Diễn đàn ASEAN có lợi cho Trung Quốc?
Ông Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc không đưa ra lý do gì về việc hủy cuộc họp. Trong khi đó báo Tuổi Trẻ cho biết hai bộ trưởng đã có một cuộc gặp "kéo qua một bên" và trao đổi quan điểm. Báo này cũng cho thấy hình ảnh ông Nghị và ông Minh bắt tay.
Hậu Diễn đàn ASEAN, Trung Quốc nắm lợi thế?
Các bộ trưởng Ngoại giao của Đông Nam Á và Trung Quốc đã thông qua khuôn khổ đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một động thái mà họ đánh giá là tiến bộ nhưng các nhà phê bình cho là chiến thuật mua thời gian để Trung Quốc củng cố quyền lực trên biển, theo Reuters.Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ trưởng Vương Nghị cho biết việc thông qua khuôn khổ này đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho các cuộc đàm phán có thể bắt đầu trong năm nay, nếu "tình hình ở Nam Hải (Biển Đông) nhìn chung ổn định và giả thuyết rằng không có sự can thiệp lớn từ bên ngoài".
Tờ Diplomat phân tích rằng dựa vào câu trả lời của ông Vương Nghị, có vẻ như Trung Quốc đã xem Diễn đàn Khu vực ASEAN năm nay là một phi vụ ngoại giao thành công.
ASEAN không có thông cáo chung 'do Việt Nam'
TQ 'bực bội vì hành động của VN ở Asean'
Asean tạo dịp hiếm có cho cuộc gặp giữa Mỹ và Bắc Hàn
Trả lời báo chí, ông Vương nhấn mạnh "thực sự chỉ có một hoặc hai bộ trưởng bày tỏ mối quan ngại".
Ông cũng chỉ ra rằng "Trung Quốc đã hoàn thành việc bồi đắp cách đây hai năm. Vì vậy, nếu có bất kỳ quốc gia nào tiến hành bồi đắp, chắc chắn không phải là Trung Quốc - có lẽ đó là chính quốc gia sẽ đưa ra vấn đề mới đang làm việc đó," ông nói thêm.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đã thực hiện hoạt động bồi đắp ở hai khu vực trong vùng biển đang tranh chấp trong những năm gần đây, theo Reuters.
Trong khi đó Trung Quốc đã xây dựng bảy đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp, ba trong số đó được trang bị đường băng, tên lửa đất-đối-không và radar.
Ngôn ngữ khuôn khổ bộ quy tắc 'bất đồng'
Thỏa thuận khung bộ quy tắc ứng xử chưa được công bố nhưng một bản kế hoạch hai trang mà Reuters có được cho thấy có nhiều bất đồng.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc
Tài liệu kêu gọi cam kết "các mục tiêu và nguyên tắc" của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhưng không nêu rõ về việc tuân thủ. .
Một văn kiện riêng của ASEAN, được ghi từ tháng Năm và Reuters thu thập cho thấy Việt Nam thúc đẩy ngôn ngữ mạnh mẽ, cụ thể hơn, đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp và tôn trọng "chủ quyền, các quyền chủ quyền và thẩm quyền".
Quyền chủ quyền bao gồm các quyền được đánh bắt và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Philippines, cho biết họ vẫn ủng hộ việc ràng buộc pháp lý cho bộ quy tắc, tuy nhiên một số chuyên gia cho biết Trung Quốc không có vẻ sẽ đồng ý.
Theo Reuters, các nhà phê bình nói việc không xác định một mục tiêu ban đầu để bộ quy tắc có tính chất ràng buộc pháp lý và thi hành được hoặc có một cơ chế giải quyết tranh chấp, đã gây nghi ngờ về tính hiệu quả của nó.
Tài liệu kêu gọi cam kết "các mục tiêu và nguyên tắc" của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhưng không nêu rõ về việc tuân thủ. .
Một văn kiện riêng của ASEAN, được ghi từ tháng Năm và Reuters thu thập cho thấy Việt Nam thúc đẩy ngôn ngữ mạnh mẽ, cụ thể hơn, đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp và tôn trọng "chủ quyền, các quyền chủ quyền và thẩm quyền".
Quyền chủ quyền bao gồm các quyền được đánh bắt và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Philippines, cho biết họ vẫn ủng hộ việc ràng buộc pháp lý cho bộ quy tắc, tuy nhiên một số chuyên gia cho biết Trung Quốc không có vẻ sẽ đồng ý.
Theo Reuters, các nhà phê bình nói việc không xác định một mục tiêu ban đầu để bộ quy tắc có tính chất ràng buộc pháp lý và thi hành được hoặc có một cơ chế giải quyết tranh chấp, đã gây nghi ngờ về tính hiệu quả của nó.
Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ yêu cầu 'ràng buộc pháp lý'
Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ kêu gọi Đông Nam Á và Trung Quốc có một bộ quy tắc có ràng buộc pháp lý và mạnh mẽ phản đối "hành động cưỡng chế đơn phương".
TQ ‘vững vàng giữ chủ quyền’ ở Biển Đông
Trung Quốc đồng thời cũng phản đối mạnh mẽ cái mà họ gọi là can thiệp của các nước ngoài khu vực trong vấn đề Biển Đông.
Trong một cuộc gặp bên lề với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono Manila hôm 7/8, ông Vương kêu gọi Nhật Bản tôn trọng những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN và đóng vai trò xây dựng cho hòa bình và ổn định khu vực.
"Đừng luôn gây rắc rối sau lưng các nước khác và gây ra những mâu thuẫn," Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương.
Trước đó, ông Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc không đưa ra lý do gì về việc hủy cuộc họp. Trong khi đó báo Tuổi Trẻ cho biết hai bộ trưởng đã có một cuộc gặp "kéo qua một bên" và trao đổi quan điểm. Báo này cũng cho thấy hình ảnh ông Nghị và ông Minh bắt tay.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40860506
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét