Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố vì xúc phạm quốc kỳ

Luật gia Phạm Lê Vương Các: “Đối với quy định của luật quốc tế theo tôi biết ở Anh, và Pháp khi lá quốc kỳ này là tài sản riêng của công dân thì cái việc bôi bẩn, hay xé, vẽ bậy thì đó là một phần của quyền tự do bày tỏ quan điểm hay quyền biểu đạt của mọi người. Luật Nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi Ủy ban Nhân quyền cũng đã có thông qua một bình luận chung số 34 khuyến nghị các quốc gia nên không trừng phạt cũng như không hình sự hóa những hành vi như bất kính, khinh miệt đối với các biểu tượng quốc gia chẳng hạn.”
Huỳnh Thục Vy bị khởi tố vì xúc phạm quốc kỳ
RFA - 2018-08-10 - Huỳnh Thục Vy: Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy (phải) và lá cờ bị xịt sơn, FB Huỳnh Thục VySáng ngày 10/8/2018, nhà hoạt động vì nữ quyền Huỳnh Thục Vy trở về nhà ở Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak sau một ngày làm việc với cơ quan công an vì bị cáo buộc tội “xúc phạm quốc kỳ”. Theo cô này thì ngay chiều tối ngày 9 tháng 8, Cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Buôn Hồ ban hành các Lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy vì hành vi "xúc phạm quốc kỳ".

“Tôi là người xịt sơn lên lá cờ!”

Trả lời câu hỏi về việc ai là người xịt sơn lên các lá cờ đỏ sao vàng trong những bức ảnh hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục Vy không né tránh và cho hay chính cô là người xịt sơn, nhưng giải thích rằng đó là quyền tự do biểu đạt.
Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.
Nó là biểu trưng cho việc đảng cộng sản VN ngồi trên đầu 90 triệu người dân.
Tôi xịt sơn lên lá cờ để biểu đạt quan điểm rằng, tôi chống lại lá cờ của các ông, chúng tôi chống lại mọi biểu tượng, mọi ý nghĩa của biểu tượng đó, và tôi chống lại việc các ông là những người cộng sản đã cai trị trên đầu trên cổ của người dân một cách độc đoán”, cô Huỳnh Thục Vy trả lời Đài Á Châu Tự do qua ứng dụng Messenger.
“… theo họ nói với mình đó là việc ‘xúc phạm quốc kỳ’ là một tội nhẹ nên chúng tôi không cần bắt giam mà chúng tôi chỉ thực hiện biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú và nếu chị đi khỏi nơi cư trú, chúng tôi sẽ tạm giam chị”.Cũng theo Huỳnh Thục Vy việc trả cô về nhà là do cô đang nuôi con nhỏ chỉ 22 tháng tuổi, tuy nhiên cô thuật lại việc công an nói rằng đây chỉ là tội nhẹ.

Pháp lý xung quanh tội “xúc phạm quốc kỳ”

Quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Buôn Hồ thể hiện cô Huỳnh Thục Vy bị khởi tố theo điều 276 bộ luật hình sự (cũ) năm 1999 về tội “xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy”.
Theo đó, người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Luật gia Phạm Lê Vương Các sáng ngày 10 tháng 8 nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng, mặc dù trong bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về tội xúc phạm quốc kỳ tuy nhiên nó không thực sự rõ ràng.
Tuy nhiên, trong bộ luật thì người ta cũng không định nghĩa rõ thế nào là xúc phạm quốc kỳ, chính vì không định nghĩa rõ nên thông thường về mặt thực tế khi phân tích vấn đề người ta hay diễn giải ra là xúc phạm quốc kỳ là các hành vi như đốt, xé, bôi bẩn, hay vẽ bậy lên quốc kỳ.
Với một cái hành vi, mang tính chủ động, cố ý và với một động cơ nhằm khinh miệt lá quốc kỳ cũng như là làm giảm giá trị thiêng liêng của lá quốc kỳ.
Về mặt pháp lý thì nó cũng chưa thật sự rõ ràng, về vấn đề này khi kết án thường mang tính quy chụp và diễn giải có lợi từ phía nhà cầm quyền”, ông Các giải thích.
Huỳnh Thục Vy và lá cờ bị xịt sơn
Huỳnh Thục Vy và lá cờ bị xịt sơn FB Huỳnh Thục Vy
Luật gia đến từ Sài Gòn này cũng cho rằng về quy định tội danh này giữa Việt Nam và quốc tế cũng khá vênh nhau.
Đối với quy định của luật quốc tế theo tôi biết ở Anh, và Pháp khi lá quốc kỳ này là tài sản riêng của công dân thì cái việc bôi bẩn, hay xé, vẽ bậy thì đó là một phần của quyền tự do bày tỏ quan điểm hay quyền biểu đạt của mọi người.
Luật Nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi Ủy ban Nhân quyền cũng đã có thông qua một bình luận chung số 34 khuyến nghị các quốc gia nên không trừng phạt cũng như không hình sự hóa những hành vi như bất kính, khinh miệt đối với các biểu tượng quốc gia chẳng hạn.”
Như tin chúng tôi đã loan, sáng ngày 9/8 cô Huỳnh Thục Vy bị hàng chục công an bắt đi, sau đó khám xét nhà cửa và thu giữ đồ đạc của cô và chồng là Lê Khánh Duy vì cho rằng cô có hành vi “xịt sơn lên lá cờ tổ quốc".
Trước đó cô liên tục nhận 6 tờ Giấy triệu tập lên làm việc với công an vì hành vi này.
Cô cũng bị nhận giấy triệu tập vì “tụ tập đông người” phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng hôm 10/6 ở giáo xứ Vinh Sơn, Đắk Lak.
Blogger Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985 là một trong những thành viên sáng lập của Hội phụ nữ nhân quyền hiện đang sống ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.
Năm 2012, cô cùng với cha mình là cựu tù nhân lương tâm - nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.
Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của cô, sau đó bị công an từ chối cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ để nhận giải.
Tháng 6 năm 2015, Huỳnh Thục Vy cho xuất bản sách “Huỳnh Thục Vy - Nhận định sự thật tự do và nhân quyền” tổng hợp những bài viết phê bình những chính sách của chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam do nhà xuất bản Việt Thức in tại Hoa Kỳ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/huynh-thuc-vy-prosecuted-for-disrespecting-flag-08102018071608.html

1 nhận xét: