Hà Nội học được gì từ Hàng Châu?
Về văn hóa, có thể sẽ là một nghịch lý nếu Hà Nội, vốn có di sản kiến trúc Pháp nổi tiếng trên khắp châu Á, lại phải đi nhờ một đô thị Hàng Châu bị mang tiếng là không có gì từ châu Âu và phải đi sao chép. Tất cả là tùy vào các công trình cụ thể và những mục tiêu văn hóa xã hội mà những nhà hoạch định chính sách muốn tạo ra cho chúng.
Người trú mưa ở một danh lam thắng cảnh Hàng Châu
Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ thông tin thành phố đồng ý thuê Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu, Trung Quốc, tư vấn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Tuy thế, thông tin này đã được mạng xã hội bình luận rộng rãi, và có ý kiến đặt câu hỏi về khả năng để một công ty Trung Quốc quy hoạch sông Hồng, đoạn ở thủ đô Việt Nam.Nhưng bỏ sang một bên tâm lý dân tộc chủ nghĩa, thành phố Hà Nội có học được gì từ Hàng Châu, về thiết kế đô thị, như tìm hiểu của Nguyễn Giang:
Đầu tiên là tầm vóc của Hàng Châu trong khung cảnh đô thị hóa ở Trung Quốc, so với Hà Nội.
Theo trang web hangzhou.gov.cn của chính quyền Chiết Giang, năm 2015, Hàng Châu có 9 triệu dân, trong đó 5,5 triệu sống ở các quận nội thành.
Hà Nội có dân số tương đương, là gần 8 triệu, ở cả nội và ngoại thành, theo một số liệu năm 2014.
Hai thành phố đều có hồ cùng tên: Tây Hồ ở Hàng Châu, và Hồ Tây ở Hà Nội, mà trong tiếng Anh đều là 'West Lake'.
Hai thành phố đều có sông chạy qua và hai hồ lớn thực ra đều là đoạn cắt của sông.
Sóng to đánh vào bờ sông Tiền Đường ở Hàng Châu
Ở Hàng Châu có sông Tiền Đường, điều mà rất nhiều bạn Trung Quốc tôi hỏi đã ngạc nhiên không hề biết là cái tên ăn vào tiềm thức người Việt Nam qua Truyện Kiều.
Xin nhắc, trong tác phẩm của Nguyễn Du, tên sông Tiền Đường (Qiantang) xuất hiện sáu lần, và Nàng Kiều đã trẫm mình... nhưng không chết ở dòng nước này.
Và người Trung Quốc có câu "Trên có thiên đàng, dưới có Tô, Hàng", nói về cảnh đẹp Tô Châu và Hàng Châu.
Marco Polo khi sang Trung Hoa thời Nguyên đã gọi đây là "thành phố đẹp nhất thế giới" thời đó.
Trong cơn mơ màng thời Trung Quốc là người anh lớn của Miền Bắc Việt Nam, nhà thơ Tế Hanh có thăm Trung Quốc và để lại những câu thơ đẹp:
"Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm.
Trời Hàng Châu bốn bề êm ái"
Êm ái chỉ có lúc mà thôi nên càng dễ làm người ta đắm đuối bởi phải sống ngay bên cạnh sự hung dữ.
Vì khác với Thăng Long "Rồng Cuốn" nằm xa biển và được sông Hồng bao bọc, Hàng Châu, nằm ngay bên vịnh cùng tên thuộc vùng địa chất "dễ bị động đất, gặp nhiều thiên tai", theo các tài liệu chuyên ngành.
Các báo cáo khí tượng thủy văn của Mỹ còn gọi đây là vùng "rốn bão" trực tiếp tấn công Hàng Châu, thường làm nước dâng cao và khi rút ra lại gây lũ cuốn.
Người trú mưa ở một danh lam thắng cảnh Hàng Châu
Sông Tiền Đường sóng to gió lớn là lý do chính để Hàng Châu tung ra các kế hoạch be bờ, điều chỉnh thủy lợi khá hiệu quả.
Nhưng bên cạnh Tây Hồ và các chùa chiền, đền đài thuộc hàng danh lam thắng cảnh lớn nhất, Trung Quốc cũng thành công trong việc xây cây cầu Vịnh Hàng Châu dài 36 km.
Việc cải tạo bờ Đông của sông Tiền Đường trước dịp mở Hội nghị G20 năm 2016 cũng được đáng giá cao.
Năm 2022, Hàng Châu sẽ tổ chức Á Vận Hội, và hiện đã là một trung tâm công nghệ cao khiến Alibaba chọn là nơi đóng đại bản doanh.
'Duplitecture'
Tất nhiên, cách làm của Trung Quốc cũng có vấn đề riêng.
Chẳng hạn chính khu cải tạo ven sông bị cho là hiện đại hóa bằng khung kính, bằng nhà cao tầng quá mức, "trông hơi giống một thứ Las Vegas" lập lòe đèn xanh đèn trắng về đêm.
Điều khiến báo chí Phương Tây cười nhất là dự án "Tiểu Paris" do công ty Zhejiang Guangsha Co. Ltd. xây tại Hàng Châu.
Tiếng Trung gọi là Thiên Đô Thành, nhưng các bạn cứ tìm "China's mini Paris" sẽ ra nhiều bài báo mô tả một Tháp Eiffel giả, cao chừng 108 mét, nằm giữa khu nhà hoàn toàn mô phỏng kiểu Pháp.
Hồi 2013, phóng viên một tờ báo Anh đã bỏ công đi một ngày từ Thượng Hải đến đây và nói khu phố kiểu Tây này nay chỉ là một "một khu phố ma" vì không ai ở.
Sông Tiền Đường sóng to gió lớn là lý do chính để Hàng Châu tung ra các kế hoạch be bờ, điều chỉnh thủy lợi khá hiệu quả.
Nhưng bên cạnh Tây Hồ và các chùa chiền, đền đài thuộc hàng danh lam thắng cảnh lớn nhất, Trung Quốc cũng thành công trong việc xây cây cầu Vịnh Hàng Châu dài 36 km.
Việc cải tạo bờ Đông của sông Tiền Đường trước dịp mở Hội nghị G20 năm 2016 cũng được đáng giá cao.
Năm 2022, Hàng Châu sẽ tổ chức Á Vận Hội, và hiện đã là một trung tâm công nghệ cao khiến Alibaba chọn là nơi đóng đại bản doanh.
'Duplitecture'
Tất nhiên, cách làm của Trung Quốc cũng có vấn đề riêng.
Chẳng hạn chính khu cải tạo ven sông bị cho là hiện đại hóa bằng khung kính, bằng nhà cao tầng quá mức, "trông hơi giống một thứ Las Vegas" lập lòe đèn xanh đèn trắng về đêm.
Điều khiến báo chí Phương Tây cười nhất là dự án "Tiểu Paris" do công ty Zhejiang Guangsha Co. Ltd. xây tại Hàng Châu.
Tiếng Trung gọi là Thiên Đô Thành, nhưng các bạn cứ tìm "China's mini Paris" sẽ ra nhiều bài báo mô tả một Tháp Eiffel giả, cao chừng 108 mét, nằm giữa khu nhà hoàn toàn mô phỏng kiểu Pháp.
Hồi 2013, phóng viên một tờ báo Anh đã bỏ công đi một ngày từ Thượng Hải đến đây và nói khu phố kiểu Tây này nay chỉ là một "một khu phố ma" vì không ai ở.
Tháp Eiffel 'giả như thật' ở khu Tiểu Paris, Hàng Châu
Hàng Châu không phải là đô thị duy nhất ở Trung Quốc có phong trào xây cất mô phỏng Phương Tây.
Người dân châu Á có thể thích kiểu này, nhưng giới trí thức Phương Tây, như Biana Bosker, đã ra cả một cuốn sách mang tên "ORIGINAL COPIES: Architectural Mimicry in Contemporary China".
Người Phương Tây gọi đây là làn sóng "Chinese Duplitecture", tạm dịch là "Kiến trúc xây nhái kiểu Trung Quốc".
Theo tác giả thì đây là sự thể hiện giàu sang của một tầng lớp mới nổi nhưng còn ít hiểu biết sau thời Khai phóng tại Trung Quốc.
Và ví dụ của Thiên Đô Thành cho thấy bản thân người Trung Quốc cũng không thấy còn thích những công trình như thế.
Trung Quốc đã đi trước Việt Nam rất xa trong giao thông công chính và còn xuất khẩu công nghệ cầu đường sang các nước Á, Phi nghèo hơn.
Nếu chỉ là chuyện xây cầu, đắp đê thì học từ Trung Quốc hẳn là điều hết sức bình thường.
Nhưng về văn hóa, có thể sẽ là một nghịch lý nếu Hà Nội, vốn có di sản kiến trúc Pháp nổi tiếng trên khắp châu Á, lại phải đi nhờ một đô thị bị mang tiếng là không có gì từ châu Âu và phải đi sao chép.
Tất cả là tùy vào các công trình cụ thể và những mục tiêu văn hóa xã hội mà những nhà hoạch định chính sách muốn tạo ra cho chúng.
Đoạn cuối Hanoi Cinematheque
http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39345752
Lại như chuyện mua toa xe cũ ... và những kẻ công khai BÁN NƯỚC - vinh thân phì gia.
Trả lờiXóa