Phương Tây hiện đại “trị thủy” như thế nào
Ở phương Tây hiện nay, về nguyên tắc, người ta hiểu rằng không thể nào "cưỡng bức dòng nước" được nên chỉ có cách tạo chỗ để tháo nước, và dẫn dòng nước thoát đi. Tình cờ đó lại chính là nguyên lý “thuận theo tự nhiên”.Tại châu Âu đã có cách chính sách chống lụt và thiên tai một cách tổng thể và dài hơi thay vì đối phó khi thiên tai xảy ra vì biến đổi khí hậu, tan băng ở các địa cực, nước biển dâng, mưa bão dữ dội là cách vấn đề lớn, mang tính toàn cầu.
Đó là trồng rừng ở thượng nguồn các sông ngòi, để cây to giữ đất tránh sụt lở, và thảm rừng xanh thấm nước ngay từ đầu trận mưa.
Đó là duy trì các hồ nước gần đô thị lớn (letting pools) có đường dẫn thông với sông ngòi quanh vùng dân cư để điều tiết nước.
Chẳng hạn, bang Houston của Mỹ đang lên kế hoạch xây hồ lớn ở ngoại ô, trị giá 400 triệu USD để đề phòng lụt to.
Ở Châu Âu, sông ngòi đang được “tháo gông” khỏi những con đập để điều phối nước tự nhiên.
Anh Quốc lên kế hoạch mang tên 'National River Restoration Inventory' để phục hồi 1500km sông trên cả nước qua 2700 dự án nhỏ. Cho đến nay chừng 1500 dự án đã hoàn tất, nhiều đoạn sông bị lấp nay được khơi lại.
Ở Tây Ban Nha, sông lớn Duero nay đã được chảy tự do với mọi đập chắn bị dỡ đi.
Ở Pháp, nhờ cuộc vận động của giới bảo vệ môi trường, sau 20 năm, sông Loire đã 'thoát' khỏi con đập Serre de la Fare, gần Le Puy.
Tại Đan Mạch, sông Skjern "giành lại" được các đầm lầy ven bờ để nước lụt tràn ra tự nhiên.
Ngay cả con sông Danube cũng đã được phục hồi gần hết những khu vực bị nắn dòng và bị cắt đứt khỏi dòng chảy chung, đây là nỗ lực hợp tác của 19 nước Châu Âu nơi con sông chảy qua.
Hiện nay, hợp tác quốc tế đã phục hồi gần hết các khu vực đó, vừa tạo môi trường tuyệt vời cho hệ sinh thái ven sông vừa lập các khu chứa nước tràn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét