Buồn thật. Tôi là một trong vài người chủ chốt lập ra tờ báo hàng ngày "Thời báo Mê Kong" và tạp chí "Hội nhập và Phát triển", những cơ quan ngôn luận của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean. Tôi đã góp cổ phần vào chúng 100 triệu đồng năm 2009. Tiếc thay chúng không phát triển được. Bây giờ tất cả bị ghép chung lại thành một tờ tạp chí "Mê Kông - Asean". Quá trình tự do hóa báo chí, chuyển dần từ báo quốc doanh sang báo hội rồi tiếp đến báo tư nhân, đã bị đảo ngược.
18 tờ báo chuyển sang tạp chí từ 1.4
LĐO | 01/04/2020 Từ hôm nay (1.4), 18 tờ báo thuộc tổ chức hội Trung ương sẽ chính thức chuyển hoạt động sang mô hình tạp chí. Nhân dịp này, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cũng đã ra văn bản đôn đốc, nhắc nhở.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TTTT (thứ 3 từ trái sang) ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 3 từ phải sang) trao giấy phép cho các tạp chí trong sự kiện ngày 4.3.2020.
Cụ thể, trong văn bản số 1102/BTTTT-CBC ban hành ngày 31.3.2020, Bộ TTTT đã đề cập đến 2 nội dung đề nghị các cơ quan báo chí nằm trong diện quy hoạch nghiêm túc thực hiện.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TTTT (thứ 3 từ trái sang) ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 3 từ phải sang) trao giấy phép cho các tạp chí trong sự kiện ngày 4.3.2020.
Cụ thể, trong văn bản số 1102/BTTTT-CBC ban hành ngày 31.3.2020, Bộ TTTT đã đề cập đến 2 nội dung đề nghị các cơ quan báo chí nằm trong diện quy hoạch nghiêm túc thực hiện.
Theo đó, với các cơ quan chủ quản, Bộ TTTT đề nghị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 15 Luật Báo chí; chỉ đạo triển khai thực hiện việc chuyển đổi, sắp xếp cơ quan báo chí trực thuộc đúng theo quyết định thu hồi gỉấy phép hoạt động báo và giấy phép tạp chí mới được cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo các cơ quan báo chí trực thuộc thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo chí.
Với cơ quan tạp chí, Bộ TTTT đề nghị thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đúng nội dung giấy phép hoạt động và đề án đã được phê duyệt với cách thức trình bày tên gọi tạp chí và các kỳ; tên miền, nội dung thể hiện trên giao diện trang chủ tạp chí, giao diện các chuyên trang, nội dung các chuyên mục... đảm bảo đúng tính chất tạp chí, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và quy định pháp luật, không để xảy ra tình trạng "báo hóa" tạp chí.
Ngoài ra Bộ TTT cũng nhấn mạng trong thời gian tới sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, đặc biệt là việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của tạp chí.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Lao động, ông Nguyễn Viết Việt – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam (tên mới của Báo điện tử Thời báo Chứng khoán Việt Nam) cho biết, toàn bộ cán bộ, phóng viên, nhân viên cơ quan ông đã sẵn sàng cho sự thay đổi.
Ông Việt nói: "Hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Tạp chí sẽ được và không được làm những gì so với Báo, có bị giới hạn lượng tin bài hay giới hạn khung giờ xuất bản hay không. Song trước mắt, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc vấn đề tôn chỉ, mục đích. Mỗi bài viết đưa lên phải có chiều sâu. Phóng viên được định hướng sẽ chú trọng hơn trong việc lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và chứng khoán. Không chạy đua vấn đề tin tức nữa...".
Cũng theo lời ông Việt, với các tờ báo nằm trong diện quy hoạch mà có kèm theo chuyên trang, ấn phẩm phụ, hiện chưa có văn bản hướng dẫn việc các chuyên trang và ấn phẩm đó có được hoạt động tiếp hay không, và hoạt động như thế nào nên trước mắt, vẫn hoạt động bình thường.
Còn nhà báo Lê Đình Vũ – Tạp chí Người Cao tuổi chia sẻ, Ban biên tập Tạp chí Người Cao tuổi đã định hướng rõ với các phóng viên là phải bám sát tôn chỉ mục đích của Hội Người Cao tuổi. Bảo vệ quyền, lợi ích của người cao tuổi.
"Tâm lý của chúng tôi rất thoải mái. Mọi việc chắc chắn sẽ sớm đi vào quỹ đạo và ngày một tốt lên" - nhà báo Vũ cho biết.
Trước đó, ngày 4.3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép cho 18 tạp chí thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại theo quy hoạch báo chí. Giấy phép này có hiệu lực từ 1.4.2020.
Gồm: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam), tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam), Tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam), tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam), tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam), tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam), tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam), tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam), tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam), tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam), tạp chí Một thế giới (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam), tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam), tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam), tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam), tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam), tạp chí Mê Kông - Asean (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean).
Với cơ quan tạp chí, Bộ TTTT đề nghị thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đúng nội dung giấy phép hoạt động và đề án đã được phê duyệt với cách thức trình bày tên gọi tạp chí và các kỳ; tên miền, nội dung thể hiện trên giao diện trang chủ tạp chí, giao diện các chuyên trang, nội dung các chuyên mục... đảm bảo đúng tính chất tạp chí, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và quy định pháp luật, không để xảy ra tình trạng "báo hóa" tạp chí.
Ngoài ra Bộ TTT cũng nhấn mạng trong thời gian tới sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, đặc biệt là việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của tạp chí.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Lao động, ông Nguyễn Viết Việt – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam (tên mới của Báo điện tử Thời báo Chứng khoán Việt Nam) cho biết, toàn bộ cán bộ, phóng viên, nhân viên cơ quan ông đã sẵn sàng cho sự thay đổi.
Ông Việt nói: "Hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Tạp chí sẽ được và không được làm những gì so với Báo, có bị giới hạn lượng tin bài hay giới hạn khung giờ xuất bản hay không. Song trước mắt, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc vấn đề tôn chỉ, mục đích. Mỗi bài viết đưa lên phải có chiều sâu. Phóng viên được định hướng sẽ chú trọng hơn trong việc lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và chứng khoán. Không chạy đua vấn đề tin tức nữa...".
Cũng theo lời ông Việt, với các tờ báo nằm trong diện quy hoạch mà có kèm theo chuyên trang, ấn phẩm phụ, hiện chưa có văn bản hướng dẫn việc các chuyên trang và ấn phẩm đó có được hoạt động tiếp hay không, và hoạt động như thế nào nên trước mắt, vẫn hoạt động bình thường.
Còn nhà báo Lê Đình Vũ – Tạp chí Người Cao tuổi chia sẻ, Ban biên tập Tạp chí Người Cao tuổi đã định hướng rõ với các phóng viên là phải bám sát tôn chỉ mục đích của Hội Người Cao tuổi. Bảo vệ quyền, lợi ích của người cao tuổi.
"Tâm lý của chúng tôi rất thoải mái. Mọi việc chắc chắn sẽ sớm đi vào quỹ đạo và ngày một tốt lên" - nhà báo Vũ cho biết.
Trước đó, ngày 4.3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép cho 18 tạp chí thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại theo quy hoạch báo chí. Giấy phép này có hiệu lực từ 1.4.2020.
Gồm: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam), tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam), Tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam), tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam), tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam), tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam), tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam), tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam), tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam), tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam), tạp chí Một thế giới (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam), tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam), tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam), tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam), tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam), tạp chí Mê Kông - Asean (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean).
LONG NGUYỄN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét