Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

D. Trump sẽ công bố 'mở cửa trở lại' nền kinh tế Mỹ

Đúng là chuyện khác người của nước Mỹ. Cân nhắc giữa: (i) dừng nền kinh tế để chống dịch với thiệt hại cực lớn cho nền kinh tế hay (ii) vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch và chấp nhận dịch tồn tại ở mức chấp nhận được, D. Trump đã quyết định chọn giải pháp sau (ii) theo nguyên tắc hài hòa giữa cả hai mục tiêu. Điều này cũng tương tự như khi phải lựa chọn giữa nhiều mục tiêu xung đột nhau (ví dụ giữa lạm phát và thất nghiệp; tăng trưởng và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế...). Nhờ sự mạnh mẽ của Trump, mặc dù tình hình kinh tế Mỹ đang rất khó khăn nhưng chỉ số các chứng khoán đang tăng lên mạnh mẽ. Cụ thể số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hai tuần qua gấp khoảng 10 lần so với kỷ lục trước đó và có lẽ số liệu chưa phản ánh đầy đủ vì hệ thống xử lý của chính phủ quá tải. Hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa vô thời hạn. Những gì đang diễn ra cho thấy nguy cơ sẽ có một Đại suy thoái nữa đang và sẽ diễn ra ở Mỹ... Tuy nhiên, đến khép phiên ngày 9/4, S&P 500 đã tăng 25% so với hôm 23/3. Tính chung cả tuần đến 9/4, S&P 500 tăng 12,1%, mức tăng trong một tuần cao nhất kể từ năm 1974, tức là S&P 500 đã cao hơn so với 11 tháng trước. Đồ thị cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hình chữ V của thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua. Nghịch lý ở đây là tin tức kinh tế càng xấu thì tương lai càng sáng vì các nhà đầu tư tin chắc can thiệp của chính quyền sẽ càng mạnh. Thực tế các nhà đầu tư chứng khoán đang đặt cược rằng các can thiệp mạnh mẽ từ Washington và việc Fed bơm thêm 2.300 tỷ USD sẽ đủ để các doanh nghiệp lớn sớm trỗi dậy nên lợi nhuận dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng. Đây là điều hay nguyên lý "nhà đầu tư biết điều mà hàng triệu người đang đối mặt thất nghiệp không biết". Chắc chắn kinh tế hiện tại càng khó khăn thì chính phủ liên bang càng bơm tiền nhiều; kinh tế sẽ càng sớm khởi sắc. Thất nghiệp tăng cao chóng mặt thì càng thuận lợi để thị trường chứng khoán phát triển vì nó càng làm tăng áp lực chính trị lên Quốc hội để tăng cường các biện pháp giải cứu, bổ sung thêm cho gói 2.000 tỷ USD đã thông qua. Đây đúng là những nghịch lý "lô gíc" trong kinh tế học. Dĩ nhiên đấy là ở Mỹ, một nước rất giầu và người dân có niềm tin. Còn ở VN... !!!
D. Trump sẽ công bố kế hoạch 'mở cửa trở lại' nền kinh tế Mỹ
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết: “Tôi sẽ phải đưa ra quyết định và tôi hy vọng đó sẽ là một quyết định đúng đắn. Mặc dù vậy, đây vẫn sẽ là quyết định lớn nhất mà tôi thực hiện.”.
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ sớm công bố các thành viên trong một hội đồng có nhiệm vụ tập trung vào quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế của nước này sau khi đại dịch COVID-19 qua đi. Đây được xem là nhóm chuyên trách thứ hai của Tổng thống Trump trong thời điểm Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của COVID-19.

VN thiếu máu hiến, tại sao định xuất khẩu huyết tương?

Vẫn đề là VN không tự do ngôn luận, không công khai minh bạch và không có giám sát đúng nghĩa nên không biết những giải thích như trong bài dưới đây đúng hay sai, có thật là "xuất khẩu nguồn huyết tương đạt chuẩn sang các nước châu Âu để sản xuất các chế phẩm (mà Vn chưa sản xuất được). Sau đó, chế phẩm được chuyển về lại trong nước để sử dụng trong điều trị...", hay xuất để lấy ngoại tệ làm việc khác.
Việt Nam thiếu máu hiến, tại sao tính chuyện xuất khẩu huyết tương?
Nguyên Mi 11/04/2019 Trước thông tin Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM có thể xuất khẩu huyết tương, nhiều người đặt câu hỏi: “Các bệnh viện, ngân hàng máu ở Việt Nam luôn thiếu máu hiến. Vậy sao lại xuất khẩu huyết tương?”.

Các bệnh viện, ngân hàng máu ở Việt Nam luôn
 thiếu máu và kêu gọi người hiến máu, Nguyên Mi
Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM là ngân hàng máu đầu tiên của Việt Nam vừa đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices - thực hành sản xuất tốt) châu Âu.

“Think Week”, tuần lễ suy niệm của Bill Gates

Những cuộc tĩnh tâm, thiền định hay suy niệm rất cần thiết cho mỗi người, trong đức tin tôn giáo hay bằng tâm thức của chính mình. Dành đôi chút thời gian trong những tuần lễ an trú giữa cơn dịch bịnh hiện nay để thực hành điều này ắt cũng chẳng quá khó khăn. Nhìn lại những điều đã qua, chiêm nghiệm về ý nghĩa và những giá trị đích thực của đời sống. Hay gần gũi hơn, là nhìn nhận lại hành vi, thái độ, những ứng xử của mình trong mối quan hệ với và giữa con người. Một cách tích cực, bình tâm và tử tế hơn.
“Think Week”, tuần lễ suy niệm của Bill Gates
Nhã Duy - 11-4-2020 Từ những năm giữa thập niên 1980, một chàng thanh niên trẻ tuổi ngoài 30, một trong những bộ óc siêu phàm của nhân loại, hiện là người trong nhóm giàu có và quyền lực nhất thế giới, đã bắt đầu thực hành một thói quen cho đến nhiều năm sau.How to do a Think Week Like Bill Gates - Runaway Suitcase
Chàng thanh niên đó đã ẩn mình trong một cabin để suy nghĩ, tìm ra những sự khai phá cho chiến lược kinh doanh của tập đoàn mình, những phát kiến kỹ thuật mới mẻ. Và hơn hết, là những giải pháp nhân đạo, hiệu quả cho nhân loại, cho thế giới về sau này. Đó là tỉ phú Bill Gates, nhà sáng lập hãng Microsoft.

Con quan du học ko về: Thu hồi 200% kinh phí là...đúng?

Nguyên tắc hoạt động cao nhất của một xã hội là thượng tôn pháp luật. Nếu Quy định "đi du học mà không về địa phương phục vụ thì phải trả lại 200% tiền ngân sách" không vi phạm luật của nhà nước thì cứ theo đúng Quy định đó mà thực hiện. Số tiền này chính tiền thuế của dân. Chính quyền sử dụng thế nào phải đúng luật, hợp tình hợp lý và minh bạch. Nếu đối tượng nào không trả thì phải có biện pháp cưỡng chế. Phát ngôn như ông Phạm Thanh Hải, nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trong bài này thực chất là phát ngôn của những tên "Chí Phèo" thời nay ! Đảng viên hành xử như thế bảo sao người dân không chửi bố chúng lên, không bảo quan chức, đảng viên gì chúng nó, chỉ là một lũ cướp ngày ! Sợ rằng sau một hồi cãi lộn, ông Hải chẳng tốn đồng nào, chỉ bị kỷ luật mất đi cái chức "nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi". Thế nên từ lâu tôi vẫn nhận xét trên Blog này, chính sách du học bằng tiền thuế của dân không phù hợp với VN và chắc cũng không có ở các nước văn minh. Không thể có chuyện dân nghèo đóng tiền để các ông quan chức dùng tiền đó đưa con cháu đi du học. Cần xóa bỏ ngay chính sách rất sai lầm này.
Con quan du học không về: Thu hồi 200% kinh phí là...đúng?
(Tin tức thời sự) - Theo ông Đoàn Dụng, những trường hợp đi du học bằng tiền ngân sách nhưng không về địa phương làm việc sẽ bị thu hồi 200% kinh phí. 
Quyết định nếu đi du học mà không về địa phương phục vụ thì phải trả lại 200% tiền ngân sách có từ năm 2013 chứ Sở Nội vụ không làm sai".

Ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi (ảnh nhỏ), người ký 4 quyết định yêu cầu bồi hoàn. Ảnh: Dân Việt

Tân giám đốc CA Thái Bình vs vợ chồng Đường Nhuệ

Bài này được khá nhiều bình luận; tất cả các bình luận đều lên án cặp vợ chồng Đường - Dương. Nhiều bình luận phân tích 2 hiện tượng: (i) Xã hội đen tham gia vào việc đấu thầu đất đai và kinh doanh bất động sản, và (ii) Lãnh đạo chính quyền và công an tỉnh đã làm ngơ để cặp vợ chồng này lộng hành trong 10 năm qua. Dư luận cũng cho rằng bắt cặp vợ chồng này vì lý do hành hung người khác chỉ là cái cớ ban đầu.
Tân giám đốc Công an Thái Bình vs vợ chồng Đường Nhuệ
Lê Xuân Thọ 10-4-2020 - Chiều nay 10/4, Công an Thái Bình phát đi thông báo truy nã toàn quốc đối với ông Nguyễn Xuân Đường (còn gọi là đại gia Đường Nhuệ) vì đã bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt các quyết định khởi tố và bắt giam vào ngày 9/4 với tội danh “Cố ý gây thương tích”. Đó cũng là tội danh mà bà Nguyễn Thị Dương, vợ ông Đường, cùng 2 người khác, đã bị Công an Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 7/4.
Chien tich 'choi troi' cua dai gia Nguyen Xuan Duong o Thai Binh hinh anh 1 11a_bwzh.jpg
Vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương.
Vụ bắt giam đại gia bất động sản này làm rúng động dư luận Thái Bình. Khi vỏ bọc doanh nhân thành đạt hay làm từ thiện vừa bị rụng xuống, người ta thấy hiện nguyên hình ngay cặp vợ chồng giang hồ, hống hách, tàn bạo làm khiếp vía dân lành Thái Bình cả thập kỷ qua.

Đôi điều suy nghĩ về một bức ảnh

Sáng nay mình có đưa bức ảnh này lên Blog trong bài "Bản chất của người Việt thời nay là gian và tham". Đưa chỉ là tình cờ vì thấy ảnh thú vị chứ không biết đây là đại gia Nguyễn Xuân Đường vừa bị bắt hôm qua. Đáng ngạc nhiên là cặp vợ chồng đại gia khủng này bị bắt mà các trang mạng mình vào không thấy đưa tin, chỉ vài tin lác đác. LS Trai nhận xét "Vợ chồng ông này bị bắt và phải đối diện với việc điều tra hình sự, nhưng xem ra họ đang phải đối mặt với cả một hệ thống mà rất thiếu cơ chế bênh vực. Báo chí đưa tin một chiều xoáy vào những sai phạm, không có ý kiến của vợ chồng ông ta hoặc thẩm định những người liên quan". Điều này quá bình thường trong các chế độ không có tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật và tự do báo chí. LS Trai cũng phân tích "nhìn bức tranh trên tường thì thấy dường như họ đang bắt tay gặp gỡ với lãnh đạo nhà nước". Điều này cũng đúng vì ảnh chụp tại phủ chủ tịch nước. Nhìn ảnh tôi đoán vị lãnh đạo bắt tay bà Dương là bác Trương Tấn Sang, chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2015. Ở VN, doanh nhân quan hệ chặt chẽ với quan chức chính quyền cũng là điều quá bình thường (nhưng ở xã hội văn minh thì rất không bình thường); dư luận còn thường bàn tán về các mức giá khi muốn được quan chức chính quyền tiếp và chụp ảnh cùng.
Đôi điều suy nghĩ về một bức ảnh
fb LS Ngô Ngọc Trai 11-4-2020 - 
Thấy đâu đó trên mạng hình ảnh nhân vật mà báo chí đang ồn ào mấy hôm nay, một đại gia bị bắt thấy nói liên quan đến đánh người gây thương tích. Tôi có cảm nhận như sau:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Vợ chồng Dương Đường đã bị bắt. Ảnh: internet
1. Vợ chồng ông này bị bắt và phải đối diện với việc điều tra hình sự, nhưng xem ra họ đang phải đối mặt với cả một hệ thống mà rất thiếu cơ chế bênh vực. Báo chí đưa tin một chiều xoáy vào những sai phạm, không có ý kiến của vợ chồng ông ta hoặc thẩm định những người liên quan, để nêu sự việc theo một khía cạnh ngôn ngữ khách quan trung dung hơn.

Mỹ vật lộn với Covid-19 và bàn cờ địa chính trị

Mỹ đang vật lộn với Covid-19 và bàn cờ địa chính trị 
“Tuần này sẽ là thời điểm Trân Châu Cảng, thời điểm 11/9” (Jerome Adams).
Nguyễn Quang Dy - Covid-19 đã bất ngờ tấn công loài người, làm sống lại bóng ma Trân Châu Cảng. Dù nó là sản phẩm của tạo hóa hay nhân tạo, thì tất cả các nước gồm siêu cường Mỹ và Trung Quốc đều là nạn nhân của thảm họa với những tổn thất nặng nề. Covid-19 tuy vô hình nhưng có thể vô hiệu hóa tàu sân bay USS Theodore Rousevelt và làm cho thế giới khủng hoảng.
Cửa hàng ở thành phố York, Anh Quốc, vắng vẻ vì dịch Covid-19, ngày 31/03/2020.
Ánh sáng cuối đường hầm

Tổng thống Trump nói tại cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng (4/4): “Tuần này chắc sẽ là tuần khó khăn nhất… nhưng đã thấy ánh sáng tại cuối đường hầm”. Bây giờ ông Trump ủng hộ nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu như ông Anthony Fauci (Giám đốc viện NIAID) và bà Deborah Birx (điều phối nhóm đặc nhiệm về Covid-19 tại Nhà Trắng).

Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ

"Mối nguy lớn nhất không phải là đến từ toà nhà công sở mà là từ các nhân viên ốm bệnh. Nếu như một người bị ốm bệnh, người đó có thể làm lây lan mầm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, khi họ chạm vào các bề mặt hoặc tiếp xúc gần với các đồng nghiệp khác. Ngay cả khi họ ngồi ở bàn riêng thì mầm bệnh cũng có thể lây lan qua việc bay trong các hạt li ti mà họ làm bắn ra, là những hạt sẽ đậu xuống các bề mặt và gây lây nhiễm."
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Lu-Hai Liang - Các nhà nghiên cứu đã cho thấy là các loại mầm bệnh, virus, vi khuẩn lân lan dễ dàng nơi văn phòng. Chỉ cần có một diện tích nhỏ trên bề mặt nào đó trong văn phòng bị lây nhiễm, virus có thể lan ra toàn bộ nơi làm việc chỉ sau vài giờ. Bạn có lẽ đã quá quen với chu kỳ này: vào mùa, chứng ốm bệnh sẽ lây vòng quanh. Một người tới nơi làm việc, hắt hơi hoặc ho, làm loại virus nào đó mà họ đang mang trong mình lây sang các đồng nghiệp. Và việc này sẽ tiếp tục xảy ra. Thế là mọi người lần lượt thay phiên nhau ốm.
Trên toàn thế giới, hàng triệu người đã rời bỏ văn phòng, nơi có những chiếc bàn, ghế được sắp đặt cẩn thận, những ánh đèn huỳnh quang, những máy photocopy chạy rầm rầm, bởi chính phủ các nước đang yêu cầu nhân viên làm việc từ nhà. Đây là những biện pháp nhằm nỗ lực chặn mức lây lan của virus corona chủng mới; người lao động được coi là an toàn hơn khi thực hiện cách ly tại nhà, và tránh việc gom lại thành nơi đông người nơi công sở, qua đó giảm bớt tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Hoàn cầu Thời báo 'ngạo nghễ': Thế kỷ Mỹ đã chấm dứt


Hoàn cầu Thời báo của ĐCSTQ 'ngạo nghễ': Thế kỷ Mỹ đã chấm dứt
Hoàn cầu Thời báo - Hầu hết mọi người không thể mường tượng được rằng cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 là sự kiện toàn cầu đầu tiên không do Hoa Kỳ lãnh đạo kể từ năm 1941. Vào năm 1941, Hoa Kỳ là một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống phát xít trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến toàn cầu hiện nay chống lại một kẻ thù vô hình, Hoa Kỳ gần như không thể tự bảo vệ mình. Lẽ ra Hoa Kỳ nên chuẩn bị tốt hơn cho cuộc bùng phát, xét rằng virus corona đổ bộ vào nước này sau khi tràn qua Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Iran, Ý, Pháp, Đức và Anh.
Thế kỷ Mỹ đã chấm dứt
Chính quyền Trump đã quá tự tin một cách vụng về. Họ nói dối về đại dịch, bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để ngăn chặn virus, và hiện đang cố đổ lỗi cho những nước khác. Hiện tại, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về số trường hợp lây nhiễm, với tổng số tử vong lớn hơn con số gây ra bởi các cuộc tấn công 11/9. Theo Giáo sư Stephen M. Walt, qua đại dịch này người ta có thể tuyên bố về "cái chết của năng lực Mỹ."

'Khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái 1929-1933'

'Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái những năm 1930'
10 tháng 4 2020 - Ba phần tư số người lao động trên thế giới phải đối mặt với việc chỗ làm đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn, LHQ nói. Đại dịch corona sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên 'vô cùng tiêu cực' trong năm nay, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo. Bà Kristalina Georgieva cho biết thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Lệnh phong tỏa do các chính phủ đặt ra đã buộc nhiều công ty phải đóng cửa và sa thải nhân viên.
Đầu tuần này, một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết 81% lực lượng lao động trên thế giới gồm 3,3 tỷ người đã phải đối mặt với nơi họ làm việc bị đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn vì vụ dịch. Bà Georgieva, giám đốc điều hành của IMF, đã đưa ra đánh giá ảm đạm của mình trước cuộc họp của IMF và World Bank vào tuần tới.

VN đàm phán vay $1 tỷ bù đắp thâm hụt NS do Covid-19

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ hôm qua 10/4, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: "Với nguồn lực dự trữ của Việt Nam hiện nay trên 84 tỷ USD, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô". Trong số 84 tỷ USD đó chắc chắn một một tỷ lệ là tiền sử dụng ngay được hoặc sắp tới hạn. Do đó nếu đàm phán vay được với lãi suất rất thấp và điều kiện rất ưu đãi thì có thể vay; còn nếu phải vay với lãi suất cao thì nhất định không vay. Bài học quá khứ cho thấy tiêu tiền tự có hiệu quả hơn tiêu tiền vay. Cầm tiền vay, các quan chức chính phủ và doanh nghiệp nhà nước thường nghĩ đây là tiền chùa, cứ tiêu xài thoải mái không cần trả nợ.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Việt Nam đàm phán vay $1 tỷ bù đắp thâm hụt ngân sách do Covid-19
10/04/2020 - Hôm 10/4, Việt Nam cho thấy có kế hoạch vay 1 tỷ đô la từ các tổ chức quốc tế trong năm nay vì dự báo rằng mức thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. “Đối với các đề xuất từ một số tổ chức quốc tế (IMF, WB, ADB...), Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất. Dự kiến có thể vay với chi phí thấp khoảng 1 tỷ USD”, Bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng phát biểu, nêu phương án tài chính tổng thể trước đại dịch trong cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 10/4.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
chủ trì cuộc họp trực tuyến hôm 10/4/2020.
Dự kiến thâm hụt hơn 5 % GDP
“Khả năng bội chi ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm khoảng 1,5-1,6%. Tức là ở mức 5-5,1% GDP”, Bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng dự báo. Trang Chính phủ cho biết “với phương án tích cực nhất” (dự kiến dịch kết thúc trong quý II/2020), thu ngân sách Việt Nam có thể ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỷ đồng trong năm nay, trong đó thu ngân sách Trung ương giảm khoảng 100.000-110.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương giảm 40.000 tỷ đồng.

Đáng khen: VN đã hành động tử tế với Mỹ trong đại dịch

Đúng là lãnh đạo VN đã hành động rất đáng khen vì đã nhanh chóng hợp tác với Mỹ chống đại dịch ở Mỹ bằng cách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa chống dịch để xuất khẩu sang Mỹ. VN có thể làm được điều trên vì đại dịch cơ bản đã được ngăn chặn ngay từ đầu ở VN nên nhu cầu hàng hóa chống dịch của VN không quá lớn (có tin cho là đa số người VN đã được tiêm phòng vắc xin BBG ngay từ bé và vắc xin này có tác dụng chống Corona nên ít người Việt bị nhiễm Covid-19). Tuy nhiên báo chi VN nên phân tích rõ đây là VN làm hàng xuất khẩu sang Mỹ; cả hai nước đều có lợi chứ không chơi trò lập lờ viết cứ như là VN viện trợ hay cứu trợ nước Mỹ.
Chuyên gia: Việt Nam 'đừng sai lầm như đối thủ', hãy 'thoát Trung'
10/04/2020 Khánh An-VOA - Cách làm “vô nhân đạo” của Trung Quốc đang khiến cho cả thế giới “chấn động”, nhất là hành động thu gom tích trữ vật liệu y tế, rồi bán lại các thiết bị không đạt chuẩn cho các quốc gia đang điêu đứng vì dịch bệnh, đã khiến cho thế giới phải xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh. “Tôi nghĩ đây là một cơ hội”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói. “Nếu lãnh đạo ở Hà Nội phân tích những sai lầm của Bắc Kinh để không phạm vào những sai lầm đó thì tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải công khai hóa mọi dữ kiện để cho thấy thống kê và cách nhận định tình hình của chúng tôi là khả tín”.
Du khách Trung Quốc đi xích lô tham quan Hà Nội.
Lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất nhanh từ Việt Nam sang Mỹ đang trở thành đề tài tranh luận trong cộng đồng người Việt về “công trạng” thực sự là của ai trong việc tiếp ứng thiết bị y tế cho nước Mỹ giữa đại dịch. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại nhìn thấy đây là bước khởi đầu của cơ hội “ngàn năm có một” để quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi chiếc bóng của người láng giềng khổng lồ lâu nay đã kìm kẹp mọi lĩnh vực của Việt Nam.

Bản chất của người Việt thời nay là gian và tham

Bản chất của người Việt thời nay là gian và tham; điều này rất đúng dù trước kia dân tộc ta không phải thế ! Đó là thành tựu tuyệt vời của nền giáo dục và nền kinh tế XHCN trong hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn với người Việt, tức là đa số người nước ngoài làm việc được với dân tộc VN cũng đều là loại gian và tham. Thực tế cho thấy rõ điều này. Bảo sao dù trong bụng luôn luôn chửi dân tộc Việt gian và tham, ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo và làm như mèo mửa, nhưng mỗi khi mở mồm chúng đều không ngớt lời khen hết cỡ cho dân tộc này sướng.
NGƯỜI VIỆT NAM GIAN VÀ THAM
Trần Đình Nam - Tôi năm nay 60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập … Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quý trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quý, là Lương tâm Nhân loại …(!) và luôn ép người khác khen mình. 

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Hội Nhà báo ăn xin, ko cần biết người cho đang đói ?

Cách quản lý con người của các chế độ chuyên chế là cứ phải để cho chúng nó đói thì chúng mới nghe lời. Nhà báo, đại tá công an Nguyễn Như Phong, cựu TBT báo Time Petro, đã tổng kết bằng một câu chua xót: “Làm báo quốc doanh là như con chó ấy”. Khi đám nhà báo đã phải ngửa tay xin Chính phủ tiền thì Chính phủ bảo viết gì chúng chẳng phải viết. Cho nên không trách được người dân cả nước có hiểu biết một chút thì ai cũng chửi báo chí quốc doanh là một bọn đĩ bút, chuyên nghề viết báo bưng bô...
Hội Nhà báo ngửa tay đi xin, không cần biết người cho đang như thế nào
Bá Tân 9-4-2020 - Hội Nhà báo vừa tỏ ra có trách nhiệm với hội viên bằng cách… đi xin. Giá như mọi thứ hội (Việt Nam hiện có cả rừng hội, số lượng hội đông như quân Nguyên), làm theo cách của Hội Nhà báo, thì đội ngũ đi xin tràn ngập ngoài đường, lệnh cách ly của chính phủ coi như vỡ trận.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban tuyên giáo 
Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Thuận Hữu
Giá như các loại Hội đồng loạt đi xin theo cái cách của Hội Nhà báo, chính phủ không còn thời gian làm việc, kể cả chỉ huy chống dịch cũng phải gác lại, phải làm thêm ngoài giờ, may ra chính phủ mới có thể đáp ứng được nhu cầu của đội quân đi xin đang sắp hàng dài vô tận.

Dạy học trực tuyến ở nông thôn còn bộn bề gian khó

Dạy học trực tuyến ở nông thôn còn bộn bề gian khó
09/04/2020 Việc học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 kéo dài, học sinh đã ngán, phụ huynh đã chán, giáo viên càng chán hơn. Phần lớn giáo viên đều muốn đi dạy lại càng sớm càng tốt. Vì vậy khi nhà trường tổ chức tập huấn dạy trực tuyến thầy cô giáo đều ủng hộ, cố gắng vượt qua khó khăn để thực hiện; chỉ một mình thầy cô là không đủ, cần có sự chung tay của cả phụ huynh và học sinh.

Còn có những địa phương học sinh 
gặp khó khăn trong việc học trực tuyến
Sau khi gửi thông báo qua Vnedu, hệ thống loa phát thanh địa phương, thế nhưng tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến vẫn không đạt mong muốn của thầy cô giáo. Tại sao vậy? Về phần mình thầy cô giáo đã làm rất tốt, thế nhưng thực tế là muôn ngàn gian khó với dạy trực tuyến ở nông thôn, cái khó thuộc về học trò. 

Người Mỹ hỏi: Tại sao VN không có ai chết vì Covid ?

Tôi đã có một số lần bình luận sự khác nhau của VN và các nước Phương Tây. VN đặt ổn định, được việc... làm mục tiêu quan trọng nhất, sẵn sàng chấp nhận chi phí cao, hy sinh nhiều để duy trì ổn định hoặc đước việc. Phương Tây lấy hiệu quả (phát triển) làm mục tiêu quan trọng nhất, làm gì cũng phải so sánh hiệu quả = lợi ích thu được - chi phí bỏ ra. Nếu hiệu quả âm thì kiên quyết không làm; vì là sẽ bị đối thủ chính trị lợi dụng phê phán. Do đó khi dịch bệnh mới phát sinh, các nước phương Tây cho rằng có thể khống chế dịch bệnh dễ dàng nên không muốn tốn tiền ngăn chặn ngay từ đầu. Chính vì dự báo sai, tiết kiệm chi phí nên số người chết ở các nước phương Tây cao, trong khi ở VN chưa có. 
Thắc mắc của người Mỹ: Tại sao VN không có ai chết vì Covid ?
fb Thiên Nhân Tạ - Đó là tiêu đề bài báo đăng ngày 6/4/2020 trên tờ Liberation-Mỹ. Tờ báo này không ngại nói ra hết những gì thật nhất , chuẩn xác nhất chứ không lấp liếm hay đánh tráo khái niệm như một số bài báo của Tây Âu. Sau đây mình xin phỏng dịch nguyên văn bài báo này để các bạn tiện tham khảo , nếu ai rành tiếng Anh thì đọc bản gốc nhé ! Bài báo tạm dịch như sau :
Khi sự bất tài của chính phủ Hoa Kỳ được thể hiện đầy đủ bởi cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều người đang tìm đến các nước khác trên thế giới một cách chính đáng để thay thế cho cách tiếp cận lợi nhuận đầu tiên của chính quyền Trump. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nổi bật như một ví dụ về cách ứng phó hiệu quả với đại dịch. Việt Nam, nơi có chung biên giới với Trung Quốc và cách nơi dịch bệnh lần đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán, đã vượt qua tỷ lệ cược dốc trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19. Tính đến ngày 6 tháng 4, chính phủ Việt Nam đã báo cáo 245 trường hợp được xác nhận với 95 trường hợp phục hồi và không có trường hợp tử vong.

Phép thử của tình yêu

Tâm sự đầy xúc cảm, đầy tình người nồng nàn & ấm áp với tình thương yêu dâng trào. Đọc xong mình lại nhớ tới mấy câu như: "ở đâu sống được thì đấy cũng là quê hương"; "bây giờ ai cũng có thể trở thành công dân toàn cầu" và "Chúng ta không an toàn ở bất cứ đâu cho tới khi mọi người trên toàn thế giới được an toàn"...! Chỉ tiếc là đọc xong cũng man mát buồn vì không hiểu tại sao phụ nữ VN lấy chồng ngoại quốc nhiều thế. Phụ nữ nghèo, học hành không có thì lấy chồng Hàn, chồng Đài, chồng Tàu... Phụ nữ thông minh, giỏi giang, "có điều kiện", thì lấy chồng Âu chồng Mỹ; thậm chí có chồng Việt rồi nhưng gặp phải ông Tây giầu sang tài giỏi thì sẵn sàng bỏ chồng theo Tây. Phải chăng phụ nữ Việt "có điều kiện" thời nay chỉ nghĩ tới mỗi chữ tiền ? Tác giả bài này lúc đầu cũng đã có ý định bỏ mặc chồng và con trai ở Jakarta, con gái ở Munich để chuồn về Sài Gòn một mình (cô viết "tôi muốn về Việt Nam"). Đã thu xếp đồ đạc vào vali chuẩn bị về Sài Gòn, nhưng rồi băn khoăn "một khi quyết định rời xa chồng con, không biết khi nào chúng tôi có thể đoàn tụ" và nghĩ ra nhiều lý do, kể cả lý do trời ơi như "các trung tâm cách ly ở Việt Nam đang ngày càng quá tải" để cuối cùng ở lại... Buồn cho nhân tình thế thái thời nay.
Phép thử của tình yêu
Nguyễn Phan Quế Mai - Trong nhiều tuần qua, tôi sống trong lo lắng và sợ hãi. Jakarta, thành phố tôi ở, dần trở thành tâm dịch Covid-19 của Indonesia và châu Á.
Nguyễn Phan Quế Mai, Nhà thơ, 9/4/2020
Số người chết tăng lên hàng ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng số người nhiễm nCoV cao hơn số được công bố rất nhiều. Bạn bè tôi chia sẻ về việc họ bị sốt, ho, nhưng không thể tìm được nơi xét nghiệm. Bệnh viện quá tải và đã có 18 bác sĩ qua đời vì Covid-19. Từ Việt Nam, cha mẹ tôi liên tục gọi điện hỏi thăm, thúc giục tôi về nước khi vẫn có khá nhiều chuyến bay qua lại, "chỉ hơn hai tiếng là đặt chân xuống Sài Gòn". Lúc đó, chính phủ Việt Nam chưa có quyết định cách ly tập trung. Khi tôi trao đổi với gia đình về nỗi lo sẽ mang nguy cơ lây nhiễm đến bố mẹ, chị dâu nói sẽ dành một căn hộ trống cho tôi ở.

Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi

Tôi rất đồng tình với nhận xét này: "Không một đất nước nào, kể cả Mỹ, trong nỗ lực chỉ thuần túy mang tính quốc nội có thể vượt qua virus. Những nỗ lực nhằm đối phó với tính cấp thiết của thời điểm này cần phải kết hợp với tầm nhìn và chương trình hợp tác trên toàn cầu. Nếu chúng ta không thể đồng thời làm cả hai việc, chúng ta sẽ phải đối mặt với điều tồi tệ nhất của từng việc đó". Mặt khác tôi cũng đồng tình với quan điểm phải bảo vệ các nguyên tắc của trật tự thế giới tự do; tiếp tục thúc đẩy xu hướng hội nhập và phát triển, coi thương mại và sự di chuyển của người dân trên toàn cầu là động lực phát triển như 25 năm qua. Đáng tiếc là xu hướng này đang bị đảo ngược kể từ khi D. Trump lên nắm quyền và nhất là từ khi đại dịch Covid-19 nổ ra. Đọc xong bài này vẫn không hiểu TS Kissinger muốn nói trật tự thế giới sẽ thay đổi mãi mãi theo hướng nào ? Ông này rất nổi tiếng trong chiến tranh VN và là người đạo diễn quá trình bình thường hóa quan hệ Trung Mỹ, qua đó TQ đã nhận được sự giúp đỡ quá lớn của Mỹ và các nước phương Tây để trở lên hùng mạnh như ngày nay. Tôi không ưa ông này; ông nói phét rất giỏi nhưng làm thì thường thất bại hay gây tác hại cho thế giới và nước Mỹ.
Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi
Tác giả: Henry A. Kissinger; Phạm T. Sơn dịch
Bầu không khí kỳ dị của đại dịch Covid-19 khiến tôi nhớ lại cảm giác khi còn là anh lính trẻ trong Sư đoàn bộ binh 84 trong Trận Ardennes (Thế chiến II). Giờ đây, cũng như khi đó là cuối năm 1944, có một cảm giác nguy hiểm mơ hồ, không nhắm vào bất kỳ ai cụ thể, mà hoàn toàn ngẫu nhiên và mang tính tàn phá vô cùng. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa thời điểm xa xôi đó và thời gian này của chúng ta. Nước Mỹ khi đó, đương đầu với hiểm nguy, có một mục đích quốc gia tối thượng. Giờ đây, trong một đất nước bị chia rẽ, cần có một Chính phủ hiệu quả và có tầm nhìn xa để có thể vượt qua những trở ngại lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu. Duy trì niềm tin của công chúng là điều tối quan trọng đối với đoàn kết xã hội, đối với mối quan hệ của các xã hội với nhau, và đối với hòa bình và ổn định quốc tế.

Nước Mỹ phải bảo vệ công dân tránh khỏi bệnh tật đồng thời ngay lập tức lên kế hoạch cho một kỷ nguyên mới.

Gạo thời Covid-19: An ninh lương thực VN ‘không sứt mẻ’

Đoạn này hay, tôi đã đọc mấy lần trong nhiều sách khác: "Thời còn chiến tranh thì Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã có lần mời 12 ông chành lúa (đầu mối lúa gạo, mà khi đó là toàn người Hoa) vào Dinh Độc lập khi giá gạo tăng cao. Ông ấy nói là ''Tôi là thủ tướng mà tôi điều hành đất nước thì được mà giá gạo thì không được, nhưng các ông thì làm được việc đó. Vậy tôi cho các ông 24 tiếng để làm việc này, nếu sau 24 tiếng nếu giá gạo không xuống thì tôi sẽ bốc thăm chọn ra người để bắn''. Thế thì ngày hôm sau giá gạo xuống liền". Tôi mong Thủ tướng cũng gọi 12 sếp ngành điện, 12 sếp ngành lợn... đến nói y như thế xem giá điện, giá thịt lợn... có giảm không ?
Lúa gạo thời Covid-19: An ninh lương thực Việt Nam ‘không sứt mẻ’
9 tháng 4 2020 - 
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói nông dân Việt Nam chịu thiệt nếu không xuất khẩu gạo lúc này và không loại trừ có can thiệp của 'nhóm lợi ích'. Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nói ông tin rằng Việt Nam 'không hề thiếu lúa gạo'. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong bối cảnh giá gạo thế giới đang tăng mức cao nhất trong 7 năm khi có đại dịch Covid-19 toàn cầu, các nhà nhập khẩu ''găm hàng'' và các nước xuất khẩu gạo châu Á hạn chế xuất khẩu.
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Những người có chuyên môn thì họ hiểu là Việt Nam mình không bao giờ thiếu gạo. Tức là không có vấn đề gì về an ninh lương thực

Các sếp ngoại giao tay bắt mặt mừng khi họp về COVID-19

Covid đã được WHO chính thức công bố là dịch (chưa là đại dịch) từ cuối tháng 1/2020 và WHO đã khuyến nghị đeo khẩu trang, không bắt tay, không tiếp xúc gần.... Nhưng các sếp ngoại giao vẫn tay bắt mặt mừng khi họp về COVID-19 ngày 20/2. Không biết có sếp nào mắc Covid chưa nhỉ ?
ASEAN nỗ lực hợp tác, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19
(Chinhphu.vn) - Ngày 20/2, tại Vientiane, Lào, đã diễn ra các Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) và Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh COVID-19.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong ứng phó dịch bệnh. Ảnh: Bộ Ngoại giao


Tổng thư ký ASEAN cùng Bộ trưởng Ngoại giao 
các nước ASEAN và Trung Quốc tại Hội nghị.

Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN đã chia sẻ thông tin, trao đổi các biện pháp ứng phó dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Tiếp tục yêu cầu dỡ bỏ BOT BẨN Bắc Thăng Long - Nội Bài

Tiếp tục yêu cầu dỡ bỏ BOT BẨN Bắc Thăng Long - Nội Bài
BOT BẨN Bắc Thăng Long - Nội Bài đang đứng sừng sững thách thức dư luận nhân dân cả nước. UBND tp Hà Nội và Đoàn đại biểu Quốc hội tp Hà Nội cũng đã nhiều lần có ý kiến đề nghị dỡ bỏ. Để chuẩn bị cho kỳ hợp Quốc hội tới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tp Hà Nội cũng đã chất vấn Bộ Giao thông Vận tải và kiến nghị Chính phủ xử lý ý kiến nhân dân về BOT BẨN này, nhưng không hiểu CIENCO 8 (chủ đầu tư) có kẻ nào chức vụ rất to chống lưng nên vẫn giữ được nó để tiếp tục trấn lột tiền người dân qua lại.


-58:03

Tôi đã từng viết thư kiến nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và hàng chục quan chức lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tp Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị dỡ bỏ BOT BẨN Bắc Thăng Long - Nội Bài, đã cùng anh Hà Văn Nam đến Bộ Giao thông Vận tải chất vấn và gửi đơn thư kiến nghị, nhưng không thu được kết quả mong đợi

Quốc tế phân tích thành công của VN chống COVID-19

Báo chí quốc tế phân tích thành công của Việt Nam trong chống COVID-19
09/04/2020 Các biện pháp của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục được dư luận quốc tế đánh giá là nhanh chóng, quyết liệt và nhận được sự đồng lòng của toàn dân.
Lực lượng chức năng phường Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) tiến hành rào vỉa hè phía bên ngoài của chợ Ngọc Hà để đảm bảo người dân thực hiện đúng Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, không tập trung quá đông khi mua hàng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Làm sao để bắt TQ chịu trách nhiệm cho dịch COVID-19?

Làm sao để bắt Trung Cộng chịu trách nhiệm cho dịch COVID-19?
08/04/2020 - Tin Washington DC – Một trong các câu hỏi lớn mà cộng đồng quốc tế đang thắc mắc hiện nay là làm thế nào để buộc Trung Cộng phải chịu trách nhiệm pháp lý và chính trị cho các thiệt hại của thế giới hiện nay vì dịch Covid-19. Thực tế, các thể chế quốc tế hiện nay không có cách nào để buộc Trung Cộng phải bồi thường cho các thiệt hại mà nước này gây ra.

Cơ quan tình báo Hoa Kỳ gần đây đã xác nhận với Tòa Bạch Ốc rằng Trung Cộng đã cố tình giảm bớt số lượng người nhiễm bệnh và người chết trong dịch coronavirus. Sự lừa dối của Bắc Kinh đã cản trở quá trình nghiên cứu Covid-19 và khiến hàng ngàn người có cơ hội rời khỏi vùng dịch, làm virus lây lan toàn thế giới.

Trung Quốc có bị kiện vì đại dịch COVID-19 hay không?

Liệu Trung Quốc có bị kiện vì đại dịch COVID-19 hay không?
Đại dịch COVID-19 đã và đang bùng phát trên gần như mọi khu vực trên thế giới gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế. Với thực tại này, nhiều quốc gia đang hướng mũi dùi về phía Trung Quốc - nơi dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên để yêu cầu bồi thường tổn thất thời gian qua. Với việc đại dịch COVID-19 gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe - kinh tế toàn cầu, liệu Trung Quốc có bị buộc chịu trách nhiệm bồi thường và sẽ phản ứng thế nào?
Có nhiều hướng để kiện Trung Quốc
Các nước có thể kiện Trung Quốc được không? Theo Hiệp hội Henry Jackson - một tổ chức phân tích có trụ sở tại London (Anh) gồm các thành viên là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh - là được và có nhiều hướng, hãng tin Reuters cho biết.

10 thay đổi kinh ngạc xuất hiện do đại dịch COVID-19

10 thay đổi kinh ngạc với thế giới do đại dịch COVID-19
Dưới đây là 10 thay đổi kinh ngạc với thế giới do những tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo trang Listverse.com.
10. Làm việc tại nhà
Trước dịch COVID-19, chỉ có 7% công nhân Mỹ được lựa chọn làm việc tại nhà. Điều đó không có nghĩa là 7% làm việc tại nhà – mà điều đó có nghĩa là 93% người Mỹ biết rằng làm việc tại nhà sẽ không bao giờ là một lựa chọn. Còn hôm nay, làm việc tại nhà là một việc cần thiết. Không thể có số liệu thống kê chính xác về số lượng người đang làm việc từ xa trên khắp thế giới, nhưng công ty Cisco cho biết, ở Trung Quốc, phần mềm hội nghị trực tuyến của họ đã có lưu lượng truy cập gấp 22 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát.

Tượng đồng và Tượng gỗ khai mở bí mật nghìn năm

Khi người ta đã đánh mất thiện niệm và tâm hồn cao thượng mà đi lễ chùa hoàn toàn chỉ vì mục đích cầu danh-lợi, thì chẳng có Chư Phật nào chứng giám cho điều ấy cả, Pháp thân của Phật sẽ rời đi vì Phật tính của người ta đã bị che lấp mất rồi. Chỉ còn những linh thể cấp thấp chiếm cứ thân xác bức tượng ấy. Ai cầu xin danh-lợi-tình mà linh nghiệm thì hãy cứ cẩn thận, chẳng phải Phật cho đâu, mà chính là lũ linh thể kia đấy. Nhưng trên đời này có một cái lý: “Ai muốn được thì phải mất”, để đổi lại, chúng sẽ lấy những thứ quý giá trên thân, trên mệnh của họ trong lúc họ đang hí hửng nghĩ rằng mình cầu được ước thấy. Hậu quả không diễn ra ngay lập tức nên con người ta không liên hệ được với cái “nhân” của sự việc là chuyện cầu cúng bất chính. “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả” mà.
Câu chuyện giữa tượng đồng và tượng gỗ khai mở bí mật nghìn năm
Nguyên Phong 09/04/20 Một sớm mùa hạ, trong một ngôi chùa cổ ở ngoại vi thành phố, không gian thật tĩnh lặng, những giờ phút tĩnh lặng hiếm hoi ở một nơi hương khói ngập tràn. Mới đầu hạ mà nắng sớm đã chói chang, làm nổi bật cái vẻ cổ kính của tường vách rêu phong, mái ngói nâu sồng của ngôi chùa cổ. Nắng xuyên qua tán lá bồ đề, đu đưa từng mảnh trên cái sân gạch đỏ nơi có mấy chú tiểu đang quét lá, tiến gần đến điện thờ Phật khi mặt trời dần lên cao. Trên mái ngói, một đàn chim sẻ đang bay sà ríu rít.

Câu chuyện giữa tượng gỗ và tượng đồng hé lộ bao điều bí ẩn của đời sống tín ngưỡng và bài học cho con người thời hiện đại... (Ảnh tổng hợp)

BIẾN ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC

Bất chấp những bài học mà ĐCSTQ đã học được từ sự sụp đổ của Liên Xô và các bước cần thực hiện từ năm 1991 để tránh số phận tương tự, việc chấm dứt chế độ độc đảng ở Trung Quốc có thể diễn ra theo một kịch bản tương tự.
BIẾN ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC
Cạnh tranh, virus corona và điểm yếu của Tập Cận Bình
Bùi Mẫn Hân, Foreign Affairs, 3/4/2020, Nguyễn Trung Kiên dịch.
Trong vài năm qua, cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã có một bước ngoặt lớn, chuyển từ trạng thái cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh sang trạng thái cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận Hoa Kỳ coi chiến lược mới mang tính đối đầu này là một phản ứng đối với sự tự mãn ngày càng tăng của Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua nhân vật gây tranh cãi của Trung Quốc –Chủ tịch Tập Cận Bình . Nhưng cuối cùng, sự căng thẳng đang diễn ra này - đặc biệt là với áp lực ngày càng tăng của sự bùng phát đại dịch virus corona và sự suy thoái kinh tế [của Trung Quốc], có lẽ sẽ phơi bày sự thiếu bền vững và bất an, vốn đang chìm sâu dưới vẻ bề ngoài đầy tự tin của Tập, cũng như của chính quyền Bắc Kinh.
Hoa Kỳ đã hạn chế các phương tiện ảnh hưởng đến hệ thống chính trị khép kín của Trung Quốc, nhưng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự mà Washington có thể gây ra cho Bắc Kinh sẽ khiến Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà ông đang lãnh đạo phải chịu áp lực rất lớn. Thật vậy, một giai đoạn đối đầu chiến lược kéo dài với Hoa Kỳ mà Trung Quốc hiện đang phải trải qua sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho những thay đổi mạnh mẽ [tại Trung Quốc].

D.TRUMP CẢM ƠN "NHỮNG NGƯỜI BẠN Ở VIỆT NAM"

Nhân dân hai nước đều có lợi khi phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt Mỹ như trường hợp này. Do đó nhân dân VN cũng phải cám ơn Tổng thống Trump.
D.TRUMP CẢM ƠN "NHỮNG NGƯỜI BẠN Ở VIỆT NAM"
Thanh Niên - 09/04/2020 Tổng thống Trump cảm ơn ‘những người bạn ở Việt Nam’ hỗ trợ chống Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Twitter cảm ơn ngay sau khi chuyến bay chở hàng trăm ngàn trang phục bảo hộ phòng chống Covid-19 từ Việt Nam hạ cánh tại Mỹ. Viết trên Twitter sáng 9.4 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay chuyến bay chở 450.000 bộ trang phục bảo hộ giúp phòng chống Covid-19 vừa hạ cánh tại Dallas (bang Texas) sau khi được đưa đến từ Việt Nam. “Điều này có được là nhờ các đối tác là 2 công ty lớn của Mỹ - DuPont và FedEx – và những người bạn ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn!”, ông viết. 
Những dòng cảm ơn của Tổng thống Mỹ trên Twitter
Theo thông cáo đưa ra tối 8.4, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết đã cùng chính phủ Việt Nam làm việc cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ.

"Bóng đen" Covid-19 bao trùm kinh tế thế giới

"Bóng đen" Covid-19 bao trùm kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới có thể 'mất một Nhật Bản' vì Covid-19
Covid-19 làm tất cả các nền kinh tế đều phải dừng lại. Dịch Covid-19 sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào đợt suy thoái mạnh nhất kể từ những năm 1930. Các ngân hàng trên Phố Wall cảnh báo đại dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế thế giới mất hơn 5.000 tỷ USD trong 2 năm tới, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Nhật Bản. Theo đó, thế giới sẽ rơi vào đợt suy thoái mạnh nhất kể từ những năm 1930.

Dự báo thiệt hại do Covid-19 gây ra với các khối
 kinh tế trong năm 2020 - 2021. Ảnh: Bloomberg.
Đợt suy thoái lần này được dự báo chỉ xảy ra trong ngắn hạn nhưng các nền kinh tế sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi lại. Ngay cả với những biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính chưa từng có hiện nay, GDP toàn cầu sẽ khó trở lại đà tăng trưởng như trước khủng hoảng ít nhất cho tới năm 2022.

ĐĨ BÚT BƯNG BÔ

Chuyện hài tưởng tượng để thư giãn ngày Covid. Lại nhớ câu của lão nhà báo, đại tá công an Nguyễn Như Phong-cựu TBT báo Time Petro: “Làm báo quốc doanh là như con chó ấy”.
ĐĨ BÚT BƯNG BÔ
fb Loc Duong - Sáng nay vừa mò mặt tới toà soạn, lão trưởng ban đã ngoắc lại. Nhìn nụ cười đểu đểu trên gương mặt lão, hắn đã mừng thầm. Hắn cứ tưởng sẽ được xếp giao đi xuống các cơ sở kinh doanh viết bài, kiếm tí cháo, (cả tháng nay meo rồi, ngày nào vợ cũng cho nghe chửi )nhưng không phải. Lão trưởng ban nhe răng ra, hơi thở toàn mùi rượu :
- Hôm nay trên giao cho đồng chí nhiệm vụ viết về các tấm gương chung tay đóng góp chống dịch Covid 19. Mục đích là để nhử mồi, lôi kéo nhân dân đóng góp càng nhiều càng tốt. Cơ quan ta có đạt được thành tích thi đua hay không là nhờ ở đợt vận động này đấy.
Trong bụng hắn buồn như mùa thu chết nhưng hắn vẫn phải làm ra vẻ sốt sắng :

Chính thức giảm giá mua điện mặt trời

Chính thức giảm giá mua điện mặt trời
7/4/2020 Có hiệu lực thi hành từ 22/5/2020, quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam quy định giá mua điện ở cả 3 loại hình, gồm điện mặt trời mặt đất, điện nổi và điện trên mái nhà đều giảm so với mức giá ưu đãi cũ. Trong đó, giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi là 1.783đ/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất là 1.644đ/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua điện mặt trời trên mái nhà là 1.943đ/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh (giá mua điện trước đây 9,35 cent/kWh). Mức giá mới thấp hơn 1 - 2,3 cent/kWh so với giá trung bình 9,35 cent/kWh (2.086đ/kWh) ở thời điểm 30/6/2019 trở về trước.

Mức giá này chưa bao gồm VAT và được điều chỉnh theo tỷ giá VND/USD. Mức giá này sẽ được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau đó, việc gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tin buồn: Chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu gạo

Thủ tướng đã quyết định cho phép xuất khẩu khoảng 800.000 tấn gạo trong tháng 4 và tháng 5. Nhiệm vụ của các chiên da kinh tế ăn lương nhà nước và báo chí quốc doanh là đưa ra những số liệu và lập luận "tin cậy" để thuyết phục, trấn an dư luận. Tôi không dám phê phán những số liệu đó là bịa đặt, những lập luận đó là ngụy biện... Tình hình bây giờ là 50-50. Nếu dịch bệnh sớm chấm dứt; xã hội yên ổn; nông dân xuất được gạo (nhưng chắc chẳng thu được bao nhiêu tiền vì đã bán cho thương nhân với giá rẻ mạt từ đầu vụ, bây giờ giá lên thì thương nhân được lợi)... nhưng không biết tới đây giá gạo có giảm không hay vẫn tăng tiếp vì đại dịch còn kéo dài, kinh tế thế giới còn suy thoái. Nếu giá tiếp tục tăng thì lại phê phán nhau vì tiếc đã lỡ bán vội. Ngược lại, nếu đại dịch ở VN kéo dài, thậm chí bùng phát ngoài vòng kiểm soát, thì tình hình an ninh lương thực nguy to. Khủng hoảng xã hội là cái chắc. Từ bao giờ người ta dám đem gần 100 triệu dân ra đánh bạc 50-50 nhỉ. Bài học khủng hoảng thập niên 1980 đã bị quên rồi sao ?
Xuất khẩu gạo nhiều lại lo?
8/4/2020 Chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn mặn diễn biến phức tạp, cộng với việc các nước đang tăng mua gạo Việt Nam khiến nhiều người lo ngại ảnh hưởng an ninh lương thực trong nước.

Dù nhiều người lo ngại nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, cần cho xuất khẩu gạo vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao, ngoài Trung Quốc, một số quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

Hiểu lầm về công hàm VN gửi LHQ bác bỏ yêu sách của TQ

Hóa ra gửi công hàm chỉ là hoạt động phản ứng pháp lý liên tục, bình thường nhưng cần thiết để yêu sách lãnh thổ của TQ không thành hiện thực! Vì Malaysia đã gửi công hàm tới các thành viên của Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia thành viên UNCLOS nên theo quy định những quốc gia có quyền lợi liên quan hay bị ảnh hưởng có nghĩa vụ phải lên tiếng, nếu không lên tiếng thì tức là công nhận. Mình lại cứ tưởng lãnh đạo VN đã có những thay đổi lớn trong tư duy, quyết định sẽ đấu tranh pháp lý với TQ. Hóa ra là lại nhầm.
Một sự hiểu lầm về công hàm của Việt Nam gửi Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Dự án ĐSK Biển Đông 9-4-2020 - Nhiều học giả, nhà báo và bạn đọc đã hiểu lầm ý nghĩa bản công hàm của Việt Nam gửi Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020. Bản công hàm này không nhắm tới sự kiện tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam vào ngày 2/4/2020.Không có mô tả ảnh.
Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc yêu sách đơn phương về một thềm lục địa mở rộng dựa trên điều 76 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). https://dskbd.org/…/23/van-bai-moi-cua-malaysia-o-bien-dong/

Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Tôi đồng tình với TS Anh trong bài này, nhưng cũng có một vài điểm tôi không hoàn toàn nhất trí. Ví dụ: (i) Tôi ủng hộ tạm dừng xuất khẩu gạo trong khi TS Anh đề nghị phải xuất khẩu ngay. Tôi cho rằng căn cứ tình hình mất cân đối cung cầu hiện nay (thể hiện qua việc giá gạo tăng mạnh), cần tạm dừng xuất khẩu trong quý 2 để đảm bảo an ninh lương thực; đây là điều cực kỳ quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân và ổn định xã hội. Hơn nữa, đại dịch chưa tới đỉnh điểm, cuộc chiến chống đại dịch chắc chắn không thể kết thúc sớm, nên giá gạo trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục tăng. (ii) Tôi cho rằng vẫn nên có sự cân đối giữa sản xuất và chống dịch. Không nên hy sinh kinh tế; dồn mọi sức để chống dịch. Theo tôi, chống dịch là lâu dài; kể cả khi trong nước hết dịch mà trên thế giới đại dịch vẫn phát triển mạnh thì nguy cơ tái phát dịch trong nước sẽ vẫn luôn luôn tồn tại, vẫn không thể không dồn sức chống dịch được. Trong khi đó người dân vẫn phải sống, vẫn phải chi tiêu. Nếu dừng sản xuất để chống dịch như hiện nay thì đến một lúc nào đó, nền kinh tế sẽ thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ nghiêm trọng; khủng hoảng kinh tế sẽ bùng nổ, có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với đại dịch. (iii) Không nên ưu tiên cho Hà Nội và TP. HCM là những nơi được xác định là tuyến đầu trong mặt trận ngăn chặn dịch Covid-19. Thực tế số người bị nhiễm ở hai thành phố này cao vì người nước ngoài và người Việt từ nước ngoài về quá nhiều, chứ không phải từ bản thân chúng. Do đó nhà nước chỉ nên hỗ trợ 2 thành phố chi phí chống dịch đối với những đối tượng này. Các chính sách khác nên áp dụng chung theo cả nước với những tiêu chí hỗ trợ cụ thể. (iv) TS Anh đề xuất "phải chấp nhận đánh đổi giữa tốc độ với hiệu quả và công bằng. Chẳng hạn như cố gắng hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách nhưng cũng phải chấp nhận ở mức độ nào đó câu chuyện một số nhóm được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn những nhóm còn lại". Tôi không đồng tình quan điểm này. Sợ rằng nếu theo quan điểm của TS Anh, tiền hỗ trợ sẽ rơi hết vào tay các nhóm lợi ích như các tập đoàn Vin Vượng, Sun Group, FLC Group... đồng thời hiệu quả sử dụng tiền sẽ rất kém; (v) TS Anh đề nghị "phải sử dụng đến biện pháp hành chính, nhưng vẫn phải dựa vào và tuân theo quy luật thị trường bất kỳ khi nào có thể", tức là ưu tiên các biện pháp hành chính. Tôi theo quan điểm ngược lại. (vi) Về chính sách tiền tệ, TS Anh cho rằng "quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch". Tôi thì không cho là như vậy vì tôi tin rằng trong bối cảnh các DN VN bị cắt dứt khỏi chuỗi cung ứng thế giới và cầu giảm mạnh như hiện nay, dù hệ thống ngân hàng thương mại có tính thanh khoản thì cũng chưa chắc chúng đã dám mạnh tay cho các DN vay tiền. Vì hệ thống ngân hàng thương mại đang rất yếu kém nên tôi cho rằng không nên lạm dụng chính sách tiền tệ mà nên ưu tiên sử dụng chính sách ngân sách. (vii) Cuối cùng, dường như TS khuyến nghị các chính sách hỗ trợ nên được triển khai ngay; tôi thì cho rằng có triển khai ngay các chính sách kích thích sản xuất thì với bối cảnh cung cầu đều trì trệ như hiện nay, các chính sách này sẽ có tác dụng rất kém. Nhà nước một mặt nên triển khai ngay các chính sách cứu trợ, hỗ trợ dân sinh, đồng thời nên dùng thời gian quý báu này nghiên cứu chuẩn bị tốt các chính sách kích cung để khi đại dịch có dấu hiệu qua đỉnh của nó, sẽ mang ra thực hiện, thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Quỳnh Chi - 07/04/2020 TheLEADERTS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nhận định, nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì Việt Nam có thể phải trả giá đắt.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh
Đại dịch Covid-19 đã gây nên một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới cận đại. Theo nhận định của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, mặc dù Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu nhưng tác động của nó lớn đến đâu sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và phản ứng cụ thể của mỗi quốc gia. Trong từng quốc gia, mức độ tác động của đại dịch và khả năng điều chỉnh, thích nghi của mỗi ngành nghề cũng khác nhau.

Nghèo vì lười nên mặc kệ cho chết ?

Bài này hay, phê phán quan điểm cho rằng đói nghèo hoàn toàn là lỗi của các cá nhân; nghèo là do lười. Nếu không lười mà vẫn nghèo thì chắc chắn là do thiếu linh hoạt, không biết đường làm ăn... Quan điểm này rất sai lầm. Trong kinh tế luôn luôn có mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng. Trách nhiệm cao nhất của nhà nước là đảm bảo công bằng, trước hết là công bằng trong phân phối thu nhập để giảm bớt khoảng cách giầu nghèo. Công bằng trong kinh tế là phân chia thành quả lao động theo 2 nguyên tắc: (i) Người làm nhiều, cống hiến nhiều cho xã hội thì được hưởng nhiều; người làm ít, cống hiến ít cho xã hội thì được hưởng ít; (ii) Phải tính đến và đảm bảo lợi ích hợp lý cho những người yếu thế trong xã hội; đó là những người nghèo, người tàn tật, người cô đơn, người sống ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo... Những người yếu thế này tuyệt đại đa số yếu thế không phải do lỗi ở họ mà do trời sinh ra thế (kém thông minh nhanh nhẹn so với người khác), hoặc không phải do họ cố ý hay mong muốn gây ra (ví dụ khi họ bị tàn tật vì tai nạn), hoặc do thể chế xã hội và chính sách sai lầm của nhà nước (chính sách của nhà nước thường hướng tới bảo vệ người giầu vì người giầu đóng thuế nuôi nhà nước)... Trong khi những người yếu thế không thể sử dụng tài nguyên đất nước để làm giầu, thì những người thông minh, khỏe mạnh, sống ngay giữa thủ đô... khai thác hết tài nguyên để làm giầu. Vì tài nguyên là tài sản chung của mọi người dân nên ai cũng có quyền hưởng. Do đó nhà nước phải có chính sách bảo vệ, nâng đỡ người yếu thế và phải điều tiết thu nhập của người giầu chuyển cho người nghèo. Tiếc rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN đã và đang không làm được điều đó. Ngược lại, nhà nước còn tuyên truyền đổ lỗi nghèo cho người nghèo, làm nhục người nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau, điển hình là khoe quan chức chỉ cần buôn chổi đót, chăn vịt... cũng cực giầu, hay hàng ngày cho phát chương trình làm giầu không khó, thậm chí quá dễ, lên tivi để chứng minh dân nghèo hoàn toàn là do họ lười.
Khôn sống mống chết
Sau gần mười lăm năm làm báo, tôi đôi lúc vẫn mang cảm giác ngỡ ngàng khi đọc bình luận của nhiều độc giả. Đó là khi mà trước nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là đói nghèo hay bất bình đẳng cơ hội, nhiều người vẫn một mực tin rằng đó hoàn toàn là lỗi của cá nhân. Nghèo nhiều khả năng là lười. Nếu không lười mà vẫn nghèo thì chắc chắn là do thiếu linh hoạt, không biết đường làm ăn. Làm chõ xôi mặn mà đem ra đầu ngõ ấy, ai đó nói, bao nhiêu người họ sống được kia kìa. Mà đã cố xoay sở rồi vẫn không ra đường làm ăn thì hẳn nhiên là do không biết tự giáo dục, trên mạng hay ngoài phố có rất nhiều kiến thức sao không chịu học.Trong hình ảnh có thể có: 2 người, giày
"Ngỡ ngàng" không phải là từ đúng. Thực tế là nhiều lúc tôi kinh sợ đến mức đặt bút viết về hoàn cảnh của ai đó, phải nghĩ việc o bế hết các khả năng xem dư luận có thể chửi người này kiểu gì?

VN lần đầu tiên dám phản đối Trung Quốc lên LHQ

Hoan hô lãnh đạo VN đã có bước đi chính xác đầu tiên sau hàng chục năm người dân chờ đợi và đấu tranh. Không biết ai là người đã quyết định chọn bước đi mạnh mẽ, cứng rắn này, nhưng trong bối cảnh cụ Tổng Chủ ốm đau biệt tích còn cụ Thủ tướng năng nổ có mặt khắp nơi suốt mấy tháng qua, thì biết đâu đã có sự đổi ngôi cao nhất ở thiên triều ? Giữa hai cái xấu, lú lẫn liệt gườngvà đầu tầu bừa bãi, tôi vẫn chọn cái xấu ít hơn là đầu tầu bừa bãi.
Việt Nam lần đầu phản đối Trung Quốc lên LHQ, báo hiệu tiến trình pháp lý?
Việt Nam vừa gửi công hàm lên Liêp Hiệp Quốc để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”. Theo nhận định của một chuyên gia với VOA, động thái này có thể là báo hiệu bước đầu cho một tiến trình pháp lý trong tương lai gần nếu như Hà Nội và Bắc Kinh không giải quyết được các tranh chấp trên bàn đàm phán đa phương. 
Tàu cảnh sát biển Việt Nam (phải) và tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt nhau trên Biển Đông trong vụ đụng độ năm 2014 khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa.