Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN GIÁO CỤT TAY

Cuộc chiến đã qua đi, nhiều vết thương cả trong lẫn ngoài vẫn chưa lành. Đã có rất nhiều câu chuyện sau hậu chiến về hai người lính ở hai chiến tuyến khi họ gặp nhau. Điều đọng lại nhất vẫn là tình người và không có cái nào được gọi là 'Bên thắng cuộc cả'. 
NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN GIÁO CỤT TAY 
Những năm “cải tạo” ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Thế giới đang đi về đâu với đại dịch Covid-19?

Lo nhất khi đọc những đoạn như thế này: Trong cuộc chiến, bạn muốn biết càng nhiều về kẻ thù càng tốt. Nhưng việc đặt các công cụ giám sát trong thời kỳ khủng hoảng có thể có tác hại lâu dài. Học giả Shoshana Zuboff cho biết, trước ngày 9/11 (năm 2001), chính phủ Mỹ đang trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý để cung cấp cho người dùng mạng sự lựa chọn thực sự về việc cho phép sử dụng thông tin cá nhân của họ hay không. “Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài ngày,” Zuboff nói, “mối quan tâm đã chuyển từ 'Làm thế nào để chúng ta quản lý các công ty vi phạm các quy tắc và quyền riêng tư' sang 'Làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng và bảo vệ các công ty này để chúng có thể thu thập dữ liệu cho mình?'
Thế giới đang đi về đâu với đại dịch Covid-19?
Khánh Linh 02/05/2020 Khủng hoảng luôn tạo ra những thay đổi căn bản. Đại dịch có thể là cơ hội hiếm có để xây dựng lại xã hội tốt đẹp hơn, nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm những bất công sẵn có. Khủng hoảng luôn tạo ra những thay đổi căn bản. Một số người tin rằng đại dịch này là cơ hội “nghìn năm có một” để lập lại trật tự xã hội và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Những người khác sợ rằng nó chỉ góp phần làm trầm trọng thêm những bất công sẵn có trong xã hội.
Chúng ta có cảm giác đang sống lại những giấc mơ cũ
Tất cả mọi thứ xảy ra đều quá lạ lẫm và khiến người ta choáng váng tới mức không thể tin vào mắt mình. Đồng thời, rất nhiều người trong chúng ta có cảm giác đang sống lại những giấc mơ cũ bởi viễn cảnh này, đúng là chúng ta đã từng thấy trước đó, nhưng là trên tivi và trong các bộ phim bom tấn. Chúng ta cũng biết đại khái nó sẽ như thế nào, và điều này, bằng cách nào đó, làm cho thực tế đang diễn ra không hề bớt mà thậm chí còn lạ lùng hơn.

8 quốc gia đòi TQ bồi thường 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch

Không biết TQ có chịu nhả tiền ra bồi thường không, nhưng việc kiện rất cần thiết. VN không nhân cơ hội này kiện TQ xâm chiếm biển đảo đi nhỉ ? Anh, Hoa Kỳ và Úc đều đề xuất nếu ĐCSTQ không bồi thường, họ sẽ tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dân biểu Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Jim Banks cũng đề xuất rằng để thu hồi khoản bồi thường của ĐCSTQ, họ có thể xem xét không thanh toán hầu hết các trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà ĐCSTQ đã mua. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói: "Tôi rất tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và (lực lượng thúc đẩy cho việc này) chắc chắn là từ Hoa Kỳ".
8 quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường lên tới gần 100 nghìn tỷ USD vì giấu dịch
30/04/20 Vào tháng 12 năm ngoái, virus Corona chủng mới đã bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khiến cả thế giới bị lâm vào thảm họa khôn lường. Hiện cả thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong trận đại dịch này. Cho đến nay, có ít nhất 8 quốc gia đã đưa ra yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường, với tổng trị giá gần 100 nghìn tỷ USD. Một số người cho rằng để đòi bồi thường là vô cùng khó khăn, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra phương án hiệu quả nhất và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Trên thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong trận đại dịch virus Corona Vũ Hán.. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

10 lý do cho thấy đại khủng hoảng ko thể tránh khỏi

Đại khủng hoảng 2020 đang tới gần
10 lý do cho thấy cuộc đại khủng hoảng 2020 là không thể tránh khỏi
Điềm báo xấu và những xu hướng đầy rủi ro đã xuất hiện rất lâu trước khi Covid-19 bùng phát, làm tăng khả năng của một cuộc khủng hoảng hình chữ L. 10 nguy cơ này, đã xuất hiện trước khi dịch Covid-19 bùng phát, giờ đây lại có cơ hội gây ra một cơn bão, cuốn bay toàn bộ nền kinh tế toàn cầu trong một thập kỷ tuyệt vọng. 

Tốc độ tự động hóa sẽ tăng nhanh khi các công ty đề phòng cú sốc về nguồn cung, gây nên áp lực giảm tiền lương. Ảnh: Kittipong Jirasukhanont.

Trump gọi những người cầm súng biểu tình là tốt

Trump gọi những người cầm súng biểu tình là người rất tốt
01/05/20 - Trump: Trong một tweet vào sáng thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã mô tả những người biểu tình ở Michigan là "những người rất tốt". Trump gọi những người biểu tình mang súng vào Quốc hội Michigan là 'những người rất tốt' và nói rằng thống đốc nên 'thỏa thuận' với họ "Đây là những người rất tốt, nhưng họ rất tức giận", Trump nói về các thành viên dân quân đã mang súng vào Thủ đô. "Họ muốn cuộc sống của họ trở lại một lần nữa, an toàn!"


Hôm thứ Năm, hàng trăm người biểu tình - nhiều người trong số họ mang theo súng - đã xuống Tòa nhà Quốc hội Michigan để phản đối việc gia hạn của chính phủ Gretchen Whitmer về lệnh tiếp tục ở lại trong nhà tránh dịch.

VN lại được Mỹ 'cho ' tiền đối phó đại dịch

Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó với Covid-19
2-5-2020 - Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó với Covid-19. Ngày 1/5 , Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ hỗ trợ Việt Nam gần 9,5 triệu USD nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Thông báo của Văn phòng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/5 đã cập nhật hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong cuộc chiến chống Covid-19. Mỹ viện trợ hơn 270 triệu USD giúp các nước chống Covid-19. Ảnh: Reuters
Đối với Việt Nam, Mỹ đã hỗ trợ tổng số 9,5 triệu USD bao gồm khoản ngân sách mới 5 triệu USD trong quỹ hỗ trợ kinh tế. Khoản tiền này sẽ được sử dụng nhằm hỗ trợ lĩnh vực tư nhân giảm nhẹ các ảnh hưởng tài chính và phi tài chính của đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hỗ trợ các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với những ảnh hưởng của đại dịch.

450.000 người ký tên kêu gọi điều tra quỹ Bill Gates

Từ xa xưa thế giới luôn ủng hộ làm giầu chính đáng, nhưng làm giầu quá mức dựa trên tài năng siêu hạng hay dựa trên vị thế độc quyền dẫn tới bóc lột tàn nhẫn đồng loại thì đều bị lên án. Hầu hết các nước đều có luật chống độc quyền. Ở Mỹ, Luật chống độc quyền được ban hành vào năm 1890 nhằm bảo vệ giao dịch và thương mại khỏi những hạn chế không công bằng, độc quyền và ấn định giá. Ngoài luật Liên bang, hầu hết các bang cũng có luật chống độc quyền riêng theo khuôn mẫu của luật Liên bang. Ở VN, Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 06 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2019... Bill Gates làm giầu quá đáng dựa trên tài năng hơn người và vị thế độc quyền gần như trên toàn thế giới nên trong tâm tôi rất không thích ông này. Lần đầu tiên tôi ác cảm với ông là khi mua máy tính xách tay năm 1994 ở Pháp. Ở phương Tây, máy tính mua ở cửa hàng chỉ là cục gạch; muốn nó chạy cần phải mua phần mềm nạp vào (khác với VN gần như 100% phần mềm là ăn cắp bản quyền nên khi mua máy tính sẽ được nạp sẵn các phần mềm miễn phí). Hồi đó tôi mua máy tính mất 3000 USD, nhưng phải mua các đĩa mềm của Bill Gates mất 800 USD. Trước đó Bill Gates đã bán hàng tỷ đĩa trên khắp thế giới, đã kiếm được siêu lợi nhuận; nay ông ta sản xuất thêm để bán cho những người như tôi, mỗi đĩa mềm làm thêm, ông ta chẳng mất gì ngoài cái đĩa nhựa chi phí khoảng 1 USD, nhưng ông bán nó với giá 150 USD. Như thế không là cướp tiền trắng trợn của nghiên cứu sinh nghèo như tôi hay vô số học sinh, sinh viên, người lao động... là gì ? Cướp tiền hợp pháp, giống như lách luật; luật chống độc quyền không làm gì được ông... Giảng bài cho sinh viên, tôi luôn nhấn mạnh công bằng xã hội. Bill Gates thông minh hơn người, tôi rất ngu và hay ốm đau tàn tật do bị tai nạn, nhưng ngu không phải do lỗi của tôi mà do tạo hóa sinh ra như thế; tàn tật không phải do tôi muốn thế mà do vô tình bị thế... Nhưng tài nguyên trên quả đất hay ở mỗi quốc gia là của chung, Bill Gates đã lợi dụng thiên phú trời ban tặng mình để sử dụng tài nguyên chung đó làm giầu, trở thành siêu giầu dựa trên áp đặt giá trên trời buộc tất cả người yếu thế như tôi phải chấp nhận bán xương máu để trả, để có máy tính mà làm việc. Liệu những người làm giầu như thế có lương tâm không ? Họ làm từ thiện có xuất phát từ tâm không ? Thế nên công bằng là gì ? Công bằng trong kinh tế là mọi thành quả lao động phải được phân chia theo nguyên tắc người đóng góp nhiều hưởng nhiều, người đóng góp ít hưởng ít đồng thời phải tính đến lợi ích cho những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, người tàn tật, người bị tai nạn, người sống ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo...). Thế giới ngày càng đảo điên vì chênh lệch giầu nghèo ngày càng tăng nhanh. Cứ thế này thì ngày người dân nổi lên làm cách mạng hay các nước gây chiến cướp đoạt tài sản của nhau có lẽ cũng không xa. 
450.000 người ký tên kêu gọi Quốc hội Mỹ điều tra quỹ Bill Gates vì tội ác chống lại nhân loại
Minh Thanh 30/04/20• Dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành trên toàn thế giới. Hiện tại, rất nhiều nước đã đứng ra kêu gọi điều tra truy cứu trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc vì giấu giếm thông tin gây ra đại dịch toàn cầu. Trong khi đó, Bill Gates luôn lên tiếng bênh vực Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới. Mới đây, hơn 450.000 người đã ký tên kêu gọi Quốc hội Mỹ điều tra quỹ Bill Gates về những sai lầm y tế và tội ác chống lại nhân loại trên trang web thỉnh nguyện của Nhà Trắng Hoa Kỳ.
Bill Gates
Bill Gates quyên góp tiền cho WHO và bị chỉ trích
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bị đặt nghi vấn trong công tác phòng chống virus Corona Vũ Hán lần này, giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh. Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tạm thời ngừng tài trợ cho WHO.

Bầu cử 2020 ở Mỹ: Cuồng và Ghét D. Trump

Bầu cử 2020 ở Mỹ: Cuồng và Ghét D. Trump 
Dựa vào những cuộc rallies ủng hộ Tổng Thống người ta phải nhìn nhận một điều là ông Trump được đại đa số cử tri Mỹ ưa thích. Họ coi những việc ông hứa trước đó và thành quả hiện tại từ chuyện xây tường biên giới ( ngăn ngừa di dân lậu ), đến việc thành công khuyến khích những hãng xưởng lớn của Mỹ trở về quê hương rebuild một quốc gia vốn trước đây rất hùng mạnh về kinh tế nay bị lụn bại vì những lãnh đạo bất tài . Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hạ xuống đến con số thấp nhất từ gần bốn chục năm nay. Công ăn việc làm đầy dẫy . Chỉ số chứng khoán lên chóng mặt... Trong bầu cử 2020, có ba loại cử tri :
1) Cử tri cuồng Trump :
Những người ghét Trump thường gắn chữ này cho người ủng hộ Trump. Thực ra chính họ mới xứng đáng với nhãn hiệu “ cuồng trump “ vì hình như bất cứ cái gì xuất phát từ Trump cũng làm cho họ nhảy đong đỏng lên lồng lộn chửi rủa. Thà bầu cho Joe Biden để Tổng Thống Hoa Kỳ tha hồ hít tóc ( hoặc ) rờ ngực con ,cháu gái của họ ( một video mô tả bàn tay trái của Joe đề rất sát với ngực của một bé gái đến nỗi đứa bé phải khó chịu ) còn hơn là bầu cho vị tổng thống tích cực hoạt động để làm túi tiền của họ được phồng lên mỗi ngày. Riêng về Mỹ giấy ( ăn nước mắm, mắm nêm , mắm tôm ) thậm chí “cuồng Trump “ hơn cả Mỹ gốc. Có anh liệt kê Trump đã nói láo tới hơn mười sáu ngàn lần từ khi chấp chánh ( tính luôn ngày Chúa Nhật và Holidays ) . Ai không tin rán chịu !!

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Những Thuyền Nhân Mới

Bài này được viết năm 2010 nhưng nó vẫn có tính thời sự cho ngày hôm nay.
Những Thuyền Nhân Mới
Tưởng Năng Tiến – “Bà X khoảng bốn mươi tuổi, hiện đang sống với chồng và con gái trong một căn nhà do chính họ làm chủ, ở California. Bà nói thông thạo hai thứ tiếng: Anh và Việt. Phục sức giản dị, trông buồn bã và lo lắng, bà X tuy dè dặt nhưng hoàn toàn thành thật khi trả lời mọi câu hỏi được đặt ra.

Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi.
“Bà rời khỏi Việt Nam vào năm 1980, khi còn là một cô bé, cùng với chị và anh rể. Ghe bị cướp ba lần, trong khi lênh đênh trong vịnh Thái Lan. Chị bà X bị hãm hiếp ngay lần thứ nhất. Khi người anh rể của bà X xông vào cứu vợ, ông bị đập búa vào đầu và xô xuống biển. Lần thứ hai, mọi chuyện diễn tiến cũng gần như lần đầu. Riêng lần cuối, khi bỏ đi, đám hải tặc còn bắt theo theo mấy thiếu nữ trẻ nhất trên thuyền. Chị bà X là một trong những người này.

TS Chu đề xuất phương án sát nhập các Bộ

TS Nguyễn Ngọc Chu đề xuất phương án sát nhập các Bộ
fb Nguyễn Ngọc Chu 1-5-2020 - Trong ngày Thống nhất đất nước, muốn mơ về một đất nước giàu mạnh phía trước hơn là lục lại quá khứ. Không ai có thể giàu mạnh bằng gặm nhấm quá khứ. Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có một Thể chế khỏe mạnh và một Chính phủ mạnh.
V. CÁC MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA SÁT NHẬP CÁC BỘ
Bộ Nội vụ chưa để xuất tổng thể chính thức về sát nhập bộ. Nhưng đã có những đề xuất cục bộ. Chẳng hạn, ngày 19/2/2020, tại Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026”

Tự do ngôn luận: một quyền thiêng liêng!

Tự do ngôn luận: một quyền thiêng liêng!
29/04/2020 Phạm Phú Khải -  Tự do căn bản nhất của nền dân chủ là tự do phát biểu và bày tỏ. Đã là con người, ai cũng muốn có tiếng nói, và ai cũng mong tiếng nói mình được tôn trọng. Bản chất con người đều như thế ở mọi nơi. Nhưng có những người và những nơi mà một số, hay nhiều thành phần không có quyền được nói. Quyền nói và bày tỏ của họ đã bị chèn ép, khống chế, hay tước đoạt ngay từ lúc còn bé, một cách ý thức hay vô thức. Qua thời gian, những người dân này quên mất rằng các quyền thiêng liêng căn bản này phải thuộc về mình. Nói cách khác, vì bị đánh cắp ngay từ nhỏ nên nhiều người trên thế giới không biết rằng quyền tự do phát biểu và bày tỏ là quyền bất khả xâm phạm, là quyền thiêng liêng của mọi con người trên thế giới.
Tựa phim tài liệu Through Our Eyes 
- The Vietnam War. USAVN.org
Hôm nay đánh dấu 45 năm tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư, ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày chế độ độc tài cộng sản toàn trị bắt đầu các chính sách tàn ác, thô bạo, phân biệt đối xử, với mọi quân cán chính, tôn giáo, trí thức, và bao nhiêu người khác tại miền Nam.

Một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn VN từ 1975

Bài viết của GS Lê Xuân Khoa là một nghiên cứu sử học rất xúc tích với nhiều dữ kiện quan trọng rất nên phổ biến để nhiều người VN biết. Đáng buồn là trong suốt hai ngàn năm lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh, đói kém hay loạn lạc, nhưng chưa bao giờ nhân dân Việt Nam rời bỏ quê hương ra sinh sống tại nước ngoài cho đến khi xảy ra sự kiện 30/4/1975 và những người cộng sản nắm toàn quyền lãnh đạo đất nước. 2,164,000 người Việt phải bỏ nước, bỏ tài sản... để ra đi, trong đó có tới khoảng 300,000 người thiệt mạng đầy uất ức trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do... Sau này khi đất nước có dân chủ và tự do ngôn luận, giới sử học và các nhà văn... phải làm cho nhân dân Việt hiểu rõ chương quá bi thảm này của đất nước để các thế hệ lãnh đạo tiếp theo không dám đẩy đất nước, nhân dân vào bi thảm này một lần nữa.
Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975
Lê Xuân Khoa - Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách (.............) của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2,164,000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:
Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140,000
Đợt 2 (1975-1979): 327,000
Đợt 3 (1980-1989): 450,000
Đợt 4 (1990-1995): 63,000
Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260,000
Chương trình ODP (1979-1995): 624,000
Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300,000

Giá trị của Việt Nam Cộng Hoà

Giá trị của Việt Nam Cộng Hoà
Trần Trung Đạo – Dân chủ là một kỳ quan được nhân loại bồi đắp qua nhiều thời đại chứ không phải là tài sản riêng của quốc gia nào. Học hỏi cái hay cái đẹp của các nước tiên tiến để áp dụng vào cuộc cách mạng dân tộc và phát triển đất nước như cụ Phan Chu Trinh từng thống thiết kêu gào gần trăm năm trước, luôn luôn là điều đáng khuyến khích. Chế độ cộng hoà tuy không còn hiện diện tại miền Nam nhưng các giá trị dân tộc, nhân bản và khai phóng thể hiện trong Hiến pháp VNCH vẫn còn đó. Gia tài quý giá đó chẳng những không rã mục theo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh mà ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới Bắc Nam để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc.
Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng CS đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ thì VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên

Phạm Thị Hoài là một nhà văn hiện đại, một nhà biên soạn và dịch giả có tầm cỡ lớn đối với văn học Việt Nam và thế giới. Bà sinh ra tại Hải Dương, Việt Nam nhưng hiện tại bà sinh sống và làm việc tại Berlin, Đức. Mình thích đoạn này: Mọi con vật đều bình đẳng trên mạng xã hội, song sự phát triển ở Nga, Trung Quốc và các nước độc tài Trung Đông cho thấy một số con vật rõ ràng bình đẳng hơn những con khác. Tự do trên Facebook được định nghĩa bởi chính Facebook và nhà cầm quyền. Hai thế lực này, dù khác biệt đến đâu và sau một thời gian dè chừng lẫn nhau, cuối cùng sẽ phải câu kết để duy trì lợi nhuận cho bên này và quyền lực cho bên kia hay thậm chí cả hai lợi ích gộp lại cho đôi bên; vụ Facebook chấp nhận kiểm duyệt ở Việt Nam mới đây chỉ là một trong chuỗi những mở đầu mà chúng ta ghi nhận để rồi bỏ qua như chưa hề xảy ra. Chúng ta là những con ếch trong bình nước đang nóng dần.
Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên 
(Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)
Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.
Chân dung Nhà văn Phạm Thị Hoài
Phạm Thị Hoài xếp hạng nổi tiếng thứ 58445 trên 
thế giới và thứ 58 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng
Phạm Thị Hoài: Tôi thuộc thế hệ lớn lên trong "chân lý không bao giờ thay đổi" rằng "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc gia hợp pháp duy nhất trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Chính quyền Sài Gòn là bù nhìn. Rất lâu sau này tôi mới nghe danh xưng Việt Nam Cộng hòa.

Ảnh tượng đài chục tỷ ở huyện nghèo tỉnh Quảng Nam

Đọc những tin thế này, mình luôn nhớ đến câu nói nổi tiếng của GS Ngô Bảo Châu: "Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm , sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra từng ấy tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh". Khổ nỗi quan chức ở VN khốn nạn hoặc bị thần kinh đông quá nên số tượng đài được xây dựng ngày càng nhiều. Gần đây nhất là ý định xây dựng tượng đài vua Lý Thánh Tông làm biểu tượng cho ngành Tòa án Việt Nam của ngài Bí thư trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Điên rồ ở chỗ các quan chức lãnh đạo ngành này định xây tượng đài vị vua này ở trụ sở tất cả các tòa án cấp tỉnh đồng thời dựng tượng của tất cả các cựu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao. Đúng là điên rồ không có giới hạn.
Ảnh tượng đài chục tỷ ở huyện nghèo tỉnh Quảng Nam
Trong khi người dân vẫn còn đang đói khỏi. Huyện nghèo ở tỉnh Quảng Nam xây tượng đài chục tỷ đồng. Đây còn là huyện nghèo nhất ở Việt Nam.

Tượng đài chiến thắng Khâm Đức nằm bên trục đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) đang được đầu tư xây dựng quy mô. Để có mặt bằng xây dựng tượng đài này, cả một quả đồi lớn ngay đầu thị trấn Khâm Đức đã được hạ thấp, san bằng. Ảnh: Nguyễn Thành

Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2017, nhưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng nên sau 3 năm đến nay vẫn còn ngổn ngang. Ông Nguyễn Quảng-Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay, công trình này ban đầu có dự toán khoảng 14 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Thành

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

30/4/1975 - Bao giờ nước mắt có thể “lay lòng gỗ đá” ?

Đọc hồi ký của những quân nhân chế độ Sài Gòn bị bắt giam cải tạo hàng chục năm trời thấy thương họ lắm. Nhìn ảnh Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh trong bài này cũng vậy. Từ một trung niên khỏe mạnh chỉ sau 13 năm tù đày đã trở thành một cụ già thực sự. Đọc và nghe họ kể chuyện trong tù mới thấy họ vô cùng căm phẫn chế độ cộng sản là đúng. Đúng vì chế độ này hoàn toàn có "lòng gỗ đá" không chỉ với những quân nhân chế độ cũ mà cả với đồng bào mình. Không chỉ họ mà cả người thân của họ cũng phải chịu vô cùng nhiều đắng cay, cực khổ trong chế độ cộng sản. Tôi khuyên các bạn nên đọc hồi ký của những quân nhân chế độ Sài Gòn, hồi kỳ của những người vượt biên, của những boat people. Mong sao đất nước mình không bao giờ còn những cảnh đau lòng như thế.
Bao giờ nước mắt có thể “lay lòng gỗ đá”
Huy Đức - Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và anh trai (chứ không phải là con trai - theo một người thân của gia đình cho biết), ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975, người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản".

VN: Cuộc chiến vương quyền sau khi thắng virus

Đọc bài này để thư giãn thôi chứ tôi tin lãnh đạo VN khóa tới (từ 2021) sẽ vẫn là mấy gương mặt cũ kỹ là các ông Vượng, Phúc, Trương Hòa Bình, bà Trương Thị Mai và những quan to đương chức hiện nay. Đó là vì Đảng đang trong giai đoạn trì trệ, trong đó Tổng bí thư thì đặt biệt  trì trệ (dĩ nhiên là vì bác bị tai biến nên chẳng thể đòi bác làm tốt hơn được, giống như bác Trần Đại Quang trước khi vĩnh biệt tụt vào săng năm kia). Đại hội tới là 13, đại hội 14 thì coi như bỏ đi, chỉ hy vọng từ đại hội 15... nếu lúc đó tôi còn sống để chứng kiến.

Việt Nam: Giành quyền lực quyết liệt sau khi chiến thắng virus
30/04/2020 - Nikkei Asian Review kết luận, chắc chắn rằng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chờ đợi lâu trong việc thúc đẩy quan điểm về phục hồi kinh tế, và củng cố vị thế chính trị của mình.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị truyền hình với các nhà lãnh đạo ASEAN về dịch virus corona tại Hà Nội ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS

Những người Việt ‘chưa từng về lại VN sau năm 1975’

Tôi đã gặp một số kiều bào ta ở Mỹ và Tâu Âu, nói chuyện với họ cũng thương lắm. Họ là người Việt nhiều tuổi hơn tôi, đã có hàng chục năm sống trong nước nhưng sau năm 1975 đã buộc phải ra đi. Vì có rất nhiều kỷ niệm với đất nước nên họ tha thiết về thăm quê; họ cũng không thiếu tiền để về. Đáng tiếc là dù năm nào họ cũng chứng kiến vợ con, bạn bè, người thân đua nhau về VN du hý, ăn chơi, chụp hình khoe..., nhưng họ nhất quyết không về. Tôi tôn trọng quyết định của họ, nhưng đôi khi không nén được cũng đã đưa ra một số lý do để thuyết phục họ bỏ qua tất cả và trở về ít nhất một lần, nhưng chưa lần nào thành công. Đến nay một số người đã chết; có người vẫn sống, vẫn thường xuyên gọi điện từ Tây Âu về VN tâm sự với tôi. Ai đã từng sống lâu năm ở xứ người mới thấm câu "lá rụng về cội", mới hiểu thế nào là khát khao của người già muốn về lại quê hương, muốn ngắm nhìn quê hương lần cuối trước khi từ giã cuộc đời.
Những người ‘chưa từng về lại Việt Nam từ sau năm 1975’
30/04/2020 - 
Tháng Tư này đánh dấu tròn 45 năm ngày Sài Gòn sụp đổ mà chính quyền Hà Nội gọi là “ngày thống nhất đất nước”, nhưng hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi lánh nạn chế độ cộng sản xem là ngày “ngày quốc hận,” với làn sóng di tản ồ ạt của nhiều người Việt, mà phần đông là đến Hoa Kỳ.

(Ảnh trang gốc có cờ của chính quyền  Sài Gòn 
và những dòng chữ kiêng kỵ nên Blog này không đăng)
Người Việt hải ngoại vẫn tưởng nhớ ngày 30/4 hàng năm

Một số người Việt rời Việt Nam đi tị nạn kể từ sau năm 1975 nói với VOA rằng họ chưa về lại lần nào, ‘vẫn sẽ không về nếu Đảng Cộng sản vẫn còn cầm quyền ở Việt Nam’ và mô tả điều mà họ cho là ‘tình hình tối tăm’ ở trong nước hiện nay. VOA đã liên lạc với hai người trong số đó là ông Đinh Hùng Cường, hiện sống ở tiểu bang Virginia, và ông Võ Thành Nhân, hiện sống ở bang Maryland, để tìm hiểu lý do vì sao hai ông quyết định không về Việt Nam.

Nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm để xoa dịu công luận?

Nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm để xoa dịu công luận? Sai một con tốt nhỏ (bà Hoa) không biết vô tình hay cố ý tưởng thốt nên một câu nhận lỗi để hy vọng có thể xoa dịu công luận trong vụ Đồng Tâm là một sai làm của chính quyền vì tôi tin chắc không ai tin họ thành tâm nhận lỗi. Muốn nhận lỗi thì phải đàng hoàng, nói có đầu có đuôi và chỉ rõ những người có lỗi là ai, giải pháp xử lý như thế nào chứ không phải chỉ 6 từ "chưa kịp thời, chưa sâu sát". Nhà báo Ngô Nhật Đăng viết “Bây giờ họ tìm cách đổ lỗi cho Ban Dân vận tham mưu không sát, tôi nghĩ rằng phải ở mức độ cao hơn rất nhiều. Tôi cho rằng chính quyền đang tìm cách đổ lỗi cho một ai đấy chịu trách nhiệm về sự việc ở Đồng Tâm”. Tôi không nghĩ đơn giản như nhà báo, cũng không nghĩ chính quyền đã "thấy rõ cái sai nên muốn xoa dịu” như GS Mai nhận xét. Tôi nghĩ họ đã tính toán rất cẩn thận và thừa quyết tâm thực hiện vụ này, đến mức chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi sự việc xảy ra, đã có những quyết định công nhận liệt sĩ, phong hàm vượt cấp, trao tặng huân chương... tùm lum trong khi toàn dân đang bàng hoàng bất an. Đến nay cũng chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ bắt đầu nghĩ họ sai, và chắc chắn không bao giờ người cộng sản dám nhận sai như đã xảy ra với rất nhiều vụ khác. 
Ban Dân vận Hà Nội nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm: cách để xoa dịu công luận?
RFA 2020-04-29

Minh họa: Người dân Đồng Tâm chắn đường 
không cho chính quyền phong tỏa đất năm 2017.
Bà Phạm Hải Hoa, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, thừa nhận trong buổi làm việc với Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ rằng “việc dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm là chưa kịp thời, chưa sâu sát” như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.

Vì sao Việt thắng và Mỹ thua trong cuộc chiến Covid-19

Vì sao Việt Nam thắng và Mỹ thua trong cuộc chiến Covid-19
Asia Times, Tác giả: Richard S Ehrlich,
 Dịch giả: Trúc Lam, 29-4-2020
Số người chết do Covid-19 ở Mỹ vượt quá số người thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam, trong khi cựu thù trên chiến trường của họ báo cáo, cho đến nay không có trường hợp tử vong nào do virus. Nhiều người Mỹ tử vong do Covid-19 hơn là bị giết trong Chiến tranh Việt Nam, một cột mốc nghiệt ngã trùng với tin Hà Nội chính thức báo cáo không có trường hợp tử vong do virus corona. “Chống dịch cũng như chống giặc”, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố.

Một poster tuyên truyền Covid-19 của Việt Nam 
với thông điệp: ‘Ở nhà là yêu nước’. Ảnh: Facebook
Tính đến thứ Tư ngày 29 tháng 4, có ít nhất 58.365 người Mỹ đã bị virus giết chết, theo Đại học Johns Hopkins, nơi điều hành một trang theo dõi các ca nhiễm bệnh và tử vong. Có ít nhất 58.220 người Mỹ đã bị thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra suốt 16 năm, bắt đầu với hai cố vấn Mỹ từ năm 1959 và kết thúc năm 1975 khi lực lượng Hoa Kỳ rút lui trong thất bại trước lực lượng cộng sản.

Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ lên án TQ

Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án TQ
29 tháng 4 2020 - Trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi 'phi pháp, khiêu khích' của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực mắc bận đối phó với đại dịch Covid-19. "Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông," ông Krintenbrink nói hôm thứ Ba, khi trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, ảnh năm 2018
"Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch Covid-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã thiết lập "các trạm nghiên cứu đại đương" trên đá Subi và đá Chữ thập.

Tượng vua ở Tòa tối cao 'nhầm vua, nhầm biểu tượng'

Bài này hay. Trình độ Bí thư trung ương đảng với hàng vạn quan chức tòa án cả nước tư vấn mà thua kiến thức quan lại phong kiến châu Âu cách đây 600 năm. Đây là minh chứng rõ ràng hậu quả của việc thế giới đi đằng đông, còn VN nhất quyết đi đằng tây. Vua là cũng là người, mà là con người khó lòng thoát khỏi tư ý, thiên vị. Cho nên ở các nước phương Tây ngay trong thời phong kiến, người ta đã không chọn vua mà phải sáng tạo ra Nữ thần Công lý để lo việc phán xử. Kể cả dùng thần thánh, người ta cũng cho bà bịt mắt để xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ chứ không bị chi phối bởi tình cảm, bởi những những nhầm lẫn do các giác quan đưa lại. Nếu cứ là vua không lẽ lại phải bịt mắt vua?
Tượng vua Lý Thái Tông ở Tòa tối cao 'nhầm vua, nhầm biểu tượng'
Trần Hậu Yên Thế 29 tháng 4 2020 - Hiện dư luận Việt Nam, nhất là trên mạng xã hội, vừa có khá nhiều ý kiến về đề xuất của Tòa án Tối cao dựng tượng vua Lý Thánh Thông làm biểu tượng của công lý. Trong việc dựng tượng vua Lý Thái Tông ở trụ sở Tòa án tối cao có đôi chút nhầm lẫn. Nhầm ở đây là chọn không đúng người, đặt tượng không đúng chỗ, phong cách tượng không cũng không đúng thời, tư duy biểu tượng không đúng cách.
Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế trong một chuyến nghiên cứu
Trước khi đi vào việc NHẦM tôi xin được bàn về sự LẪN của việc này.
Từ góc độ chuyên môn, một người nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, tôi xin nói về sự lẫn lộn lâu nay trong một số khái niệm cơ bản. Thực chất đây là loại hình monumental sculpture trang trí kiến trúc. Tượng vua Lý Thái Tông được ngành Tòa án chọn làm biểu tượng của công lý theo công văn 141/TANDTC-VP ngày 23/4/2020 có kích thước cao 5,3m cho nên chắc chắn đó là monumental sculpture -điêu khắc tưởng niệm.

Ký ức ngày 30/4 của cựu tình báo chính quyền cũ

Bài viết nhiều cảm xúc. Cám ơn những kiều bào ở nước ngoài đã cố gắng học tập, lao động vất vả xây dựng xứ người nhưng vẫn không quên góp sức xây dựng quê hương Việt Nam. Bác Phượng thường xuyên viết tin, bài ủng hộ đất nước. Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe và nhiều may mắn! Mong báo chí chính thống của nhà nước đăng nhiều bài như thế này.
Ký ức ngày 30/4 của cựu tình báo chính quyền cũ
Chập tối 29/4/1975, Peter Nguyen lo lắng tột độ khi liên tiếp nhận tin từ bộ đàm quân đội miền Bắc chiếm các cứ điểm của chính quyền Sài Gòn. Lúc đó, ở tuổi 23, Peter Nguyen, tên Việt là Nguyễn Thế Phượng, là sĩ quan tình báo của Việt Nam Cộng Hòa, đang làm nhiệm vụ chuyển thông tin trên phố. Không khí Sài Gòn như nén chặt, sau nhiều ngày dồn dập nhận tin tức bại trận của chính quyền và những tin đồn kinh khủng về cách "quân miền Bắc sẽ trả thù".

Nguyễn Thế Phượng ở bang Colorado, 
Mỹ, năm 1976 . Ảnh: Nhân vật cung cấp. 
Trong cơn bấn loạn, Phượng không kịp suy nghĩ gì, xông vào dòng người đổ đến Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn để tìm cách lên trực thăng chạy trốn. Khi chen được vào trong khuôn viên sứ quán, chỉ cần đạp đổ hàng rào trước mặt là có thể tiến gần đến trực thăng, Phượng chợt thấy một hình ảnh kinh khủng khiến anh thay đổi quyết định và chạy ra ngoài. Phượng đến giờ vẫn không nhớ nổi đó là hình ảnh gì, vì nó xuất hiện trong tích tắc, còn anh quá hoảng sợ nên đã chạy ra đường theo phản xạ.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Đặt 'nhầm' trạm BOT BTL 10 năm gây bất ổn

Đây là ý kiến của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính)
Đặt 'nhầm' trạm BOT Bắc Thăng Long 10 năm: Kéo dài thêm sẽ gây bất ổn
Lê Hữu Việt 27/12/2018 - Chuyên gia cho rằng với các trạm thu phí BOT đường bộ đặt sai vị trí dự án, như trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài cần di chuyển về đúng nơi nó nên đặt. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ GTVT.

Đặt 'nhầm' trạm BOT Bắc Thăng Long 10 năm
Quá nhiều bất cập
Cùng với trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài bị lái xe tập trung phản đối, trước đó, có 3 trạm BOT khác bị lái xe phản đối quyết liệt vì cho rằng nơi đặt trạm chưa hợp lý. Tới nay, các trạm này cũng chưa thể hoạt động lại, gồm: BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định). Trong số các trạm trên, trạm Tân Đệ sẽ được di dời về đường tránh Đông Hưng (Thái Bình), những trạm còn lại chưa có hồi kết.

Lý Thánh Tông, vị vua nhân từ bậc nhất nước Việt

Lý Thánh Tông, vị vua nhân từ bậc nhất nước Việt
Triều Lý trải qua 9 đời vua với tổng cộng 216 năm. Trong thời nhà Lý, nước Nam ta có nhiều thành tựu về cả văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng, binh bị, lãnh thổ cũng được mở rộng… Phải chăng một phần vì nhà Lý thực lòng tín Phật và có những ông vua hết sức nhân từ như vua Lý Thánh Tông?
Tượng Lý Thánh Tông tại Văn Miếu
 Quốc Tử Giám (nguồn: Wikipedia).
Đổi tên nước thành Đại Việt
Khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Quốc hiệu này có lịch sử huy hoàng và lâu dài, chỉ bị gián đoạn 28 năm thời kỳ nhà Hồ và sau đó được nhà Hậu Lê dùng lại khi Lê Lợi lên ngôi năm 1428 và được dùng cho đến tận thời nhà Nguyễn. Nó đã xuất hiện trong những áng văn hào hùng của Nguyễn Trãi trong bài Cáo Bình Ngô:

ĐỪNG NGHĨ HỌC HARVARD VỀ MÀ NGON !

ĐỪNG NGHĨ HỌC HARVARD VỀ MÀ NGON !
VÌ SAO TÔI KHÔNG TIN CÁN BỘ VIỆT NAM ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC "THÀNH TÀI" TẠI HARVARD
Trần Đình Thu - fb Trần Đình Thu
Thật sự lâu nay tôi luôn canh cánh câu hỏi này. Vì sao có một sô cán bộ Việt Nam được cử đi học có vẻ dễ dàng tốt nghiệp tiến sĩ hoặc một học vị nào đó tại Harvard. Nói dễ nghĩa là thứ nhất thi vào Harvard rất khó, ai vào đó gần như là xuất chúng, báo chí đăng tin ầm ào chứ không phải bỗng nhiên thấy bảo là đang làm tiến sĩ ở Harvard. Hai là khi trở về VN tôi thấy họ phát biểu không có gì xuất sắc đã đành lại còn nịnh chính quyền rất trơ trẽn nên tôi suy ra như vậy. Nếu thực sự một người bằng chính năng lực của mình, vào Harvard và lấy bằng tiến sĩ thì họ sẽ là những người rất uyên bác và có chính kiến sâu sắc.

Tôi theo dõi một số người ở một số viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội hoặc kinh tế, một số người giảng dạy kinh tế chẳng hạn như ở Đại học Fulbright Việt Nam thì thấy có hiện tượng đó. Lúc đầu tôi không dám kết luận họ không xứng đáng mà chỉ ngờ ngợ, nhưng thông tin vừa đăng trên The Epoch Times phanh phui những gì xảy ra ở Harvard giúp tôi giải thích nhiều điều.

(2) “Trung Quốc là cả một trò lừa đảo kiểu Ponzi”

“Trung Quốc là cả một trò lừa đảo kiểu Ponzi”
Cuộc chiến vô hình: Tướng Mỹ Robert Spalding viết về Trung Quốc (phần tiếp)
Hụt bước cầu tàu
Khoảng hai trăm triệu container vận tải đã đi qua các cảng của Trung Quốc vào năm 2017, theo tạp chí Journal of Commerce. Loại container được sử dụng nhiều nhất là 20’, hay đơn vị tương tương hai mươi foot TEU, với dung tích bên trong khoảng 1.170 foot khối và trọng lượng tối đa 67.196 cân Anh. Các tàu chở hàng khổng lồ như New-Panamax và loại tàu thực sự khổng lồ Ultra Large Container Ship – những chiếc tàu lớn đến nỗi chúng không thể cập vào hầu hết các cảng của Hoa Kỳ – chở được lần lượt 14.000 và 20.000 TEU. Việc tổ chức để vận chuyển mọi loại sản phẩm có thể tưởng tượng ra trên trái đất – từ đồ chơi, muối và chuối đến lò phản ứng hạt nhân, dầu và bẫy chuột – đã được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). ISO đã làm việc với hơn 160 quốc gia để mã hóa các kích thước chấp nhận được của các container nhằm làm cho việc bốc dỡ hàng hóa càng đồng nhất và hiệu quả càng tốt.

The Epoch Times - Gen. Robert Spalding: On the Hong Kong Protest ...
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế cho một hệ thống quản trị phẩm chất để tuân thủ các quy luật về vận chuyển. Được chứng nhận ISO 9001 có nghĩa là một công ty đã tuân theo các hướng dẫn của tiêu chuẩn này, đáp ứng các yêu cầu riêng của họ, đáp ứng các yêu cầu theo luật định và quy định, và duy trì hồ sơ. Các công ty được cấp chứng nhận theo nhiều phương diện kinh doanh khác nhau – kỹ thuật, sản xuất, v.v. – sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán chính thức. Có chứng nhận này được cho là mang lại tính hợp pháp cho công ty: các sản phẩm của họ an toàn, ổn định, và sẽ không bị vỡ khi mở.

(1) “Trung Quốc là cả một trò lừa đảo kiểu Ponzi”

“Trung Quốc là cả một trò lừa đảo kiểu Ponzi”

Cuộc chiến vô hình: Tướng Mỹ Robert Spalding viết về Trung Quốc
Carl Trần chuyển ngữ. Lời người dịch: Robert Spalding là cựu chuẩn tướng Không Lực Hoa Kỳ. Trong hơn 25 năm phục vụ trong quân ngũ, ông từng giữ vai trò chiến lược gia cho chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Hội đồng Liên quân tại Ngũ Giác Đài. Có bằng tiến sĩ về kinh tế và toán học tại Đại học Missouri và nói thông thạo tiếng Quan thoại, ông từng sang Trung Quốc làm việc với tư cách giới chức quốc phòng cao cấp và tùy viên quốc phòng.190827 Robert Spalding: American Companies Not Benefiting from ...
Spalding tự nhận mình là một người luôn yêu mến đất nước, con người và văn hóa Trung Hoa. Ông từng có giấc mơ khi về hưu sẽ dọn sang Thượng Hải làm ăn và sinh sống. Trong công việc quốc phòng của mình, ông đã đọc cuốn sách Unrestricted Warfare (Chiến Tranh Không Giới Hạn) của hai đại tá Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc là Kiều Lương và Vương Tương Tuệ. Từ đó, ông thay đổi cách nhìn về Trung Quốc, đặc biệt là về những chủ trương và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông lao vào thu thập và nghiên cứu mọi tài liệu có thể có được về những bước đi của Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực. Trước khi bị sa thải khỏi nhóm chuyên gia làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia, Spalding đã trình lên chính phủ Obama nhiều đề nghị thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, nhưng không mấy thành công.

Trung Quốc và thế giới nhìn nhau như thế nào ?

Trung Quốc ghê gớm thật. Đọc đoạn này thì thấy rõ: "Cuộc họp cuối cùng của Tổng thống D. Trump về chuyến viếng thăm cấp nhà nước trong Đại lễ đường Nhân dân, là với Lý Khắc Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện và là người đứng đầu chính phủ Trung Quốc. Ông ta bắt đầu bằng cách quan sát rằng Trung Quốc đã phát triển cơ sở công nghiệp và kỹ nghệ, Trung Quốc không còn cần đến Hoa Kỳ nữa. Ông bác bỏ những mối lo ngại của Mỹ đối với các hoạt động không công bằng về kinh tế và thương mại. Ông phát biểu rằng vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu tương lai sẽ chỉ là cung cấp cho Trung Quốc nguyên liệu thô, cung cấp nông sản và năng lượng để Trung Quốc sản xuất các phẩm vật công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng tiên tiến trên thế giới. Sự phách lối của Lý Khắc Cường và các quan chức khác có thể nhằm gợi lên ý tưởng rằng Trung Quốc nắm chủ quyền “của tất cả mọi thứ dưới gầm trời – trong ‘thiên hạ’ – (tianxia)”.
Trung Quốc nhìn thế giới như thế nào và chúng ta nên nhìn Trung Quốc ra sao
Tạp chí "Atlantic", Tác giả: H.R. McMaster, 
Dịch giả: Nguyễn Bá Trạc, Tháng 5-2020

Từ những ngày đầu của Đặng Tiểu Bình vào thời cuối thập niên 1970’s, các giả định chi phối cách tiếp cận của Mỹ trong mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là: Sau khi được chào đón vào trật tự chính trị và kinh tế quốc tế, Trung Quốc sẽ chơi theo luật, mở cửa thị trường và tư nhân hóa nền kinh tế của họ. Khi đất nước trở nên thịnh vượng hơn, chính phủ Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền của người dân và sẽ tự do hóa về mặt chính trị. Nhưng những giả định đó đã được chứng minh là sai.
Trung tướng H. R. McMaster. Nguồn: Newsweek
Lời dịch giả: Tác giả bài viết này là H.R.McMaster, cựu trung tướng quân đội Hoa Kỳ, người thay thế Michael Flynn, trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia thứ 26, phục vụ dưới thời Tổng thống Donald Trump vào tháng 2/2017, rồi từ chức và nghỉ hưu từ tháng 5 năm 2018, sau đó tiếp nhận một công tác học thuật cho Đại Học Stanford từ 2018 đến nay.

Hà Văn Nam là ai, vì sao phải phản đối giam anh?

Ngày 8/5 tới tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ mở phiên tòa xét xử Huệ Như vì tội "gây rối trật tự công cộng" tại trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài, trạm vẫn được ace lái xe gọi là BOT BẨN NHẤT Việt Nam. Vụ án này làm tôi lại nhớ tới Hà Văn Nam (thực ra bình thường tôi vẫn hay nhớ tới anh vì thương anh quá). Hà Văn Nam, Huệ Như cùng nhiều ace khác trong đó có tôi đã trực tiếp tham gia đấu tranh yêu cầu dỡ bỏ trạm BOT này. Nhiều người đã bị bắt giam, riêng anh Nam bị kết án 30 tháng tù. Càng nghĩ càng thấy quá bất công cho anh Nam, cho Huệ Như và các anh chị em đấu tranh khác; nhất là khi nghĩ đến chỉ mới hơn 1 tháng trước, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vẫn tiếp tục có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị dỡ bỏ trạm này. Các báo Công an nhân dân và báo Nhân dân, đại diện cho ngành công an và trung ương đảng, đều đăng lại tin này kèm theo các phân tích ủng hộ... Vậy mà Nam vẫn bị giam, tòa án huyện Sóc Sơn vẫn tiếp tục đưa Huệ Như ra xử. Phải chăng đây là công lý theo cách hiểu của ngành tòa án Việt Nam, khi mà người ta đang định dẹp bỏ tượng nữ thần công lý có từ 6 thế kỷ qua để thay bằng tượng một ông vua phong kiến ? Vua phong kiến thì làm gì biết dùng cân công lý, làm gì biết bình đẳng giữa vua - tôi ? Ý vua là pháp luật, là công lý; trái ý vua nặng thì bị chu di tam tộc, cửu tộc trong đó biết bao nhiêu người vô tội cũng bị chết oan ức ? Chẳng lẽ định thay thế nguyên tắc giết nhầm hay kết án nhầm hơn bỏ sót, bảo vệ doanh nghiệp hơn bảo vệ người dân... của nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng nguyên tắc phong kiến bảo vệ hoàng quyền, bảo vệ ngai vàng của nhà vua là tối thượng ? Từ hôm nay đến phiên xử Huệ Như, tôi sẽ thỉnh thoảng đăng lại những bài liên quan đến trạm BOT BẨN NHẤT Việt Nam này.
Hà Văn Nam là ai, tại sao nhiều người phản đối việc bắt giữ anh?
Thùy Linh, BBC Tiếng Việt 8 tháng 3 - 2019 - "Anh hùng diệt BOT bẩn" Hà Văn Nam không phải là một tài xế mà là chủ của hai doanh nghiệp ở Hà Nội. Anh sở hữu trung tâm giảng dạy tiếng Anh và là giám đốc một công ty chuyên rửa đồ gia dụng. Chị Trần Thị Nhài, vợ anh Nam, nói anh là một người thông minh, hiểu biết, từng đạt giải Nhất tỉnh học sinh giỏi môn Toán, và thủ khoa đại học. "Gia đình cũng lo lắng cho anh Nam, khuyên anh gì cũng vừa phải thôi vì gia đình còn có mẹ già, con nhỏ. Nhưng càng ngày càng phát hiện nhiều, anh ấy càng bất bình, càng đấu tranh. Tôi khuyên anh ấy không nghe," chị Nhài nói.

Hà Văn Nam cùng cụ Lê Hiền Đức đã đi giám 
sát theo dõi nhiều BOT hôm thời gian qua
"Tối hôm 4/3, tôi dặn Nam nhớ đúng giờ đón bà nhé. Sáng 5/3, tôi gọi cháu để nói 'Thôi cháu đỗ ở đầu đường luôn bà ra', nhưng gọi mãi máy của Hà Văn Nam không trả lời." "Sau 8 giờ vợ Nam mới nói là 'Cụ ơi nhà con bị bắt rồi'. Tôi choáng người. Không phải tôi sợ gì đâu. Tôi tức là một, hai là tôi thừa biết đó là âm mưu của chính quyền, móc ngoặc với BOT. Nó sợ Nam đưa tôi đi giám sát BOT, nó mới cố tình bắt Hà Văn Nam đúng 7 giờ 30 sáng 5/3 như vậy," cụ Lê Hiền Đức kể lại với BBC.

Ban dân vận TUHN tự nhận chưa sâu sát vụ Đồng Tâm

Ban dân vận Thành ủy Hà Nội tự nhận chưa sâu sát, nhạy cảm về vụ việc ở Đồng Tâm
28/04/2020 TTO - Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ hôm nay 28-4, Ban dân vận Thành ủy cho rằng đã chưa sâu sát, nhạy cảm tại địa bàn phức tạp, cụ thể là xã Đồng Tâm, Mỹ Đức vừa qua, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân còn hạn chế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc với Ban dân vận Thành ủy Hà Nội - Ảnh: THÀNH CHUNG

Không sử dụng tiền NN đúc tượng vua Lý Thái Tông

Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi sát với Quảng Nam nên được coi như đồng hương với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông là thiếu tướng công an, 2 khóa ủy viên trung ương (XI và XII), 1 khóa Bí thư trung ương (XII)... Tiểu sử lý lịch đỏ chói như thế, đồng hương vĩ đại như thế nên tương lai ông còn lên chức to hơn. Vậy mà tự nhiên đang yên đang lành lại làm ra cú đúc tượng này đúng là ngu xuẩn. Đâm lao đành phải theo lao; ông đành làm dịu dư luận phản đối bằng cách hứa "sẽ chưa xây dựng tượng vào thời điểm này", tức là có thể cứ để đó, chờ sau đại hội ông lên chức to hơn, làm trưởng ban nào đó của Đảng, khi đó TAND Tối cao có Chánh án mới trong khi tượng đài để lâu không làm thì cũng giống như cứt trâu sẽ hóa bùn, coi như biến việc lớn thành nhỏ, rồi từ nhỏ thành không có gì. Đúng là kế sách vẹn toàn. Nhưng ông vẫn ngu ở chỗ lại đèo thêm câu “Việc xây dựng tượng sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà bằng sự đóng góp của cán bộ ngành Toà án". Trời ơi, ở cái nước này tiền lương cán bộ công chức may lắm là đủ sống, quanh năm lại góp nọ góp kia, vừa góp cho Covid xong, rồi họ lấy đâu ra tiền mà đóng góp ? Đóng góp phải theo nguyên tắc tự nguyện; nếu ông cưỡng ép họ đóng thì chắc họ sẽ phải xoay sở, sẽ phải ăn hối lộ... Số án oan sai sẽ tăng lên. Liệu các mục đích của việc đúc tượng có đạt được không ? Lại nhớ Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nhận xét: Việt Nam hiện đang mắc lỗi hệ thống. Tòa án là nhánh yếu nhất trong ba cơ quan quyền lực nhà nước. Mặc dù "Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng". Điều này trái với nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức hành pháp, tư pháp và lập pháp là bình đẳng và giám sát lẫn nhau. Thủ tướng Phan Văn Khải có lần cũng nói giữa mấy anh em cán bộ với nhau sau cuộc họp chính phủ: Án ở ta toàn là án bỏ túi. Tôi không ghét gì ông Bình nhưng trộm nghĩ giá mà ông Bình biết tập trung giải quyết những yếu kém này của ngành tòa án thì tốt biết bao...
Không sử dụng ngân sách Nhà nước đúc tượng vua Lý Thái Tông
28/04/2020 (VTC News) - Tòa án nhân dân Tối cao sẽ không sử dụng ngân sách trong việc đúc tượng vua Lý Thái Tông, nguồn vốn được huy động từ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao - cho biết, đơn vị sẽ chưa xây dựng tượng vào thời điểm này, sau này có xây sẽ sử dụng nguồn vốn huy động từ cán bộ, công chức trong nghành. “Việc xây dựng tượng sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà bằng sự đóng góp của cán bộ ngành Toà án".

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chiều 28/4, Tòa án nhân dân Tối cao (TAND) tổ chức cuộc họp hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông, với sự có mặt nhiều chuyên gia đầu ngành về lịch sử, văn hóa như GS.TSKH Vũ Minh Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc...

Trung Quốc: Nhà máy hoạt động nhưng bán hàng cho ai?

Mỹ và châu Âu có chính sách hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình, nhưng Trung Quốc không áp dụng biện pháp này, một phần vì nợ công quá lớn. Bán hàng ra nước ngoài không được; trong nước không có người mua, ngành bán lẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục lao dốc, kéo theo quá trình phục hồi kinh tế sẽ rất khó khăn. Sợ rằng điều này cũng diễn ra ở VN dù mức độ nhẹ hơn.
Trung Quốc: các nhà máy hoạt động nhưng bán hàng cho ai?
Hàng chục nghìn nhà máy thép, điện thoại, quần áo... tại Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Trung Quốc tưởng như đã trở lại hoạt động kinh tế nhưng doanh nghiệp méo mặt vì không biết bán hàng cho ai. Ở Bắc Kinh, một sinh viên quyết định ngừng mua giày mới. Anh chàng nhân viên bán hàng hủy thẻ tập gym. Một chuyên viên tổ chức sự kiện không còn khả năng đi ăn nhà hàng vì lương bị cắt tới 80%.

Một trung tâm thương mại vắng vẻ ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Theo New York Times, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là cỗ máy tăng trưởng toàn cầu - đang đánh mất khách mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, hoàn toàn không dễ để nước này trở lại với tăng trưởng.

Thịt dần 'biến mất' ở các siêu thị Mỹ

Thịt dần 'biến mất' ở các siêu thị Mỹ
Đại dịch Covid-19 đang đẩy chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ đi đến giới hạn. Các nhà máy đóng cửa một loạt đang khiến Mỹ rơi vào trạng thái nguy hiểm khi các cửa hàng tạp hoá, siêu thị chứng kiến tình trạng thiếu thịt để bán. Trong khi đó, nông dân có thể phải tiêu huỷ hàng triệu con. Mới đây, John Tyson– chủ tịch của Tyson Foods, công ty sản xuất thịt lớn nhất nước Mỹ, cho biết: "Chuỗi cung ứng thực phẩm đang đứt gãy."
Bloomberg: Chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ đứng trên bờ vực 'đứt gãy', thịt dần 'biến mất' ở các siêu thị
Dịch bệnh đang khiến một số cơ sở giết mổ lớn nhất Mỹ - nơi có hàng chục nghìn con được chế biến hàng ngày, phải đóng cửa. Khi các nhà máy ngừng hoạt động, các nhà sản xuất không còn nơi nào để bán các loại gia súc, gia cầm, khiến họ buộc phải tiêu huỷ. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ Mỹ đang thiết lập một trung tâm nhỏ, hỗ trợ nông dân thực hiện các phương pháp xử lý và giúp họ tìm kiếm thị trường khác.

Trật tự thế giới hậu COVID-19: Tẩy chay Trung Cộng

Chiến tranh lạnh Đông Tây do một bên là Mỹ, một bên là Liên Xô dẫn đầu, đã chấm dứt được đúng 30 năm (1991-2020). Giờ đây làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc vốn đã được khởi động từ lúc Tổng thống Trump nắm quyền, nay sẽ được đẩy mạnh rất nhanh. Quá trình này thực chất là tẩy chay, bất hợp tác với Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ phải kiếm các đồng minh mới, trước hết là các nước thuộc Hiệp ước Thượng Hải. Sợ rằng chiến tranh lạnh Đông Tây do một bên là Mỹ, một bên là Trung Quốc cầm đầu, sẽ lại bắt đầu. Trước tiên là chiến tranh lạnh về kinh tế, sau đó sẽ là đối đầu về quân sự. Tương lai loài người sẽ đi về đâu nếu không phải là tận thế ?
Trật tự thế giới hậu COVID-19
Trọng Đức 28/04/2020 • 
Cái giá phải trả cho vụ đầu tư vào Trung Quốc là quá lớn. Thế giới tư bản đã nhận ra rằng những khoản lợi nhuận tăng thêm nhờ nhân công giá rẻ của Trung Quốc về dài hạn là không xứng đáng với việc bị mất bí mật công nghệ cùng nguy cơ phải đóng băng hoạt động dài ngày. Việc Trung Quốc nắm các ngành sản xuất quan trọng như vaccine, thuốc men, dụng cụ y tế đã gióng một hồi chuông cảnh báo tới an ninh quốc gia của Mỹ và Châu Âu. Làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc, vốn đã được khởi động từ lúc Tổng thống Trump nắm quyền, nay đã đạt đến “điểm tới hạn” – không thể quay đầu.Đại dịch COVID-19 đang và sẽ khiến thế giới thay đổi mãi mãi. Những hạt giống của sự thay đổi được gieo xuống nhờ chính quyền Donald Trump đã được đại dịch này đẩy mạnh tiến trình đâm chồi và vươn cao. Trung Quốc sẽ nằm trong trung tâm của cuộc chuyển biến mạnh mẽ này và mỗi nước sẽ buộc phải sắp đặt quan hệ của mình với chế độ Bắc Kinh.

Cậu bé Ấn Độ dự đoán đúng đại dịch từ 8/2019

Tôi cũng đồng ý với cậu bé là nguyên nhân của thảm họa lần này là do nghiệp lực (karma) của nhân loại tích tụ quá nhiều. Chúng ta đã tàn phá môi trường khủng khiếp, đã giết quá nhiều động vật, đã lừa dối lẫn nhau và không biết nhường nhịn nhau... khiến cho nghiệp lực của con người trên toàn thế giới đã tích tụ quá lớn. Theo luật nhân quả, loài người sớm muộn gì cũng phải bị trừng phạt. Trừng phạt có thể là Covid nhưng cũng có thể là những tai họa khủng khiếp bất kỳ khác như sóng thần, động đất và giông tố siêu mạnh từ thiên nhiên, virus siêu nguy hiểm thoát ra từ các lớp băng tan ở hai cực quả đất, các hành tinh khác đâm vào trái đất, hay chiến tranh nguyên tử và chiến tranh vật lý địa cầu... do con người tự gây ra. Thế nên các tôn giáo hay người đời thường nói về ngày tận thế vì như thế.

Cậu bé chiêm tinh Ấn Độ dự đoán chính xác về đại dịch từ tháng 8/2019
Thiện Tâm 26/04/2020 • Ngày 22/8/2019, cậu bé chiêm tinh gia Abhigya Anand 14 tuổi ở Ấn Độ đã có một video đăng trên Youtube, dự đoán chính xác về thảm họa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hiện nay. Trong video đăng ngày 26/3/2020, Abhigya dự đoán rằng thảm họa do virus corona chỉ bắt đầu giảm dần sau ngày 29/5/2020Abhigya Anand có một bảng thành tích đáng nể. Cậu bé hiện 14 tuổi nhưng đã trở thành nhà chiêm tinh trẻ nhất thế giới am hiểu tường tận kinh Vệ Đà và hệ thống y học Hindu truyền thống Ayurveda. Hiện cậu đang thực hiện nghiên cứu Tiến sĩ trong chủ đề Chiêm tinh trong lĩnh vực Tài chính tại Đại học Chiêm tinh Divya Jyothi. Cậu và em gái có một kênh Youtube với hơn 700 video trong đó có 300 video về các dự đoán chiêm tinh. Abhigya Anand đã được trao Giải Thần đồng Thế giới, giải thưởng chỉ được trao cho vài trăm trẻ em trên toàn cầu.
Cậu bé chiêm tinh gia Abhigya Anand
 14 tuổi ở Ấn Độ (Ảnh: Internet)
Trong video clip được đăng tải ngày 22/8/2019, Abhigya Anand dự đoán một thảm họa sẽ xảy ra đối với Trái Đất từ tháng đầu tháng 11/2019 đến cuối tháng 4/2020. Cậu bé cho biết toàn thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh sinh học vào năm 2020, điều mà nhiều người tin rằng chính là sự bùng phát của virus corona. Abhigya dự đoán thảm họa theo kiểu bệnh dịch sẽ diễn ra ở phạm vi toàn cầu, từ châu Á tới châu Âu, châu Mỹ, Ấn Độ và các nước phía tây bắc của Ấn Độ.

Nếu ai đó trao súng cho dân oan...

Nếu ai đó trao súng cho dân oan...
Bác Thái Bá Tân viết chính xác. Đây là mặt tích cực của việc nhân dân được quyền sử dụng vũ khí cá nhân. Thực tế ngay ở nhiều nước dân chủ, dù có chế độ tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật và người dân được tự do biểu tình, nhưng không phải quyền và lợi ích của người dân đã tự động được bảo vệ. Chính vì vậy họ vẫn phải quy định thêm người dân có quyền được sở hữu và sử dụng vũ khí.
Ở VN ngay những quyền đơn giản nhất là quyền tự do bày tỏ chính kiến, quyền lập hội và quyền biểu tình cũng bị cấm thì mong ước của thầy Tân chỉ là giấc mơ hão huyền.

CPI tháng 4 giảm 1,54% so với tháng 3

Đọc tin này tôi hơi nghi ngờ chưa đúng mức vì TCTK cho biết giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 4 chỉ tăng 0,66% so với tháng 3 trong khi tôi là người thường xuyên đi mua lương thực thực phẩm thì thấy giá rất nhiều loại lương thực thực phẩm đã tăng khá mạnh trong tháng tư này. Mặt khác, TCTK cũng cho biết bình quân 4 tháng đầu năm 2020, CPI đã tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tới đây thế giới và VN đều áp dụng các chính sách mở rộng để kích thích kinh tế như dự kiến thì CPI sẽ tăng mạnh hơn nữa. Ngoài ra, nhu cầu bị kìm hãm (dân cắt giảm những tiêu dùng này vì bị buộc phải ở nhà) trong 3 tháng Covid vừa qua sẽ bùng phát trở lại cũng là một nguyên nhân nữa làm CPI năm nay tăng cao. Như vậy, nguy cơ lạm phát khá cao năm nay là rất lớn.
CPI tháng 4 giảm 1,54% so với tháng 3
29/04/2020 Sáng 29/4, Tổng vừa Thống kê vừa công bố, giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước và giảm 1,21% so với tháng 12 năm 2019 và tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2020, CPI tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La cung ứng đẩy đủ hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Biểu tượng nào cho công lý?

Biểu tượng nào cho công lý?
28/04/2020 - Dư luận đang xôn xao về 3 mẫu tượng vua Lý Thái Tông mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đưa ra để tham khảo cán bộ, công chức tòa án. Mục đích lựa chọn mẫu để làm biểu tượng cho công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam. Việc góp ý diễn ra trong 5 ngày từ ngày 23 đến ngày 28/4. Vậy mẫu tượng nào xứng đáng?

Ba mẫu tượng vua Lý Thái Tông được 
đưa ra lấy ý kiến cán bộ ngành tòa án. 
Ba mẫu tượng vua Lý Thái Tông
Việc lựa chọn nhân vật vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét từ ngày 5/2. Ba mẫu tượng vua Lý Thái Tông được đưa ra để góp ý đều hao hao giống tượng vua Lý Thái Tổ ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn. Có khác chăng là ở các tư thế. Mẫu tượng thứ nhất là hình tượng vua Lý Thái Tông tay trái kẹp cuốn Hình thư, tay phải đưa ra vuông góc và chỉ 2 ngón lên trời. Mẫu tượng thứ hai là vẫn tay trái ôm cuốn Hình thư và tay phải chống kiếm. Mẫu tượng thứ ba là tay phải vua ôm cuốn Hình thư còn tay trái giơ cao chiếc cân có hai đĩa lên.

Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng

Việt Nam luôn luôn có những con người như thế... Và nhờ có họ, đất nước mới trường tồn đến ngày hôm nay.
Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng
Tuấn Khanh - Trải qua cuộc nội chiến, phía Bắc vẫn ca ngợi những anh hùng của mình. Miền Nam cũng có những anh hùng trong trí nhớ của người dân. Đó là lịch sử. Và lịch sử thì sừng sững, có thể được nhìn từ nhiều hướng nhưng không ai có thể vin vào lý lẽ nào để xóa đi. Dưới đây là chuyện kể của bà Kim Hoàng, vợ của tướng Lê Văn Hưng, mở ra một góc khuất của lịch sử. Xin đặt lại nơi đây, nhân tưởng niệm 45 năm cuộc tương tàn.

Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ. "

Chuyện buồn người Vợ Tù

Lưu để nhớ ngày 30/4. Mong ngày đất nước sớm có ngày hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự.
Chuyện buồn người Vợ Tù
Tôi trở về nhà với một thân xác rã rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng gì, mắt mở to mà không nhìn thấy gì. Tôi đã phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần. Rất may cho tôi và các con là lúc đó tôi có một cô em và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận tình.
Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hàng chữ “Người nhận đã chết. Trại yêu cầu hoàn.” Đến bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi. Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nhìn bốn đứa con ngồi ăn ngon lành với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại, nước mắt tôi lại chảy như mưa. Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản “phạm nhân chết”.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

'Trung Quốc vớ phải Trump là đáng đời'

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và châu Âu đã bỏ qua một số gian lận nào đó của Trung Quốc trong thương mại, vì cho rằng khi Trung Quốc giầu có hơn (nhờ thương mại và cải cách kiểu tư bản chủ nghĩa) nước này sẽ cởi mở hơn về mặt chính trị. Rõ ràng “Bắc Kinh thay vì cải cách và mở cửa, thì đã và đang đóng cửa”. Thay vì Trung Quốc giàu có hơn và trở thành bên liên quan có trách nhiệm hơn trong thế giới toàn cầu hóa, thì họ lại quân sự hóa nhiều hơn, nhất là tại các đảo ở Biển Đông để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Tất cả chiêu thức của Trung Quốc từ trợ giá, bảo hộ, lừa đảo các quy định thương mại, ép buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ những năm 1970 dần trở thành mối đe dọa ngày càng lớn. Chắc chắn Mỹ và châu Âu sẽ không thể để Trung Quốc tiếp tục làm giầu và hành xử phi lý như hiện nay. Và chắc chắn Trung Quốc sẽ sớm khủng hoảng nếu Mỹ và nhiều nước khác đồng loạt  chuyển dịch hoạt động sản xuất của họ sang chuỗi cung ứng “ABC”, tức Anywhere-But-China (Bất kỳ đâu, trừ Trung Quốc).
'Trung Quốc vớ phải Trump là đáng đời'
Thomas Friedman - Donald Trump không phải là Tổng thống Mỹ đáng có nhưng chắc chắn ông ta là Tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải chịu", nhà bình luận Thomas Friedman của The New York Times viết. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh cách tiếp cận cứng rắn của ông với Trung Quốc sẽ có lợi cho Mỹ. 

Bản năng của Trump - cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, trước khi nước này trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp - là rất chính xác. Và phải cần tới một quả "thần công nhân đạn tàn phá" như Trump mới buộc Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này, hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào.