Ngân hàng Trung Ương Mỹ chuyển hướng
Ngô Nhân Dụng - Thế mới biết mấy con coronavirus nó mạnh! Chúng đã làm hơn 24 triệu người mắc bệnh trên thế giới (nước Mỹ gần 6 triệu) và gần 9 triệu người chết (ở Mỹ, 180 ngàn). Bây giờ, chúng còn khiến cho gân Hàng Trung Ương Mỹ phải chuyển hướng!
ông Jerome H. Powell
Xưa nay, nhiệm vụ chính của ngân hàng trung ương các nước là ngăn ngừa lạm phát, nói theo sách vở là “bảo vệ ổn định tài chánh.” Ngày Thứ Năm vừa qua, ông Jerome H. Powell, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System, viết tắt là Fed) đã báo trước, trong thời gian tới Fed sẽ không lo về lạm phát bằng mối lo quá nhiều người đang thất nghiệp.
Mấy chục triệu người Mỹ đã không được làm việc vì Covid 19. Trong tuần qua các xí nghiệp sa thải thêm một triệu người nữa. Đủ để thuyết phục giới lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Mỹ công nhận bây giờ cần lo chuyện thất nghiệp hơn lo vụ giá cả lên cao!
Thông thường, ngân hàng trung ương các quốc gia phải lựa chọn một trong hai mục tiêu: Thất nghiệp hay Lạm phát. Khi kinh tế xuống, nhiều người mất việc làm, thì các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho người ta dễ dàng vay nợ để sản xuất hay tiêu dùng, khối lượng tiền tệ gia tăng. Ngược lại, khi kinh tế lên, thất nghiệp giảm, thì sinh ra lạm phát vì nhiều người sẵn tiền tiêu thụ đẩy giá cả lên cao.
Kể từ năm 2007 khi kinh tế Mỹ lâm cảnh suy thoái, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã hạ lãi suất xuống gần số không để thúc cho kinh tế đi lên. Kinh tế Mỹ lên từ từ trong một thập niên. Kể từ năm 2015 khi bà Janet L. Yellen còn đứng đầu Fed, lãi suất đã tăng tất cả chín lần. Khi ông Powell lên thay bà Yellen, ông tiếp tục tăng lãi suất bốn lần nữa, Cả hai người chỉ phản ứng, lo ngừa lạm phát khi thấy kinh tế lên cao. Nhưng Covid 19 đã thay đổi tất cả. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã hạ lãi suất khi bị cơn đại dịch tấn công.
Mấy con coronavirus, có thể nói, đã tạo nên áp lực mạnh hơn một vị tổng thống. Từ khi lên cầm quyền, ông Donald Trump vẫn kêu gọi ông Jerome H. Powell ngừng, không tăng lãi suất. Trong hai năm qua ông còn thúc đẩy ông Powell hạ lãi suất xuống, dù tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức thấp nhất. Nhưng ông Powell, do ông Trump bổ nhiệm từ năm 2018, không bị lay chuyển, vẫn bảo vệ vị trí độc lập trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Chỉ mấy con coronavirus mới có thể buộc ông Powell phải đổi hướng!
Covid 19 cũng bắt buộc ngân hàng trung ương các nước khác áp dụng một chính sách tiền tệ bất thường, là thả cho lãi suất xuống, xuống mãi, xuống cho tới dưới số không! Ngân Hàng Trung Ương Âu châu và Nhật Bản đều đã chấp nhận “lãi suất số âm” (negative interest rates). Ngày Thứ Sáu, 28 tháng Tám, Andrew Bailey,thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Anh quốc cũng tuyên bố có thể áp dụng lãi suất âm nếu cần.
Lãi suất âm nghĩa là khi các ngân hàng thương mại trong các nước đó không đem tiền cho vay, họ sẽ “bị phạt!”
Phạt cách nào? Chúng ta biết rằng tất cả các ngân hàng thương mại mỗi nước đều phải ký thác tiền trong ngân hàng trung ương. Mỗi lần một ngân hàng cho vay thì họ chỉ chuyển tiền vào tài khoản của người vay tiền, có thể đang ký thác tại cùng một ngân hàng hay qua tài khoản đạt tại một ngân hàng khác.
Những vụ vay tiền và trả nợ đều được thanh toán qua tài khoản của các ngân hàng thương mại đặt tại ngân hàng trung ương; chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này qua ngân hàng khác. Vì thế, trong ngân hàng trung ương, người ta biết mỗi ngân hàng thương mại đang “dư” bao nhiêu tiền, không có người vay. Họ sẽ bắt ngân hàng thương mại phải “đóng lệ phí” cho các món tiền này. Các món lệ phí đó trở thành lãi suất âm. Khi chúng ta gửi tiền trong một ngân hàng mà phải đóng lệ phí vì nhờ họ giữ tiền giúp mình, chúng ta cũng đang chịu “lãi suất âm” như vậy.
Lãi suất âm là một biện pháp “đường cùng” của các ngân hàng trung ương. Họ cần thúc đẩy các ngân hàng thương mại trong nước phải đem tiền cho vay, giúp cho người ta tiêu thụ hoặc đầu tư, sản xuất. Ít khi các ngân hàng trung ương sử dụng “khí cụ” này, trừ những trường hợp “bí quá,” không có cách nào khác!
Covid 19 đã tạo ra tình trạng này. Vì cơn đại dịch, bỗng dưng bao nhiêu xí nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc. Số người mất việc tăng thì số tiền họ dùng để tiêu thụ cũng giảm. Ở nước Mỹ, hai phần ba nền kinh tế dựa trên việc tiêu thụ, dân giảm tiêu thụ thì kinh tế phải xuống. Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã chi ra mấy ngàn tỉ đô la, phát không cho dân đóng thuế, nhất là những người thất nghiệp, là cốt để cho họ tiếp tục có tiền tiêu. Nếu họ ngưng tiêu tiền thì kinh tế sẽ suy sụp hơn nữa!
Ngân Hàng Trung Ương Mỹ không muốn áp dụng chính sách “lãi suất âm.” Giới lãnh đạo Fed không tin biện pháp này có hiệu quả, đặc biệt trong nền kinh tế Mỹ. Cho nên, thay vì chấp nhận lãi suất âm, ông Powell chỉ tuyên bố “chuyển hướng.”
Từ nhiều năm qua, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ và phần lớn các nước đã chấp nhận một mức độ lạm phát trung bình là 2 phần trăm một năm.
Đặt tiêu chuẩn lạm phát 2% là một tiêu chí an toàn cho kinh tế phát triển. Người ta không lo lạm phát bằng tình trạng “giảm phát,” tức là giá sinh hoạt đi xuống thay vì tăng lên. Khi thị trường và người dân tiêu thụ nghĩ rằng giá cả sẽ đi xuống, giảm phát, thì phiền lắm! Người dân sẽ tạm ngưng tiêu thụ, cần mua gì cũng có thể chờ, mai mốt khi giá xuống thấp sẽ mua! Các xí nghiệp cũng tạm ngưng đầu tư, vì ai dại gì mua máy móc, thuê người làm ngay bây giờ trong khi biết rằng cứ chờ đến khi giá mua xuống thấp hơn và lương công nhân cũng thấp hơn, sẽ kiếm lời hơn nhiều!
Bây giờ, ông Jerome Powell cho biết sẽ không quan tâm đến chỉ tiêu lạm phát 2 phần trăm nữa. Nếu lạm phát lên cao hơn 2% Ngân Hàng Trung Ương Mỹ cũng không lo tăng lãi suất để đẩy nó xuống. Vì mối lo người dân không có việc làm lớn hơn, khẩn cấp hơn.
Khi chấp nhận lạm phát lên cao, tức là người dân tiêu thụ sẽ bị thiệt thòi. Mai mốt giá một ký gạo hay một bình sữa sẽ cao hơn. Tiền mua quần áo, giầy dép, tiền thuê nhà cũng có thễ lên theo. Nhưng mọi người sẽ phải hy sinh để tránh cho cả nền kinh tế không tiếp tục suy yếu sau khi bị Covid 19 tấn công.
Ngày Thứ Năm, thị trường chứng khoán ở Mỹ đã tăng lên sau khi nghe tin ông Powell chuyển hướng. Chủ nhân cổ phần của các công ty sẽ thấy tài sản và lợi tức của họ được nâng cao. Người tiêu thụ sẽ gánh hậu quả giá cả lên cao. Ông Powell không quên điều đó. Ông nói, “Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề những món cần thiết cho cuộc sống sẽ tăng giá, thực phẩm, xăng dầu, và nhà ở, sẽ là một gánh nặng cho các gia đình, nhất là những người đang mất việc và không còn được lãnh lương.”
Nhưng, ông Powell nói tiếp, “Nếu lạm phát giữ ở mức thấp lâu quá thì sẽ tạo mối nguy lớn cho cả nền kinh tế.
Kinh nghiệm của nền kinh tế Nhật Bản là một bài học chung cho các nước khác. Bài học là: Nhật Bản đã trải qua mấy chục năm kinh tế trì trệ, vì giá sinh hoạt đi xuống, hoặc tăng lên rất ít, rất chậm. Chính phủ Nhật đã tìm đủ cách thúc đẩy mà lạm phát không tăng và kinh tế không ngoi lên được. Bây giờ Ngân Hàng Trung Ương Nhật đã phải dùng đến món vũ khí “lãi suất âm.”
Với quyết định chuyển mục tiêu, lo tạo công việc làm hơn lo lạm phát, ông Powell cũng giúp cho Ngân Hàng Trung Ương Mỹ dễ đối phó, nếu kinh tế trì trệ trong tương lai.
Xưa nay, muốn thúc đẩy kinh tế đi lên, món võ thông thường là giảm lãi suất. Nhưng khi lãi suất xuống đến gần số không, như hiện nay, thì món võ đó không còn dùng được nữa. Chấp nhận cho lạm phát lên cao, thì tự nhiên lãi suất cũng lên theo. Vì các ngân hàng cho vay thế nào cũng tính toán để lãi suất cao hơn lạm phát. Cho nên trong tương lai, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ vẫn còn món võ cắt giảm lãi suất để sử dụng khi cần đến.
Tuy nhiên, có những vấn đề trong nền kinh tế Mỹ mà Ngân Hàng Trung Ương không có phương tiện nào để giải quyết. Số người lớn tuổi về hưu trong dân số Mỹ đang lên cao. Tiến bộ kỹ thuật khiến cho mức chênh lệch về lợi tức mở rộng hơn. Những người lãnh lương thấp nhất bị thiệt thòi nhất, số tiêu thụ của rất nhiều người sẽ giảm. Những vấn đề này nằm ngoài trách nhiệm của ông Powell và Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Chỉ các nhà chính trị, trong chính phủ và quốc hội có thể giải tỏa các chướng ngại kinh tế đó.
Mấy chục triệu người Mỹ đã không được làm việc vì Covid 19. Trong tuần qua các xí nghiệp sa thải thêm một triệu người nữa. Đủ để thuyết phục giới lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Mỹ công nhận bây giờ cần lo chuyện thất nghiệp hơn lo vụ giá cả lên cao!
Thông thường, ngân hàng trung ương các quốc gia phải lựa chọn một trong hai mục tiêu: Thất nghiệp hay Lạm phát. Khi kinh tế xuống, nhiều người mất việc làm, thì các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho người ta dễ dàng vay nợ để sản xuất hay tiêu dùng, khối lượng tiền tệ gia tăng. Ngược lại, khi kinh tế lên, thất nghiệp giảm, thì sinh ra lạm phát vì nhiều người sẵn tiền tiêu thụ đẩy giá cả lên cao.
Kể từ năm 2007 khi kinh tế Mỹ lâm cảnh suy thoái, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã hạ lãi suất xuống gần số không để thúc cho kinh tế đi lên. Kinh tế Mỹ lên từ từ trong một thập niên. Kể từ năm 2015 khi bà Janet L. Yellen còn đứng đầu Fed, lãi suất đã tăng tất cả chín lần. Khi ông Powell lên thay bà Yellen, ông tiếp tục tăng lãi suất bốn lần nữa, Cả hai người chỉ phản ứng, lo ngừa lạm phát khi thấy kinh tế lên cao. Nhưng Covid 19 đã thay đổi tất cả. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã hạ lãi suất khi bị cơn đại dịch tấn công.
Mấy con coronavirus, có thể nói, đã tạo nên áp lực mạnh hơn một vị tổng thống. Từ khi lên cầm quyền, ông Donald Trump vẫn kêu gọi ông Jerome H. Powell ngừng, không tăng lãi suất. Trong hai năm qua ông còn thúc đẩy ông Powell hạ lãi suất xuống, dù tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức thấp nhất. Nhưng ông Powell, do ông Trump bổ nhiệm từ năm 2018, không bị lay chuyển, vẫn bảo vệ vị trí độc lập trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Chỉ mấy con coronavirus mới có thể buộc ông Powell phải đổi hướng!
Covid 19 cũng bắt buộc ngân hàng trung ương các nước khác áp dụng một chính sách tiền tệ bất thường, là thả cho lãi suất xuống, xuống mãi, xuống cho tới dưới số không! Ngân Hàng Trung Ương Âu châu và Nhật Bản đều đã chấp nhận “lãi suất số âm” (negative interest rates). Ngày Thứ Sáu, 28 tháng Tám, Andrew Bailey,thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Anh quốc cũng tuyên bố có thể áp dụng lãi suất âm nếu cần.
Lãi suất âm nghĩa là khi các ngân hàng thương mại trong các nước đó không đem tiền cho vay, họ sẽ “bị phạt!”
Phạt cách nào? Chúng ta biết rằng tất cả các ngân hàng thương mại mỗi nước đều phải ký thác tiền trong ngân hàng trung ương. Mỗi lần một ngân hàng cho vay thì họ chỉ chuyển tiền vào tài khoản của người vay tiền, có thể đang ký thác tại cùng một ngân hàng hay qua tài khoản đạt tại một ngân hàng khác.
Những vụ vay tiền và trả nợ đều được thanh toán qua tài khoản của các ngân hàng thương mại đặt tại ngân hàng trung ương; chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này qua ngân hàng khác. Vì thế, trong ngân hàng trung ương, người ta biết mỗi ngân hàng thương mại đang “dư” bao nhiêu tiền, không có người vay. Họ sẽ bắt ngân hàng thương mại phải “đóng lệ phí” cho các món tiền này. Các món lệ phí đó trở thành lãi suất âm. Khi chúng ta gửi tiền trong một ngân hàng mà phải đóng lệ phí vì nhờ họ giữ tiền giúp mình, chúng ta cũng đang chịu “lãi suất âm” như vậy.
Lãi suất âm là một biện pháp “đường cùng” của các ngân hàng trung ương. Họ cần thúc đẩy các ngân hàng thương mại trong nước phải đem tiền cho vay, giúp cho người ta tiêu thụ hoặc đầu tư, sản xuất. Ít khi các ngân hàng trung ương sử dụng “khí cụ” này, trừ những trường hợp “bí quá,” không có cách nào khác!
Covid 19 đã tạo ra tình trạng này. Vì cơn đại dịch, bỗng dưng bao nhiêu xí nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc. Số người mất việc tăng thì số tiền họ dùng để tiêu thụ cũng giảm. Ở nước Mỹ, hai phần ba nền kinh tế dựa trên việc tiêu thụ, dân giảm tiêu thụ thì kinh tế phải xuống. Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã chi ra mấy ngàn tỉ đô la, phát không cho dân đóng thuế, nhất là những người thất nghiệp, là cốt để cho họ tiếp tục có tiền tiêu. Nếu họ ngưng tiêu tiền thì kinh tế sẽ suy sụp hơn nữa!
Ngân Hàng Trung Ương Mỹ không muốn áp dụng chính sách “lãi suất âm.” Giới lãnh đạo Fed không tin biện pháp này có hiệu quả, đặc biệt trong nền kinh tế Mỹ. Cho nên, thay vì chấp nhận lãi suất âm, ông Powell chỉ tuyên bố “chuyển hướng.”
Từ nhiều năm qua, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ và phần lớn các nước đã chấp nhận một mức độ lạm phát trung bình là 2 phần trăm một năm.
Đặt tiêu chuẩn lạm phát 2% là một tiêu chí an toàn cho kinh tế phát triển. Người ta không lo lạm phát bằng tình trạng “giảm phát,” tức là giá sinh hoạt đi xuống thay vì tăng lên. Khi thị trường và người dân tiêu thụ nghĩ rằng giá cả sẽ đi xuống, giảm phát, thì phiền lắm! Người dân sẽ tạm ngưng tiêu thụ, cần mua gì cũng có thể chờ, mai mốt khi giá xuống thấp sẽ mua! Các xí nghiệp cũng tạm ngưng đầu tư, vì ai dại gì mua máy móc, thuê người làm ngay bây giờ trong khi biết rằng cứ chờ đến khi giá mua xuống thấp hơn và lương công nhân cũng thấp hơn, sẽ kiếm lời hơn nhiều!
Bây giờ, ông Jerome Powell cho biết sẽ không quan tâm đến chỉ tiêu lạm phát 2 phần trăm nữa. Nếu lạm phát lên cao hơn 2% Ngân Hàng Trung Ương Mỹ cũng không lo tăng lãi suất để đẩy nó xuống. Vì mối lo người dân không có việc làm lớn hơn, khẩn cấp hơn.
Khi chấp nhận lạm phát lên cao, tức là người dân tiêu thụ sẽ bị thiệt thòi. Mai mốt giá một ký gạo hay một bình sữa sẽ cao hơn. Tiền mua quần áo, giầy dép, tiền thuê nhà cũng có thễ lên theo. Nhưng mọi người sẽ phải hy sinh để tránh cho cả nền kinh tế không tiếp tục suy yếu sau khi bị Covid 19 tấn công.
Ngày Thứ Năm, thị trường chứng khoán ở Mỹ đã tăng lên sau khi nghe tin ông Powell chuyển hướng. Chủ nhân cổ phần của các công ty sẽ thấy tài sản và lợi tức của họ được nâng cao. Người tiêu thụ sẽ gánh hậu quả giá cả lên cao. Ông Powell không quên điều đó. Ông nói, “Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề những món cần thiết cho cuộc sống sẽ tăng giá, thực phẩm, xăng dầu, và nhà ở, sẽ là một gánh nặng cho các gia đình, nhất là những người đang mất việc và không còn được lãnh lương.”
Nhưng, ông Powell nói tiếp, “Nếu lạm phát giữ ở mức thấp lâu quá thì sẽ tạo mối nguy lớn cho cả nền kinh tế.
Kinh nghiệm của nền kinh tế Nhật Bản là một bài học chung cho các nước khác. Bài học là: Nhật Bản đã trải qua mấy chục năm kinh tế trì trệ, vì giá sinh hoạt đi xuống, hoặc tăng lên rất ít, rất chậm. Chính phủ Nhật đã tìm đủ cách thúc đẩy mà lạm phát không tăng và kinh tế không ngoi lên được. Bây giờ Ngân Hàng Trung Ương Nhật đã phải dùng đến món vũ khí “lãi suất âm.”
Với quyết định chuyển mục tiêu, lo tạo công việc làm hơn lo lạm phát, ông Powell cũng giúp cho Ngân Hàng Trung Ương Mỹ dễ đối phó, nếu kinh tế trì trệ trong tương lai.
Xưa nay, muốn thúc đẩy kinh tế đi lên, món võ thông thường là giảm lãi suất. Nhưng khi lãi suất xuống đến gần số không, như hiện nay, thì món võ đó không còn dùng được nữa. Chấp nhận cho lạm phát lên cao, thì tự nhiên lãi suất cũng lên theo. Vì các ngân hàng cho vay thế nào cũng tính toán để lãi suất cao hơn lạm phát. Cho nên trong tương lai, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ vẫn còn món võ cắt giảm lãi suất để sử dụng khi cần đến.
Tuy nhiên, có những vấn đề trong nền kinh tế Mỹ mà Ngân Hàng Trung Ương không có phương tiện nào để giải quyết. Số người lớn tuổi về hưu trong dân số Mỹ đang lên cao. Tiến bộ kỹ thuật khiến cho mức chênh lệch về lợi tức mở rộng hơn. Những người lãnh lương thấp nhất bị thiệt thòi nhất, số tiêu thụ của rất nhiều người sẽ giảm. Những vấn đề này nằm ngoài trách nhiệm của ông Powell và Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Chỉ các nhà chính trị, trong chính phủ và quốc hội có thể giải tỏa các chướng ngại kinh tế đó.
https://www.voatiengviet.com/a/fed-chuyen-huong-ngan-hang-trung-uong/5564693.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét