Mở đầu vụ xử Đồng Tâm: Phiên toà sẽ “có án rất nặng”?
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam nói với BBC: “Tôi nghĩ là phiên tòa này kết quả của nó sẽ rất là đáng buồn cho nhân dân, nhất là đáng buồn cho bàn con ở trong Đồng Tâm. “Không biết là có án ‘tử hình’ hay không, nhưng một khi đã gán cho người ta là ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’, thì chắc là án rất là nặng.Phiên tòa xử 29 người Đồng Tâm ngày 7/9/2020. Vụ xét xử sơ thẩm liên quan biến cố bố ráp, tập kích Đồng Tâm khai mạc ngày 07/9/2020 đang là tâm điểm chú ý của công luận trong và ngoài Việt Nam quan tâm vụ việc này.
Hôm thứ Hai, 07/9, một số nhà quan sát thời sự cho BBC News Tiếng Việt biết tâm điểm quan tâm của công luận xung quanh phiên xử sơ thẩm này là gì và có điều gì đáng lưu ý.
Từ Hà Nội, blogger, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, Bộ Công an nói với BBC:
“Mọi người quan tâm nhất việc phiên tòa tổ chức theo cách gì và có dấu hiệu gì thể hiện bình đẳng và đúng pháp luật trong việc xét xử hay không.
“Ví dụ như là người dân có được đến nghe, rồi tham dự hay không hoặc là thân nhân của những bị cáo có được vào trong tòa một cách bình thường hay không. Đương nhiên buổi đầu, người ta có thể cũng quan tâm đến thủ tục phiên tòa như thế nào.''
“Đó là những điều mà tôi thấy dư luận rất chú ý, nhưng đặc biệt tôi thấy báo chí có vẻ không hào hứng trong chuyện đưa tin một vụ án rất lớn như thế này và có vẻ như các báo chí tránh né.''
“Cái đó tôi nghĩ là một dấu hiệu mà người cầm quyền phải lưu tâm. Tôi biết tâm lý các nhà báo, họ thấy rằng đưa tin vụ này rất là khó.''
“Nếu lâu nay, từ khi xảy ra vụ việc (09/1/2020) đến giờ thì đương nhiên là họ lấy thông tin hết từ Bộ Công an, nhưng bây giờ khi đã diễn ra phiên tòa, bắt buộc họ phải thể hiện thông tin mà họ nắm bắt được ở phiên tòa.''
“Và ít ra họ phải thể hiện một chút chính kiến trong đó, mà như thế, tôi đoán họ rất có thể sẽ không đi theo đúng chỉ đạo ở trên và có thể họ phải tự hiểu là phải nên đưa như thế nào, thì cái này họ rất là giằng xé.''
“Nếu như họ đưa theo phong cách từ tháng 01/2020 cho đến bây giờ, thì có thể họ sẽ phải đối mặt với dư luận, công chúng đánh giá rất ghê và trong nội bộ của họ, tôi tin rằng là họ không dễ thống nhất theo kiểu mà cứ đưa tin theo cách lâu nay mà Bộ Công an thông tin gì, cáo trạng đưa thông tin gì, thì cứ đưa như thế, họ không thể làm như thế được.”
Hội đồng xét xử tỏ ra ‘cầu thị’?
Từ thành phố Hanau, CHLB Đức, Luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói với BBC:
“Về phía hành nghề luật sư, tôi chú ý đến những gì mà Hội đồng xét xử sẽ đáp ứng theo đúng các kiến nghị mà các luật sư đã gửi cho Hội đồng xét xử trước đó.
“Đọc lại những tin tức xung quanh phiên tòa, tôi thấy nghe chừng Hội đồng xét xử cũng tỏ ra cầu thị, các luật sư đã đề nghị triệu tập một số nhân chứng, trong đó có bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình), thì Hội đồng xét xử nói rằng là nếu như trong quá trình thẩm vấn mà thấy cần thiết, thì sẽ triệu tập bà Dư Thị Thành.
“Thứ hai là các luật sư đề nghị trả lại hồ sơ để điều tra lại từ đầu, thì Hội đồng xét xử cũng nói là trong quá trình xét xử vụ án mà thấy rằng cần thiết phải dừng phiên tòa, trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát, hoặc là cho cơ quan điều tra điều tra lại, thì họ cũng sẽ chấp nhận.
“Thì đây là một điều lạ vì trước đây, đối với các vụ án trước, các luật sư có đề nghị thì thường Hội đồng xét xử bác ngay từ đầu, thẳng thừng luôn, nhưng lần này họ có nói là sẽ chờ đợi.
“Nhưng tôi hy vọng là nếu như với số lượng luật sư như vậy và có quá nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng mà các luật sư đã chỉ ra thì hy vọng vụ án sẽ tạm đình chỉ lại để chuyển trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra điều tra lại.
“Và tôi hy vọng là trong quá trình thẩm vấn, chờ đợi những lời khai của những người được mô tả là có hành vi trực tiếp liên quan ‘cái chết’ của ba người cảnh sát thì nó sẽ phơi bày ra, hy vọng là báo chí sẽ đưa tin trung thực những lời khai của các bị cáo đó trước tòa.”
Tiếp tục cứng rắn với dân?
Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam nói với BBC:
“Tôi nghĩ là phiên tòa này kết quả của nó sẽ rất là đáng buồn cho nhân dân, nhất là đáng buồn cho bàn con ở trong Đồng Tâm.
“Không biết là có án ‘tử hình’ hay không, nhưng một khi đã gán cho người ta là ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’, thì chắc là án rất là nặng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54056237
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54045865
“Thế còn nếu mà họ cố tình kết những án như thế thì tôi nghĩ là trước kia niềm tin của nhân dân đối với nhà nước, đối với lãnh đạo đã rất là thấp rồi, thế mà bây giờ cứ đưa ra vụ này và làm đến mức độ như thế này, thì tôi nghĩ chắc là niềm tin đó xuống con số âm mất.”
“Tôi nghĩ là họ vẫn cứ dựa vào cường quyền, bạo lực ‘bịt miệng’ để mà rồi họ đàn áp, thì Đại hội 13 của ĐCS của họ cũng sắp diễn ra, nhưng mà ngay trong nội bộ của họ cũng vẫn cứ mâu thuẫn, rồi tranh đoạt nhiều thứ lắm.
“Thế thì bây giờ dân rất là hoang mang, nhưng có lẽ chẳng ai làm gì được họ, nhà cầm quyền cả, họ cứ muốn thế nào thì họ làm, thì không biết đến ngày nào đó thì hoặc là mất nước, hoặc là sẽ có một cuộc mà nó giống như cái lò-xo nó bật lên.
“Mà bật lên thì tôi rất sợ là nó sẽ thành ra một cuộc vô chính phủ, rồi nó loạn lạc cả lên, nên rất là lo ngại. Chứ còn bây giờ tôi cảm giác như là họ vẫn cương quyết dùng bạo lực để họ cai trị đất nước, chứ không có cái gì thay đổi cả.
Mô hình quản lý xung đột thế nào?
Cũng từ Hà Nội, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh, một nhà nghiên cứu và giảng dạy đại học bình luận với BBC về phiên xử và vụ án:
“Tôi thấy về mô hình quản lý xung đột hiện đại, thì người ta phải quản lý ngay từ khi nó diễn ra rủi ro có thể xảy ra xung đột.
“Thực ra để loại trừ xung đột, thì thế giới đều có hai cách mà cách đầu tiên thì là cách mà người ta sẽ dùng bạo lực và cách thứ hai là cách quản lý hiện đại bây giờ, tức là bắt đầu quản lý từ lúc mà có thể gặp rủi ro.
“Xong sau đó, nếu như có rủi ro, thì người ta phải thực hiện những bước như tất cả những ai trên thế giới đều biết trong đó có nói hết toàn bộ sự thực để lấy lại niềm tin, nhưng cái đó chúng ta biết là sẽ không bao giờ xảy ra ở Việt Nam.
“Tất cả những người quản lý xung đột đều nói như chúng ta đều biết là cái đấy sẽ không xảy ra ở Việt Nam, cho nên 100% các lần xung đột mà tôi nhìn thấy, thì nếu như mà xét và liên quan đến vấn đề chính trị, thì bao giờ cũng kết thúc bằng cách quản lý bạo lực.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54064138
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54045864
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53903946
“Còn nếu trong trường hợp mà những chuyện gọi là ‘râu ria’ có thể nhượng bộ được, thì người ta sẽ dùng một cách dân túy, thì trường hợp như là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khi đó, xuống Đồng Tâm, theo tôi là ông muốn dùng cách dân túy.
“Đấy là một trường hợp hiếm hoi, nhưng sau đó chúng ta không biết tại làm sao mà cách đó không được tiếp tục và chúng ta thấy ngay ngay cả cách quản lý rủi ro xung đột của ông Chung cũng không phải là cách quản lý theo quan điểm hiện đại, tức là theo quy trình từ gốc rễ của rủi ro – người ta đã không làm như vậy.
“Cho nên không chỉ nói riêng phiên xử này, không riêng Đồng Tâm, mà nếu một lúc nào đó chính quyền học được cách quản lý rủi ro xung đột một cách bài bản hơn, thì để cho những cái bi kịch như Đồng Tâm, như thế này, nó sẽ không tiếp tục xảy ra nữa.”
Quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi một cuộc phỏng vấn, bình luận trên Facebook của BBC News Tiếng Việt hôm 09/7/2020 về phiên tòa sơ thẩm khai mạc xét xử vụ án ‘giết người’ làm chết ‘ba công an’ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội vào hôm 09/1
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54064138
https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/videos/623822198273404
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét