Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Nghi ngờ loạt bài ‘các cụ’ hiến tiền, vàng chống Covid-19

Nhiều người nghi ngờ loạt bài ‘các cụ’ hiến tiền, vàng chống Covid-19
07/04/2020 
Đang xuất hiện hàng chục bài của những người sử dụng mạng xã hội và thành viên thuộc hai diễn đàn lớn trên Facebook tỏ ý nghi ngờ về tính chân thực của loạt bài trên báo chí nhà nước nói có nhiều cụ già “neo đơn”, “không nơi nương tựa” đóng góp tiền, vàng cho nhà nước để chống dịch Covid-19. Tác giả Thuan Van Bui bình luận rằng “thật khốn nạn khi ca tụng hay tâng bốc chuyện một bà cụ lọm khọm, nghèo hơn xơ mướp bán con gà cuối cùng còn phải ‘đóng góp’ như vậy”, và theo cây bút này, “lãnh đạo quốc gia mà để cho dân nghèo nhan nhản đã không ra gì, đằng này lại còn chìa tay vui vẻ và ca tụng khi nhận ‘đóng góp’ từ một bà già ‘không còn lai quần’ thì quả thực rất khốn nạn”.
Ảnh chụp màn hình một bài đăng trên
 diễn đàn Bàn luận về kinh tế - chính trị, 
Trong những ngày gần đây, theo quan sát của VOA, nhiều báo và trang tin trong đó có Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, VOV, VTC News và Kênh 14 đăng các phóng sự cho hay có những cụ già trên 85 tuổi, thậm chí trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch Covid-19.

Một số bài tường thuật gây ra sự chú ý khi cho biết rằng có cụ bà ở tỉnh Nghệ An lấy ra 50.000 đồng từ tiền “bán gà” để đóng góp, một cụ bà khác 87 tuổi ủng hộ tiền, vàng ở tỉnh Quảng Ngãi, hay 5 cụ bà “không nơi nương tựa” ở tỉnh Cà Mau ủng hộ tới 23 triệu đồng.

Các Faebooker đăng bài trên trang cá nhân hoặc trong hai diễn đàn Bàn luận về kinh tế - chính trị và Góc nhìn báo chí - công dân đưa ra nhận định rằng loạt bài nối tiếp nhau trên báo chí trong nước cho thấy đây là một chiến dịch truyền thông của nhà nước.
Không có mô tả ảnh.

Ba tuần trước, hôm 17/3, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bộ phận thuộc Đảng Cộng sản và có chức năng quản lý các tổ chức chính trị, xã hội - đã làm lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kêu gọi mỗi người dân đóng góp tùy theo khả năng của mình. “Người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng”, ông Phúc nói, theo các bản tin trong nước.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định "tương thân tương ái", "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách" bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam và đem lại sức mạnh để “chúng ta vượt mọi khó khăn thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng”.

Nhà nước Việt Nam kêu gọi toàn dân chung sức chống dịch Covid-19

Giờ đây, sau khi loạt bài của báo chí nhà nước về các cụ già đóng góp tiền, vàng được đăng, nhiều người sử dụng mạng xã hội đang đặt ra nghi vấn.

Chẳng hạn như vì sao những nhân vật được gọi là người già “không nơi nương tựa” lại đeo trên người nhiều đồ trang sức quý, theo ảnh trên báo chí nhà nước, và vì sao họ có được số tiền lớn để đóng góp, trong khi với mức sống hiện nay, ngay cả những người trẻ tuổi hơn, đang đi làm còn khó dư ra tiền để tiết kiệm.

Có người nêu ra thắc mắc rằng kể cả trong trường hợp những người neo đơn có tiền trợ cấp, số tiền đó “ăn còn không đủ” nên không thể tiết kiệm được số tiền nhiều vậy, và vì thế, các phóng sự về đóng góp của họ “nghe thực là hư cấu”.

Không có mô tả ảnh.

Một số người khác viết rằng ngay cả khi chuyện một số cụ già đóng góp tiền, vàng là có thật, việc báo chí nhà nước sử dụng họ để mời gọi những người dân khác đóng góp có thể xem là “vô liêm sỉ”.

Diễn đàn Bàn luận về kinh tế - chính trị có gần 210.000 thành viên đăng lại một bài viết dài của Facebooker có tên Thuan Van Bui mô tả rằng “bao nhiêu thiên tai, địch họa là bấy nhiêu lần đảng, nhà nước kêu dân đóng góp” và thực hiện nhiều hình thức thúc giục, làn người dân cảm thấy “không đóng góp là không xong”.

Bài viết nêu ra chất vấn “Vai trò của nhà nước chỉ là đi xin, đi ép đóng góp vậy thôi sao? Các quỹ phòng chống thiên tai, các khoản ngân sách cho an sinh xã hội, ngân sách quốc gia đâu? Sao năm nào cũng ngửa tay, năm nào cũng kêu gọi vậy?”.

Vẫn trong bài viết, tác giả Thuan Van Bui bình luận rằng “thật khốn nạn khi ca tụng hay tâng bốc chuyện một bà cụ lọm khọm, nghèo hơn xơ mướp bán con gà cuối cùng còn phải ‘đóng góp’ như vậy”, và theo cây bút này, “lãnh đạo quốc gia mà để cho dân nghèo nhan nhản đã không ra gì, đằng này lại còn chìa tay vui vẻ và ca tụng khi nhận ‘đóng góp’ từ một bà già ‘không còn lai quần’ thì quả thực rất khốn nạn”.

Cùng lúc, trên diễn đàn Góc nhìn báo chí - công dân có hơn 88.000 thành viên, một người viết có tên Thuy Le đưa ra quan điểm là những người già không nơi nương tựa này lẽ ra phải được chính phủ nuôi hoặc bảo trợ, song như báo chí đưa tin, chính phủ không ngần ngại nhận lấy “đồng tiền dành dụm khốn khổ của người cùng cực”, và như vậy điều đó “thật bi hài, trơ trẽn, vô sỷ!”

Vẫn thành viên này tiếp tục bình luận rằng bộ máy truyền thông của nhà nước đã “làm quá lố, phản cảm, phản tác dụng”.

Trên hai diễn đàn, còn có nhiều bài viết khác có nội dung tương tự, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và các lời bình luận.

Điểm chung từ các bài viết và các lời bình là việc quyên góp từ những người già neo đơn, thậm chí từ một số em nhỏ, là một việc làm “quá tệ hại và ngược đời”, và bất cứ ai có lương tâm cũng “không nên nhận tiền của các cụ già như thế” vì các cụ là “thành phần mà xã hội phải chăm lo”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét