Tôi đồng tình với TS Anh trong bài này, nhưng cũng có một vài điểm tôi không hoàn toàn nhất trí. Ví dụ: (i) Tôi ủng hộ tạm dừng xuất khẩu gạo trong khi TS Anh đề nghị phải xuất khẩu ngay. Tôi cho rằng căn cứ tình hình mất cân đối cung cầu hiện nay (thể hiện qua việc giá gạo tăng mạnh), cần tạm dừng xuất khẩu trong quý 2 để đảm bảo an ninh lương thực; đây là điều cực kỳ quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân và ổn định xã hội. Hơn nữa, đại dịch chưa tới đỉnh điểm, cuộc chiến chống đại dịch chắc chắn không thể kết thúc sớm, nên giá gạo trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục tăng. (ii) Tôi cho rằng vẫn nên có sự cân đối giữa sản xuất và chống dịch. Không nên hy sinh kinh tế; dồn mọi sức để chống dịch. Theo tôi, chống dịch là lâu dài; kể cả khi trong nước hết dịch mà trên thế giới đại dịch vẫn phát triển mạnh thì nguy cơ tái phát dịch trong nước sẽ vẫn luôn luôn tồn tại, vẫn không thể không dồn sức chống dịch được. Trong khi đó người dân vẫn phải sống, vẫn phải chi tiêu. Nếu dừng sản xuất để chống dịch như hiện nay thì đến một lúc nào đó, nền kinh tế sẽ thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ nghiêm trọng; khủng hoảng kinh tế sẽ bùng nổ, có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với đại dịch. (iii) Không nên ưu tiên cho Hà Nội và TP. HCM là những nơi được xác định là tuyến đầu trong mặt trận ngăn chặn dịch Covid-19. Thực tế số người bị nhiễm ở hai thành phố này cao vì người nước ngoài và người Việt từ nước ngoài về quá nhiều, chứ không phải từ bản thân chúng. Do đó nhà nước chỉ nên hỗ trợ 2 thành phố chi phí chống dịch đối với những đối tượng này. Các chính sách khác nên áp dụng chung theo cả nước với những tiêu chí hỗ trợ cụ thể. (iv) TS Anh đề xuất "phải chấp nhận đánh đổi giữa tốc độ với hiệu quả và công bằng. Chẳng hạn như cố gắng hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách nhưng cũng phải chấp nhận ở mức độ nào đó câu chuyện một số nhóm được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn những nhóm còn lại". Tôi không đồng tình quan điểm này. Sợ rằng nếu theo quan điểm của TS Anh, tiền hỗ trợ sẽ rơi hết vào tay các nhóm lợi ích như các tập đoàn Vin Vượng, Sun Group, FLC Group... đồng thời hiệu quả sử dụng tiền sẽ rất kém; (v) TS Anh đề nghị "phải sử dụng đến biện pháp hành chính, nhưng vẫn phải dựa vào và tuân theo quy luật thị trường bất kỳ khi nào có thể", tức là ưu tiên các biện pháp hành chính. Tôi theo quan điểm ngược lại. (vi) Về chính sách tiền tệ, TS Anh cho rằng "quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch". Tôi thì không cho là như vậy vì tôi tin rằng trong bối cảnh các DN VN bị cắt dứt khỏi chuỗi cung ứng thế giới và cầu giảm mạnh như hiện nay, dù hệ thống ngân hàng thương mại có tính thanh khoản thì cũng chưa chắc chúng đã dám mạnh tay cho các DN vay tiền. Vì hệ thống ngân hàng thương mại đang rất yếu kém nên tôi cho rằng không nên lạm dụng chính sách tiền tệ mà nên ưu tiên sử dụng chính sách ngân sách. (vii) Cuối cùng, dường như TS khuyến nghị các chính sách hỗ trợ nên được triển khai ngay; tôi thì cho rằng có triển khai ngay các chính sách kích thích sản xuất thì với bối cảnh cung cầu đều trì trệ như hiện nay, các chính sách này sẽ có tác dụng rất kém. Nhà nước một mặt nên triển khai ngay các chính sách cứu trợ, hỗ trợ dân sinh, đồng thời nên dùng thời gian quý báu này nghiên cứu chuẩn bị tốt các chính sách kích cung để khi đại dịch có dấu hiệu qua đỉnh của nó, sẽ mang ra thực hiện, thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
TS. Vũ Thành Tự Anh cảnh báo, nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ, một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể đổ vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng, việc làm, cũng như nhiều hệ lụy xã hội khác.
Theo đó, yêu cầu cấp bách đối với từng quốc gia cũng như toàn thế giới trong bối cảnh hiện nay là phải phản ứng nhanh nhất và hiệu lực nhất với tất cả các nguồn lực có thể có để ngăn chặn khủng hoảng y tế trở thành khủng hoảng kinh tế và thậm chí trở thành khủng hoảng tài chính và nợ công.
Tuy nhiên, ông Anh cho rằng, khi các quốc gia thực hiện chiến lược ngăn chặn dịch bệnh, một mặt giúp giảm tình trạng lây nhiễm, nhưng đồng thời khiến kinh tế suy giảm trầm trọng hơn khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng, phân phối bị ngừng trệ do các biện pháp ngăn chặn, phong tỏa. Suy thoái kinh tế là cái giá không thể tránh khỏi khi chống dịch.
Trong bài toán đánh đổi đó, lãnh đạo Fulbright khuyến cáo, không nên chạy theo GDP mà xao lãng mục tiêu chống dịch. Những dự đoán gần đây của các tổ chức quốc tế như của ADB cho rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,8% trong năm nay là quá lạc quan.
“Giữ tốc độ tăng trưởng không phải là mục tiêu chính yếu lúc này. Mục tiêu tối thượng là bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng. Lực lượng ở đây là sự sống của người dân, sức khỏe của doanh nghiệp, của hệ thống ngân hàng – tài chính và niềm tin của người dân đối với Nhà nước. Nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì chúng ta có thể phải trả giá đắt”, TS. Vũ Thành Tự Anh cảnh báo trong hội thảo trực tuyến về chủ đề "Dịch bệnh Covid-19: Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ".
Hệ thống các chính sách can thiệp của Chính phủ để ứng phó với tác hại của dịch Covid-19, theo ông Anh, cần đáp ứng năm mục tiêu gồm: Hạ thấp đường cong nhiễm dịch, bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp, củng cố niềm tin xã hội, bồi đắp nền tảng phục hồi, và hạn chế di hại tương lai.
Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu bồi đắp nền tảng phục hồi và hạn chế di hại tương lai. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng nào rồi cũng qua đi, vấn đề là ra khỏi khủng hoảng trong trạng thái như thế nào, điêu tàn hay với tâm thế đã có một số nền tảng nhất định để phục hồi nền kinh tế.
Nếu các chính sách đưa ra chỉ giải quyết các vấn đề ngay trước mắt mà thiếu tầm nhìn cho tương lai thì không những không bồi đắp được các nền tảng để phục hồi mà thậm chí còn có thể tạo ra những hệ lụy khó khắc phục về sau.
Chẳng hạn, nếu không cân nhắc kĩ, những chính sách đưa ra trong thời kì khủng hoảng có thể quá đà, hoặc tạo ra những “rủi ro đạo đức” hay “lựa chọn ngược” khi một bên có nhiều lợi thế tiếp cận thông tin và chính sách hơn các nhóm còn lại. Hậu quả là tạo ra những nhóm lợi ích hay thể chế mà sau khi khủng hoảng qua đi sẽ cản trở năng lực phục hồi và phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Theo ông Anh, kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo gần đây của Bộ Công thương được đưa ra thảo luận như một dẫn chứng về hiện tượng phản ứng chính sách quá đà có thể gây thiệt hại lâu dài.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Việt Nam dư sức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo.
Theo đó, trong khi sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn đang ổn định, chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, dư sức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo thì chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao.
"Đó là chưa kể như vậy chúng ta rất bất công đối với khu vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn, vốn luôn là bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam khi rơi vào khủng hoảng. Thực tế vừa qua, rất nhiều người mất việc ở đô thị quay về nông thôn nương náu. Nếu không xuất khẩu được gạo, nông thôn sẽ bị quá tải, gánh nặng chồng chất thêm lên vai người nông dân vốn đã chịu nhiều khó khăn do thời tiết cực đoan, hạn mặn vừa qua. Nếu chúng ta không giúp được gì cho nông dân thì cũng không nên tước đi lợi ích của họ”, TS. Vũ Thành Tự Anh nhắc lại bài học bỏ lỡ xuất khẩu gạo giá cao từng xảy ra thời kì khủng hoảng 2008 - 2009.
Đảm bảo ba nguyên tắc
Bên cạnh việc xác lập mục tiêu rõ ràng và phù hợp, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, các chính sách đưa ra phải đảm bảo ba nguyên tắc: can thiệp có mục tiêu, kịp thời và có thời hiệu rõ ràng.
Một là, can thiệp chính sách phải có mục tiêu. Đại dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nhóm đối tượng, nhưng các nguồn lực của nhà nước, từ tài chính đến hành chính và năng lực thực thi đều có hạn. Không một nhà nước nào có thể can thiệp đại trà mà phải xác lập ưu tiên để can thiệp có chọn lọc.
Chẳng hạn, nhóm chính sách mục tiêu phải hướng đến hỗ trợ người dân, người lao động và người sản xuất; hướng đến các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch như ngành du lịch, lưu trú, ăn uống, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo cũng như hỗ trợ các loại hình, quy mô doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch. Tương tự, đối với địa phương, chính sách của chính quyền Trung ương phải dành nguồn lực nhiều nhất về ngân sách và các biện pháp hỗ trợ khác cho những nơi như Hà Nội và TP. HCM đang ở tuyến đầu trong mặt trận ngăn chặn dịch Covid-19.
Hai là, khi khủng hoảng xảy ra, tính kịp thời và tốc độ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế dẫn truyền chính sách của Việt Nam tương đối chậm và hiệu lực tương đối thấp, cản trở tính hiệu lực và sức mạnh của các chính sách. Điều đó có nghĩa là các chính sách phải nhanh và mạnh hơn bình thường thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Bởi vậy, trong một chừng mực nhất định, phải chấp nhận đánh đổi giữa tốc độ với hiệu quả và công bằng. Chẳng hạn như cố gắng hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách nhưng cũng phải chấp nhận ở mức độ nào đó câu chuyện một số nhóm được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn những nhóm còn lại.
Ba là, mặc dù trong thời kì khủng hoảng, nhiều chính sách, quyết định của Nhà nước buộc phải sử dụng đến biện pháp hành chính, nhưng vẫn phải dựa vào và tuân theo quy luật thị trường bất kỳ khi nào có thể.
Ngoài ra, các chính sách cấp cứu có tính tình thế cần có thời hiệu rõ ràng. Ví dụ, nếu chính sách đưa ra để ứng phó với tình huống dịch kéo dài hai quý thì phải đặt thời hiệu chính sách là hai quý. Trong trường hợp dịch kéo dài hơn thì ra quyết định kéo dài hiệu lực của chính sách bởi “nếu không đặt ra thời hiệu rõ ràng thì các chính sách dễ có nguy cơ đi quá đà và bị trục lợi”.
Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế
Về chính sách tài khóa, TS. Tự Anh cho rằng, chi tiêu công quan trọng nhất hiện nay là cho y tế và phòng dịch. Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế. Nếu như chúng ta chấp nhận suy giảm kinh tế tạm thời thì còn có sức để chống dịch lâu dài và có thể hồi phục kinh tế sau này. Còn nếu mặt trận y tế thất bại thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại kinh tế, tài chính và thậm chí các khủng hoảng khác.
Mặt khác, cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp CIT) cho các doanh nghiệp chịu tác động nghiệm trọng của dịch Covid-19. Miễn, giảm, hoãn, giãn các khoản phí cho doanh nghiệp và người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn…
“Cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ trở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội”, vị chuyên gia này khuyến cáo.
Trong nhiều hình thức trợ cấp xã hội, Chính phủ có thể cân nhắc hỗ trợ người dân bằng cách khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn điện, nước – các tiện ích cơ bản. So với trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm (ví dụ 10% như đề xuất hiện nay), trợ cấp một khoản cố định hàng tháng sẽ hỗ trợ được nhiều nhất cho người nghèo mà không làm tăng gánh nặng ngân sách.
Về chính sách tiền tệ, ông Anh cho rằng, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch.
“Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Bây giờ muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất”, vị tiến sĩ này nhấn mạnh.
Ngoài ra, có thể cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, như giãn tiến độ, hoãn trả nợ, không đưa vào danh sách nợ xấu vì đây là rủi ro từ trên trời rơi xuống, không phải là lỗi của doanh nghiệp và người dân.
Về tỉ giá, TS. Vũ Thành Tự Anh nhận định, Việt Nam nên mạnh dạn và linh hoạt trong điều chỉnh tỉ giá để giữ lợi thế xuất khẩu vì tất cả các quốc gia khác đều đã điều chỉnh tỉ giá giảm sâu.
Về chính sách đầu tư công, Nhà nước cần đầu tư vào việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất vắc – xin chống Covid-19 thay vì trông chờ vào thị trường và lòng tốt của người khác. “Nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta sẽ làm chủ đường cong miễn dịch chứ không chỉ là đường cong nhiễm dịch”, ông Anh nói.
Lãnh đạo Fulbright cũng lưu ý, các chính sách đầu tư công cần nhắm vào hai mục tiêu là vừa kích thích kinh tế, vừa giúp bồi dưỡng năng lực khi hồi phục. Theo đó, các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (5G), năng lượng tái tạo, các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà hiên nay do thiếu vốn nên ngưng trệ, chậm tiến độ, các nền tảng giáo dục trực tuyến, khám bệnh từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử… nên được xem là các ưu tiên đầu tư.
Tuy nhiên, mọi chính sách vĩ mô, dù tốt đến đâu nhưng nếu không gây dựng được niềm tin của người dân thì chính sách cũng không có tác dụng. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho Chính phủ.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là phải xây dựng được niềm tin rằng Chính phủ đã hành động kịp thời, hành động hiệu quả vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một trạng thái tự tin và những chính sách sau này của Chính phủ sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều”, Giám đốc Fulbright nhấn mạnh.
Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Quỳnh Chi - 07/04/2020 TheLEADERTS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nhận định, nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì Việt Nam có thể phải trả giá đắt.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh
Đại dịch Covid-19 đã gây nên một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới cận đại. Theo nhận định của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, mặc dù Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu nhưng tác động của nó lớn đến đâu sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và phản ứng cụ thể của mỗi quốc gia. Trong từng quốc gia, mức độ tác động của đại dịch và khả năng điều chỉnh, thích nghi của mỗi ngành nghề cũng khác nhau.TS. Vũ Thành Tự Anh cảnh báo, nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ, một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể đổ vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng, việc làm, cũng như nhiều hệ lụy xã hội khác.
Theo đó, yêu cầu cấp bách đối với từng quốc gia cũng như toàn thế giới trong bối cảnh hiện nay là phải phản ứng nhanh nhất và hiệu lực nhất với tất cả các nguồn lực có thể có để ngăn chặn khủng hoảng y tế trở thành khủng hoảng kinh tế và thậm chí trở thành khủng hoảng tài chính và nợ công.
Tuy nhiên, ông Anh cho rằng, khi các quốc gia thực hiện chiến lược ngăn chặn dịch bệnh, một mặt giúp giảm tình trạng lây nhiễm, nhưng đồng thời khiến kinh tế suy giảm trầm trọng hơn khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng, phân phối bị ngừng trệ do các biện pháp ngăn chặn, phong tỏa. Suy thoái kinh tế là cái giá không thể tránh khỏi khi chống dịch.
Trong bài toán đánh đổi đó, lãnh đạo Fulbright khuyến cáo, không nên chạy theo GDP mà xao lãng mục tiêu chống dịch. Những dự đoán gần đây của các tổ chức quốc tế như của ADB cho rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,8% trong năm nay là quá lạc quan.
“Giữ tốc độ tăng trưởng không phải là mục tiêu chính yếu lúc này. Mục tiêu tối thượng là bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng. Lực lượng ở đây là sự sống của người dân, sức khỏe của doanh nghiệp, của hệ thống ngân hàng – tài chính và niềm tin của người dân đối với Nhà nước. Nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì chúng ta có thể phải trả giá đắt”, TS. Vũ Thành Tự Anh cảnh báo trong hội thảo trực tuyến về chủ đề "Dịch bệnh Covid-19: Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ".
Hệ thống các chính sách can thiệp của Chính phủ để ứng phó với tác hại của dịch Covid-19, theo ông Anh, cần đáp ứng năm mục tiêu gồm: Hạ thấp đường cong nhiễm dịch, bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp, củng cố niềm tin xã hội, bồi đắp nền tảng phục hồi, và hạn chế di hại tương lai.
Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu bồi đắp nền tảng phục hồi và hạn chế di hại tương lai. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng nào rồi cũng qua đi, vấn đề là ra khỏi khủng hoảng trong trạng thái như thế nào, điêu tàn hay với tâm thế đã có một số nền tảng nhất định để phục hồi nền kinh tế.
Nếu các chính sách đưa ra chỉ giải quyết các vấn đề ngay trước mắt mà thiếu tầm nhìn cho tương lai thì không những không bồi đắp được các nền tảng để phục hồi mà thậm chí còn có thể tạo ra những hệ lụy khó khắc phục về sau.
Chẳng hạn, nếu không cân nhắc kĩ, những chính sách đưa ra trong thời kì khủng hoảng có thể quá đà, hoặc tạo ra những “rủi ro đạo đức” hay “lựa chọn ngược” khi một bên có nhiều lợi thế tiếp cận thông tin và chính sách hơn các nhóm còn lại. Hậu quả là tạo ra những nhóm lợi ích hay thể chế mà sau khi khủng hoảng qua đi sẽ cản trở năng lực phục hồi và phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Theo ông Anh, kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo gần đây của Bộ Công thương được đưa ra thảo luận như một dẫn chứng về hiện tượng phản ứng chính sách quá đà có thể gây thiệt hại lâu dài.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Việt Nam dư sức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo.
Theo đó, trong khi sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn đang ổn định, chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, dư sức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo thì chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao.
"Đó là chưa kể như vậy chúng ta rất bất công đối với khu vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn, vốn luôn là bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam khi rơi vào khủng hoảng. Thực tế vừa qua, rất nhiều người mất việc ở đô thị quay về nông thôn nương náu. Nếu không xuất khẩu được gạo, nông thôn sẽ bị quá tải, gánh nặng chồng chất thêm lên vai người nông dân vốn đã chịu nhiều khó khăn do thời tiết cực đoan, hạn mặn vừa qua. Nếu chúng ta không giúp được gì cho nông dân thì cũng không nên tước đi lợi ích của họ”, TS. Vũ Thành Tự Anh nhắc lại bài học bỏ lỡ xuất khẩu gạo giá cao từng xảy ra thời kì khủng hoảng 2008 - 2009.
Đảm bảo ba nguyên tắc
Bên cạnh việc xác lập mục tiêu rõ ràng và phù hợp, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, các chính sách đưa ra phải đảm bảo ba nguyên tắc: can thiệp có mục tiêu, kịp thời và có thời hiệu rõ ràng.
Một là, can thiệp chính sách phải có mục tiêu. Đại dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nhóm đối tượng, nhưng các nguồn lực của nhà nước, từ tài chính đến hành chính và năng lực thực thi đều có hạn. Không một nhà nước nào có thể can thiệp đại trà mà phải xác lập ưu tiên để can thiệp có chọn lọc.
Chẳng hạn, nhóm chính sách mục tiêu phải hướng đến hỗ trợ người dân, người lao động và người sản xuất; hướng đến các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch như ngành du lịch, lưu trú, ăn uống, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo cũng như hỗ trợ các loại hình, quy mô doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch. Tương tự, đối với địa phương, chính sách của chính quyền Trung ương phải dành nguồn lực nhiều nhất về ngân sách và các biện pháp hỗ trợ khác cho những nơi như Hà Nội và TP. HCM đang ở tuyến đầu trong mặt trận ngăn chặn dịch Covid-19.
Hai là, khi khủng hoảng xảy ra, tính kịp thời và tốc độ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế dẫn truyền chính sách của Việt Nam tương đối chậm và hiệu lực tương đối thấp, cản trở tính hiệu lực và sức mạnh của các chính sách. Điều đó có nghĩa là các chính sách phải nhanh và mạnh hơn bình thường thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Bởi vậy, trong một chừng mực nhất định, phải chấp nhận đánh đổi giữa tốc độ với hiệu quả và công bằng. Chẳng hạn như cố gắng hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách nhưng cũng phải chấp nhận ở mức độ nào đó câu chuyện một số nhóm được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn những nhóm còn lại.
Ba là, mặc dù trong thời kì khủng hoảng, nhiều chính sách, quyết định của Nhà nước buộc phải sử dụng đến biện pháp hành chính, nhưng vẫn phải dựa vào và tuân theo quy luật thị trường bất kỳ khi nào có thể.
Ngoài ra, các chính sách cấp cứu có tính tình thế cần có thời hiệu rõ ràng. Ví dụ, nếu chính sách đưa ra để ứng phó với tình huống dịch kéo dài hai quý thì phải đặt thời hiệu chính sách là hai quý. Trong trường hợp dịch kéo dài hơn thì ra quyết định kéo dài hiệu lực của chính sách bởi “nếu không đặt ra thời hiệu rõ ràng thì các chính sách dễ có nguy cơ đi quá đà và bị trục lợi”.
Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế
Về chính sách tài khóa, TS. Tự Anh cho rằng, chi tiêu công quan trọng nhất hiện nay là cho y tế và phòng dịch. Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế. Nếu như chúng ta chấp nhận suy giảm kinh tế tạm thời thì còn có sức để chống dịch lâu dài và có thể hồi phục kinh tế sau này. Còn nếu mặt trận y tế thất bại thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại kinh tế, tài chính và thậm chí các khủng hoảng khác.
Mặt khác, cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp CIT) cho các doanh nghiệp chịu tác động nghiệm trọng của dịch Covid-19. Miễn, giảm, hoãn, giãn các khoản phí cho doanh nghiệp và người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn…
“Cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ trở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội”, vị chuyên gia này khuyến cáo.
Trong nhiều hình thức trợ cấp xã hội, Chính phủ có thể cân nhắc hỗ trợ người dân bằng cách khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn điện, nước – các tiện ích cơ bản. So với trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm (ví dụ 10% như đề xuất hiện nay), trợ cấp một khoản cố định hàng tháng sẽ hỗ trợ được nhiều nhất cho người nghèo mà không làm tăng gánh nặng ngân sách.
Về chính sách tiền tệ, ông Anh cho rằng, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch.
“Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Bây giờ muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất”, vị tiến sĩ này nhấn mạnh.
Ngoài ra, có thể cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, như giãn tiến độ, hoãn trả nợ, không đưa vào danh sách nợ xấu vì đây là rủi ro từ trên trời rơi xuống, không phải là lỗi của doanh nghiệp và người dân.
Về tỉ giá, TS. Vũ Thành Tự Anh nhận định, Việt Nam nên mạnh dạn và linh hoạt trong điều chỉnh tỉ giá để giữ lợi thế xuất khẩu vì tất cả các quốc gia khác đều đã điều chỉnh tỉ giá giảm sâu.
Về chính sách đầu tư công, Nhà nước cần đầu tư vào việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất vắc – xin chống Covid-19 thay vì trông chờ vào thị trường và lòng tốt của người khác. “Nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta sẽ làm chủ đường cong miễn dịch chứ không chỉ là đường cong nhiễm dịch”, ông Anh nói.
Lãnh đạo Fulbright cũng lưu ý, các chính sách đầu tư công cần nhắm vào hai mục tiêu là vừa kích thích kinh tế, vừa giúp bồi dưỡng năng lực khi hồi phục. Theo đó, các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (5G), năng lượng tái tạo, các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà hiên nay do thiếu vốn nên ngưng trệ, chậm tiến độ, các nền tảng giáo dục trực tuyến, khám bệnh từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử… nên được xem là các ưu tiên đầu tư.
Tuy nhiên, mọi chính sách vĩ mô, dù tốt đến đâu nhưng nếu không gây dựng được niềm tin của người dân thì chính sách cũng không có tác dụng. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho Chính phủ.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là phải xây dựng được niềm tin rằng Chính phủ đã hành động kịp thời, hành động hiệu quả vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một trạng thái tự tin và những chính sách sau này của Chính phủ sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều”, Giám đốc Fulbright nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét