Vua Hùng là ông tổ của ai?
Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Chuyện ông tổ nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ.
Nhưng vấn đề là có dân tộc theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và dân tộc theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
Từ dân tộc khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.
Truyền thuyết Hùng Vương bị chính trị hóa?
Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi quốc giỗ – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất ViệtNam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.
Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng.
Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.
Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!
Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.
Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.
Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.
Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng chiến lược này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).
Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.
Lại Nguyên ÂnNguồn: Bauxite Việt Nam
Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!
Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.
Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.
Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.
Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng chiến lược này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).
Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.
Lại Nguyên ÂnNguồn: Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét