Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Sẽ kiểm tra nhanh độ cồn tất cả tài xế vào cao tốc

Tôi rất ủng hộ việc xử lý nghiêm theo Nghị định 100 nhưng có ba điều vẫn băn khoăn. Một là việc quy định nồng độ cồn cứ trên 0% là phạt có hợp lý hay không ? Hai là các mức phạt đều quá cao; thời gian thu giữ bằng quá lâu. Bị phạt nhiều tiền thế, không còn được lái xe hàng chục tháng, người dân làm sao sống nổi ? Sợ rằng để có tiền nộp phạt và tiền sống, một số người lương thiện sẽ trở thành trộm cướp; số vụ tội phạm sẽ tăng lên; do đó chính sách này có thể sẽ lợi bất cập hại. Ba là có cần triển khai rầm rộ, huy động rất đông cán bộ chiến sĩ và trang thiết bị chỉ làm việc đo nồng độ cồn trong cả năm 2020 hay không, vì làm như vậy sẽ quá tốn kém sức người, sức của, tính ra rất kém hiệu quả kinh tế, giống y như dùng dao mổ trâu để giết gà. Tết này và thỉnh thoảng trong năm, tôi vẫn lái xe đi du lịch, đi giảng bài ở các địa phương, sẽ phải đi trên các tuyến đường cao tốc. Dù không uống rượu bia, nhưng lại hay ăn các loại quả thay cho ăn cơm, nên tôi rất lo khi bị công an kiểm tra. Lo vì hai lý do. Một là thiết bị đo của Tàu, chắc chắn độ tin cậy kém, không có nồng độ cồn nhưng máy vẫn có thể báo có nồng độ cồn. Hai là quá mất vệ sinh và có khả năng lây bệnh vì tất cả lái xe, từ người khỏe mạnh, không dùng rượu bia, đến người mắc đủ loại bệnh truyền nhiễm, lại có dấu hiệu say xỉn... đều ngậm chung 1 cái ống. Không hiểu sao đến thời đại này mà cách làm của ngành công an lại kém văn hóa, kém vệ sinh đến thế.
Sẽ kiểm tra nhanh nồng độ cồn tất cả tài xế vào cao tốc
17/01/2020 NDĐT- Cục Cảnh sát giao thông ngày 17-1 cho biết, các phương tiện ngay sau khi qua trạm thu phí sẽ được yêu cầu đi chậm và dừng trước chốt kiểm tra nồng độ cồn. Lực lượng CSGT sẽ trao đổi, hỏi han tài xế để xác định dấu hiệu say xỉn. Sau khi xác định tài xế đã sử dụng rượu bia, lực lượng sẽ kiểm tra định lượng bằng máy đo nồng độ cồn. Kế hoạch này sẽ được triển khai không chỉ trong dịp Tết Nguyên đán mà kéo dài cả năm 2020.

Các lái xe khi đi qua trạm thu phí sẽ được yêu cầu đi chậm, dừng xe vào làn an toàn để kiểm tra nồng độ cồn. (Ảnh: Cục CSGT)

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Cần đưa kẻ giết cụ Kình ra trước vành móng ngựa

CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HIẾN PHÁP VÀ BLHS 2015
fb Vũ Hữu Sự - Trước khi khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm, tại sao lại không khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở và giết người với những kẻ giết cụ Lê Đình Kình ? Chẳng lẽ cái chết của cụ không phải là cái chết ? Mạng của cụ không phải là mạng người ? Nếu không đưa được những kẻ giết cụ Lê Đình Kình ra trước vành móng ngựa, thì vụ án này sẽ trở thành một vết bẩn không thể nào rửa sạch được của ngành công an vẫn tự hào là “giỏi nhất thế giới” này

Trước khi bị giết, cụ Lê Đình Kình là một công dân. Cụ có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định tại các điều 14;15;16;17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Cụ không có tiền án, tiền sự. Hiện tại, cụ không phải chấp hành bất cứ một bản án nào, do tòa án cấp nào tuyên. Cụ là một đảng viên ĐCS Việt Nam, cho đến lúc chết vẫn chưa bị khai trừ ra khỏi đảng.

Đồng Tâm: Đừng để oan oan tương báo!

Tôi không nắm chắc vụ việc ở Đồng Tâm, nhưng ngay khi xảy ra sự việc tôi đã khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào dùng bạo lực với người dân là sai, để xảy ra chết người càng sai. Theo thông tin tôi đọc được thì không có văn bản pháp lý nào khẳng định cánh đồng Sênh là đất quốc phòng. Do đó nếu nhà nước muốn thu hồi thì cần bồi thường cho dân. Số tiền bồi thường vô cùng nhỏ nhoi, chỉ vài chục tỷ đồng, không là cái gì so với lợi nhuận Viettel kiếm được khi kinh doanh trên mảnh đất đó. Ngay khu đô thị tôi ở cạnh hồ Tây Hà Nội, sẽ là trung tâm mới của thủ đô, nhà nước đã thu hồi gần 200 héc ta xây chung cư, biệt thự cao cấp để bán, tiền bồi thường cho dân cũng chỉ vài chục triệu một sào. Vì vậy vấn đề Đồng Tâm không phải là tiền, mà là không thể để tình trạng người dân dám phản kháng không tuân lệnh quan chức nhà nước. Từ đây dẫn tới mâu thuẫn giữa ta với ta chứ không phải giữa ta với địch. Chính vì là tranh chấp dân sự nên việc điều động cả trung đoàn CSCĐ trang bị đầy đủ vũ khí để giải quyết vấn đề dân sự là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, dẫn đến nhiều cái chết đau thương và hoàn toàn vô ích. Mặt khác, sau khi sự việc đau lòng xảy ra, chính quyền đã ngay lập tức giải quyết hậu quả bằng cách đổ hết tội lỗi lên đầu người dân, trong khi sự việc không được minh bạch và người dân không được thu thập bằng chứng, phản biện, giải thích. Hơn nữa trong khi hàng chục người dân bị giam cầm thì những CSCĐ tử vong được ca ngợi như những anh hùng đã xả thân bảo vệ đất nước, đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc... và được tôn vinh bằng rất nhiều hình thức đều vào loại cao nhất. Thật là hài hước, là cười ra nước mắt vì đã có nhiều chiến sĩ lái máy bay bị nạn chấp nhận hy sinh để đưa máy bay rơi xa khu dân cư, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho nhân dân nhưng họ lại không được tôn vinh như mấy CSCĐ này. Nếu dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế thì có thể thấy chẳng có chiến công gì ở đây vì những cái chết này không giải quyết được vấn đề, không đưa vụ việc tới kết cục cả nhà nước và người dân đều hài lòng. Thậm chí chúng còn làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai bên. TS Nguyễn ngọc Chu đã đúng khi viết "Bi kịch Đồng Tâm sẽ còn được nhắc đến nhiều nữa. Bi kịch Đồng Tâm là một mốc đen". Sẽ đến lúc tòa án công lý dân chủ sẽ xử lý nghiêm những người đã gây ra cái chết cho 4 người ở Đồng Tâm hôm 9/01 vừa qua; họ có thể là người dân và những đại diện của chính quyền .
ĐỒNG TÂM: ĐỪNG ĐỂ OAN OAN TƯƠNG BÁO!
fb Nguyễn Ngọc Chu - Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn. Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng. Mới thấy mạng người trong bi kịch Đồng Tâm không được quý trọng. Quyền được sống trong câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ - “ Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” - sau 74 năm vẫn còn là điều không đạt được với nhiều người.

Bộ Công an nói về Vụ việc ở Đồng Tâm

Đây là bản tin của Thông tấn xã VN; đọc để biết. Tin hay không tùy mỗi người đọc.
Vụ việc ở Đồng Tâm: Lực lượng Công an thực hiện đảm bảo an ninh, không tiến hành cưỡng chế
Chiều 14/1, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động học tập gương dũng cảm hy sinh của Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy Phạm Công Huy và Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân - những cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - trong toàn lực lượng Công an nhân dân. 
Tại buổi lễ, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an đã thông tin chi tiết thêm về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an thông báo tóm tắt tình hình về vụ việc vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nguy cơ phá sản ? Vingroup ngừng Vinpearl Air

Vượng Vin làm giàu từ câu kết với quan chức để kiếm siêu lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản, thực chất là chiếm đoạt tài nguyên đất nước và bóc lột nhân dân. Các lĩnh vực hoạt động khác của Vingroup hầu như chỉ là để rửa tiền và ngụy trang đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, kinh doanh dựa hoàn toàn vào giới quan chức là con dao hai lưỡi; khi quan chức vui thì hai bên chia nhau cùng hưởng, khi quan chức không vui thì doanh nghiệp lên thớt. Nguy hiểm nhất là lòng tham của quan chức thì vô đáy, càng ngày chúng càng khát tiền; trong khi đất đai có giá, dễ chiếm đoạt... ngày càng khan hiếm; cơ hội kiếm siêu lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng ít. Trường hợp Đồng Tâm là ví dụ mới nhất; quan chức và doanh nghiệp giờ đây không dễ dàng chiếm đoạt như trước được. Ví dụ khác là các dự án BOT BẨN. Hơn nữa quan chức tranh ăn đánh nhau; hậu quả cũng đổ lên đầu doanh nghiệp. Vụ Mobiphone mua AVG là ví dụ điển hình, gây thiệt hại trực tiếp hàng chục nghìn tỷ đồng cho anh em nhà Vượng Vin. Nhiều thông tin cho thấy ngày tàn của đế chế Vượng Vin đã có dấu hiệu bắt đầu.
Vingroup ngừng dự án Vinpearl Air
Ngô Minh 14/01/2020 - Sau khi kết quả thẩm định hồ sơ dự án hãng hàng không Vinpearl Air vừa được Bộ KH&ĐT trình lên Thủ tướng, Vingroup đã bất ngờ phát đi thông báo ngừng dự án này. Thông cáo từ Vingroup nêu rõ từ 14/1 chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Doanh nghiệp này cho hay đã gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh này. Điều này đồng nghĩa nhiều khả năng Hãng hàng không Vinpearl Air sẽ không thể cất cánh. Thông cáo của doanh nghiệp cũng không chia sẻ về tương lai của dự án hàng không này.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông 
báo rút khỏi mảng hàng không. Ảnh: Bloomberg.
Lý do cho quyết định trên được doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra là để "tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp của Vingroup".

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

''Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho VN

''Vụ Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho Việt Nam
Bạo lực bùng nổ tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, sớm 09/01/2020 - liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ''cú sốc'', tạo một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'', trong hành xử của chính quyền với người dân.

Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.

Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới

Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới
Nguyễn Quang Dy - Từ đầu năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo an LHQ. Đó là tin mừng, nhưng cũng là thách thức. Ngay đầu năm mới đã có những chỉ dấu bất ổn. Trong nước, câu chuyện Đồng Tâm từ đối thoại nay thành đối đầu bạo lực, làm dư luận bất bình về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Tại Biển Đông, Trung Quốc lại cho tàu hải cảnh đến phía Nam Bãi Tư Chính quấy rối và bắt nạt Việt Nam, sau khi đã quấy rối và bắt nạt Indoneisa tại vùng biển Natuna. Trong khi Mỹ-Trung dự kiến ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào giữa tháng giêng, xung đột Mỹ-Iran xô đẩy Trung Đông vào một cuộc khủng hoảng mới, có thể tác động xấu khó lường đến diễn biến tại Biển Đông và Đông Á.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Câu chuyện Đồng Tâm
Theo dương lịch, Việt Nam đã bước sang năm mới (2020), nhưng theo âm lịch, còn gần hai tuần nữa mới hết năm Kỷ Hợi (2019). Đây là thời điểm gối đầu giữa năm cũ và năm mới, mà theo truyền thống người Việt thường nghỉ Tết để đón năm mới. Ngay trong chiến tranh Việt Nam, hai phe thường hưu chiến vào dịp Tết để đón năm mới. Sự kiện Tết Offenssive (1968) là một ngoại lệ khi Hà Nội đã quyết định bất ngờ tổng tấn công chiến lược.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

TRẠI THANH CẨM VÀ DÒNG SÔNG MÃ

Đọc để thấy ở đâu tình người cũng là trên hết. Lãnh đạo, đảng phái có thể mâu thuẫn nhau, bắt dân đi lính để đánh giết nhau..., nhưng đã là người dân thì ai cũng có tình cảm, ai cũng biết yêu thương đồng loại. Đọc và nghĩ đến Đồng Tâm...

TRẠI THANH CẨM VÀ DÒNG SÔNG MÃ
“Tám năm rồi, con chưa về thăm mẹ
Chắc mắt mẹ mờ vì khóc thương con?
Đời mẹ khổ, có bao ngày vui?
Lo cho chồng, con suốt cả cuộc đời
Hai vai mỏi, gánh hàng trĩu nặng
Ngoài sáu mươi, gánh nặng vẫn quằn vai!” …

(Dòng sông Mã trước cổng trại Thanh Cẩm)
Phan Công Tôn - Tháng đầu tiên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các cựu quân nhân và công chức khi gặp nhau chỉ bàn tán qua các tin đồn về “học tập cải tạo” (HTCT), các tin đồn này coi như được xác nhận: việc HTCT là CÓ, nhưng Ở ĐÂU, BAO LÂU và NHƯ THẾ NÀO thì cũng chỉ đoán mò với nhau mà thôi! Vào trung tuần tháng 5/1975, tất cả các hạ sĩ quan QLVNCH tại SàiGòn được chính quyền địa phương các cấp của Việt Cộng ra thông cáo bắt phải trình diện và “học tập” trong vòng 10 ngày. Sau đợt học tập tại chỗ 10 ngày thì ai về nhà nấy. Ai cũng “hồ hởi phấn khởi” được hưởng cái “khoan hồng” của cách mạng.

ĐỒNG TÂM 2020 - NƯỚC MẮT & MÁU

Tôi rất tán thành bài viết này của nhà báo Đoàn Bảo Châu. Đặc biệt tôi rất chia sẻ quan điểm "không ủng hộ bạo lực cả từ hai phía". Do đó tôi không ủng hộ phía chính quyền dùng bạo lực với người dân và cũng không ủng hộ phía Đồng Tâm dọa dùng bạo lực nhân dân chống lại bạo lực chính quyền. Qua vụ này, một số tình cảm, sự kính trọng của tôi dành cho cụ Tổng Chủ còn sót lại coi như đã hết. Đất nước này lại thụt lùi lại thêm nhiều năm. Đúng như bác Châu viết, chính quyền (cụ Tổng Chủ) làm thế này là làm mất đi hình ảnh trên trường quốc tế về mặt nhân quyền, về thái độ với người dân.
ĐỒNG TÂM - NƯỚC MẮT & MÁU
FB Đoàn Bảo Châu (Đoàn Bảo Châu) - Quan điểm của riêng tôi là không ủng hộ bạo lực cả từ hai phía. Những chiến sỹ cảnh sát cũng là con em của dân, không có đất đai nào đáng giá bằng mạng người. Nhưng ở đây tôi cho rằng lỗi của chính quyền là phần lớn và sai về nhiều mặt. Chính quyền làm thế này là làm mất đi hình ảnh trên trường quốc tế về mặt nhân quyền, về thái độ với người dân. Có nhiều bạn sẽ chửi rằng họ không phải là dân mà là tội phạm, nhưng đấy chỉ là một cách nói nguỵ biện, khi đã phải huy động tới cả nghìn quân thì đám đông “tội phạm” kia chính là dân đấy. 

Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi. Chúng ta sẽ nhìn góc độ lịch sử & cơ sở pháp lý, cách hành xử của chính quyền, tâm lý người dân, lòng tin…

Nguyên PTT NC Tạn: Về với dân, đừng mang súng

Mình thích đoạn này: Nông dân ta chân lấm tay bùn, nhiều người nghèo, có mảnh đất kiếm sống, học vấn thấp, luật pháp cũng không phải ai cũng hiểu hết. Nông dân dễ manh động, tức lên là bất chấp, khi bộc phát lên khó mà tự kìm chế. Cho nên người lãnh đạo phải biết cách xử sự với họ bằng đạo lý, pháp luật, tình cảm. Khi nông dân nghe giải quyết có tình thì “tin sái cổ”, thậm chí thiệt mà không cần đền, nhưng khi tức lên một đồng, một xu cũng đối đầu đến cùng. Đất đai là mâu thuẫn phức tạp nhất trong xã hội mà nông nghiệp, nông thôn, nông dân quan trọng như ở Việt Nam. Người lãnh đạo khi đụng đến đất đai, nông dân bao giờ cũng phải cân nhắc, phải tình nghĩa, đừng đòi hỏi người nông dân học hành ít phải giỏi luật, hiểu tất cả. Xử lý người ta cứ kiểu ngồi cửa quyền là không được mà phải dùng điều hay, lẽ phải thuyết phục. Nông dân đã thù là thù rất lâu, rất dai, hết đời này qua đời khác. Tôi ở làng tôi biết chuyện nếu mày đánh tao đến đời con tao cũng còn ghi tội.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Về với dân, đừng mang súng
13/02/2012 Năm 1997, xảy ra "vụ Thái Bình", ông Nguyễn Công Tạn được phân công làm Tổ phó tổ công tác của Bộ Chính trị về Thái Bình xử lý vụ việc. Những kinh nghiệm xử lý "điểm nóng" của ông rất đáng được học hỏi, lưu tâm.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn
Ông bình luận ra sao về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng)?
Vụ này, tôi theo dõi ngay từ đầu qua đài, báo. Đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không xảy ra vì chúng ta có kinh nghiệm với nông dân rất nhiều, nhất là sau vụ biểu tình ở Thái Bình khi tôi là Tổ phó tổ công tác của Bộ Chính trị, ông Phạm Thế Duyệt làm tổ trưởng. Nhà lãnh đạo mà biết rút kinh nghiệm thì không xảy ra vụ Tiên Lãng. Khi xảy ra rồi nếu giải quyết ngay lập tức và tốt thì không để phức tạp thêm. Để xảy ra như thế là không hay và để chậm thế là không tốt.

Khi Phó GS đi bán hủ tiếu, chiêu hiền đãi sĩ kiểu gì?

Đọc bài này thấy buồn ghê gớm vì tình trạng mức lương giảng viên đại học không đủ trang trải cho cuộc sống của họ đang diễn ra khắp nơi. Bài này lấy ví dụ trường hợp PGS.TS. Lý Kim Hà, 31 tuổi, phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam trong đợt xét duyệt vừa qua. Sau năm năm giảng dạy, “lương cứng” của ông Hà đang ở mức 5,5 triệu đồng/tháng. Nếu cộng thêm tiền đứng lớp, thu nhập chính thức của ông vào khoảng 8-9 triệu đồng. Do đó, ngoài công việc ở trường, khi trở về nhà, vị phó giáo sư của chúng ta hiện vẫn phụ giúp cha mẹ trong quán hủ tiếu của ông bà để có tiền sống. Một số bạn bè tôi là giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ thường phàn nàn với tôi tình trạng lương thấp và không có lớp để dạy. Ví dụ PGS Hà ở trên, nếu không có lớp để dạy thì thu nhập chỉ có 5,5 triệu đồng/tháng; liệu ông có thể yêu nghề, làm tốt với nghề mãi không, hay phải bỏ nghề tham gia vào đội ngũ Grab nhan nhản khắp cả nước ? Bản thân tôi khi làm công chức nhà nước ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã thường xuyên phải dạy thêm, làm hợp đồng thêm với bên ngoài, nhất là đi kiếm tiền ở nước ngoài. Đáng nói là trong suốt 30 năm (1989-2019) đổi mới kinh tế vừa qua, chính phủ báo cáo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều rất cao, vào top dẫn đầu thế giới. Khi tiền lương của người lao động quá thấp, nhất là của những người thầy giáo, người bác sĩ như trong bài này thì rõ ràng tăng trưởng đã có vấn đề. Hoặc là số liệu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị thổi phồng, bốc phét; hoặc phần lớn kết quả tăng trưởng đã rơi vào tay những nhóm lợi ích, trong khi người lao động không được gì. Đó là chưa kể nguồn gốc của những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế này từ đâu, phải chăng hoàn toàn từ bán tài nguyên và đất đai, bán sức lao động (chính là xương máu) của dân nghèo, từ vay nợ nước ngoài, huy động tiền của người Việt ở nước ngoài, huy động các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài..., tức là chúng ta không làm ra tăng trưởng mà chúng ta chỉ lao động chia nhau sử dụng số tiền từ các nguồn trên. Khi các nguồn tiền trên cạn kiệt thì đất nước sẽ hết tăng trưởng. 
Khi Phó giáo sư đi bán hủ tiếu, chiêu hiền đãi sĩ kiểu gì?
Quỳnh Thư 14/12/2019 (TBKTSG) - Báo chí đưa tin, trong vòng năm năm qua có đến 63 bác sĩ trong các cơ sở y tế tại tỉnh Hậu Giang nghỉ việc. Đây là một tỷ lệ đáng lưu tâm so với tổng số chưa đến 600 bác sĩ hiện có trong ngành chăm sóc sức khỏe ở tỉnh này. Trả lời đại biểu Hội đồng nhân dân về nguyên nhân trong buổi chất vấn tuần rồi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho rằng lý do lớn nhất là thu nhập. Vị giám đốc này nói thêm, dù chính quyền tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài từ ngoài tỉnh, kết quả vẫn là con số không.
Đích đến của chính sách thu hút nhân tài 
phải là “hiền tài”. Ảnh minh họa Thành Hoa
Nếu thực hiện khảo sát sẽ thấy chẳng có địa phương nào quay lưng với nguyên tắc chiêu hiền đãi sĩ cho bộ máy. Tuy nhiên, các chính sách đang thực hiện tỏ ra không mấy hiệu quả. Vậy thì, vấn đề nằm ở đâu?

Khi nền kinh tế làm ra chưa đủ trả lãi nợ vay

Bài này có nhiều điểm tôi không tán thành. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản không phải ở đó, mà cơ bản là chúng được phân tích, suy ra dựa trên các số liệu không chắc chắn, rất đáng ngờ. Ví dụ tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng năm 2019 ở VN có phải là 2,8% và 7,1% như chính quyền công bố ? Nếu những số liệu này khác xa sự thật thì những phân tích trong bài sẽ mất hết giá trị. Đây chính là nỗi buồn cay đắng của các nhà kinh tế VN như chúng tôi trong thời đại thực giả lẫn lộn này. Nếu chúng tôi phân tích kinh tế dựa trên những số liệu thống kê khác xa thực tế, thường là tô hồng sự thực, phóng đại thành tích của chính quyền..., thì chính là tiếp tay cho tập đoàn lợi ích đánh lừa người dân, làm cho người dân tiêu dùng sai, đầu tư sai, bán sức lao động sai...; tổn thất kinh tế và xã hội vô cùng nặng nề. Trong chiến tranh, để huy động được sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, chúng ta đã tuyên truyền, làm thơ viết văn tô hồng thành tích và chiến công, nhưng bây giờ là thời bình, không thể lừa dân như thế được.
Khi nền kinh tế làm ra trong 1 năm chưa đủ trả lãi nợ vay
Tô Văn Trường 4/1/2020 (TBKTSG Online) - Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31-12 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, các số liệu cho thấy Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt trên 7%, quy mô GDP 266 tỉ đô la, bình quân thu nhập đầu người đạt 2.800 đô la. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử.

Nợ của một số doanh nghiệp bất động sản 
trong tính trong 6 tháng đầu năm 2019.
Nhóm chuyên gia độc lập gồm 4 người (trong đó 2 chuyên gia kinh tế đang sống và làm việc ở Mỹ) đã thảo luận các ý chính như dưới đây để Thủ tướng và những người có trách nhiệm quản lý điều hành đất nước có thêm thông tin tư liệu tham khảo, kịp thởi xử lý.

Những câu hỏi sau đêm mất ngủ

Bâng khuâng nhớ tới câu thơ của nhà thơ Lê Đạt (bị xử lý trong vụ nhân văn giai phẩm 1986) "đem bục công an đặt giữa trái tim người; Tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước". Nhiều người cho biết hồi chiến tranh 1945-1975, đất đai khắp nơi được trao cho quân đội sử dụng, đi đâu cũng thấy ao bộ đội, giếng bộ đội, nhà bộ đội, hội trường bộ đội, khu để quan trang quân dụng... rồi bãi tập, khu chăn nuôi bộ đội... Hồi đó không ai dám xâm phạm, ai cũng nghĩ phải hy sinh tất cả cho quốc phòng. Nhưng khi đất hòa bình, bộ đội rút dần; đất bỏ không, dân lại sử dụng để canh tác. Dân sử dụng từ đó đến nay không thấy chính quyền đả động gì. Vậy mà đất Đồng Tâm quá phức tạp. Trong bối cảnh chung như vậy, chẳng nhẽ lại xử lý đất Đồng Tâm theo cách khác ? Trận tập kích vào nhà dân đất Đồng Tâm với lực lượng và trang bị như thế, vào giờ tranh tối tranh sáng như thế, và chỉ để xử lý một nhóm nhỏ dân với vũ khí thô sơ, tự tạo và “không được sự ủng hộ của hầu hết dân Đồng Tâm” (như chính quyền thông báo) mà bị thiệt mạng tới 3 sỹ quan, trong đó có sỹ quan cao cấp thì là thất bại hay đánh đẹp ? Thực sự đánh úp như thế mà vẫn thất bại thảm bại thế này thì lúc đánh địch thật sự sẽ ra sao? Nhân dân có còn tin tưởng vào lực lượng vĩ trang không?
Những câu hỏi sau đêm mất ngủ
Mai Thanh Sơn 11-1-2020 - Vụ Đồng Tâm thực sự đã trở thành một “sự kiện” mà dù muốn hay không nó cũng sẽ được ghi vào “biên niên sử”. Từ một tranh chấp dân sự, dần chuyển thành một vụ án hình sự, bây giờ đã trở thành một thảm hoạ nhân đạo. Số người thương vong chưa được thống kê đầy đủ, nhưng tôi tin sẽ làm không ít người giật mình. Máu người Việt cả đấy. Tôi xót thương cho ĐỒNG BÀO tôi, bất kể thuộc bên nào. Họ đều là NẠN NHÂN.
Image result for ông kình
Đêm mất ngủ, tự bật ra mấy câu hỏi:
1. Tại sao từ khi bắt đầu có vụ tranh chấp công khai (2017) đến nay Bộ Quốc phòng không hề lên tiếng? 
Nếu thực sự 59ha đồng Sênh là đất Quốc phòng từ 1980, Bộ Quốc phòng nhẽ ra phải lên tiếng trước. Bộ Quốc phòng bao giờ cũng là nơi có những tấm bản đồ chi tiết, và họ giữ bản đồ rất tốt. Trong công tác tham mưu, “bản đồ đâu?” luôn là câu hỏi đầu tiên của tất cả các vị chỉ huy tác chiến đối với các trợ lý của mình. Thế nhưng cho đến nay, Bộ Quốc phòng, Quân chủng PK-KQ và cả Lữ đoàn 28 là đơn vị đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở sân bay Miếu Môn đều im lặng. Nếu là đất Quốc phòng, theo luật, vệ binh có thể bắn bỏ tất cả những kẻ vi phạm. Nếu là đất Quốc phòng, chỉ cần Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội liên quan trực tiếp lên tiếng, tôi tin rằng không ai dám chống đối.

Lịch sử VN sẽ phải ghi nhớ người đàn ông vĩ đại này.

Lịch sử Việt Nam sẽ phải ghi nhớ người đàn ông vĩ đại này.
Có những cái chết hóa thành bất tử.
Có những con người do chân lý sinh ra.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, râu, văn bản và cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Tàu TQ quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của VN

Tàu TQ vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của VN
BTV Tiếng Dân 11-1-2020 - Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.
Vị trí các tàu hải cảnh TQ vào thời điểm 5h24’ sáng 11/1/2020. Nhóm 3 tàu TQ ở trông ô chữ nhật màu đỏ, được đánh số gồm: 1. Zhongguohaijing; 2. Zhongguohaijing 5403 và 3. Haijing 35111. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Đồng Tâm và Ô Khảm, thuộc 2 nước của 1 chế độ

Đồng Tâm và Ô Khảm, thuộc hai quốc gia của một chế độ
fb Jackhammer Nguyễn 12-1-2020 - Đồng Tâm là một làng quê nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, Việt Nam. Ô Khảm là một làng đánh cá ngoại thành Quảng Châu, Trung Quốc.
Ngày 9/1/2020, công an Việt Nam ập vào làng Đồng Tâm, đàn áp bắt đi ba mươi người, giết chết một người, chấm dứt sự tồn tại của Tổ đồng thuận chống tham nhũng Đồng Tâm.
Ngày 13/9/2016, công an Trung Quốc tràn vào làng Ô Khảm, bắt bớ đánh đập, chấm dứt sự tồn tại trong gần năm năm một chính quyền được dân bầu lên.
Cả hai vụ nổi dậy và bị đàn áp tại Đồng Tâm và Ô Khảm giống nhau ở bản chất, đều bắt đầu bằng những vụ cưỡng đoạt đất đai, dựa trên nguyên tắc cộng sản, “đất đai là sở hữu toàn dân”.
Ảnh trên: Người dân Đồng Tâm (VN) mang cờ, biểu ngữ phản đối quan tham cướp đất năm 2017. Ảnh dưới: Dân Ô Khảm (TQ) với cờ xí rợp trời, phản đối quan tham và ủng hộ ông Lâm Tổ Loan.