Công an hư, chế độ hỏng
Bá Tân 10-8-2018 - Ở các nước phát triển, lối sống văn minh của quan chức là trọng danh dự hơn cả chức tước, sẵn sàng từ chức nếu ngành hoặc thuộc cấp có sai phạm nghiêm trọng. Cả một “rổ” tướng công an vừa bị lôi từ bùn đen phơi bày ra ánh sáng, nếu xảy ra ở các nước văn minh, người đứng đầu lực lượng ấy, thậm chí kể cả thủ tướng chính phủ sẽ đứng ra từ chức.Từ trái sang: Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Bùi Văn Thành và Thượng tướng Trần Việt Tân, đã bị kỷ luật. Ảnh: InternetRa khỏi ngõ, gặp công an. Nhìn đâu cũng thấy công an. Mọi sự kiện, hiếu cũng như hỷ, tràn ngập công an. Tổng biên chế lực lượng công an, nếu có thua chỉ đứng sau quân đội. Hoạt động của công an “phủ sóng” trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn. Từ việc đại sự quốc gia cho đến những chuyện nhỏ nhoi cấp xóm luôn “được” công an nhòm ngó, thậm chí sẵn sàng ra tay can dự kể cả những việc ngoài ý muốn của người dân.
Sinh ra công an là để bảo vệ chế độ, đương nhiên là vậy, chế độ nào cũng thế. Với thể chế đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, vấn đề công an bảo vệ chế độ càng trở nên… sắt đá.
Công an không phải là chế độ, không thể đồng nhất công an với chế độ. Tuy nhiên vì sự can thiệp rộng lớn và thường xuyên của nó, công an trở thành “tấm gương” phản chiếu chế độ, nhìn vào công an là nhận ra chế độ. Công an tốt, chế độ tốt, và ngược lại.
Từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay, chưa lúc nào tướng lĩnh công an bị “tiêu diệt” nhiều và ề chề nhục nhã như hiện thời. Khỏi phải nói cấp tá, chỉ trong thời gian ngắn, tướng lĩnh công an bị phế truất, thậm chí phải vào tù, hiện diện trọn bộ tướng: thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng (ngành công an hiện thời không có đại tướng). Đó là đại tang của ngành công an.
Tướng lĩnh công an và ngành công an là hai chứ không phải hai trong một, không thể đồng nhất ngành công an với những tướng lĩnh vừa bị phanh phui sặc mùi ô uế. Tỉ lệ nhiều hay ít còn phải xác định, nhưng trong ngành công an vẫn còn những người tốt, những người tử tế. Biết thế nhưng khi có đủ bộ tướng hư đến mức “động trời” như vậy, tác động tiêu cực của nó “di căn” khắp “cơ thể” ngành công an là việc không tránh khỏi. Hệ lụy tiếp theo là tình trạng tha hóa của chế độ.
Các tướng lĩnh công an bị sa lưới pháp luật nắm giữ các vị trí trọng yếu: Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Thứ trưởng. Những tướng ấy khi đương chức, thực chất là tướng cướp, tác động và chi phối làm hoen ố ngành công an. Số đông người dân và một bộ phận không nhỏ trong ngành công an thấy rõ sự thật tang thương ấy.
Ở các nước phát triển, lối sống văn minh của quan chức là trọng danh dự hơn cả chức tước, sẵn sàng từ chức nếu ngành hoặc thuộc cấp có sai phạm nghiêm trọng. Cả một “rổ” tướng công an vừa bị lôi từ bùn đen phơi bày ra ánh sáng, nếu xảy ra ở các nước văn minh, người đứng đầu lực lượng ấy, thậm chí kể cả thủ tướng chính phủ sẽ đứng ra từ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét