cùng doanh nghiệp nhằm kết thúc thương vụ này”, thông báo viết.

“Hôn nhân” tan vỡ, tham vọng nâng tầm 
trứng Việt của Ba Huân sẽ đi về đâu?
Đây là câu trả lời chính thức từ phía VinaCapital dành cho Ba Huân sau khi công ty này gửi Công văn số đến Văn phòng Chính phủ nhờ hỗ trợ cuộc “chia tay” với VinaCapital. Theo đó, Ba Huân từ chối hợp tác với VinaCapital vì thỏa thuận hợp tác không như ý muốn, các điều khoản đầu tư không đúng với thực tế đã trao đổi.

Thịt nội đắt nhất thế giới, thịt nhập rẻ như rau

Nghịch lý: Thịt lợn đắt nhất thế giới, hàng ngoại rẻ như rau
09/08/2018 Thịt lợn Tây Ban Nha, Canada nhập về nửa đầu năm 2018 có giá trung bình chỉ 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng một nửa giá lợn hơi xuất chuồng Việt Nam, bằng 1/4 giá thịt lợn bán tại chợ, thậm chí còn rẻ như giá rau. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) nhận xét giá thịt lợn ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, khiến thịt lợn giá rẻ từ các nước có nguy cơ tràn vào Việt Nam, chẳng hạn như thịt lợn Trung Quốc hay các nước Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ba Lan. Giá cao nhất thế giới, đồ ngoại đổ về Việt Nam

Thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam có giá 
trung bình chỉ khoảng 26.000 đồng/kg
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), hết tháng 6, cả nước nhập khẩu khoảng 19.581 tấn thịt lợn, tổng trị giá kim ngạch gần 22,23 triệu USD. Tính bình quân trị giá mỗi kg thịt lợn nhập khẩu là hơn 1,13 USD (chưa thuế), tương đương khoảng 26 nghìn đồng/kg. Đơn vị này cũng cho biết, hai thị trường chính cung cấp thịt lợn cho Việt Nam là Ba Lan với khối lượng lên tới hơn 7.000 tấn và Tây Ban Nha là gần 4.500 tấn.

Bộ Công an sẽ không còn những tổng cục nào?

Bộ Công an sẽ không còn những tổng cục nào?
08/08/2018  - Theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an vừa được triển khai chiều qua, Bộ Công an sẽ không còn cấp tổng cục. Theo đó, 6 Tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn. Cùng với đó là 6 Trung tướng sẽ không còn giữ chức Tổng cục trưởng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị triển 
khai Nghị định 01 vào chiều 7/8. Ảnh: Quang Hiếu
1 - Tổng cục An ninh (Tổng cục 1) do Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng từ năm 2015 đến nay.
2 - Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2) do Trung tướng Trần Văn Vệ giữ chức Quyền Tổng cục trưởng từ 4/2017 đến nay.
3 - Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3) do Trung tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục từ tháng 12/2016 đến nay.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Chiến tranh thương mại: VN ‘cần thoát Trung’

Rất đồng tình với TS Chí trong bài này. Phải thừa nhận là kiến thức của TS Chí khoảng 10 năm gần đây tốt hơn xưa rất nhiều. Trước đây tôi rất thân với TS Chí, có lẽ tôi là người đầu tiên lôi kéo và mời TS Chí từ Mỹ về VN từ năm 2000 rồi tổ chức các hội thảo đình đám (từ các hội thảo đã tổng hợp thành bộ sách 3 tập: "Đánh thức con rồng ngủ quên - Kinh tế VN đi vào thế kỷ 21", xuất bản ở VN và ở Mỹ), sau đó đã hợp tác cùng nhau làm nhiều chuyện. Thời là bạn, tôi hay trực diện chê TS dốt quá và đòi hỏi thông tin nhiều quá, nhưng TS vẫn vui vẻ chấp nhận, chỉ thỉnh thoảng khoe anh đâu có dốt vì có bằng tiến sĩ xịn của đại học Pensylvania. Tuy nhiên, cuối cùng năm 2004 tôi đã tự quyết định chấm dứt tình bạn này, đã nói thẳng với TS trong văn phòng làm việc của TS tại Vientiane (Lào) điều đó, đồng thời cũng thẳng thắn giải thích với TS bằng 2 lý do nêu trên. 
Chiến tranh thương mại: Việt Nam ‘cần dứt khoát thoát Trung’
6 tháng 8 2018 - Lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết mà giới trí thức và các tổ chức xã hội dân sự đã đề xuất trong vài năm nay. Và khôn ngoan điều chỉnh guồng máy sản xuất theo hướng thị trường Âu Mỹ đòi hỏi để nắm được thời cơ mới do cuộc thương chiến toàn cầu gây ra. Về tiền tệ, nếu tiền đồng giảm tới mức 24,500-25,000 VNĐ/$1, Ngân hàng Nhà nước VN đừng cố bảo vệ tỷ giá bằng cách dùng khối dự trữ ngoại tệ như hiện nay: con số ít ỏi trên 70 tỷ đôla sẽ có thể bay mất trong vòng 1 tháng do nhu cầu dân chúng và giới đầu cơ quốc tế.

Sở giao dịch chứng khoán New York- hình chụp ngày 2/8
Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại gia tăng với Hoa Kỳ kể từ tháng Bảy, trong lúc có lo ngại tăng trưởng của các quốc gia khác bị ảnh hưởng. Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla.

Thạc sĩ chống tham nhũng: ‘Lố bịch’ hay...

Trên mạng bàn tán rôm rả cho vui thôi chứ ở VN mọi điều kỳ quặc nhất loài người chưa bao giờ nghĩ ra thì ở VN đã có, ví dụ như giáo sư tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng, như kỷ luật nghiêm khắc nhất là cắt đi những chức vụ quá khứ chứ không truy tố trước pháp luật... Nhờ có sức sáng tạo vô biên, Đảng ta đã trở nên vĩ đại thật, luôn luôn là nhân tố quyết định mọi thành công (người có học nói đó là mọi thất bại) của đất nước VN. Càng nhiều GSTS và Thạc sĩ xây dựng Đảng hay chống tham nhũng, Đảng ta sẽ càng muôn năm (hay càng nhanh chóng tắt thở ?).
Thạc sĩ chống tham nhũng ở VN: ‘Lố bịch’ hay ‘muộn còn hơn không’?
07/08/2018 - 
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: "Tất cả những vụ án vừa rồi, diệt ông này, diệt ông kia, đốt lò, thì đều nhân danh chống tham nhũng, thật ra là chuyện phe phái đấu đá lẫn nhau. Nhưng việc đấu đá đấy được biện minh đó là việc làm trong sạch bộ máy, rồi chống tham nhũng, v.v và v.v… Và trong bối cảnh trớ trêu như vậy, người dân mới thấy chuyện đào tạo thạc sĩ về cái chuyên ngành như thế là cái trò lố bịch".
ĐHQG HN công bố chương trình thạc sĩ chống
 tham nhũng đầu tiên của Việt Nam hôm 2/8/2018
Chương trình thạc sĩ chống tham nhũng đầu tiên ở Việt Nam đang chịu sự hoài nghi và mỉa mai từ công chúng, các nhà nghiên cứu và một số tờ báo. Ở góc nhìn khác, có những người cho rằng đến bây giờ Việt Nam mới đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng là chậm hơn các nước khác, nhưng chậm còn hơn không.

Cuộc đua xây nhà chọc trời diễn ra như thế nào?

Đi dưới những tòa nhà chọc trời ở VN sợ thật. Chất lượng xây dựng kém, gần như không có bảo dưỡng. Nhỡ tòa nhà đổ, nhỡ đá ốp tường rơi, nhỡ cửa kính vỡ, nhỡ dân ném gì từ trong các phòng ra... thì sao ? Bao nhiêu nguy hiểm chờ sẵn. Chẳng cứ nhà chọc trời, nhà cao tầng nào cũng vậy. Lại thêm đường sắt, đường bộ... trên cao, khủng khiếp. Đúng là VN là một nước mạo hiểm, du lịch ở VN là du lịch mạo hiểm. Còn nhớ năm 2003 lúc ở Manila thủ đô Philippines, mình ở một khách sạn 60 tầng cạnh trụ sở Ngân hàng phát triển Châu Á. Chiều đi làm về, còn cách nhà khoảng 50 m thì chứng kiến một phiến đá ốp tường rơi từ tầng rất cao xuống đường, tan nát hết; ai cũng khiếp sợ. May mà lúc đó không có ai đi ngang. Từ đấy mình rất lo ngại khi đi dưới các tòa nhà cao tầng.
Cuộc đua xây nhà chọc trời ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
07/08/2018 - Bitexco giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam đúng 1 năm, Keangnam ở vị trí này 7 năm và bị Landmark 81 thay thế. Nhưng Empire Tower đang khởi động "đe dọa" soán ngôi Landmark 81. Các kỷ lục về nhà chọc trời liên tục bị phá vỡ, nhưng cuộc đua "cao nhất" có vẻ chưa dừng lại, khi liên tiếp những dự án lớn ra mắt thị trường.

Kỷ lục liên tục xô ngã kỷ lục
Tổ hợp Keangnam Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với chiều cao 336 m, khi hoàn thành vào năm 2011, lập kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam và ở vị trí này cho đến tháng 7/2018. Với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD từ một tập đoàn của Hàn Quốc, tòa nhà gồm có 3 tòa tháp, trong đó có 1 tháp văn phòng cao 72 tầng và 2 tòa tháp căn hộ. Khi mới khánh thành, nhiều người Hà Nội coi đó là biểu tượng mới của thủ đô, đứng trên đỉnh ở tầng thứ 72, có thể nhìn bất cứ khu nào của Hà Nội.

Mì tôm “đổ” về vùng lụt Chương Mỹ gấp 4 lần năm ngoái

Nhớ ngày xưa Thủ tướng Phạm Văn Đồng khóc mỗi lần phải phá đê nơi khác để cứu Hà Nội hay khi thấy dân bị thiên tai làm ngập lụt nặng. Năm 1983, dưới sức ép của nhiều cơ quan cấp dưới phải phá đê, bác đã trực tiếp đi khảo sát và quyết định không phá để bảo vệ dân, tự chịu trách nhiệm chính trị trước Trung ương Đảng về nguy cơ vỡ đê Hà Nội. Lúc đó nhìn vẻ mặt kiên quyết và thái độ thương dân của bác, mình rất khâm phục và kính trọng. Còn thế hệ lãnh đạo bây giờ, vì tiền, ...
Mì tôm “đổ” về vùng lụt Chương Mỹ gấp 4 lần năm ngoái
Dân trí - Trong hai tuần bị ngập lụt, hơn 3.600 hộ dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được hỗ trợ 14.000 thùng mì tôm. Như vậy, mỗi gia đình có nhà bị ngập nước nhận được khoảng 4 thùng mì tôm, con số này gấp 4 lần năm ngoái. Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, tính đến hết ngày 6/8, mực nước trên sông Bùi là 6,15m. Trên địa bàn vẫn còn 486 nhà dân bị ngập sâu trong nước. Công ty điện lực Chương Mỹ phải cắt điện 415 nhà dân và 4 trạm bơm. Ông Hoàng Minh Hiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, tổng thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn khoảng hơn 264 tỷ đồng.

Hàng cứu trợ được chuyển đến các gia 
đình bị ngập lụt ở huyện Chương Mỹ
Chiều 7/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức giao ban báo chí với nội dung chính liên quan đến công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn. Tham dự có lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ - địa bàn có 4 xã với hơn 3.600 hộ dân bị ngập nặng trong thời gian qua.

Xoá bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an

Xoá bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an
Dân trí - Ngày 6/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kí ban hành Nghị định 01 về cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an. Theo đó, Chính phủ chính thức xoá bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Hơn 9.300 Trưởng công an xã sẽ được bố trí công tác khác?

Chiều nay 7/8, tại Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an chủ trì buổi họp báo thông tin về Nghị định số 01 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kí ban hành và có hiệu lực từ ngày 6/8/2018.

Ko so sánh Kền Kền với người xỉa xói đời tư người khác!

Không được mượn danh Kền Kền để chỉ đám đông xỉa xói đời tư người khác!
Hoàng Hải Vân, 6 Tháng 8 - Từ lâu tôi cẩn trọng không dùng con vật để mô tả sự xấu xa của con người, vì vậy mà vốn ngôn ngữ của tôi có nghèo nàn hơn so với nhiều người khác. Những con vật từ chó, kền kền, quạ đến rắn rết sâu bọ … được các bậc “thánh nhân” như Khổng Tử cũng như các bậc trí giả văn hay chữ tốt ngày nay mượn tên để rủa sả những kẻ tiểu nhân, đều là các chúng sanh vô tội.

(Hình : kền kền trên Tháp im lặng)
Chẳng hạn, không dùng “bầy kền kền” hay “lũ quạ” để chỉ đám đông xỉa xói vào đời tư người khác. Kền kền hay quạ là những con vật cực kỳ hữu ích, chúng chính là những chiến sĩ bảo vệ môi trường. Có vô số những điều hay ho xung quanh những con vật bị lạm dụng tên tuổi, ở đây xin nói về đám kền kền.

9 sự thật về nam nữ và tình dục trên thế giới

9 sự thật về nam nữ và tình dục trên thế giới
7 tháng 8 2018 - Nam nữ và tình dục là đề tài bất tận, lâu đời nhất và phổ biến nhất của nhân loại. Hãy cùng nhau điểm lại quan điểm và ứng xử khác biệt về nam nữ và tình dục tại một số nước trên thế giới.
Phụ nữ Nam Hàn ít muốn sinh con
Nhiều phụ nữ Nam Hàn không muốn hy sinh sự nghiệp để kết hôn và ở nhà chăm sóc con cái. Tỷ số sinh con trung bình của Nam Hàn là 1,05 con mỗi phụ nữ. Nhưng quốc gia này cần tỷ lệ sinh con của mỗi phụ nữ là 2,1 - chính xác là gấp đôi, để duy trì dân số. Để thử giải quyết cuộc khủng hoảng trẻ em, chính phủ đã bơm hàng chục tỷ đôla vào các chiến dịch kêu gọi sinh con trong thập niên qua, thế nhưng tỷ lệ sinh vẫn đang giảm.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Vì sao ba đặc khu là cách TQ 'gây áp lực' với VN?

Vì sao ba đặc khu là cách TQ 'gây áp lực' với VN?
6 tháng 8 2018 - Trung Quốc phải làm sao để Việt Nam chịu phục tùng và nếu Việt Nam chịu phục tùng, thì họ thắng. Việt Nam không chịu phục tùng thì có thể cái mắt xích đầu của 'Con đường Tơ lụa' trên biển có thể bị đứt. Nếu Việt Nam vận động thế giới, hay VN cho biết rằng thế giới cần VN để mới có thể có an ninh trên Biển Đông và qua đó là an ninh các khu vực khác, thì các nước khác sẽ ủng hộ VN - Giáo sư Ngô Vĩnh Long.

Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh quân sự của mình ở khu vực đặc biệt trong mười năm trở lại đây, theo nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ. Ba đặc khu ở Việt Nam 'có vị trí' trong một 'Trật tự mới' về chính trị và địa chính trị mà Trung Quốc đang thiết lập trong khu vực và ở Biển Đông mà Trung Quốc biết rõ giá trị nên đang 'tạo áp lực mạnh' với Việt Nam, theo một nhà sử học và Trung Quốc học.

Ga ở Tàu hay ở Hà Nội, thưa các đồng chí ???

Ga ở Tàu hay ở Hà Nội, thưa các đồng chí ???
NB Nguyễn Hồng Thanh - Thế này là sao thưa các đồng chí to, đồng chí nhỏ ?
Đứa nào cho phép gắn những tấm biển như thế này ở đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ? Một sự vô tâm vô thức hay thiếu trách nhiệm đến nhục nhã của các nhà quản lý ?